Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Pháo đài Lahore

Mục lục Pháo đài Lahore

Pháo đài Lahore có tên địa phương là Shahi Qila (Punjabi, Urdu: شاہی قلعہ) là một pháo đài nằm tại thành phố Lahore, Punjab, Pakistan.

18 quan hệ: Akbar Đại đế, Aurangzeb, Đế quốc Mogul, Đế quốc Sikh, Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương, Di sản thế giới, Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc, Jahangir, Lahore, Pakistan, Punjab (Pakistan), Shah Jahan, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Thiếp Mộc Nhi, Tiếng Punjab, Tiếng Urdu, Vườn Shalimar (Lahore), Vương quốc Anh.

Akbar Đại đế

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-Việt là A Cách Bá, tiếng Việt là Acba) (15 tháng 10, 1542 – 17/27 tháng 10 năm 1605), (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur.; con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn. Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời. Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sát nhập các vùng đất ở miền bắc và trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà Sur ở Afghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáo là Samrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Rajput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Rajput làm vợ. Akbar đã thực hiện cải cách về thuế má và khuyến khích nghệ thuật. Ông cũng cho xây dự nhiều công trình kiến trúc và là người sáng chế ra các loại nhà tiền chế cũng như các kiểu nhà có khả năng lưu động hoặc di dời dễ dàng. Akbar cũng là vị Hoàng đế xúc tiến việc dung hòa các tôn giáo ở Ấn Độ, thậm chí ông là người mở đầu cho việc các học giả thuộc các tôn giáo khác nhau tranh luận một cách công khai về tôn giáo của chính mình. Tiến xa hơn, Akbar tổng hợp các giáo lý của các tôn giáo và thành lập tôn giáo của riêng mình, mang tên là Din-i-Ilahi (tạm dịch là "Tôn giáo Thánh Thần") tuy nhiên sau khi ông qua đời tôn giáo này đã nhanh chóng tan rã.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Akbar Đại đế · Xem thêm »

Aurangzeb

Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, được biết phổ biến hơn với tên gọi Aurangzeb (اورنگ‌زیب (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-Azam wal Khaqan al-Mukarram Abul Muzaffar Muhi ud-din Muhammad Aurangzeb Bahadur Alamgir I, Padshah Ghazi) (4 tháng 11 năm 1618 – 3 tháng 3 năm 1707), có danh hiệu tự phong là Alamgir I (Kẻ chinh phạt của thế giới) (عالمگیر), là vua thứ sáu của vương triều Mogul trong lịch sử Ấn Độ, trị vì từ năm 1658 đến khi qua đời 1707. Dưới thời trị vì của mình, Aurangzeb dã đưa chế độ phong kiến Mogul lên tới đỉnh cao, song những cuộc chiến tranh xâm lược triền miên của ông ta đã làm hao mòn sinh lực của đế quốc Mogul và mở đường cho quá trình suy yếu của nó sau khi ông ta chết. Aurangzeb nổi tiếng là người có nhiều chiến công lẫn tội ác. Giữa Aurangzeb và vua cha Shah Jahan xảy ra xung đột dữ dội. Năm 1658, khi Shah Jahan lâm bệnh, Aurangzeb giết ba anh trai, lật đổ ngai vàng của vua cha và giam lỏng Jahan vào pháo đài Agra. Trong suốt tám năm trời bị giam giữ, Jahan không thể đến thăm mộ vợ và cũng là mẹ đẻ của Aurangzeb, hoàng hậu Mumtaz Mahal vào ngày giỗ của bà tại đền Taj Mahal cách đó không xa. Shah Jahan sau đó qua đời trong nơi giam lỏng. Aurangzeb ngự trị Tiểu lục địa Ấn Độ trong gần nửa thế kỷ, trở thành vua Mogul thứ hai có thời gian trị vì lâu dài nhất, sau Akbar. Ông ta đã tiến hành hàng loạt cuộc chiến tranh bành trướng vào miền Nam Ấn Độ.The World Book Encyclopedia Volume:A1 (1989) pg 894-895 Kết quả là Aurangzeb đã chiếm được một lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Ấn Độ, khiến cho ông có lãnh thổ rộng hơn bất kì một vị Hoàng đế Mogul nào khác. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, ngoài việc chinh phạt cao nguyên Deccan, ông cũng thực viện chính sách bảo trợ văn học nghệ thuật. Là một tín đồ Hồi giáo sùng đạo, Aurangzeb luôn khuyến khích thần dân theo đạo Hồi. Aurangzeb đã phá huỷ nhiều công trình nghệ thuật vì lo ngại rằng chúng có thể được người dân thờ cúng như những vật được tôn sùng. Aurangzeb cũng thi hành chính sách dung dưỡng chế độ đẳng cấp, phân biệt đối xử với các tín đồ Ấn Độ giáo. Cuộc chiến tranh của Aurangzeb đã khiến đế quốc mở rộng quá mức, cách ly các đồng minh thân cận người Rajput với triều đình. Thêm nữa đa số dân chúng trong đế quốc của Aurangzeb là người theo Ấn Độ giáo và họ luôn bất mãn với một triều đại Hồi giáo và sự phân biệt tôn giáo của Aurangzeb. 25 năm cuối của triều đại ông ta lún sâu trong các cuộc thảo phạt quân nổi loạn của người Maratha ở cao nguyên Deccan, miền Trung Ấn Độ. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của đế quốc Mogul. Sau khi Aurangzeb qua đời, đế quốc Mogul nhanh chóng suy sụp. Các vua kế tục không có được khả năng trị vì cũng như bàn tay sắt của Aurangzeb và sau đó đã đánh mất tất cả sự nghiệp của tiên đế.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Aurangzeb · Xem thêm »

Đế quốc Mogul

Đế quốc Mogul (Tiếng Ba Tư: شاهان مغول Shāhān-e Moġul; self-designation: گوركانى - Gūrkānī), thường được các sử liệu Anh ghi là đế quốc Mughal, Pháp ghi là đế quốc Moghol và Việt Nam gọi là đế quốc Mô-gôn, là một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ XVII và XVIII, và cáo chung vào giữa thế kỷ XIX.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Đế quốc Mogul · Xem thêm »

Đế quốc Sikh

Đế quốc Sikh là một đế quốc đã tồn tại ở vùng Punjab miền bắc Ấn Độ từ năm 1799 đến năm 1849.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Đế quốc Sikh · Xem thêm »

Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương

Dưới đây là danh sách các Di sản thế giới do UNESCO công nhận tại châu Á và châu Đại Dương.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Danh sách di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương · Xem thêm »

Di sản thế giới

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố...

Mới!!: Pháo đài Lahore và Di sản thế giới · Xem thêm »

Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc

Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc (chữ Hán giản thể: 中国2010年上海世界博览会; chữ Hán chính thể: 中國2010年上海世界博覽會, bính âm: Zhōngguó Èrlíngyīlíng Nian Shànghǎi Shìjìe Bólǎnhuì), gọi tắt là Expo 2010, đang được tổ chức trên cả hai bờ của sông Hoàng Phố trong thành phố Thượng Hải, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, từ ngày 1 tháng 5 đến 31 tháng 10 năm 2010.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc · Xem thêm »

Jahangir

Nuruddin Salim Jahangir (đọc như Gia-han-ghi-a trong tiếng Việt), tên khai sinh là Muhammad Salim (tước hiệu đầy đủ: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Khushru-i-Giti Panah, Abu'l-Fath Nur ud-din Muhammad Jahangir Padshah Gazi) (20 tháng 9, 1569 - 8 tháng 11 năm 1627) là vua của đế quốc Mogul từ năm 1605 tới khi qua đời.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Jahangir · Xem thêm »

Lahore

Lahore (Urdu: لاہور, Punjabi: لہور) là thủ phủ tỉnh Punjab, và là thành phố đông dân thứ hai ở Pakistan, cũng được biết đến là Những khu vườn của các Mughal hay Thành phố vườn, đặt tên theo các di sản phong phú đáng kể của Đế quốc Mughal.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Lahore · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Pakistan · Xem thêm »

Punjab (Pakistan)

Punjab (Shahmukhi) là tỉnh đông dân nhất tại Pakistan với xấp xỉ 56% dân số của quốc gia này.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Punjab (Pakistan) · Xem thêm »

Shah Jahan

Shahab-ud-din Muhammad Shah Jahan I (cũng được gọi là Shah Jehan hay Shahjehan) (5 tháng 1, 1592 - 31 tháng 1 năm 1666) là vua của đế quốc Mogul ở tiểu lục địa Ấn Độ từ năm 1628 đến 1658.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Shah Jahan · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Pháo đài Lahore và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Thiếp Mộc Nhi

Thiếp Mộc Nhi (تیمور Timūr, Chagatai: Temür, Temur, chữ Hán: 帖木儿; 8 tháng 4 năm 1336— 18 tháng 2 năm 1405), còn được biết đến trong sử sách với tên gọi Tamerlane (تيمور لنگ Timūr(-e) Lang, "Timur Què"), là nhà vua, nhà cầm quân người Đột Quyết-Mông Cổ và là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi ở Ba Tư và Trung Á. Tượng Thiếp Mộc Nhi trưng bày tại Istanbul Sapphire, İstanbul, Thổ Nhĩ KỳĐược sinh ra trong liên minh Ba Lỗ ở vùng Transoxiana vào ngày 8 tháng 4 năm 1336, Thiếp Mộc Nhi giành lấy quyền kiểm soát ở miền tây Hãn quốc Sát Hợp Đài vào năm 1370.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Thiếp Mộc Nhi · Xem thêm »

Tiếng Punjab

Tiếng Punjab (Shahmukhi: پنجابی; Gurmukhi: ਪੰਜਾਬੀ) là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói bởi hơn 100 triệu người bản ngữ toàn cầu, khiến nó trở thành ngôn ngữ được nói phổ biến thứ 11 (2015) trên thế giới.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Tiếng Punjab · Xem thêm »

Tiếng Urdu

Tiếng Urdu (اُردُو ALA-LC:, hay tiếng Urdu chuẩn hiện đại) là ngữ tầng (register) chuẩn hóa và Ba Tư hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Tiếng Urdu · Xem thêm »

Vườn Shalimar (Lahore)

Vườn Shalimar (Punjabi, شالیمار باغ) hay vườn Shalamar là một khu vườn Mughal nằm ở Lahore, Pakistan.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Vườn Shalimar (Lahore) · Xem thêm »

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh (Kingdom of England) là quốc gia có chủ quyền đã từng tồn tại từ năm 927 đến năm 1707 ở phía tây bắc lục địa châu Âu.

Mới!!: Pháo đài Lahore và Vương quốc Anh · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »