Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Liên đại (địa chất)

Mục lục Liên đại (địa chất)

Trong sử dụng thông thường, một liên đại hay liên đại địa chất là đơn vị lớn nhất trong thang tuổi địa chất, bao gồm một vài đại địa chất có cùng những đặc trưng nhất định về quá trình tiến hóa, vận động của sinh quyển trái đất, được con người quy định ngẫu nhiên.

19 quan hệ: Đại (địa chất), Ủy ban quốc tế về địa tầng học, Hóa thạch, Kỷ (địa chất), Kỷ Neogen, Liên đại Hỏa thành, Liên đại Hiển sinh, Liên đại Nguyên sinh, Liên đại Thái cổ, Nhà địa chất học, Niên đại địa chất, Sinh quyển, Thế (địa chất), Thế Toàn Tân, Thời kỳ Tiền Cambri, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Latinh, Trái Đất, 1957.

Đại (địa chất)

Đại địa chất là một phần chia nhỏ của niên đại địa chất dùng để chia các liên đại (hoặc nguyên đại) thành các thang thời gian nhỏ hơn.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Đại (địa chất) · Xem thêm »

Ủy ban quốc tế về địa tầng học

Ủy ban Quốc tế về Địa tầng học viết tắt là ICS (tiếng Anh: International Commission on Stratigraphy), đôi khi được gọi bằng tên không chính thức Ủy ban Địa tầng Quốc tế, là một thành viên, hoặc cấp tiểu ban khoa học chính, tổ chức xem xét các vấn đề liên quan tới địa tầng, địa chất, và các vấn đề địa thời học trên quy mô toàn cầu.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Ủy ban quốc tế về địa tầng học · Xem thêm »

Hóa thạch

Gỗ hóa thạch tại Vườn quốc gia rừng hóa đá. Cấu trúc bên trong của cây và vỏ cây được duy trì trong quy trình hoán vị. Cúc đá Hóa thạch là những di tích và di thể (xác) của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành cổ sinh vật học...

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Hóa thạch · Xem thêm »

Kỷ (địa chất)

Trong địa chất học, một kỷ hay một kỷ địa chất là một đơn vị thời gian trong niên đại địa chất được định nghĩa như là sự mở rộng của một khoảng thời gian liên tục, trong đó các đại địa chất được phân chia thành các khung thời gian nhỏ hơn, dựa trên một số sự kiện được đánh giá là quan trọng trong lịch sử Trái Đất; tương tự như các liên đại được phân chia thành các đại.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Kỷ (địa chất) · Xem thêm »

Kỷ Neogen

Kỷ Neogen hay kỷ Tân Cận là một kỷ địa chất của đại Tân Sinh bắt đầu từ khoảng 23,03 ± 0,05 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Kỷ Neogen · Xem thêm »

Liên đại Hỏa thành

Hỏa thành là liên đại của các hoạt động sôi sục của Trái Đất Trái Đất và Mặt Trăng thời kỳ Hỏa thành Mặt Trăng lúc đó bị nhiều tiểu hành tinh bắn phá Liên đại Hỏa thành hay liên đại Thái Viễn cổ hoặc liên đại Minh cổ (Hadean) là một liên đại địa chất trước liên đại Thái cổ (Archean).

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Liên đại Hỏa thành · Xem thêm »

Liên đại Hiển sinh

tráiSự biến đổi của nồng độ điôxít cacbon trong không khí.Liên đại Hiển Sinh (Phanerozoic hay đôi khi là Phanaerozoic) là một thời kỳ trong niên đại địa chất mà trong đó sự sống động vật phong phú đã tồn tại.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Liên đại Hiển sinh · Xem thêm »

Liên đại Nguyên sinh

Liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic) là một liên đại địa chất bao gồm một thời kỳ trước khi có sự phổ biến đầu tiên của sự sống phức tạp trên Trái Đất.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Liên đại Nguyên sinh · Xem thêm »

Liên đại Thái cổ

Liên đại Thái Cổ (Archean, Archaean, Archaeozoic, Archeozoic) là một liên đại địa chất diễn ra trước liên đại Nguyên Sinh (Proterozoic), kết thúc vào khoảng 2.500 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Liên đại Thái cổ · Xem thêm »

Nhà địa chất học

'''Nhà địa chất''' đang miêu tả lõi khoan vừa thu thập. sa mạc Negev, Israel. Nhà địa chất là nhà khoa học nghiên cứu về các vật liệu rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất và các hành tinh đất đá.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Nhà địa chất học · Xem thêm »

Niên đại địa chất

Niên đại địa chất Trái Đất và lịch sử hình thành sự sống 4,55 tỉ năm Niên đại địa chất được sử dụng bởi các nhà địa chất và các nhà khoa học khác để miêu tả thời gian và quan hệ của các sự kiện đã diễn ra trong lịch sử Trái Đất.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Niên đại địa chất · Xem thêm »

Sinh quyển

Hỗn hợp màu chỉ sự phân bổ sinh vật quang hợp của đại dương và đất liền, hình ảnh từ 09/2007 đến 08/2000 do Dự án SeaWiFS, NASA/Goddard Space Flight Center and ORBIMAGE. Sơ đồ 5 quyển của Trái Đất Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Sinh quyển · Xem thêm »

Thế (địa chất)

Trong địa chất học, một thế hay một thế địa chất là một đơn vị thời gian địa chất, phân chia các kỷ địa chất thành các khoảng thời gian nhỏ hơn, thường là vài chục triệu năm, dựa trên các sự kiện quan trọng diễn ra đối với lịch sử Trái Đất trong kỷ này.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Thế (địa chất) · Xem thêm »

Thế Toàn Tân

Thế Holocen (còn gọi là thế Toàn Tân) là một thế địa chất bắt đầu khi kết thúc thế Pleistocen, vào khoảng 11.700 năm trướcWalker M., Johnsen S., Rasmussen S. O., Popp T., Steffensen J.-P., Gibbard P., Hoek W., Lowe J., Andrews J., Bjo¨ rck S., Cwynar L. C., Hughen K., Kershaw P., Kromer B., Litt T., Lowe D. J., Nakagawa T., Newnham R. và Schwander J. 2009.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Thế Toàn Tân · Xem thêm »

Thời kỳ Tiền Cambri

Thời kỳ Tiền Cambri hay Tiền kỷ Cambri (tiếng Anh: Precambrian hay Pre-Cambrian) là tên gọi không chính thức để chỉ một siêu liên đại, bao gồm một số liên đại trong niên đại địa chất của Trái Đất đã diễn ra trước khi có Liên đại Hiển sinh (Phanerozoic).

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Thời kỳ Tiền Cambri · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Tiếng Latinh · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và Trái Đất · Xem thêm »

1957

1957 (số La Mã: MCMLVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory.

Mới!!: Liên đại (địa chất) và 1957 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Liên đại địa chất.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »