Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Claude Lévi-Strauss

Mục lục Claude Lévi-Strauss

Claude Lévi-Strauss ((28 tháng 11 năm 1908 – 30 tháng 10 năm 2009) là một nhà nhân chủng học và dân tộc học, triết gia người Pháp, và thường được gọi, cùng vớiJames George Frazer, là "cha đẻ nhân chủng học hiện đại". Ông lập luận rằng tinh thần "dã man" có cùng cấu trúc như tinh thần "văn minh" và rằng các đặc điểm con người là như nhau ở mọi nơi. Những quan sát như vậy đạt đến tột độ trong cuốn sách Nhiệt đới buồn, thứ định vị ông như một trong những nhân vật trung tâm của trường phái tư tưởng cấu trúc luận, trong đó những ý tưởng của ông đi đến các lĩnh vực bao gồm khoa học nhân văn, xã hội học và triết học. Ông được vinh danh bởi các trường đại học trên khắp thế giới và từng giữ ghế giáo sư về Nhân chủng học xã hội ở Collège de France (1959–1982); ông được bầu là một thành viên của Viện Hàn Lâm Pháp năm 1973.

27 quan hệ: Émile Durkheim, Collège de France, Dân tộc học, Edmund Husserl, Ferdinand de Saussure, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Gilles Deleuze, Jacques Derrida, Jacques Lacan, Jean Piaget, Jean-Jacques Rousseau, Karl Marx, Michel Foucault, Ngôn ngữ, Nhân loại học, Nhân văn học, Paris, Pierre Bourdieu, René Descartes, Roland Barthes, Søren Kierkegaard, Sigmund Freud, Thần thoại, Triết học, Umberto Eco, Xã hội, Xã hội học.

Émile Durkheim

Émile Durkheim (phát âm:; 15 tháng 4 năm 1858 - 15 tháng 11 năm 1917) là một nhà xã hội học người Pháp nổi tiếng, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng (functionlism) và chủ nghĩa cơ cấu (structuralism); người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Émile Durkheim · Xem thêm »

Collège de France

340px Collège de France là một cơ sở giáo dục đặc biệt nằm ở khu phố La Tinh, Quận 5 thành phố Paris.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Collège de France · Xem thêm »

Dân tộc học

Dân tộc học (tiếng Anh: ethnology, từ tiếng Hy Lạp ἔθνος, nghĩa là "dân tộc") là lĩnh vực đa ngành nghiên cứu về sự khác biệt, chủ yếu là chủng tộc, sắc tộc và dân tộc, nhưng cũng liên quan tới tính dục, phái tính và các đặc điểm khác, và về quyền lực như được biểu hiện bởi nhà nước, xã hội dân sự hay cá nhân.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Dân tộc học · Xem thêm »

Edmund Husserl

Edmund Gustav Albrecht Husserl (8/4/1859 – 27/4/1938) là một nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Edmund Husserl · Xem thêm »

Ferdinand de Saussure

Ferdinand de Saussure (26 tháng 11 năm 1857 – 22 tháng 2 năm 1913) là một nhà ngôn ngữ học người Thụy Sĩ sinh trưởng tại Genève.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Ferdinand de Saussure · Xem thêm »

Georg Wilhelm Friedrich Hegel

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) là một nhà triết học người Đức.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Georg Wilhelm Friedrich Hegel · Xem thêm »

Gilles Deleuze

Gilles Deleuze (18 tháng 1 năm 1925 - 4 tháng 11 năm 1995) là một triết gia người Pháp, từ những năm 1960 cho đến khi qua đời, đã viết về triết học, văn học, điện ảnh và mỹ thuật. Tác phẩm phổ biến nhất của ông là hai tập của Capitalism and Schizophrenia: Anti-Oedipus (1972) và A Thousand Plateaus (1980), cả hai là đồng tác giả với nhà phân tâm học Félix Guattari.Luận án siêu hình Difference and Repetition (1968) của ông được nhiều học giả coi là tác phẩm vĩ đại của ông.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Gilles Deleuze · Xem thêm »

Jacques Derrida

Jacques Derrida (15 tháng 7 năm 1930 - 9 tháng 10 năm 2004) là một nhà triết học người Pháp, ông sinh ở Algérie thuộc Pháp.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Jacques Derrida · Xem thêm »

Jacques Lacan

Jacques Marie Émile Lacan (13 tháng 4 năm 1901 – 9 tháng 9 năm 1981) là một nhà phân tâm học và tâm lý trị liệu người Pháp, người đã có những đóng góp nổi bật cho phân tâm học và triết học đương đại, và được gọi là "nhà phân tâm học gây tranh cãi nhất kể từ Freud".

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Jacques Lacan · Xem thêm »

Jean Piaget

Jean Will Fritz Piaget (9 tháng 8 năm 1896 - 16 tháng 9 năm 1980) là một nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Jean Piaget · Xem thêm »

Jean-Jacques Rousseau

Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), sinh tại Geneva, là một nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội, và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Jean-Jacques Rousseau · Xem thêm »

Karl Marx

Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt hoặc Hán Việt là Mã Khắc Tư; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Karl Marx · Xem thêm »

Michel Foucault

Paul-Michel Foucault sinh ngày 15 tháng Mười năm 1926 ở Poitiers và mất ngày 25 tháng Sáu năm 1984, là một triết gia người Pháp.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Michel Foucault · Xem thêm »

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Ngôn ngữ · Xem thêm »

Nhân loại học

Các thổ dân ở Malawi, châu Phi. Nhân học (anthropology) là ngành nghiên cứu nhiều khía cạnh của loài người trong các xã hội quá khứ và hiện tại.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Nhân loại học · Xem thêm »

Nhân văn học

Plato, tượng tạc bởi Silanion Các ngành nhân văn (humanities), còn được gọi là nhân văn học, là các ngành học nghiên cứu về văn hóa con người, sử dụng các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán, và có đáng kể yếu tố lịch sử — khác với những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Nhân văn học · Xem thêm »

Paris

Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Paris · Xem thêm »

Pierre Bourdieu

Pierre Bourdieu (1 tháng 8 năm 1930 – 23 tháng 1 năm 2002) là một nhà xã hội học, nhà nhân loại học, nhà triết học, và một trí thức người Pháp Tác phẩm của Bourdieu chủ yếu nói về sự năng động của quyền lực trong xã hội, và đặc biệt là những cách thức đa dạng và tinh tế trong đó quyền lực được chuyển giao và trật tự xã hội được duy trì trong và qua nhiều thế hệ.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Pierre Bourdieu · Xem thêm »

René Descartes

René Descartes ("Rơ-nê Đề-các", 1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và René Descartes · Xem thêm »

Roland Barthes

Roland Gérard Barthes (12 tháng 11 năm 1915 – 25 tháng 3 năm 1980) là một nhà lý luận văn học, triết gia, nhà ký hiệu học người Pháp.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Roland Barthes · Xem thêm »

Søren Kierkegaard

Søren Kierkegaard (IPA:, phát âm theo tiếng Anh) (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 – mất ngày 11 tháng 11 năm 1855) là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, và tác gia người Đan Mạch thế kỷ 19.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Søren Kierkegaard · Xem thêm »

Sigmund Freud

Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; 6 tháng 5 năm 1856 – 23 tháng 9 năm 1939) nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Sigmund Freud · Xem thêm »

Thần thoại

Thần thoại là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồnMục từ Thần thoại, trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003, trang 299-301.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Thần thoại · Xem thêm »

Triết học

Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Triết học · Xem thêm »

Umberto Eco

Umberto Eco OMRI (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1932 – mất ngày 19 tháng 2 năm 2016) là một triết gia, nhà văn, nhà phê bình và một nhà ký hiệu học người Ý. Tên tuổi ông được biết đến nhờ cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình, Tên của đóa hồng (1980).

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Umberto Eco · Xem thêm »

Xã hội

Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Xã hội · Xem thêm »

Xã hội học

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Mới!!: Claude Lévi-Strauss và Xã hội học · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »