Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Trận Verdun

Mục lục Trận Verdun

Trận Verdun là một trận lớn chính của mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

66 quan hệ: Adolf Hitler, Aleksey Alekseyevich Brusilov, Alfred Dreyfus, August von Mackensen, Đại bác thế kỷ XX, Binh đoàn Lê dương Pháp (FFL), Các trận đánh trong Thế chiến thứ nhất, Charles de Gaulle, Chính phủ Vichy, Chiến dịch Nguyễn Huệ, Chiến dịch Nivelle, Chiến dịch tấn công hồ Naroch, Chiến thắng kiểu Pyrros, Chiến tranh, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cuộc tổng tấn công của Brusilov, Danh sách các trận chiến (địa lý), Edward VIII, Empire Earth, Erich Ludendorff, Erich von Falkenhayn, Erich von Manstein, François Mitterrand, Günther von Kluge, Hòa ước Brest-Litovsk, Helmut Kohl, Hermann von Strantz, Hoàng đế Đức, Hưu chiến Lễ Giáng sinh, Jean de Lattre de Tassigny, Joseph Joffre, Khải Hoàn Môn (Paris), Konrad Ernst von Goßler, Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất, Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Manfred von Richthofen, Max von Gallwitz, Mặt trận Argonne (1914-1915), Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất), Nhà thờ Hồi giáo Paris, Nicole Girard-Mangin, Paul von Hindenburg, Philippe Pétain, René Coty, Tổng tấn công Mùa xuân 1918, Trận Champagne lần thứ hai, Trận chiến nước Pháp, Trận Les Éparges, Trận sông Aisne lần thứ hai, Trận sông Marne lần thứ hai, ..., Trận sông Marne lần thứ nhất, Trận Somme (1916), Trận Stonne, Trận Tannenberg, Trận Verdun (1917), Trận Verdun (định hướng), Tuyên truyền, Walter Model, Walther von Brauchitsch, Xã của Pháp, Xe tăng cổ, 18 tháng 12, 19 tháng 12, 1916, 21 tháng 2, 7,62×39mm. Mở rộng chỉ mục (16 hơn) »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Trận Verdun và Adolf Hitler · Xem thêm »

Aleksey Alekseyevich Brusilov

Aleksei Alekseevich Brusilov (tiếng Nga: Алексе́й Алексе́евич Бруси́лов) (19 tháng 8 năm 1853 – 17 tháng 3 năm 1926) là vị tướng kỵ binh người Nga, chỉ huy tập đoàn quân số 8 của đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Aleksey Alekseyevich Brusilov · Xem thêm »

Alfred Dreyfus

Alfred Dreyfus (9 tháng 10 năm 1859 ở Mulhouse – 12 tháng 9 năm 1935 ở Paris) là một sĩ quan người Pháp gốc Alsace và theo đạo Do Thái, nạn nhân của một vi phạm tư pháp năm 1894 vốn là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng những năm đầu của Đệ tam cộng hòa Pháp được biết dưới tên vụ Dreyfus(1898-1906), trong đó hầu như toàn thể người dân Pháp thời ấy chia làm hai phe: những người ủng hộ Dreyfus (dreyfusard) và những người chống Dreyfus (anti-dreyfusard).

Mới!!: Trận Verdun và Alfred Dreyfus · Xem thêm »

August von Mackensen

August von Mackensen, tên khai sinh là Anton Ludwig Friedrich August Mackensen (6 tháng 12 năm 1849 – 8 tháng 11 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Trận Verdun và August von Mackensen · Xem thêm »

Đại bác thế kỷ XX

Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Pháp. Dùng cho 380mm/45 Modèle 1935 (Pháo bắn đạn xuyên phá 380mm tỉ lệ chiều dài nòng CaL 45) Ngày nay, pháo thường được gọi theo hai công dụng phổ biến, là bắn đạn trái phá (lựu pháo) và đạn xuyên mục tiêu di động bọc giáp tốt (pháo chống tăng).

Mới!!: Trận Verdun và Đại bác thế kỷ XX · Xem thêm »

Binh đoàn Lê dương Pháp (FFL)

Binh đoàn Lê dương Pháp (tiếng Pháp: Légion étrangère, tiếng Anh: French Foreign Legion-FFL) là một đội quân được tổ chức chặt chẽ, có chuyên môn cao, trực thuộc Lục quân Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Binh đoàn Lê dương Pháp (FFL) · Xem thêm »

Các trận đánh trong Thế chiến thứ nhất

Các trận đánh diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các trận đánh trên bộ, hải chiến và không chiến diễn ra trên khắp các chiến trường của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Các trận đánh trong Thế chiến thứ nhất · Xem thêm »

Charles de Gaulle

Charles de Gaulle hay Charles André Joseph Marie de Gaulle hay Tướng de Gaulle; phiên âm tiếng Việt: Sác Đờ Gôn (22 tháng 11 năm 1890 - 9 tháng 11 năm 1970) là chính khách nổi tiếng của Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Charles de Gaulle · Xem thêm »

Chính phủ Vichy

Chính phủ Vichy, hay chỉ gọi đơn giản là Vichy là thuật ngữ thường dược dùng để miêu tả chính phủ Pháp hợp tác với phe Trục từ tháng 7 năm 1940 đến tháng 8 năm 1944, trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mới!!: Trận Verdun và Chính phủ Vichy · Xem thêm »

Chiến dịch Nguyễn Huệ

Chiến dịch Nguyễn Huệ là chiến dịch quân sự do Quân Giải phóng Miền Nam (QGP) tiến hành năm 1972, trong Chiến tranh Việt Nam, tại miền Đông Nam B. Đây là một trong ba chiến dịch chính của Chiến dịch Xuân Hè 1972 chống lại Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH).

Mới!!: Trận Verdun và Chiến dịch Nguyễn Huệ · Xem thêm »

Chiến dịch Nivelle

Mặt trận Tây Âu 1917 Chiến dịch Nivelle là cuộc tổng tấn công lớn của khối Hiệp ước (Entente) kéo dài từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 9 tháng 5 năm 1917 tại mặt trận Tây Âu của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Chiến dịch Nivelle · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công hồ Naroch

Chiến dịch tấn công hồ Naroch là một trận đánh giữa Quân đội Đế quốc Nga và Quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 18 tháng 3 cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1916.

Mới!!: Trận Verdun và Chiến dịch tấn công hồ Naroch · Xem thêm »

Chiến thắng kiểu Pyrros

Pyrros của Hy Lạp cổ đại Chiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng; thuật ngữ này mang ý nghĩa thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại.

Mới!!: Trận Verdun và Chiến thắng kiểu Pyrros · Xem thêm »

Chiến tranh

chiến tranh 1812 Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.

Mới!!: Trận Verdun và Chiến tranh · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trận Verdun và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Cuộc tổng tấn công của Brusilov

Chiến dịch tấn công Brusilov là cuộc tấn công diễn ra từ 4 tháng 6 đến ngày 20 tháng 9 năm 1916 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất của Đế quốc Nga nhằm vào Đế quốc Áo-Hung tại Galicia.

Mới!!: Trận Verdun và Cuộc tổng tấn công của Brusilov · Xem thêm »

Danh sách các trận chiến (địa lý)

Danh sách các trận chiến này được liệt kê mang tính địa lý, theo từng quốc gia với lãnh thổ hiện tại.

Mới!!: Trận Verdun và Danh sách các trận chiến (địa lý) · Xem thêm »

Edward VIII

Edward VIII (Edward Albert Christian George Andrew Patrick David; 23 tháng 6 năm 1894 – 28 tháng 5 năm 1972) là Vua của nước Anh thống nhất và tất cả các thuộc địa của Đế quốc Anh, và Hoàng đế Ấn Độ, từ ngày 20 tháng 1 năm 1936 cho đến lúc thoái vị ngày 11 tháng 12 cùng năm.

Mới!!: Trận Verdun và Edward VIII · Xem thêm »

Empire Earth

Empire Earth viết tắt EE (tạm dịch: Đế quốc Địa Cầu) là trò chơi máy tính thuộc thể loại chiến lược thời gian thực do hãng Stainless Steel Studios phát triển và Sierra Entertainment phát hành vào ngày 23 tháng 11 năm 2001.

Mới!!: Trận Verdun và Empire Earth · Xem thêm »

Erich Ludendorff

Erich Friedrich Wilhelm Ludendorff (9 tháng 4 năm 1865 – 20 tháng 12 năm 1937) là một tướng lĩnh và chiến lược gia quân sự quan trọng của Đế quốc Đức.

Mới!!: Trận Verdun và Erich Ludendorff · Xem thêm »

Erich von Falkenhayn

Erich von Falkenhayn Erich von Falkenhayn (11 tháng 9 năm 1861 - 8 tháng 4 năm 1922) là một trong các chỉ huy quan trọng của quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Erich von Falkenhayn · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Trận Verdun và Erich von Manstein · Xem thêm »

François Mitterrand

, phát âm tiếng Việt như là: Phờ-răng-xoa Mít-tơ-răng (16 tháng 10 năm 1916 – 8 tháng 1 năm 1996) là Tổng thống Pháp và Đồng hoàng tử nước Andorra từ năm 1981 đến năm 1995, được bầu lên chức vụ này với tư cách là đại diện của Đảng Xã hội (PS).

Mới!!: Trận Verdun và François Mitterrand · Xem thêm »

Günther von Kluge

Günther "Hans" von Kluge (30 tháng 10 năm 1882 – 19 tháng 8 năm 1944) là một thống chế trong quân đội Đức.

Mới!!: Trận Verdun và Günther von Kluge · Xem thêm »

Hòa ước Brest-Litovsk

2 trang đầu tiên của '''hòa ước Brest-Litovsk''' Hòa ước Brest-Litovsk là hòa ước được ký vào ngày 3 tháng 3 năm 1918 giữa Đế quốc Đức và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga nhằm để Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Mới!!: Trận Verdun và Hòa ước Brest-Litovsk · Xem thêm »

Helmut Kohl

Helmut Josef Michael Kohl (3 tháng 4 năm 1930 – 16 tháng 6 năm 2017) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức.

Mới!!: Trận Verdun và Helmut Kohl · Xem thêm »

Hermann von Strantz

Hermann Christian Wilhelm von Strantz (13 tháng 2 năm 1853 tại Nakel an der Netze – 3 tháng 11 năm 1936 tại Dessau) là một sĩ quan quân đội Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), sau này được phong cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Trận Verdun và Hermann von Strantz · Xem thêm »

Hoàng đế Đức

Hoàng đế Đức, đôi khi cũng gọi là Đức hoàng (tiếng Đức: Deutscher Kaiser) là tước hiệu chính thức của nguyên thủ quốc gia hay nói cách khác là vua của Đế quốc Đức - tức "Đế chế thứ hai" của người ĐứcPeter Viereck, Metapolitics: From Wagner and the German Romantics to Hitler, trang 126, mở đầu với sự đăng quang của Hoàng đế Wilhelm I (còn gọi là Wilhelm Đại Đế) trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại cung điện Versailles, và kết thúc với sự kiện Hoàng đế Wilhelm II chính thức thoái vị vào ngày 18 tháng 11 năm 1918.

Mới!!: Trận Verdun và Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Hưu chiến Lễ Giáng sinh

Một thập tự giá được dựng gần Ypres, Bỉ năm 1999 để ghi nhớ địa điểm cuộc Hưu chiến đêm Giáng sinh năm 1914 Hưu chiến đêm Giáng sinh (tiếng Anh: Christmas truce; Weihnachtsfrieden; Trêve de Noël) là một loạt những cuộc ngừng bắn không chính thức xảy ra dọc theo Mặt trận phía Tây trong dịp Giáng sinh năm 1914 giữa lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Hưu chiến Lễ Giáng sinh · Xem thêm »

Jean de Lattre de Tassigny

Jean Joseph Marie Gabriel de Lattre de Tassigny (2 tháng 2 năm 1889 – 11 tháng 1 năm 1952), phiên âm tiếng Việt một phần tên là Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi) là Đại tướng quân đội Pháp (Général d'Armée), anh hùng nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau thế chiến, ông tiếp tục tham gia Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và mất vì bệnh trong khi chiến tranh vẫn còn đang tiếp diễn. Ông từng là tham mưu trưởng các lực lượng lục quân Tây Âu tại NATO. Sau khi mất, ông được truy tặng quân hàm Thống chế.

Mới!!: Trận Verdun và Jean de Lattre de Tassigny · Xem thêm »

Joseph Joffre

Joseph Jacques Césaire Joffre (12 tháng 1 năm 1852 - 3 tháng 1 năm 1931) là Thống chế Pháp gốc Catalan, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp từ 1914 đến 1916 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Joseph Joffre · Xem thêm »

Khải Hoàn Môn (Paris)

Khải Hoàn Môn hay đúng hơn Bắc đẩu Khải hoàn môn (tiếng Pháp: L’arc de triomphe de l’Étoile) là một công trình ở Paris, một trong những biểu tượng lịch sử nổi tiếng của nước Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Khải Hoàn Môn (Paris) · Xem thêm »

Konrad Ernst von Goßler

Konrad Ernst von Goßler (28 tháng 12 năm 1848 tại Potsdam – 7 tháng 2 năm 1933 tại Eisenach) là một Thượng tướng bộ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Trận Verdun và Konrad Ernst von Goßler · Xem thêm »

Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất

Quốc kỳ Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung là nước thuộc khối quân sự Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Đức, Đế quốc Ottoman và Bungary.

Mới!!: Trận Verdun và Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất · Xem thêm »

Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Quân kỳ của Quân đội Đức quốc xãLịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu từ quân số 100.000 do Hòa ước Versailles hạn chế, không được quyền có không quân và tàu ngầm, phát triển thành một quân đội hùng mạnh nhất thế giới rồi gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

Mới!!: Trận Verdun và Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Manfred von Richthofen

Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (2 tháng 5 năm 1892 – 21 tháng 4 năm 1918) là phi công ách chủ bài của Không quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, biệt danh "Nam tước Đỏ" (Der Rote Baron), nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 80 máy bay đối phương.

Mới!!: Trận Verdun và Manfred von Richthofen · Xem thêm »

Max von Gallwitz

Max Karl Wilhelm von Gallwitz (2 tháng 5 năm 1852 tại Breslau – 18 tháng 4 năm 1937 tại Napoli) là Thượng tướng pháo binh quân đội Đức thời kỳ Đế quốc.

Mới!!: Trận Verdun và Max von Gallwitz · Xem thêm »

Mặt trận Argonne (1914-1915)

Dù chỉ là một khu vực nhỏ trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến trường rừng Argonne trên mạn đông bắc Pháp chứng kiến nhiều hoạt động giao chiến dữ dội từ tháng 9 năm 1914 cho đến tháng 9 năm 1915.

Mới!!: Trận Verdun và Mặt trận Argonne (1914-1915) · Xem thêm »

Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)

Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các chiến trường ở Đông Âu và Trung Âu.

Mới!!: Trận Verdun và Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) · Xem thêm »

Nhà thờ Hồi giáo Paris

Nhà thờ Hồi giáo Paris Nhà thờ Hồi giáo Paris (tiếng Pháp: Grande mosquée de Paris; tiếng Ả Rập: مسجد باريس) là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất nước Pháp, nằm ở Quận 5 thành phố Paris.

Mới!!: Trận Verdun và Nhà thờ Hồi giáo Paris · Xem thêm »

Nicole Girard-Mangin

Nicole Girard-Mangin (11 tháng 10 năm 1878 - 6 tháng 6 năm 1919) là bác sĩ nữ đầu tiên phục vụ trong quân đội Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Nicole Girard-Mangin · Xem thêm »

Paul von Hindenburg

Paul Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg, còn được biết đến ngắn gọn là Paul von Hindenburg (phiên âm: Pô vôn Hin-đen-bua) (2 tháng 10 năm 1847 - 2 tháng 8 năm 1934) là một Thống chế và chính khách người Đức.

Mới!!: Trận Verdun và Paul von Hindenburg · Xem thêm »

Philippe Pétain

Henri Philippe Benoni Omer Joseph Pétain (1856 - 1951), thường được biết đến với tên Philippe Pétain, là thống chế quân đội Pháp đồng thời là thủ tướng trong chính phủ Vichy từ năm 1940 đến năm 1944.

Mới!!: Trận Verdun và Philippe Pétain · Xem thêm »

René Coty

René Jules Gustave Coty (20 tháng 3, 1882 - 22 tháng 11 năm 1962) từng là Tổng thống Pháp từ 1954 đến 1959.

Mới!!: Trận Verdun và René Coty · Xem thêm »

Tổng tấn công Mùa xuân 1918

Cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918, còn gọi là Các cuộc Tổng tấn công Ludendorff, Trận chiến của Hoàng đế (Kaiserschlacht)David Raab, Battle of the Piave: Death of the Austro-Hungarian Army, 1918, trang 59 hay Chiến dịch LudendorffSpencer C. Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 438-442.

Mới!!: Trận Verdun và Tổng tấn công Mùa xuân 1918 · Xem thêm »

Trận Champagne lần thứ hai

Trận Champagne lần thứ hai là một trận đánh lớn diễn ra giữa Đế chế Đức và Đệ tam Cộng hòa Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 6 tháng 11 năm 1915 tại Champagne, nước Pháp, mà kết thúc là thất bại của quân Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Champagne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận chiến nước Pháp

Trận chiến nước Pháp (tiếng Pháp: Bataille de France),Tên gọi này được sử dụng lần đầu tiên trong một bài phát biểu trên đài BBC của tướng de Gaulle ngày 18 tháng 6 năm 1940.

Mới!!: Trận Verdun và Trận chiến nước Pháp · Xem thêm »

Trận Les Éparges

Trận Les Éparges (hay Trận Combres theo cách gọi của người Đức), là một loạt các trận đánh giành quyền kiểm soát đỉnh Les Éparges giữa Sư đoàn Bộ binh số 12 thuộc Tập đoàn quân số 1 của Pháp và Sư đoàn Bộ binh số 33 của Đế quốc Đức, đã diễn ra từ ngày 17 tháng 2 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1915 trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Les Éparges · Xem thêm »

Trận sông Aisne lần thứ hai

Trận sông Aisne lần thứ hai, còn gọi là Trận Chemin des Dames (La bataille du Chemin des Dames, hoặc là Seconde bataille de l'Aisne), là một trận chiến tiêu biểu giữa Pháp và Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Trận sông Aisne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận sông Marne lần thứ hai

Trận sông Marne lần thứ hai, còn gọi là Cuộc Tổng tấn công Marne-ReimsRandal Gray, Kaiserschlacht 1918: The Final German Offensive, trang 6 hoặc là Trận chiến Reims (15 tháng 7 - 16 tháng 9 năm 1918) là một trận đánh lớn trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Trận sông Marne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận sông Marne lần thứ nhất

Trận sông Marne lần thứ nhất là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Đức và liên quân Anh - Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 5 tháng 9 cho đến ngày 12 tháng 9 năm 1914 tại sông Marne gần thủ đô Paris của Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Trận sông Marne lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Somme (1916)

Trận Somme diễn ra vào mùa hè và mùa thu năm 1916, là một trong những trận đánh lớn nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Somme (1916) · Xem thêm »

Trận Stonne

Trận Stonne là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp của quân đội Đức Quốc xã năm 1940 thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 15 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1940, tại ngôi làng Stonne (nằm trên cao nguyên Mont-Dieu – cao khoảng 15 km – về phía nam Sedan), nước Pháp. Đây là một cuộc phản công của lực lượng thiết giáp trong quân đội Pháp, trong đó có một đại đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại úy Pierre BillotteSteven Zaloga, Panzer IV vs Char B1 bis: France 1940, trang 39, nhằm vào Quân đoàn tăng XIX của quân đội Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Heinz Guderian (với Sư đoàn tăng số 10 và Sư đoàn bộ binh "Đại Đức") – sau được Quân đoàn VI hỗ trợ, và trở thành một trong những trận chiến quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là trận đánh khốc liệt nhất trong chiến dịch tấn công Pháp của Đức Quốc xã, Sau nhiều lần đổi chủ, Stonne cuối cùng đã hoàn toàn thuộc về quyền kiểm soát của người Đức, và chiến thắng của quân Đức trong trận đánh vì Stonne đã đánh dấu thất bại cuối cùng của người Pháp trong nỗ lực thủ tiêu các đầu cầu Sedan đã được thiết lập sau chiến thắng quyết định của quân đội Đức tại Sedan. Bộ Chỉ huy Tối cao Đức không muốn khai thác chiến thắng của họ tại Sedan và Bulson cho đến các sư đoàn bộ binh Đức hội quân với ba sư đoàn tăng. Đối với Guderian, hành động điên rồ này sẽ bỏ lỡ đại thắng ở Sedan và tạo điều kiện cho đối phương hồi phục và tải tổ chức các đơn vị thiết giáp vẫn còn mạnh của họ. Do đó, ông đã quyết định đánh thọc đến eo biển Anh, và điều này đồng nghĩa với việc mặc kệ Quốc trưởng Adolf Hitler và Bộ Chỉ huy Tối cao. Viên tướng Đức đã ra lệnh cho Sư đoàn tăng số 10 (do Trung tướng Ferdinand Schaal chỉ huy) và Trung đoàn Bộ binh Đại Đức án ngữ tại đầu cầu Sedan, trong khi các Sư đoàn tăng số 1 và 2 tiến về eo biển Anh.Healy 2007, p. 67.. Trong giai đoạn này, các đầu cầu Sedan của Đức vẫn chưa ổn. Các lực lượng Pháp đã tập trung về hướng nam. Do quân Đức thiếu vũ khí chống tăng thích nghi với một trận phòng ngự, Guderian quyết định phải phát động tấn công nhằm mục đích phòng thủ, và bước tiến của các Sư đoàn tăng số 1 và 2 đã cổ vũ cho tiến trình của ông: Quân đoàn X của Pháp, trong khi đang tiến về Sedan, đã bị các Sư đoàn tăng này đánh bại gần Chemery và phải triệt thoái về phía nam. Theo một phần của kế hoạch ban đầu của Guderian, quân Đức đã tiến vào nghi binh về phía nam và ở đằng sau tuyến phòng ngự Maginot, để che chắn ý định đánh thọc vào eo biển. Mặc dù tướng Franz Halder đã bác bỏ hoạch định này, Guderian khôi phục nò và hạ lệnh cho Sư đoàn tăng số 10 và Trung đoàn Đại Đức đánh tràn qua cao nguyên Stonne. Trong khi đó, Stonne cũng có tầm quan trọng lớn đối với người Pháp: họ chọn nó làm bàn đạp để tiến công giành lại các đầu cầu Sedan. Vào ngày 15 tháng 5, các lực lượng thuộc Quân đoàn XXI của Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Jean Flavigny đã bắt đầu tiến công vào Stonne. Bởi do lực lượng bộ binh Pháp di chuyển chậm chạp, lực lượng thiết giáp Pháp đã nắm giữ vai trò chính trong cuộc giao chiến. Trong lúc này, Stonne chỉ được phòng vệ bởi Tiểu đoàn Đại Đức số 1 và một số khẩu pháo chống tăng của Trung đoàn. Trước bước tiến của các cỗ xe tăng Char B1-Bis khủng khiếp của đối phương, quân phòng thủ yếu ớt của Đức đánh trả và bắt đầu rơi vào hoảng loạn. Bất chợt, một trung đội Đức tiêu diệt được ba xe tăng Char B1-Bis, làm cho quân Pháp trở nên hỗn loạn và phải rút chạy về hướng nam. Cuộc phòng ngự thắng lợi của người Đức đã giết chết huyền thoại về sự bất khả chiến bại của các xe tăng Char B1-Bis. Các cuộc tấn công và phản công đã tiếp diễn trong ngày hôm đó. Với sự hỗ trợ của quân tiếp viện từ Sư đoàn tăng số 10, Trung đoàn Đại Đức đã giành được Stonne vào buổi chiều ngày 15 tháng 5. Thế nhưng, tướng Charles Huntziger đã móp méo các diễn biến tại Stonne thành một "thắng lợi phòng thủ" của Pháp. Giao tranh giữa hai phe đã tiếp diễn trong ngày hôm sau. Trong đêm ngày 16 – 17 tháng 5, Quân đoàn VI đã thế chỗ cho Sư đoàn tăng số 10 của Đức. Đến lúc này, Stonne đã bị phá hủy thành một nghĩa địa của các xe tăng Pháp và Đức. Nhưng hai bên lại tiếp tục giao chiến, lần này người Đức chủ yếu triển khai các Sư đoàn Bộ binh số 16 và 24 của mình, và cuối cùng quân Đức đã giữ chắc được Stonne vào chiều ngày 17 tháng 5 – đây là lần đổi chủ thứ 17 của ngôi làng. Sau khi đập tan các đợt tấn công dữ dội của quân Pháp vào ngày 18 tháng 5, quân Đức đánh thọc về phía nam và vào ngày 25 tháng 5 năm 1940 họ chiếm được toàn bộ cao nguyên Stonne. Các cựu chiến binh Đức và Pháp đã gọi trận đánh này là "Verdun của năm 1940", với thiệt hại nặng nề cho cả hai bên (nhất là về phía Đức theo một tài liệu của Pháp). Với con số tổn thất lớn, Sư đoàn Thiết giáp số 3 của Pháp thực sự là đã bị tiêu diệt trong trận Stonne.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Stonne · Xem thêm »

Trận Tannenberg

Trận Tannenberg (Tiếng Đức:Schlacht bei Tannenberg, Tiếng Nga:Битва при Танненберге) là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Đức tại Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1914 gần Allenstein thuộc Đông Phổ.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Tannenberg · Xem thêm »

Trận Verdun (1917)

Trận Verdun lần thứ hai là một chiến dịch tấn công của quân đội Pháp trên Mặt trận phía tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhấtDavid R. Woodward, World War I Almanac, các trang 221-223.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Verdun (1917) · Xem thêm »

Trận Verdun (định hướng)

Trận Verdun có thể là.

Mới!!: Trận Verdun và Trận Verdun (định hướng) · Xem thêm »

Tuyên truyền

Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.

Mới!!: Trận Verdun và Tuyên truyền · Xem thêm »

Walter Model

nhỏ Otto Moritz Walter Model (24 tháng 1 năm 1891 - 21 tháng 4 năm 1945) là một thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trận Verdun và Walter Model · Xem thêm »

Walther von Brauchitsch

Walther von Brauchitsch (4/10/1881-18/10/1948) là thống chế người Đức và là chỉ huy cao cấp của quân đội Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ hai.

Mới!!: Trận Verdun và Walther von Brauchitsch · Xem thêm »

Xã của Pháp

Xã hay thị xã (tiếng Pháp: commune) là phân cấp hành chính thấp nhất tại Cộng hòa Pháp.

Mới!!: Trận Verdun và Xã của Pháp · Xem thêm »

Xe tăng cổ

Xe tăng cổ là những thiết kế, kiểu dáng xe tăng được phát triển từ lâu.

Mới!!: Trận Verdun và Xe tăng cổ · Xem thêm »

18 tháng 12

Ngày 18 tháng 12 là ngày thứ 352 (353 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Verdun và 18 tháng 12 · Xem thêm »

19 tháng 12

Ngày 19 tháng 11 là ngày thứ 353 (354 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Verdun và 19 tháng 12 · Xem thêm »

1916

1916 (số La Mã: MCMXVI) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Verdun và 1916 · Xem thêm »

21 tháng 2

Ngày 21 tháng 2 là ngày thứ 52 trong lịch Gregory.

Mới!!: Trận Verdun và 21 tháng 2 · Xem thêm »

7,62×39mm

Inno Setup Uninstall Log (b)7,62x39mm M-43 là loại đạn súng trường xung kích nổi tiếng do các kỹ sư Nicholai M. Elizarov và Boris V. Semin http://www.arsenalinc.com/page1.pdf của Liên Xô thiết kế.

Mới!!: Trận Verdun và 7,62×39mm · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Trận Verdun (1916), Trận Véc-đoong.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »