Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

717

Mục lục 717

Năm 717 trong lịch Julius.

10 quan hệ: Abe no Nakamaro, Đường Minh Hoàng, Diêu Sùng, Lý Hiến (Ninh vương), Leon III, Niên hiệu Nhật Bản, Quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam, Theodosios III, Thiện Vô Uý, Tiết độ sứ.

Abe no Nakamaro

Tranh vẽ Abe no Nakamaro của Kikuchi Yōsai. Abe no Nakamaro (tiếng Nhật: あべ の なかまろ, 阿倍仲麻呂 (A Bội Trọng Ma Lữ), 701-770), là một chính trị gia kiêm nhà thơ gốc Nhật thời Đường ở Trung Quốc.

Mới!!: 717 và Abe no Nakamaro · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: 717 và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Diêu Sùng

Diêu Sùng (chữ Hán: 姚崇, bính âm: Yao Chong, 650 - 28 tháng 9 năm 721), hay Diêu Nguyên Chi (姚元之), Diêu Nguyên Sùng, tên tự là Nguyên Chi (元之), gọi theo thụy hiệu là Lương Văn Hiến công (梁文献公), là tể tướng dưới thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: 717 và Diêu Sùng · Xem thêm »

Lý Hiến (Ninh vương)

Lý Hiến (chữ Hán: 李憲; 679 - 15 tháng 1, 742), bổn danh Thành Khí (成器), là một hoàng tử nhà Đường, con trưởng của Đường Duệ Tông Lý Đán, mẹ là nguyên phối của Duệ Tông, Túc Minh Lưu hoàng hậu.

Mới!!: 717 và Lý Hiến (Ninh vương) · Xem thêm »

Leon III

Leon III xứ Isauria còn gọi là người Syria (Hy Lạp: Λέων Γ΄ ὁ Ἴσαυρος, Leōn III ho Isauros), (685 – 741) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 717 cho đến khi ông qua đời năm 741.

Mới!!: 717 và Leon III · Xem thêm »

Niên hiệu Nhật Bản

Niên hiệu Nhật Bản là kết quả của một hệ thống hóa thời kỳ lịch sử do chính Thiên hoàng Kōtoku thiết lập vào năm 645.

Mới!!: 717 và Niên hiệu Nhật Bản · Xem thêm »

Quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam

Trên lãnh thổ của nước Việt Nam hiện đại, bên cạnh Văn Lang là quốc gia tiền thân của Việt Nam, đã từng có mặt các vương quốc cổ và tiểu quốc cổ khác đã bị diệt vong.

Mới!!: 717 và Quốc gia cổ trong lịch sử Việt Nam · Xem thêm »

Theodosios III

Theodosios III (Θεοδόσιος Γ΄) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 715 đến ngày 25 tháng 3 năm 717.

Mới!!: 717 và Theodosios III · Xem thêm »

Thiện Vô Uý

Thiện Vô Uý (zh. shàn wúwèi 善無畏, ja. zemmui, sa. śubhākarasiṃha), 637-735, là một học giả Ấn Độ truyền bá Mật tông Phật giáo sang Trung Quốc.

Mới!!: 717 và Thiện Vô Uý · Xem thêm »

Tiết độ sứ

Tiết độ sứ (節度使) ban đầu là chức võ quan cai quản quân sự một phiên trấn có nguồn gốc vào thời nhà Đường, Trung Quốc khoảng năm 710-711 nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.

Mới!!: 717 và Tiết độ sứ · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »