Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Trại tập trung Auschwitz

Mục lục Trại tập trung Auschwitz

Trại tập trung Auschwitz (Konzentrationslager Auschwitz, hay KZ Auschwitz) là một mạng lưới các trại tập trung và trại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên tại vùng lãnh thổ Ba Lan bị nước này thôn tính trong chiến tranh thế giới thứ hai.

102 quan hệ: Adolf Eichmann, Adolf Hitler, Alsace, Anne Frank, Armia Krajowa, Arya, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Đức Quốc Xã, Ủy ban Di sản thế giới, Ba Lan, Bộ Dân ủy Nội vụ, Będzin, Bronisław Komorowski, Cam tẩu mã, Cao su tổng hợp, Chính phủ Ba Lan lưu vong, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa Liên Đức, Chủ nghĩa quốc xã, Chiến dịch Barbarossa, Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuộc tấn công Ba Lan (1939), Dòng Cát Minh, Dębno, Di sản thế giới, Edith Stein, Elie Wiesel, Flensburg, Gestapo, Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giả khoa học, Giải Nobel Hòa bình, Giải pháp cuối cùng, Hồng Quân, Hội nghị Yalta, Heinrich Himmler, Helmut Kohl, Hermann Göring, Holocaust, Imre Kertész, Irma Grese, Josef Mengele, Không quân Hoa Kỳ, Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Kraków, Krupp, Lebensraum, Liên Xô, Maximilian Kolbe, ..., McDonnell Douglas F-15 Eagle, Mysłowice, Nghị viện châu Âu, Người Di-gan, Người Do Thái, Người Slav, Nhân Chứng Giê-hô-va, Nhiễm trùng, Nizhny Novgorod, Oświęcim, Otto Frank, PBS, Phòng hơi ngạt, Primo Levi, Rickettsia, Rudolf Höss, Rudolf Vrba, Sankt-Peterburg, Schutzstaffel, Siemens-Schuckert, Sinh đôi, Steven Spielberg, Tambov, Tarnów, Tây Đức, Tù binh, Tù nhân chính trị, Tử cung, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tội ác chiến tranh, Thanh lọc sắc tộc, The New York Times, Thuyết ưu sinh, Tia X, Tiếng Digan, Trại hành quyết, Trại hủy diệt Chełmno, Trại hủy diệt Sobibór, Trại hủy diệt Treblinka, Trại tập trung, Trại tập trung của Đức Quốc xã, Trại tập trung Majdanek, Trzebinia, Viktor Frankl, Vologda, Warszawa, Willem-Alexander của Hà Lan, Winston Churchill, Wodzisław Śląski, Xe hơi ngạt, Yad Vashem, Zyklon B. Mở rộng chỉ mục (52 hơn) »

Adolf Eichmann

Otto Adolf Eichmann (19 tháng 3 năm 1906 – 1 tháng 6 năm 1962) là một SS-Obersturmbannführer (trung tá SS) của Đức Quốc xã và một trong những tổ chức gia chủ chốt của Holocaust.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Adolf Eichmann · Xem thêm »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Adolf Hitler · Xem thêm »

Alsace

Alsace (hay s'Elsass theo tiếng Alsace, das Elsass theo tiếng Đức) từng là một vùng của nước Pháp, bao gồm hai tỉnh Bas-Rhin ở phía Bắc và Haut-Rhin ở phía Nam.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Alsace · Xem thêm »

Anne Frank

Annelies Marie Frank ((12 tháng 6 năm 1929 - 12 tháng 3 năm 1945) là nhà văn và tác giả hồi ký người Đức gốc Do Thái. Cô là một trong những nạn nhân người Do Thái được biết đến nhiều nhất trong cuộc tàn sát Holocaust. Tác phẩm Nhật ký Anne Frank, ghi chép lại cuộc đời của cô trong khi ẩn náu lúc quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng thời Thế chiến thứ 2, là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất thế giới, gây cảm hứng cho nhiều vở diễn và tác phẩm điện ảnh. Sinh ra tại Frankfurt am Main, Đức, Anne lớn lên gần Amsterdam, Hà Lan. Vào năm 1941, cô bị tước đi tư cách công dân và trở thành người không có quốc tịch. Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt đến Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức Quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị chỉ điểm, gia đình Anne bị phát hiện và đưa tới trại tập trung của Đức Quốc xã. Vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 1945, khi cô 15 tuổi, Anne cùng chị gái Margot Frank mất tại trại Bergen-Belsen, chỉ vài tuần trước khi trại giải thể vào tháng 4. Ông Otto Frank, cha của Anne là người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái do Miep Gies lưu giữ. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký bằng tiếng Hà Lan với tên Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944 (Căn nhà phía sau: Những trang nhật ký từ 12 tháng 6 năm 1942 - 1 tháng 8 năm 1944) vào năm 1947. Phiên bản tiếng Anh của cuốn nhật ký ra mắt vào năm 1952 với tựa đề The Diary of a Young Girl, sau đó được chuyển thể sang hơn 60 ngôn ngữ. Cuốn nhật ký mà Anne được tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 13, đã ghi lại cái nhìn của cô về những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 tháng 6 năm 1942 tới 1 tháng 8 năm 1944.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Anne Frank · Xem thêm »

Armia Krajowa

Lực lượng Armia Krajowa, còn được biết tới là Quân đội Nhà (Home Army) (Armia Krajowa;, gọi là AK), là lực lượng chủ lực của Ba Lan trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai khi Ba Lan phải đối mặt với hiểm nguy từ Đức Quốc xã và sau đó là Liên Xô trong suốt cuộc chiến.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Armia Krajowa · Xem thêm »

Arya

"Arya" (và các biến thể của nó) là một từ có nghĩa là "quý tộc" từng được sử dụng như một tên tự gọi của các dân tộc Ấn-Iran.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Arya · Xem thêm »

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations General Assembly, viết tắt UNGA/GA) là một trong 5 cơ quan chính của Liên Hiệp Quốc.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Ủy ban Di sản thế giới

Ủy ban Di sản thế giới là một cơ quan của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), đảm nhiệm việc xem xét và chấp thuận các di sản được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Ủy ban Di sản thế giới · Xem thêm »

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Ba Lan · Xem thêm »

Bộ Dân ủy Nội vụ

Bộ Dân ủy Nội vụ (Народный комиссариат внутренних дел, Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del), viết tắt NKVD (НКВД) là một cơ quan hành pháp của Liên Xô, đơn vị trực tiếp thi hành quyền lực của đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực an ninh, tình báo.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Bộ Dân ủy Nội vụ · Xem thêm »

Będzin

Będzin là một thị trấn thuộc huyện Będziński, tỉnh Śląskie ở nam Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Będzin · Xem thêm »

Bronisław Komorowski

Bronisław Maria Komorowski (sinh ngày 4 tháng 6 năm 1952) là Tổng thống Ba Lan. Khi Lech Kaczyński, Tổng thống Ba Lan thiệt mạng trong một tai nạn máy bay vào ngày 10 tháng 4 năm 2010, quyền hạn và nhiệm vụ của tổng thống tự động chuyển sang Komorowski vì ông là Chủ tịch của Sejm (Chủ tịch Quốc hội). Chức vụ quyền Tổng thống của ông chỉ là tạm thời, và Komorowski vẫn còn trong vai trò Chủ tịch Quốc hội của mình, ít nhất là cho đến khi một cuộc bầu cử tổng thống có thể được tổ chức Komorowski. cũng là ứng cử viên tổng thống của Platforma Obywatelska của chính phủ trong cuộc bầu cử đó, được tổ chức vào ngày 20 tháng 6 năm 2010. Bronisław Komorowski sinh tại Oborniki Slaskie, con trai bá tước Leon Komorowski và Jadwiga, đây là gia đình quý tộc nhưng nghèo. Từ năm 1957 đến năm 1959, ông sinh sống ở Jozefow gần Otwock. Từ năm 1959 đến năm 1966, ông học tiểu học ở Pruszkow. Năm 1966, ông chuyển đến Warsaw, tốt nghiệp trung học Cypria Kamil Norwil. Ông đã tham gia hội hướng đạo trong nhiều năm, tham gia Hội hướng đạo 75 ở Pruszkow.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Bronisław Komorowski · Xem thêm »

Cam tẩu mã

Cam tẩu mã (chữ Hán: 走馬疳; tiếng Anh: noma), còn gọi là nha cam tẩu mã, tị cam, thuần cam hoặc hầu cam là chứng viêm miệng hoại thư, bắt đầu ở lợi hoặc ở má, lan rất nhanh ra má, môi, hoại tử phần mềm làm thủng má, môi, mũi, sau đó làm hoại tử xương, răng lung lay rụng dần, có mùi hôi thối.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Cam tẩu mã · Xem thêm »

Cao su tổng hợp

Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Cao su tổng hợp · Xem thêm »

Chính phủ Ba Lan lưu vong

Chính phủ Ba Lan lưu vong, chính thức được gọi là Chính phủ Cộng hòa Ba Lan lưu vong, là chính phủ lưu vong Ba Lan được hình thành sau cuộc xâm lược Ba Lan tháng 9 năm 1939, và sự chiếm đóng của Ba Lan bởi Đức quốc xã và Liên bang Xô viết, đã chấm dứt Cộng hòa Ba Lan lần thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chính phủ Ba Lan lưu vong · Xem thêm »

Chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh là từ dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người mà tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người — không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chủ nghĩa hiện sinh · Xem thêm »

Chủ nghĩa Liên Đức

1 bản đồ lịch sử của châu Âu cho thấy tình trạng ngôn ngữ ở Trung Âu 1918. Chủ nghĩa Liên Đức (Pangermanismus hoặc Alldeutsche Bewegung) là một ý tưởng chính trị liên dân tộc.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chủ nghĩa Liên Đức · Xem thêm »

Chủ nghĩa quốc xã

Biểu tượng Swastika thường được dùng làm đại diện cho Chủ nghĩa Quốc xã. Chủ nghĩa quốc xã, chính thức là Chủ nghĩa quốc gia xã hội (Nationalsozialismus, viết tắt là Nazism), chỉ hệ tư tưởng và những hành động của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa dưới quyền Adolf Hitler, và những chính sách được chọn bởi Đức Quốc xã từ năm 1933 đến năm 1945.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chủ nghĩa quốc xã · Xem thêm »

Chiến dịch Barbarossa

Barbarossa (tiếng Đức: Unternehmen Barbarossa) là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô viết do Quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chiến dịch Barbarossa · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Cuộc tấn công Ba Lan (1939)

Cuộc tấn công Ba Lan 1939 -- được người Ba Lan gọi là Chiến dịch tháng Chín (Kampania wrześniowa), Chiến tranh vệ quốc 1939 (Wojna obronna 1939 roku); người Đức gọi là Chiến dịch Ba Lan (Polenfeldzug) với bí danh Kế hoạch Trắng (Fall Weiss) -- là một sự kiện quân sự đã mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Cuộc tấn công Ba Lan (1939) · Xem thêm »

Dòng Cát Minh

Dòng Anh Em Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc núi Cát Minh (Ordo Fratrum Beatæ Virginis Mariæ de Monte Carmelo, thường gọi tắt là "Dòng Cát Minh", "dòng Camêlô"hay "dòng Kín", người Công giáo Việt Nam phiên âm từ chữ Carmel) là một dòng tu Công giáo, có lẽ được lập ra từ thế kỷ thứ 12 ở trên núi Carmel, (Israel).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Dòng Cát Minh · Xem thêm »

Dębno

Dębno là một thị trấn thuộc huyện Myśliborski, tỉnh Zachodniopomorskie ở tây-bắc Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Dębno · Xem thêm »

Di sản thế giới

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố...

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Di sản thế giới · Xem thêm »

Edith Stein

Edith Stein tức Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá, cũng thường gọi là thánh Edith Stein (12.10.1891 – 9.8.1942), là một triết gia và nữ tu sĩ Công giáo người Đức, được Giáo hội Công giáo phong là thánh tử đạo và hiển thánh.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Edith Stein · Xem thêm »

Elie Wiesel

Eliezer "Elie" Wiesel KBE (30 tháng 9 năm 1928 ở Sighetu Marmatiei, Vương quốc Romania (lúc đó thuộc Hungary) — 2 tháng 7 năm 2016 ở Boston, Massachusetts) là một nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, nhân đạo người gốc Do Thái và là tác giả của nhiều cuốn sách.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Elie Wiesel · Xem thêm »

Flensburg

Flensburg là một thành phố trong miền bắc của tiểu bang Schleswig-Holstein nằm ở cực bắc của nước Đức.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Flensburg · Xem thêm »

Gestapo

Gestapo là tên gọi tắt của Geheime Staatspolizei, là lực lượng cảnh sát bí mật (hoặc Mật vụ) của tổ chức SS do Đức Quốc xã lập ra.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Gestapo · Xem thêm »

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: Ioannes Paulus II; tên sinh; 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Giáo hoàng Gioan Phaolô II · Xem thêm »

Giả khoa học

Giả khoa học hay ngụy khoa học là một loại hình của các kiến thức hay các quy trình nào đó, mà nói chung không được giới khoa học công nhận là một môn khoa học do không đáp ứng được các nguyên tắc khoa học cơ bản, đồng thời nó luôn cố gắng tự chứng tỏ đó là môn khoa học.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Giả khoa học · Xem thêm »

Giải Nobel Hòa bình

Huy chương Giải Nobel Giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Giải Nobel Hòa bình · Xem thêm »

Giải pháp cuối cùng

Trong một bức thư cho nhà ngoại giao Đức Martin Luther đề ngày 26 tháng 2 năm 1942, Reinhard Heydrich phản hồi thông tin Hội nghị Wannsee với việc nhờ Luther nhằm hỗ trợ hành chính trong việc thực hiện "Endlösung der Judenfrage" (Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái). Biệt thự tại 56-58 Am Großen Wannsee, nơi Hội nghị Wannsee đã được tổ chức, hiện tại là một đài tưởng niệm và bảo tàng. Giải pháp cuối cùng hoặc Giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái là kế hoạch của Đức Quốc xã trong Thế chiến II để tiêu diệt một cách có hệ thống toàn bộ người Do Thái ở các vùng châu Âu do Đức Quốc xã chiếm đóng thông qua diệt chủng.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Giải pháp cuối cùng · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Hồng Quân · Xem thêm »

Hội nghị Yalta

Từ trái sang phải: Winston Churchill, Franklin D. Roosevelt và Joseph Stalin tại Hội nghị Yalta. Thỏa thuận trong Hội nghị Yalta, còn gọi là hội nghị Crimea và tên mật là Hội nghị Argonaut (Yalta còn được viết phiên âm là I-an-ta hoặc Ianta), với sự tham gia của các nhà lãnh đạo 3 cường quốc: Stalin (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô), Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ) và Churchill (Thủ tướng Anh), họp từ ngày 4-11 tháng 2 năm 1945 tại Cung điện Livadia gần thành phố Yalta, miền nam Ukraina, là một hợp tác quân sự để giải quyết những bất đồng giữa ba cường quốc, thắng trục phát xít và buộc Đức đầu hàng vô điều kiện, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, đưa ra chính sách với Đức cũng như với các nước được giải phóng, khi cục diện chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ngã ngũ.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Hội nghị Yalta · Xem thêm »

Heinrich Himmler

Heinrich Luitpold Himmler (7 tháng 10 năm 1900 – 23 tháng 5 năm 1945) là Reichsführer (Thống chế) của Schutzstaffel (Đội cận vệ; SS), và là một thành viên hàng đầu trong Đảng Quốc xã (NSDAP) của Đức.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Heinrich Himmler · Xem thêm »

Helmut Kohl

Helmut Josef Michael Kohl (3 tháng 4 năm 1930 – 16 tháng 6 năm 2017) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Helmut Kohl · Xem thêm »

Hermann Göring

Hermann Wilhelm Göring (hay Goering;; 12 tháng 1, 1893 – 15 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia người Đức, chỉ huy quân sự và thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Hermann Göring · Xem thêm »

Holocaust

Người Do Thái Hungary được lính Đức lựa chọn để đưa tới phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz, tháng 5/6 năm 1944.http://www1.yadvashem.org/yv/en/exhibitions/album_auschwitz/index.asp "The Auschwitz Album". Yad Vashem. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. Holocaust (từ tiếng Hy Lạp: ὁλόκαυστος holókaustos: hólos, "toàn bộ" và kaustós, "thiêu đốt"), còn được biết đến với tên gọi Shoah (tiếng Hebrew: השואה, HaShoah, "thảm họa lớn"), là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và nó đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Holocaust · Xem thêm »

Imre Kertész

Imre Kertész (9 tháng 11 năm 1929 — 31 tháng 3 năm 2016) là nhà văn người Hungary gốc Do Thái, đã sống sót trại tập trung Holocaust, đoạt giải Nobel Văn học năm 2002 "cho các tác phẩm đề cao trải nghiệm mong manh của cá nhân chống lại các độc đoán man rợ của lịch sử".

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Imre Kertész · Xem thêm »

Irma Grese

Irma Ida Ilse Grese (7 tháng 10 năm 1923 - ngày 13 tháng 12 năm 1945) là nữ nhân viên tại các trại tập trung của Đức Quốc xã là Ravensbruck và Auschwitz, và cũng là một nữ cai ngục ở trại tập trung Bergen-Belsen.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Irma Grese · Xem thêm »

Josef Mengele

Josef Mengele (16 tháng 3 năm 19117 tháng 2 năm 1979) là một sĩ quan Schutzstaffel (SS) người Đức và cũng là một bác sĩ ở Trại tập trung Auschwitz trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Josef Mengele · Xem thêm »

Không quân Hoa Kỳ

Không quân Hoa Kỳ (United States Air Force hay USAF) là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ và là một trong số các lực lượng đồng phục Hoa Kỳ.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Không quân Hoa Kỳ · Xem thêm »

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943. Franklin Roosevelt (Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Liên hiệp Anh) - tại cuộc họp mặt ở Tehran năm 1943 Đồng Minh là tên gọi một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại quân của khối Trục trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Kraków

Đồi Wawel. Đại giáo đường Wawel. Nhà nguyện Sigismund và Waza, Wawel. Lâu đài Wawel, courtyard. Main Market Square. Nhà thờ St. Mary. Quảng trường St. Mary. Wit Stwosz Altar, St. Mary's Church, Kraków. Phố Kanonicza. Nhà thờ St. Barbara. Main Market Square. 300px Kraków barbican. Camedulan Monastery in Wolski Forrest. Tyniec Monastery on the outskirts of Kraków Công viên Zakrzówek. Kraków (IPA:, (tiếng Ba Lan: Królewskie Stołeczne Miasto Kraków), là một trong những thành phố cổ nhất và lớn nhất của Ba Lan, dân số năm 2004 là 780.000 (1,4 triệu nếu tính cả các khu lân cận. Thành phố lịch sử này nằm ở bên sông Vistula (Wisła) tại chân đồi Wawel ở vùng Tiểu Ba Lan (Małopolska). Đây là thủ phủ của Lesser Poland Voivodeship (Województwo małopolskie) từ 1999. Trước đây, thành phố này là thủ phủ của Kraków Voivodeship từ thế kỷ 14. Kraków về truyền thống là một trong những trung tâm hàng đầu về khoa học, văn hóa và nghệ thuật của quốc gia này, là nơi sinh sống trước đây của các vua Ba Lan và là một kinh đô của Ba Lan, được nhiều người Ba Lan coi là thủ đô tinh thần do lịch sử của thành phố hơn 1000 năm. Kraków cũng là một trung tâm lớn về du lịch nội địa và quốc tế, thu hút 7 triệu khách mỗi năm.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Kraków · Xem thêm »

Krupp

Biểu tượng của Krupp gồm ba vòng tròn, dựa trên ''radreifen'' - loại bánh xe lửa đúc liền khối do Alfred Krupp sáng chế ra. Biểu tượng này hiện tại là một kiểu logo của tập đoàn ThyssenKrupp. Nhà Krupp là một dòng họ Đức nổi tiếng từ 400 năm nay ở Essen, trở lên nổi tiếng nhờ những sản phẩm thép và công nghiệp sản xuất đạn dược và vũ khí của họ.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Krupp · Xem thêm »

Lebensraum

(tiếng Đức cho "môi trường sống", "không gian sống" hoặc "không gian sinh tồn"là một trong những quan niệm chính trị chủ yếu của Adolf Hitler, và là một cương lĩnh quan trọng trong hệ tư tưởng Quốc xã. Nó có chức năng như một động cơ thúc đẩy các chính sách bành trướng của Đức Quốc xã, với mục tiêu cung cấp thêm không gian cho sự phát triển của dân số Đức, cho một nước Đức mạnh hơn. Trong quyển Mein Kampf của Hitler, ông ta đã bày tỏ lòng tin của mình một cách chi tiết rằng người Đức cần "Lebensraum" ("không gian sống", đó là đất và nguyên liệu thô), và nó có thể được tìm thấy ở phương Đông. Giết, trục xuất, hoặc nô dịch hóa người Ba Lan, Nga, và những nhóm người Slav khác (những chủng tộc bị coi là yếu kém hơn) và phục hồi số người đã mất bằng cách đưa dân Đức vào sinh sống đã là một chính sách công khai của những người Quốc xã. Toàn bộ cư dân thành thị sẽ bị tiêu diệt bằng cách bỏ đói, từ đó tạo ra thặng dư nông nghiệp để nuôi nước Đức. Trong quyển Mein Kampf, Hitler đã bày tỏ quan điểm của mình rằng lịch sử là một cuộc đấu tranh không giới hạn đến chết giữa các chủng tộc. Kế hoạch chinh phục Lebensraum của ông ta có quan hệ mật thiết với quan điểm phân biệt chủng tộc và niềm tin của ông ta vào chủ nghĩa Darwin xã hội. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không phải là một khía cạnh cần thiết của đường lối chính trị bành trướng nói chung, và cũng không phải là hàm ý căn nguyên của thuật ngữ "Lebensraum". Tuy nhiên, dưới thời Hitler, thuật ngữ này biểu hiện một chủ nghĩa bành trước đặc biệt, mang tính phân biệt chủng tộc. Trong một kỷ nguyên khi trái đất đang dần bị phân cắt giữa các quốc gia mà dăm ba trong số đó ôm gọn gần như một đại lục, chúng ta không thể nói gì đến một thế lực cường thịnh tầm thế giới mà lại có liên hệ với một cơ cấu xã hội có tổ quốc chính trị bị giới hạn trong một vùng với một diện tích lố bịch là năm trăm nghìn km². — dịch từ Adolf Hitler, Mein Kampf; Boston: Houghton Mifflin, 1971, trang 644. Không cần xem xét truyền thống và thành kiến, Đức buộc phải dũng cảm tập hợp nhân dân và sức mạnh của mình để tạo điều kiện cho một bước tiến dọc con đường mà sẽ dẫn dắt dân tộc này từ không gian sống hạn chế hiện tại đến một vùng đất mới, và, vì lẽ đó, sẽ giải phóng nó khỏi mối nguy biến mất khỏi trái đất hoặc phải phục dịch cho những dân tộc khác như là một chư hầu. — dịch từ Adolf Hitler, Mein Kampf, trang 646. Vì lẽ rằng chúng ta không thể tìm giải pháp cho vấn đề này trong việc chiếm hữu thuộc địa, ngoài duy nhất trong việc chiếm hữu lãnh thổ định cư, điều mà sẽ làm tăng diện tích của tổ quốc, và do vậy không những giữ được thực dân trong cộng đồng gần gũi nhất với vùng đất mà họ xuất xứ, mà còn đem lại cho cả vùng lãnh thổ những thuận lợi nằm trong độ lớn thống nhất của nó. — dịch từ Adolf Hitler, Mein Kampf, trang 653.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Lebensraum · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Liên Xô · Xem thêm »

Maximilian Kolbe

Maximilian Maria Kolbe hay Maximilianô Maria Kolbê (tiếng Ba Lan: Maksymilian Maria Kolbe, 8 tháng 1 năm 1894 – 14 tháng 8, 1941) là một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Ba Lan, người đã tự nguyện chết thay cho một người khác tại trại tập trung Auschwitz trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan hồi Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Maximilian Kolbe · Xem thêm »

McDonnell Douglas F-15 Eagle

F-15 Eagle (Đại bàng) của hãng McDonnell Douglas (đã sáp nhập vào Boeing) là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và McDonnell Douglas F-15 Eagle · Xem thêm »

Mysłowice

Mysłowice là một thị trấn thuộc huyện Mysłowice, tỉnh Śląskie ở nam Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Mysłowice · Xem thêm »

Nghị viện châu Âu

Nghị viện châu Âu (Europarl hay EP) là một nghị viện với các nghị sĩ được bầu cử trực tiếp của Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Nghị viện châu Âu · Xem thêm »

Người Di-gan

Cô gái Di-gan ở Tây Ban Nha Người Di-gan (hoặc Rom, Rrom, hay Rroma) là một dân tộc với dân số khoảng 15 triệu người, sống thành nhiều cộng đồng trên khắp thế giới.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Người Di-gan · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Người Do Thái · Xem thêm »

Người Slav

Bản đồ các cộng đồng người Slav tại châu Âu gồm Tây Slav: xanh nhạt; Đông Slav: xanh lục; Nam Slav: xanh thẫm Người Slav (Xla-vơ) là một nhóm chủng tộc tại khu vực châu Âu với ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Người Slav · Xem thêm »

Nhân Chứng Giê-hô-va

Nhân chứng Giê-hô-va là một tôn giáo mà niềm tin của họ dựa trên Kinh Thánh Ki-tô giáo.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Nhân Chứng Giê-hô-va · Xem thêm »

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng (infection) là sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể và phản ứng của cơ thể đối với thương tổn do mầm bệnh gây nên.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Nhiễm trùng · Xem thêm »

Nizhny Novgorod

Nizhny Novgorod (Нижний Новгород, Nižnij Novgorod, tên thông dụng rút ngắn Nizhny), là thành phố lớn thứ 4 ở Nga, sau Moskva, St. Petersburg, và Novosibirsk.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Nizhny Novgorod · Xem thêm »

Oświęcim

Oświęcim là một thị trấn thuộc huyện Oświęcimski, tỉnh Małopolskie ở nam Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Oświęcim · Xem thêm »

Otto Frank

Otto Heinrich "Pim" Frank (12 tháng 5 năm 1889 - 19 tháng 8 năm 1980) là một doanh nhân Thụy Sĩ gốc Đức.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Otto Frank · Xem thêm »

PBS

PBS (tiếng Anh Public Broadcasting Service, có nghĩa "Dịch vụ Truyền thông Công cộng") là mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi có 349 đài truyền hình làm thành viên ở Hoa Kỳ, cũng có một số đài truyền hình cáp ở Canada.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và PBS · Xem thêm »

Phòng hơi ngạt

Một căn phòng hơi ngạt Phòng hơi ngạt là một thiết bị dùng để giết chết người hoặc động vật bằng khí độc, bao gồm một buồng kín trong đó một khí độc hoặc khí gây ngạt được phun vào.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Phòng hơi ngạt · Xem thêm »

Primo Levi

Primo Levi Michele (tiếng Ý:; 31 tháng 7 năm 1919 - ngày 11 tháng 4 năm 1987) là một nhà hóa học và nhà văn người Ý gốc Do Thái, và là sống sót nạn Holocaust.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Primo Levi · Xem thêm »

Rickettsia

Rickettsia được Ricketts và Wilder phát hiện năm 1910.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Rickettsia · Xem thêm »

Rudolf Höss

Rudolf Franz Ferdinand Höss (hay Höß, Hoeß hoặc Hoess) (25 tháng 11 năm 1900 – 16 tháng 4 năm 1947) là một SS-Obersturmbannführer (trung tá SS) và là chỉ huy phục vụ trong quãng thời gian dài nhất tại trại tập trung Auschwitz trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Rudolf Höss · Xem thêm »

Rudolf Vrba

Rudolf "Rudi" Vrba (11 tháng 9 năm 1924 - 27 tháng 3 năm 2006) đã trốn khỏi trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan bị chiếm đóng bởi Đức vào ngày 10 tháng 4 năm 1944 ở đỉnh cao của Holocaust và đồng tác giả một báo cáo có chứa thông tin chi tiết nhất tại Thời gian về vụ giết người hàng loạt xảy ra bên trong trại.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Rudolf Vrba · Xem thêm »

Sankt-Peterburg

Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Sankt-Peterburg · Xem thêm »

Schutzstaffel

Schutzstaffel (gọi tắt SS, có nghĩa "đội cận vệ") là tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là "Quân áo đen" để phân biệt với lực lượng SA là "Quân áo nâu".

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Schutzstaffel · Xem thêm »

Siemens-Schuckert

Những tù nhân đang chế tạo các bộ phận máy bay tại nhà máy Siemens-Schuckert ở Bobrek. Siemens-Schuckert (hay Siemens-Schuckertwerke) là một công ty kỹ thuật điện tử của Đức, trụ sở đặt tại Berlin, Erlangen và Nuremberg.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Siemens-Schuckert · Xem thêm »

Sinh đôi

Quá trình hình thành thai đôi Sinh đôi hay song sinh là hiện tượng sinh con sau khi mang hai thai cùng một lúc.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Sinh đôi · Xem thêm »

Steven Spielberg

Steven Allan Spielberg (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1946) là một đạo diễn và nhà sản xuất phim của điện ảnh Mỹ.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Steven Spielberg · Xem thêm »

Tambov

Tambov (tiếng Nga: Тамбов) là một thành phố ở Nga, trung tâm hành chính của tỉnh Tambov.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tambov · Xem thêm »

Tarnów

thumb Tarnów là một thành phố Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tarnów · Xem thêm »

Tây Đức

Tây Đức (Westdeutschland) là tên thường dùng để chỉ Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland) trong thời kỳ từ khi được thành lập vào tháng 5 năm 1949 đến khi Tái Thống nhất nước Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tây Đức · Xem thêm »

Tù binh

Tù binh là những chiến binh bị quân địch bắt giữ trong hay ngay sau một cuộc xung đột vũ trang.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tù binh · Xem thêm »

Tù nhân chính trị

Hình tượng tù nhân chính trị dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP Hồ Chí Minh Tù nhân chính trị hay Phạm nhân chính trị, chính trị phạm là một người bị giam giữ trong nhà tù hay quản thúc tại gia do hình ảnh hay chính kiến, hành động của người này bị chính quyền xem là đe dọa hay thách thức đến quyền lực của chính quyền hay an ninh và chủ quyền quốc gia.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tù nhân chính trị · Xem thêm »

Tử cung

Tử cung hay Dạ con là một cơ quan sinh dục của giống cái của hầu hết các loài động vật có vú bao gồm cả con người.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tử cung · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Tội ác chiến tranh

tội ác chiến tranh của Quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Tội ác chiến tranh là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật áp dụng trong xung đột vũ trang (còn gọi là Luật Nhân đạo quốc tế).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tội ác chiến tranh · Xem thêm »

Thanh lọc sắc tộc

Thanh lọc sắc tộc là những biện pháp để loại bỏ một cách hệ thống các dân tộc hay tôn giáo trong một lãnh thổ nhất định, do sắc tộc quyền lực hơn thực hiện, nhằm mục đích làm cho lãnh thổ đó "thuần chủng" hay đồng nhất về sắc tộc và/hoặc tôn giáo.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Thanh lọc sắc tộc · Xem thêm »

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và The New York Times · Xem thêm »

Thuyết ưu sinh

Thuyết ưu sinh là "khoa học ứng dụng hoặc là phong trào sinh học-xã hội ủng hộ việc sử dụng các phương thức nhằm cải thiện cấu tạo gen của dân số", thường là dân số loài người.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Thuyết ưu sinh · Xem thêm »

Tia X

Röntgen Bức xạ X (bao gồm tia X hay X-ray) là một dạng của sóng điện từ.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tia X · Xem thêm »

Tiếng Digan

Ngôn ngữ Digan, hoặc ngôn ngữ Romani (/roʊməni/), hoặc ngôn ngữ Gypsy (tiếng Digan: ćhib romani) là một số ngôn ngữ của người Digan, thuộc ngữ chi Ấn-Arya trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Tiếng Digan · Xem thêm »

Trại hành quyết

trại hành quyết Auschwitz Trại hành quyết, hay Trại hủy diệt, Trại tử thần là tên gọi chỉ về những trại được Đức Quốc xã thiết lập trong thời kỳ cầm quyền của mình (trong giai đoạn 1942 đến 1945) để thực hiện việc hành quyết các tù nhân, các lực lượng đối lập bị bắt và đặc biệt là thực hiện việc tiêu diệt người Do Thái.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại hành quyết · Xem thêm »

Trại hủy diệt Chełmno

Trại hủy diệt Chelmno (tiếng Đức: Vernichtungslager Kulmhof) được xây dựng trong thế chiến II, là một trại hủy diệt của Đức Quốc xã nằm 50 km (31 dặm) về phía bắc của thành phố Łódź, gần làng Ba Lan Chelmno nad Nerem (tiếng Đức: Kulmhof an der Nehr).

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại hủy diệt Chełmno · Xem thêm »

Trại hủy diệt Sobibór

Sobibór (or Sobibor) là một trại hủy diệt của Đức Quốc xã nằm ở vùng ngoại ô của làng Sobibor ở vùng lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng  của General Government trong Thế chiến II.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại hủy diệt Sobibór · Xem thêm »

Trại hủy diệt Treblinka

Treblinka là một trại hủy diệt do Đức Quốc xã dựng lên trên vùng lãnh thổ Ba Lan chiếm đóng trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại hủy diệt Treblinka · Xem thêm »

Trại tập trung

Các tù nhân trại tập trung Buchenwald còn sống sót khi được giải thoát Trại tập trung là một khu khá lớn được rào lại và dùng làm chỗ giam giữ hay cai quản một số đông người.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại tập trung · Xem thêm »

Trại tập trung của Đức Quốc xã

Đức Quốc xã đã duy trì các trại tập trung (Konzentrationslager,, KZ hoặc KL) trên toàn lãnh thổ mà họ kiểm soát trước và trong Thế chiến II.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại tập trung của Đức Quốc xã · Xem thêm »

Trại tập trung Majdanek

Majdanek hoặc KL Lublin là một trại hủy diệt của phát xít Đức được thiết lập ở vùng ngoại ô của thành phố Lublin trong Đức trong Ba Lan bị Đức chiếm đóng trong thế chiến II.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trại tập trung Majdanek · Xem thêm »

Trzebinia

Trzebinia là một thị trấn thuộc huyện Chrzanowski, tỉnh Małopolskie ở nam Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Trzebinia · Xem thêm »

Viktor Frankl

Viktor Emil Frankl (26 tháng 3 năm 1905 - ngày 2 tháng 9 năm 1997) là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Viktor Frankl · Xem thêm »

Vologda

Vologda (tiếng Nga: Вологда), là một thành phố của Nga thành lập năm 1147.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Vologda · Xem thêm »

Warszawa

Warszawa (phiên âm tiếng Việt: Vác-xa-va hoặc Vác-sa-va, một số sách báo tiếng Việt ghi là Vacsava; tên đầy đủ: Thủ đô Warszawa, tiếng Ba Lan: Miasto Stołeczne Warszawa) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Warszawa · Xem thêm »

Willem-Alexander của Hà Lan

Willem-Alexander (Willem-Alexander Claus George Ferdinand; sinh ngày 27 tháng 4 năm 1967) là vua của Hà Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Willem-Alexander của Hà Lan · Xem thêm »

Winston Churchill

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Winston Churchill · Xem thêm »

Wodzisław Śląski

Wodzisław Śląski là một thị trấn thuộc huyện Wodzisławski, tỉnh Śląskie ở nam Ba Lan.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Wodzisław Śląski · Xem thêm »

Xe hơi ngạt

quote.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Xe hơi ngạt · Xem thêm »

Yad Vashem

right Yad Vashem (יד ושם - Yad Vashem) là một khu tưởng niệm ở Jerusalem.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Yad Vashem · Xem thêm »

Zyklon B

Zyklon B nhãn hiệu từ trại tập trung Dachau Zyklon B (phát âm tiếng Đức,hay được dịch là Cylone B) là tên thương mại của một loại thuốc trừ sâu Xyanua dựa trên phát minh của người Đức năm 1920.Thành phần của nó bao gồm axit Hidro xyanua(HCN) - một chất độc được cảnh báo là gây kích thích mắt và được hấp thu bởi một loại đá diatomite.Là một sản phẩm rất nổi tiếng đã được phát xít Đức sử dụng trong thảm họa diệt chủng Holocaust giết chết hàng triệu người trong các buồng khí ngạt tại Auschwitz-Birkenau, Majdanek và nhiều trại tập trung khác.

Mới!!: Trại tập trung Auschwitz và Zyklon B · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Auschwitz, Auschwitz II Birkenau, Auschwitz II-Birkenau, Auschwitz-Birkenau, Trại hủy diệt Auschwitz.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »