Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Nishapur

Mục lục Nishapur

Nishapur hay Nishabur (نیشابور,نيسابور, La Mã hoá là Nīshāpūr, Nīshābūr, và Neyshābūr từ tiếng Ba Tư trung cổ: "Thành phố mới của Shapur" hoặc "Perfect built of Shapur"), là một thành phố thuộc tỉnh Khorasan, thủ phủ của huyện Nishapur và từng là thủ phủ tỉnh Khorasan, ở phía đông bắc Iran, toạ lạc trên một thung lũng màu mỡ ở chân núi Binalud.

20 quan hệ: Đế quốc Sasanian, Bagdad, Basra, Bukhara, Damascus, Herat, Ibn Battuta, Iran, Kairouan, Khiva, Mông Cổ xâm lược Khwarezmia, Ngọc lam, Nhà Abbas, Nhà Omeyyad, Razavi Khorasan (tỉnh), Samarkand, Shapur I, Tỉnh (Iran), Thế kỷ 3, 1931.

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Nishapur và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Nishapur và Bagdad · Xem thêm »

Basra

Basra, cũng được viết là Basrah (البصرة; BGN: Al Başrah) là thành phố thủ phủ của tỉnh Basra, Iraq, nằm bên bờ sông Shatt al-Arab ở miền nam Iraq giữa Kuwait và Iran.

Mới!!: Nishapur và Basra · Xem thêm »

Bukhara

Bukhara là thành phố thủ phủ của tỉnh Bukhara thuộc Uzbekistan.

Mới!!: Nishapur và Bukhara · Xem thêm »

Damascus

Damascus (theo tiếng Latinh, دمشق Dimashq, Δαμασκός, phiên âm tiếng Việt: Đa-mát theo tiếng Pháp Damas, còn gọi là Đa-ma-cút theo tiếng Anh: Damascus) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria.

Mới!!: Nishapur và Damascus · Xem thêm »

Herat

Herāt (/hɛˈrɑːt/; Pashto / tiếng Ba Tư: هرات‎) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Herat ở Afghanistan.

Mới!!: Nishapur và Herat · Xem thêm »

Ibn Battuta

Ibn Battuta (25 tháng 2 năm 1304 – 1368 hoặc 1369) (Tên đầy đủ: Abu Abdullah Muhammad Ibn Abdullah Al Lawati Al Tanji Ibn Battuta أبو عبد الله محمد ابن عبد الله اللواتي الطنجي بن بطوطة) là học giả và nhà du hành người Maroc, ông nổi tiếng với các chuyến hành trình và thám hiểm gọi là Rihla (Voyage).

Mới!!: Nishapur và Ibn Battuta · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Nishapur và Iran · Xem thêm »

Kairouan

Kairouan (القيروان, còn gọi là al-Qayrawan), còn được gọi là Kirwan hoặc al-Qayrawan, là thủ phủ vùng thủ hiến Kairouan của Tunisia.

Mới!!: Nishapur và Kairouan · Xem thêm »

Khiva

Khiva (Xiva / Хива; خیوه / Khiveh; Хива; các tên lịch sử hoặc tên thay thế: Khorasam, Khoresm, Khwarezm, Khwarizm, Khwarazm, Chorezm, và خوارزم) là một thành phố xấp xỉ 50.000 dân thuộc tỉnh Xorazm, Uzbekistan.

Mới!!: Nishapur và Khiva · Xem thêm »

Mông Cổ xâm lược Khwarezmia

Cuộc xâm lược Khwarezmia bắt đầu từ 1219 đến 1221 đánh dấu điểm khởi đầu của quá trình người Mông Cổ chinh phục các nhà nước Hồi giáo.

Mới!!: Nishapur và Mông Cổ xâm lược Khwarezmia · Xem thêm »

Ngọc lam

Ngọc lam là một khoáng chất phốt phát ngậm nước của nhôm và đồng, có công thức hóa học là CuAl6(PO4)4(OH)8.5H2O, có màu từ xanh nước biển ngả sang xanh lá cây, không trong suốt.

Mới!!: Nishapur và Ngọc lam · Xem thêm »

Nhà Abbas

Nhà Abbas (الخلافة العباسية / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập.

Mới!!: Nishapur và Nhà Abbas · Xem thêm »

Nhà Omeyyad

Nhà Omeyyad (cũng được viết là Nhà Umayyad) là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua Hồi) cai trị.

Mới!!: Nishapur và Nhà Omeyyad · Xem thêm »

Razavi Khorasan (tỉnh)

Tỉnh Razavi Khorasan (tiếng Ba Tư: استان خراسان رضوی, Ostān-e Khorāsān-e Razavi) là một tỉnh nằm ở đông bắc Iran.

Mới!!: Nishapur và Razavi Khorasan (tỉnh) · Xem thêm »

Samarkand

Samarkand (Samarqand; Самарқанд; سمرقند; Самарканд) là thành phố lớn thứ hai của Uzbekistan và là thủ phủ của tỉnh Samarqand, cách thủ đô Tashkent khoảng 350 km.

Mới!!: Nishapur và Samarkand · Xem thêm »

Shapur I

Shapur I là vị hoàng đế Sassanid thứ nhì của Đế quốc Ba Tư thứ nhì.

Mới!!: Nishapur và Shapur I · Xem thêm »

Tỉnh (Iran)

Tỉnh (استا: ostān) là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Iran.

Mới!!: Nishapur và Tỉnh (Iran) · Xem thêm »

Thế kỷ 3

Thế kỷ 3 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 201 đến hết năm 300, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Nishapur và Thế kỷ 3 · Xem thêm »

1931

1931 (số La Mã: MCMXXXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Nishapur và 1931 · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »