Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Giê-su

Mục lục Giê-su

Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo.

103 quan hệ: A-la-hán, Augustus, Đế quốc La Mã, Đền thờ Jerusalem, Đức tin Kitô giáo, Ba Ngôi, Bài giảng trên núi, Bính âm Hán ngữ, Bạc, Bữa ăn tối cuối cùng (Leonardo da Vinci), Bồ Tát, Bethlehem, C. S. Lewis, Các Mối phúc, Công Nguyên, Cứu rỗi, Cựu Ước, Chính thống giáo Đông phương, Chúa Thánh Linh, Chủ nghĩa vô chính phủ, Chữ Hán, Chữ Hán giản thể, Chữ Hán phồn thể, Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước, David, Dụ ngôn Đứa con hoang đàng, Dụ ngôn Người Samaria nhân lành, Do Thái giáo, Elizabeth, Galilea, Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hoàng Êusêbiô, Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Giêrônimô, Gioan Baotixita, Giuđa Ítcariốt, Hồi giáo, Herodes Cả, Isaac Newton, Israel, Jacob, Jerusalem, Jesus, vua dân Do Thái, Judea, Kōtoku Shūsui, Kinh Thánh, Kitô giáo, Kitô hữu, Lễ Phục Sinh, Lễ Vượt Qua, ..., Maria, Maria Madalena, Mặt Trăng, Messiah, Moses, Mười hai sứ đồ, Nazareth, Nga Sơn Thiều Thạc, Ngũ Thư, Ngôn sứ, Nghịch lý, Người Do Thái, Pharisêu, Phúc Âm Gioan, Phúc Âm Luca, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Nhất Lãm, Phật giáo, Phiên âm Hán-Việt, Phongxiô Philatô, Quốc giáo, Ravenna, Sách Công vụ Tông đồ, Sách Phúc Âm, Sứ đồ Phaolô, Sự kiện đóng đinh Giêsu, Sự phục sinh của Chúa Giêsu, Tào Động tông, Tái sinh, Tân Ước, Tín điều Nicea, Tông đồ, Tịnh độ tông, Tội lỗi, Tenzin Gyatso, Thanh tẩy, Thánh Giuse, Thánh Phêrô, Thế kỷ 1, Theodosius I, Thiên đàng, Thiên Chúa, Thiên sứ, Tiếng Anh, Tiếng Aram, Tiếng Hebrew, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Latinh, Trinh tiết, Vàng, Văn hóa Hy Lạp, Vườn Gethsemani. Mở rộng chỉ mục (53 hơn) »

A-la-hán

Bộ tượng La hán bằng đá trên đỉnh núi Cấm (An Giang) A-la-hán (Chữ Hán phồn thể 阿羅漢; sa. arhat, arhant; pi. arahat, arahant; bo. dgra com pa); dịch nghĩa Sát Tặc (殺賊), là "người xứng đáng" hoặc là "người hoàn hảo" theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.

Mới!!: Giê-su và A-la-hán · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Giê-su và Augustus · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Giê-su và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đền thờ Jerusalem

Mô hình Đền thờ cũ của vua Solomon Đền thờ Jerusalem hay còn gọi là Đền Thánh tọa lạc trên một ngọn núi bên trong thành phố cổ Jerusalem.

Mới!!: Giê-su và Đền thờ Jerusalem · Xem thêm »

Đức tin Kitô giáo

Đức tin Cơ Đốc hoặc Đức tin trong Kitô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Kitô, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Kitô giáo.

Mới!!: Giê-su và Đức tin Kitô giáo · Xem thêm »

Ba Ngôi

date.

Mới!!: Giê-su và Ba Ngôi · Xem thêm »

Bài giảng trên núi

''Bài giảng trên núi'' vẽ bởi Carl Heinrich Bloch Bài giảng trên núi, theo Phúc âm Matthew, là bài thuyết giáo được Chúa Giêsu giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi vào khoảng năm 30 CN (Mt 5:1; 7:28).

Mới!!: Giê-su và Bài giảng trên núi · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Giê-su và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bạc

Bạc là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag và số hiệu nguyên tử bằng 47.

Mới!!: Giê-su và Bạc · Xem thêm »

Bữa ăn tối cuối cùng (Leonardo da Vinci)

Bữa ăn tối cuối cùng (tiếng Ý: Il Cenacolo hay L'Ultima Cena) là bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci.

Mới!!: Giê-su và Bữa ăn tối cuối cùng (Leonardo da Vinci) · Xem thêm »

Bồ Tát

Tượng bồ tát bằng đá theo phong cách nghệ thuật Chăm. Bồ Tát (菩薩) là lối viết tắt của Bồ-đề-tát-đóa (zh. 菩提薩埵, sa. bodhisattva), cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang Hán-Việt, dịch ý là Giác hữu tình (zh. 覺有情), hoặc Đại sĩ (zh. 大士).

Mới!!: Giê-su và Bồ Tát · Xem thêm »

Bethlehem

Bethlehem (tiếng Ả Rập: بيت لحم,, nghĩa đen: "Nhà thịt cừu non"; tiếng Hy Lạp: Βηθλεέμ Bethleém; בית לחם, Beit Lehem, nghĩa đen: "Nhà bánh mì"; tiếng Việt còn gọi là Bêlem từ tiếng Bồ Đào Nha: Belém) là một thành phố của Palestine ở miền trung Bờ Tây, phía nam thành phố Jerusalem khoảng 10 km.

Mới!!: Giê-su và Bethlehem · Xem thêm »

C. S. Lewis

Clive Staples Lewis (29 tháng 11 năm 1898 – 22 tháng 11 năm 1963), được biết đến chủ yếu với tên C. S. Lewis, gia đình và bạn bè thường gọi là "Jack", là một tiểu thuyết gia, thi sĩ, nhà hàn lâm, nhà Trung Cổ học, nhà phê bình văn học, nhà luận văn, nhà thần học giáo dân và nhà biện hộ học Kitô giáo sinh ở Belfast, Ireland.

Mới!!: Giê-su và C. S. Lewis · Xem thêm »

Các Mối phúc

Các Mối Phúc (Beatitudes) hay Tám Mối Phúc thật là phần trọng tâm, được biết đến nhiều nhất và yêu thích nhất của Bài giảng trên núi, được ký thuật trong các sách Phúc âm Matthew và Phúc âm Luca.

Mới!!: Giê-su và Các Mối phúc · Xem thêm »

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mới!!: Giê-su và Công Nguyên · Xem thêm »

Cứu rỗi

Cứu rỗi, trong Kitô giáo, là giải cứu một linh hồn ra khỏi tội lỗi và hậu quả của nó.

Mới!!: Giê-su và Cứu rỗi · Xem thêm »

Cựu Ước

Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo.

Mới!!: Giê-su và Cựu Ước · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Giê-su và Chính thống giáo Đông phương · Xem thêm »

Chúa Thánh Linh

Miêu tả Chúa Thánh Linh trong hình chim bồ câu, kính màu tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Chúa Thánh Linh, còn gọi là Chúa Thánh Thần, là ngôi thứ ba trong Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Linh: Cả ba thân vị đều là Thiên Chúa, theo niềm tin của đại đa số các tín hữu Cơ Đốc giáo.

Mới!!: Giê-su và Chúa Thánh Linh · Xem thêm »

Chủ nghĩa vô chính phủ

Chủ nghĩa vô chính phủ, còn gọi là chủ nghĩa vô trị, là một hệ tư tưởng triết học chính trị bao trùm các học thuyết và thái độ ủng hộ việc loại bỏ tất cả các chính quyền cưỡng ép,*Errico Malatesta, "", MAN!.

Mới!!: Giê-su và Chủ nghĩa vô chính phủ · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Giê-su và Chữ Hán · Xem thêm »

Chữ Hán giản thể

Giản thể tự hay Giản thể Trung văn (giản thể: 简体中文 hay 简体字; chính thể: 簡體中文 hay 簡體字; bính âm: jiǎntǐzhōngwén) là một trong hai cách viết tiêu chuẩn của chữ Hán hiện nay.

Mới!!: Giê-su và Chữ Hán giản thể · Xem thêm »

Chữ Hán phồn thể

Chữ Hán phồn thể 繁體漢字 hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung.

Mới!!: Giê-su và Chữ Hán phồn thể · Xem thêm »

Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước

Bốn sách Phúc âm trong Tân Ước là nguồn tư liệu chính cho câu chuyện kể của tín hữu Cơ Đốc về cuộc đời Chúa Giê-su.

Mới!!: Giê-su và Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước · Xem thêm »

David

David (~1040 TCN - 970 TCN;, داود; ܕܘܝܕ Dawid, "người được yêu quý") là vị vua thứ hai của Vương quốc Israel thống nhất.

Mới!!: Giê-su và David · Xem thêm »

Dụ ngôn Đứa con hoang đàng

''Đứa con hoang đàng'', tranh của Max Slevogt Đứa con hoang đàng (hoặc Người con trai hoang đàng) hoặc là một trong những dụ ngôn của Chúa Giêsu, được ký thuật trong Phúc âm Lu-ca 15: 11-32.

Mới!!: Giê-su và Dụ ngôn Đứa con hoang đàng · Xem thêm »

Dụ ngôn Người Samaria nhân lành

Người Sa-ma-ri nhân lành hay Người Samari nhân đức là một dụ ngôn được Lu-ca ghi lại trong sách Phúc âm mang tên ông.

Mới!!: Giê-su và Dụ ngôn Người Samaria nhân lành · Xem thêm »

Do Thái giáo

Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, YehudahShaye J.D. Cohen 1999 The Beginnings of Jewishness: Boundaries, Varieties, Uncertainties, Berkeley: University of California Press; p. 7, "Judah" theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp) là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah (là một phần của Kinh Tanakh hay Kinh Thánh Hebrew), gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái, như đã được diễn giải trong Kinh Talmud và các sách khác.

Mới!!: Giê-su và Do Thái giáo · Xem thêm »

Elizabeth

Elizabeth hoặc Elisabeth là cách chuyển âm một tên gọi của nữ giới từ chữ Ἐλισάβετ, Elisabet trong tiếng Hy Lạp.

Mới!!: Giê-su và Elizabeth · Xem thêm »

Galilea

Galilea (tiếng Do Thái: הגליל ha-Galil, tiếng Ả Rập: الجليل al-Jaleel), là vùng đất thuộc phía bắc Israel.

Mới!!: Giê-su và Galilea · Xem thêm »

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Mới!!: Giê-su và Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Giáo hoàng Êusêbiô

Êusêbiô (Latinh:Eusebius) có nguồn gốc từ từ tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος "pious", từ eu (εὖ) "tốt" và sebein (σέβειν) "để tôn trọng" là Giáo hoàng thứ 31 của giáo hội công giáo.

Mới!!: Giê-su và Giáo hoàng Êusêbiô · Xem thêm »

Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Gioan Phaolô II (hay Gioan Phaolô Đệ Nhị, Latinh: Ioannes Paulus II; tên sinh; 18 tháng 5 năm 1920 – 2 tháng 4 năm 2005) là vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo hội Công giáo Rôma và là người lãnh đạo tối cao của Vatican kể từ ngày 16 tháng 10 năm 1978.

Mới!!: Giê-su và Giáo hoàng Gioan Phaolô II · Xem thêm »

Giêrônimô

Thánh Giêrônimô (khoảng 347 tại Stridon, Nam Tư – 30 tháng 9 năm 420 tại Bethlehem; tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος Ἱερώνυμος), cũng được gọi là Thánh Giêrôm (Hierom) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh.

Mới!!: Giê-su và Giêrônimô · Xem thêm »

Gioan Baotixita

Gioan Baotixita (hoặc Gioan Tẩy Giả, Gioan Tiền Hô, Giăng Báp-tít, tiếng Do Thái: יוחנן המטביל, Yoḥanan ha-mmaṭbil, tiếng Ả Rập: يوحنا المعمدان Yūhannā Al-ma ʿ Madan, tiếng Aramaic hay tiếng Syriac: ܝܘܚܢܢ ܡܥܡܕܢܐ Yoḥanan Mamdana, Յովհաննէս Մկրտիչ Yovhannēs Mkrtičʿ, Ὁ Ἅγιος/Τίμιος Ἐνδοξος, Προφήτης, Πρόδρομος, καὶΒαπτιστής Ἰωάννης Ho Hágios/Tímios Endoxos, Prophḗtēs, Pródromos, kaì Baptistḗs Ioánnes)Lang Bernhard (2009) International Review of Biblical Studies Brill Academic Pub ISBN 9004172548 Tr.

Mới!!: Giê-su và Gioan Baotixita · Xem thêm »

Giuđa Ítcariốt

Giuđa (bên phải) rời khỏi bữa ăn tối, theo tranh của Carl Bloch vẽ cuối thế kỷ 19. Giuđa Ítcariốt (Judas Iscariot, יהודה איש־קריות, Yehudah,, chết năm 30-33 sau Công Nguyên) theo Tân Ước,là một trong mười hai tông đồ đầu tiên của Giêsu, và con trai của Simon.

Mới!!: Giê-su và Giuđa Ítcariốt · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Giê-su và Hồi giáo · Xem thêm »

Herodes Cả

Chân dung của Herodes Cả Herodes Cả (tiếng Hebrew: הוֹרְדוֹס; tiếng Hy Lạp: ἡρῴδης, Herodes), hay Herodes I, Hêrôđê Cả (74/73 TCN - 4 TCN/1SCN), cũng xuất hiện trong một số văn bản tiếng Việt là "Hêrôđê Đại đế" hoặc "Hêrôđê Đại vương", là vị vua được Đế chế La Mã cắt đặt cai trị tỉnh Iudaea hay Giuđêa (nay là vùng đất tranh chấp giữa Israel và Palestine), từ năm 37 TCN đến năm 4 TCN.

Mới!!: Giê-su và Herodes Cả · Xem thêm »

Isaac Newton

Isaac Newton Jr. là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.

Mới!!: Giê-su và Isaac Newton · Xem thêm »

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Mới!!: Giê-su và Israel · Xem thêm »

Jacob

Jacob và Rachel, tranh của William Dyce Jacob (phiên âm Việt: Gia-cóp, Gia-cốp; Yaakov.ogg, Tiêu chuẩn, Tiberian; Bản Bảy Mươi Ἰακώβ; ܝܥܩܘܒ Yah'qub; يَعْقُوب), về sau còn được gọi là Israel (Ít-ra-en, I-sơ-ra-ên, יִשְׂרָאֵל, Tiêu chuẩn, Tiberian; Bản Bảy Mươi Ἰσραήλ; ܝܤܪܝܠ Is'rayil; إِسْرَائِيل), được mô tả trong Kinh Thánh Hebrew, Kinh Talmud của người Do Thái, Kinh Cựu Ước của Kitô giáo và Kinh Qur'an của Hồi giáo là vị tổ phụ thứ ba của dân Israel, người được Thiên Chúa thực hiện một giao ước.

Mới!!: Giê-su và Jacob · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Giê-su và Jerusalem · Xem thêm »

Jesus, vua dân Do Thái

Một Thập tự giá của Công giáo La Mã với tấm bản, Núi Adams, Cincinnati INRI là những ký tự viết tắt cho câu viết Iēsus Nazarēnus, Rēx Iūdaeōrum, nghĩa là: "Giê-su người Nazareth, Vua dân Do Thái".

Mới!!: Giê-su và Jesus, vua dân Do Thái · Xem thêm »

Judea

Judea, còn gọi Giuđê hoặc Do Thái, là tên của phần phía nam miền núi của đất Israel, khoảng tương ứng với phía nam Bờ Tây.

Mới!!: Giê-su và Judea · Xem thêm »

Kōtoku Shūsui

, (5 tháng 11 năm 1871 – 24 tháng 1 năm 1911) còn được biết phổ biến hơn với cái tên nom de plume là người Nhật.

Mới!!: Giê-su và Kōtoku Shūsui · Xem thêm »

Kinh Thánh

Bản Kinh Thánh viết tay tiếng La Tinh, được trưng bày ở Tu viện Malmesbury, Wiltshire, Anh. Quyển Kinh Thánh này được viết tại Bỉ vào năm 1407 CN, dùng để xướng đọc trong tu viện. Kinh Thánh (hoặc Thánh Kinh; từ gốc tiếng Hy Lạp: τὰ βιβλία, tà biblía, "quyển sách") là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng của nhiều niềm tin khác nhau, nhưng thường là từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.

Mới!!: Giê-su và Kinh Thánh · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Giê-su và Kitô giáo · Xem thêm »

Kitô hữu

Kitô hữu hay Cơ Đốc nhân, tín hữu Cơ Đốc (hay) là người theo niềm tin giáo lý của Ki Tô Giáo, một tôn giáo thuộc Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, với đức tin rằng Chúa Giê-su Ki-tô (Giê-xu Cơ Đốc) với niềm xác tín rằng Chúa Giê-xu là Con Thiên Chúa, ngài sống cuộc đời trọn vẹn, không hề phạm tội và đầy dẫy tình yêu thương.

Mới!!: Giê-su và Kitô hữu · Xem thêm »

Lễ Phục Sinh

Tranh "Victory over the Grave" (Chiến thắng sự chết), của Bernhard Plockhorst, thế kỷ 19 Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo.

Mới!!: Giê-su và Lễ Phục Sinh · Xem thêm »

Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua hay lễ Quá Hải (tiếng Anh: Pass Over) là lễ quan trọng nhất của người Do Thái, kéo dài một tuần.

Mới!!: Giê-su và Lễ Vượt Qua · Xem thêm »

Maria

Maria (từ tiếng Latinh; Miriam), thường còn được gọi là Đức Mẹ hay bà Mary (xem thêm), là một phụ nữ người Do Thái quê ở Nazareth, thuộc xứ Galilea, sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ I TCN đến đầu thế kỷ I CN.

Mới!!: Giê-su và Maria · Xem thêm »

Maria Madalena

Maria Mađalêna (tiếng Hy Lạp: Μαρία ἡ Μαγδαληνή) hay Maria Mácđala (tiếng Anh: Mary Magdalene, Mary of Magdala), cũng gọi là Bà Mađalêna, phiên âm Hán Việt: Mai Đệ Liên, được cả Tân Ước quy điển và Tân Ước ngụy thư miêu tả là một người phụ nữ theo Chúa Giêsu.

Mới!!: Giê-su và Maria Madalena · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Giê-su và Mặt Trăng · Xem thêm »

Messiah

Samuel xức dầu cho David, Dura Europos, Syria, niên đại: Thế kỷ 3 CN. Messiah (tiếng Việt: Mê-si-a, dịch nghĩa là "người được xức dầu") được xem là một vị cứu tinh đến giải phóng một nhóm người, phổ biến nhất trong các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Giê-su và Messiah · Xem thêm »

Moses

Moses, tranh của José de Ribera (1638) Moses (tiếng Latin: Moyses,; Greek: Mωυσής; Arabic: موسىٰ,; Ge'ez: ሙሴ, Musse), trong tiếng Việt là Mô-sê hoặc Môi-se, là lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia.

Mới!!: Giê-su và Moses · Xem thêm »

Mười hai sứ đồ

Mười hai Sứ đồ (Hi văn "απόστολος" apostolos, có nghĩa là "người được sai phái", "sứ giả"), còn được gọi là Mười hai Tông đồ hoặc Mười hai Thánh Tông đồ, là những người Do Thái xứ Galilee (10 vị có tên bằng tiếng Aram, 4 vị có tên bằng tiếng Hy Lạp) được tuyển chọn trong số các môn đệ, rồi được Chúa Giê-su sai đi rao giảng Phúc âm cho người Do Thái và các dân tộc khác.

Mới!!: Giê-su và Mười hai sứ đồ · Xem thêm »

Nazareth

Nazareth (נָצְרַת, Natzrat hoặc Natzeret; الناصرة an-Nāṣira or an-Naseriyye) là thủ phủ và thành phố lớn nhất vùng phía bắc Israel, được gọi là thủ đô Ả rập của Israel vì dân số phần lớn là công dân Israel gốc Ả rập.

Mới!!: Giê-su và Nazareth · Xem thêm »

Nga Sơn Thiều Thạc

Nga Sơn Thiều Thạc (zh. 峨山韶碩, ja. gasan jōseki), 1275-1365, là một vị Thiền sư Nhật Bản lỗi lạc thứ ba của tông Tào Động (ja. sōtō-shū) sau hai vị Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen) và Oánh Sơn Thiệu Cẩn (ja. keizan jōkin).

Mới!!: Giê-su và Nga Sơn Thiều Thạc · Xem thêm »

Ngũ Thư

Ngũ Thư là năm quyển sách đầu tiên trong Kinh Thánh Hebrew, bao gồm: Sách Sáng thế, Sách Xuất hành, Sách Lêvi, Sách Dân số và Sách Đệ nhị luật.

Mới!!: Giê-su và Ngũ Thư · Xem thêm »

Ngôn sứ

''Môi miệng ngôn sứ Isaiah được xức lửa'' để loan báo sấm ngôn linh ứng, tranh của Benjamin West. Trong tôn giáo, ngôn sứ hay nhà tiên tri là người được cho là tiếp xúc với thần linh hoặc các lực lượng siêu nhiên, và là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của thần linh cho mọi người.

Mới!!: Giê-su và Ngôn sứ · Xem thêm »

Nghịch lý

Nghịch lý là một khẳng định có vẻ như mâu thuẫn với chính nó, nhưng có thể đúng (hoặc đồng thời có thể sai).

Mới!!: Giê-su và Nghịch lý · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Giê-su và Người Do Thái · Xem thêm »

Pharisêu

Pharisêu, ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử Do Thái, họ là nhóm người quy tụ thành một đảng phái chính trị, hoặc một phong trào xã hội, hoặc một trường phái tư tưởng.

Mới!!: Giê-su và Pharisêu · Xem thêm »

Phúc Âm Gioan

Phúc âm Gioan (tiếng Hy Lạp: Κατά Ιωαννην Kata Iōannēn, nghĩa là "Theo Thánh John" (Giăng)) là sách phúc âm thứ tư trong Tân Ước và truyền thống cho rằng, sách được viết bởi tông đồ Gioan.

Mới!!: Giê-su và Phúc Âm Gioan · Xem thêm »

Phúc Âm Luca

Phúc âm Luca là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về sự giáng sinh, cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-su.

Mới!!: Giê-su và Phúc Âm Luca · Xem thêm »

Phúc Âm Máccô

Phúc âm Máccô là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-xu.

Mới!!: Giê-su và Phúc Âm Máccô · Xem thêm »

Phúc Âm Mátthêu

Phúc âm Mátthêu là một trong bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về cuộc đời, sự chết và sự Phục sinh của Chúa Giê-xu.

Mới!!: Giê-su và Phúc Âm Mátthêu · Xem thêm »

Phúc Âm Nhất Lãm

Hơn 3/4 nội dung của Mark được tìm thấy trong Matthew, và phần lớn Mark cũng tương tự như trong Luke. Ngoài ra, Matthew và Luke có cùng một tài liệu mà không có trong Mark. Phúc âm Nhất lãm (hay Phúc âm Đồng quan) là thuật ngữ để chỉ nhóm ba sách phúc âm: Mátthêu, Máccô và Luca của Tân Ước vì chúng có những chi tiết hay quan điểm chung giống nhau.

Mới!!: Giê-su và Phúc Âm Nhất Lãm · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Giê-su và Phật giáo · Xem thêm »

Phiên âm Hán-Việt

Phiên âm Hán-Việt là cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt.

Mới!!: Giê-su và Phiên âm Hán-Việt · Xem thêm »

Phongxiô Philatô

Phongxiô Philatô hay Bôn-xơ Phi-lát (Pontius Pilatus; Πόντιος Πιλάτος, Pontios Pīlātos) là tổng trấn thứ năm của tỉnh La Mã Judaea từ năm 26 tới năm 36 sau Công nguyên dưới thời hoàng đế Tiberius, và nổi tiếng về phiên tòa xử Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, theo trình thuật của các Phúc Âm.

Mới!!: Giê-su và Phongxiô Philatô · Xem thêm »

Quốc giáo

Thế tục Quốc giáo (còn được gọi là một tôn giáo chính thức, hay tôn giáo quốc gia) là hệ thống tôn giáo hay tín ngưỡng chính thức của một quốc gia được nhà nước nước đó công nhận.

Mới!!: Giê-su và Quốc giáo · Xem thêm »

Ravenna

Ravenna là thành phố và comune của Ý.

Mới!!: Giê-su và Ravenna · Xem thêm »

Sách Công vụ Tông đồ

Tông đồ Công vụ hay Công vụ các Sứ đồ được xem là một trong những cuốn sách thánh của Kitô giáo.

Mới!!: Giê-su và Sách Công vụ Tông đồ · Xem thêm »

Sách Phúc Âm

Phúc Âm, còn được gọi là Tin Mừng (bởi Công giáo Rôma) hay Tin Lành (bởi các cộng đồng Kháng Cách), là tên gọi chung để chỉ bốn cuốn sách đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong Kinh Thánh Tân Ước, bao gồm: Phúc Âm Mátthêu, Phúc Âm Máccô, Phúc Âm Luca và Phúc Âm Gioan, trong đó các sách Phúc âm Mátthêu, Máccô và Luca được gọi là các Phúc Âm Nhất Lãm.

Mới!!: Giê-su và Sách Phúc Âm · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Giê-su và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Sự kiện đóng đinh Giêsu

Giêsu chịu đóng đinh'' (kh. 1632), tranh của Diego Velázquez. Bảo tàng Prado, Madrid Sự kiện đóng đinh Giêsu (còn gọi là cuộc đóng đinh của Giêsu, cuộc khổ hình của Giêsu, sự đóng đinh Giêsu trên thập tự giá) là sự kiện hành hình Giêsu xảy ra tại Judea vào thế kỷ thứ nhất, có lẽ vào khoảng năm 30–33 CN, được ghi lại trong bốn sách phúc âm, và được ghi nhận trong các nguồn tài liệu cổ đại khác.

Mới!!: Giê-su và Sự kiện đóng đinh Giêsu · Xem thêm »

Sự phục sinh của Chúa Giêsu

Sự phục sinh của Chúa Giêsu là đức tin trong Kitô giáo, rằng sau khi Giêsu chịu khổ nạn và chết, ông đã sống lại.

Mới!!: Giê-su và Sự phục sinh của Chúa Giêsu · Xem thêm »

Tào Động tông

Tào Động tông (zh. cáo-dòng-zōng 曹洞宗, ja. sōtō-shū) là một tông phái Thiền quan trọng tại Trung Quốc được hai vị Thiền sư sáng lập, là Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂).

Mới!!: Giê-su và Tào Động tông · Xem thêm »

Tái sinh

Tái sinh là thuật từ được dùng rộng rãi trong các trào lưu Nền tảng (Fundamental), Tin Lành (Evangelical) và Ngũ Tuần (Pentecostal) thuộc cộng đồng Kháng Cách (Protestant) của Cơ Đốc giáo, khi đề cập đến sự cứu rỗi, trải nghiệm tiếp nhận đức tin Cơ Đốc và sự sinh lại về phương diện tâm linh.

Mới!!: Giê-su và Tái sinh · Xem thêm »

Tân Ước

Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước).

Mới!!: Giê-su và Tân Ước · Xem thêm »

Tín điều Nicea

Tín điều Nicea hay Kinh tin kính Nicea (Tiếng Latinh: Symbolum Nicaenum) là kinh tuyên xưng đức tin của Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Giê-su và Tín điều Nicea · Xem thêm »

Tông đồ

Tông đồ có thể có các nghĩa.

Mới!!: Giê-su và Tông đồ · Xem thêm »

Tịnh độ tông

Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một pháp môn quyền khai của Phật giáo,trường phái này được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật.

Mới!!: Giê-su và Tịnh độ tông · Xem thêm »

Tội lỗi

Theo định nghĩa phổ biến nhất, tội lỗi là sự vi phạm luật lệ tôn giáo hay đạo đức.

Mới!!: Giê-su và Tội lỗi · Xem thêm »

Tenzin Gyatso

Đăng-châu Gia-mục-thố (tiếng Tạng: Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་; sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935) là tên của Đạt-lại Lạt-ma thứ 14, là nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng.

Mới!!: Giê-su và Tenzin Gyatso · Xem thêm »

Thanh tẩy

Thanh Tẩy (hay còn gọi là rửa tội hoặc báp têm phiên âm từ tiếng Pháp: baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (Cơ Đốc giáo), đạo Mandae, đạo Mormon, đạo Sikh và một số giáo phái của Do Thái giáo.

Mới!!: Giê-su và Thanh tẩy · Xem thêm »

Thánh Giuse

Thánh Giuse (hay Yuse từ tiếng Ý Giuseppe, từ tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy Lạp: Ἰωσήφ; từ tiếng Anh: Joseph,đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị thánh của Kitô giáo.

Mới!!: Giê-su và Thánh Giuse · Xem thêm »

Thánh Phêrô

Thánh Phêrô (Tiếng Hy Lạp: Πέτρος, Pétros "Đá", Kephas hoặc thỉnh thoảng là Cephas) là tông đồ trưởng trong số mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu.

Mới!!: Giê-su và Thánh Phêrô · Xem thêm »

Thế kỷ 1

Thế kỷ 1 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1 đến hết năm 100, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Giê-su và Thế kỷ 1 · Xem thêm »

Theodosius I

Flavius Theodosius Augustus (11 tháng 1 năm 347 – 17 tháng 1 năm 395), cũng được gọi là Theodosius I hay Theodosius Đại đế, là hoàng đế đầu tiên của Vương triều Theodosius (La Mã), trị vì từ năm 379 đến khi chết năm 395.

Mới!!: Giê-su và Theodosius I · Xem thêm »

Thiên đàng

Thiên đàng hay Thiên đường (chữ Hán 天堂; thiên: trời, tầng trời, cõi trời; đường hay đàng: cái nhà, cõi) là khái niệm về đời sau được tìm thấy trong nhiều tôn giáo và các tác phẩm triết học.

Mới!!: Giê-su và Thiên đàng · Xem thêm »

Thiên Chúa

Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, từ Brahma (Đại Ngã, Phạm Thiên) của Ấn Độ giáo, Waheguru của đạo Sikh, Jah của phong trào Rastafari cho đến Giavê của Do Thái giáo, Allah của Hồi giáo và Thiên Chúa ba ngôi của Cơ Đốc giáo.

Mới!!: Giê-su và Thiên Chúa · Xem thêm »

Thiên sứ

Chúa Giê-xu (El Greco, 1575). Thiên sứ, còn gọi là thiên thần (Chữ "thiên" nghĩa là trời còn chữ "thần" nghĩa là cái gì đó linh thiêng, gọp lại thành chữ có nghĩa là cái gì đó linh thiêng từ trời), là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo.

Mới!!: Giê-su và Thiên sứ · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Giê-su và Tiếng Anh · Xem thêm »

Tiếng Aram

Không có mô tả.

Mới!!: Giê-su và Tiếng Aram · Xem thêm »

Tiếng Hebrew

Tiếng Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru, hoặc Hy-bá-lai), cũng được gọi một cách đại khái là "tiếng Do Thái", là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.

Mới!!: Giê-su và Tiếng Hebrew · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Giê-su và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Mới!!: Giê-su và Tiếng Latinh · Xem thêm »

Trinh tiết

Màu trắng thường được xem là biểu hiện cho trinh tiết Trinh tiết theo là một khái niệm chỉ một người chưa từng quan hệ tình dục.

Mới!!: Giê-su và Trinh tiết · Xem thêm »

Vàng

Vàng là tên nguyên tố hoá học có ký hiệu Au (L. aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn.

Mới!!: Giê-su và Vàng · Xem thêm »

Văn hóa Hy Lạp

Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận Parthenon ở Athena Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp.

Mới!!: Giê-su và Văn hóa Hy Lạp · Xem thêm »

Vườn Gethsemani

Vườn Gethsemani hay Vườn Cây Dầu, Vườn Nhiệt (Tiếng Hy Lạp ΓεΘσημανἰ, Gethsēmani 'Tiếng Hê-brơ:גת שמנים, Tiếng Assyria ܓܕܣܡܢ, Gat Šmānê, đọc là Vườn Giệtsimani, nghĩa chính: "sự ép dầu") là một vườn dưới chân núi Olives ở Jerusalem, nổi tiếng vì là nơi Chúa Giêsu và các tông đồ đã cầu nguyện trong đêm trước khi Ngài bị bắt đem đi đóng đinh vào thập giá.

Mới!!: Giê-su và Vườn Gethsemani · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chúa Con, Chúa Giê su, Chúa Giê xu, Chúa Giê-Su, Chúa Giê-su, Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa Giê-xu, Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Kitô, Chúa Giêxu, Chúa Jesus, Chúa Jesus Christ, Chúa Jêsu, Chúa Jêsus, Chúa Ki-tô, Chúa Kitô, Cơ Đốc, Giê Su, Giê-Su, Giê-su Ki-tô, Giê-su ki-tô, Giê-xu, Giê-xu Cơ Đốc, Giê-xu Ki-tô, Giê-xu ki-tô, Giêsu, Giêsu Kitô, Giêsu kitô, Giêsu thành Nazareth, Giêxu, Giêxu Kitô, Giêxu kitô, Jesus, Jesus Christ, Jesus xứ Nazareth, Jêsu, Jêsus, Jêsus Christ, Yêsu, Đấng Cơ Đốc, Đấng Cứu Thế, Đấng cứu thế, Đấng trung gian, Đức Chúa Giê-su, Đức Chúa Giê-xu, Đức Chúa Giê-xu Cơ Đốc, Đức Giê-xu Cơ Đốc.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »