Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đường Xuyên Á

Mục lục Đường Xuyên Á

Bản đồ lộ trình các tuyến đường Xuyên Á Tuyền AH1 ở Nihonbashi Tokyo Nhật Bản Asian Highway 2 sign near Ratchaburi, Thailand Dự án Đường Xuyên Á (Asian Highway hay còn gọi là AH), là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á. Đây là một trong 3 dự án phát triển hạ tầng giao thông châu Á (Asian Land Transport Infrastructure Development - ALTID), được ESCAP công bố tại kỳ họp thứ 48 năm 1992, bao gồm Đường Xuyên Á (Asian Highway - Viết tắt là AH), Đường sắt xuyên Á (Trans-Asian Railway - TAR) và dự án tạo thuận lợi cho vận tải đường b.

110 quan hệ: Afghanistan, Agra, AH1, AH14, AH15, AH16, AH6, Aktau, Ankara, Armenia, Ashgabat, Azerbaijan, Đông Á, Đông Bắc Á, Đông Hà, Đông Nam Á, Đại Liên, Đồng Giang, Đường Cô, İzmir, Ấn Độ, Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc, Ürümqi, Banda Aceh, Bangladesh, Barhi, Barnaul, Bắc Á, Băng Cốc, Belarus, Bengaluru, Bhutan, Bulgaria, Busan, Campuchia, Cáp Nhĩ Tân, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chita, Zabaykalsky Krai, Denpasar, Dhule, Doğubeyazıt, Dushanbe, Gruzia, Gwalior, Hat Yai, Hàn Quốc, Hải Phòng, Herat, Indonesia, Iran, ..., Karachi, Kashgar, Kazakhstan, Kharagpur, Khuê Đồn, Kolkata, Kyrgyzstan, Lan Châu, Lào, Liên Hiệp Quốc, Liên Vân Cảng, Malaysia, Mandalay, Mary, Turkmenistan, Mông Cổ, Merzifon, Myanmar, Nakhon Ratchasima, Nepal, Nga, Nhật Bản, Novosibirsk, Omsk, Oudomxay, Pakistan, PDF, Peshawar, Phần Lan, Philippines, Quetta, Refahiye, Samara, Sihanoukville (thành phố), Singapore, Sri Lanka, Tajikistan, Tây An, Tây Nam Á, Tehran, Thành phố Chiang Rai, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng Hải, Tinh Hà, Tokyo, Trabzon, Trung Á, Trung Quốc, Turkmenistan, Udon Thani, Ukraina, Ulan-Ude, Ussuriysk, Uzbekistan, Viêng Chăn, Việt Nam, Vinh, Yekaterinburg, Yerevan, Zamboanga (thành phố). Mở rộng chỉ mục (60 hơn) »

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Đường Xuyên Á và Afghanistan · Xem thêm »

Agra

Agra (आगरा, اغره), (IPA) là một thành phố bên bờ sông Yamuna của Ấn Đ. Thành phố được sáng lập bởi vua Sikandar Lodi năm 1506.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Agra · Xem thêm »

AH1

AH1 là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ đến biên giới giữa Iran,Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria tây Istanbul.

Mới!!: Đường Xuyên Á và AH1 · Xem thêm »

AH14

AH14 hay đường Xuyên Á 14 là tuyến giao thông xuyên quốc gia ở châu Á, chạy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Myanma.

Mới!!: Đường Xuyên Á và AH14 · Xem thêm »

AH15

AH15 hay còn gọi là Đường Xuyên Á 15.Chạy qua 3 nước:Việt Nam,Lào và Thái Lan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và AH15 · Xem thêm »

AH16

Asian Highway 16 (AH16) hay còn gọi là Đường Xuyên Á 16 chạy từ Tak, Thái Lan đến Đông Hà, Việt Nam giao với AH1 và AH2 đến AH1 Sau khi AH1 lui từ Nam xuống Bắc sau khi vượt qua Campuchia.

Mới!!: Đường Xuyên Á và AH16 · Xem thêm »

AH6

120px Đường Xuyên Á 6 (AH6) là đường nằm trên Đường Xuyên Á. Nó chạy từ Busan, Hàn Quốc (trên) đến biên giới giữa Nga và Belarus.

Mới!!: Đường Xuyên Á và AH6 · Xem thêm »

Aktau

Aktau (Ақтау, Актау), tên cũ là Shevchenko (Шевченко, 1964–1991) là thành phố thủ phủ tỉnh Mangistau.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Aktau · Xem thêm »

Ankara

Ankara trước đây gọi là Ancyra (Ἄγκυρα) hoặc Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố lớn (büyük şehir) thứ hai của quốc gia này sau Istanbul.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ankara · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Armenia · Xem thêm »

Ashgabat

Ashgabat (Aşgabat,; ɐʂxɐˈbat) — từng có tên Poltoratsk (p) từ năm 1919 đến 1927, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Turkmenistan, nằm giữa hoang mạc Karakum và dãy núi Kopet Dag.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ashgabat · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Azerbaijan · Xem thêm »

Đông Á

Đại Đông Á, Đông Á hoặc đôi khi Viễn Đông là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đông Á · Xem thêm »

Đông Bắc Á

Map of Northeast Asia Đông Bắc Á là một khu vực Đại Đông Á.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đông Bắc Á · Xem thêm »

Đông Hà

Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đông Hà · Xem thêm »

Đông Nam Á

Đông Nam Á Tập tin:Southeast Asia (orthographic projection).svg| Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đông Nam Á · Xem thêm »

Đại Liên

Đại Liên (tiếng Nhật: Dairen; tiếng Nga: Далянь) là thành phố địa cấp thị hay thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đại Liên · Xem thêm »

Đồng Giang

Đồng Giang (chữ Hán giản thể: 同江市, âm Hán Việt: Đồng Giang thị) là một thị xã thuộc địa cấp thị Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đồng Giang · Xem thêm »

Đường Cô

Đường Cô (chữ Hán giản thể: 塘沽区, âm Hán Việt: Đường Cô khu) là một quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương Thiên Tân, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Đường Cô · Xem thêm »

İzmir

İzmir, còn được gọi là Smyrna, là thành phố đông dân thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, là thành phố cảng lớn thứ nhì sau Istanbul.

Mới!!: Đường Xuyên Á và İzmir · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ấn Độ · Xem thêm »

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc

Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc, viết tắt là UNESCAP hay ESCAP) (tên tiếng Anh: Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) là một tổ chức khu vực của Ban thư ký khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc. Ủy ban được thành lập năm 1947 (với tên lúc đó là Ủy ban Kinh tế châu Á và Viễn Đông Liên Hiệp Quốc, tên tiếng Anh là UN Economic Commission for Asia and the Far East) để khuyến khích hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Tên gọi đã được đổi như hiện nay vào năm 1974. Đây là một ủy ban khu vực dưới sự chỉ đạo hành chính của trụ sở Liên Hiệp Quốc. ESCAP có 52 quốc gia thành viên và 9 thành viên phụ, ủy ban báo cáo cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC). Ngoài các quốc gia tại châu Á và Thái Bình Dương ra, ủy ban này còn bao gồm cả Pháp, Hà Lan, Anh quốc và Hoa Kỳ. ESCAP có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan. Thư ký điều hành ESCAP nhiệm kỳ 2007-2014 là bà Noeleen Heyzer từ Singapore. Bà Heyzer là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo ESCAP, là một ủy ban lớn nhất trong 5 ủy ban khu vực của Liên Hiệp Quốc về mặt dân số và diện tích bao quát. Từ 2014 là Ms. Shamshad Akhtar từ Pakistan. Tiêu điểm khu vực của ESCAP quản lý sự toàn cầu hóa thông qua các chương trình về phát triển bền vững với môi trường, thương mại và nhân quyền.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Ürümqi

Urumchi hay Ürümqi (tiếng Anh; Ürümchi;, tiếng Việt: U-rum-xi hoặc Urumsi, Hán-Việt: Ô Lỗ Mộc Tề) là thủ phủ khu tự trị Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ürümqi · Xem thêm »

Banda Aceh

Banda Aceh là tỉnh lỵ và là thành phố lớn nhất của tỉnh Aceh, Indonesia, nằm ở đảo Sumatra, với độ cao 21m.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Banda Aceh · Xem thêm »

Bangladesh

Bangladesh (বাংলাদেশ,, nghĩa là "Đất nước Bengal", phiên âm tiếng Việt: Băng-la-đét), tên chính thức: Cộng hoà Nhân dân Bangladesh (tiếng Bengal: গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশ), là một quốc gia ở vùng Nam Á. Địa giới Bangladesh giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông nên gần như bị bao vây trừ một đoạn biên giới giáp với Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Bangladesh · Xem thêm »

Barhi

Barhi là một census town ở quận Hazaribagh ở bang Jharkhand, Ấn Đ. Thị trấn này nằm ở giao lộ của NH 2 (Grand Trunk Road) và NH 33.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Barhi · Xem thêm »

Barnaul

Barnaul (tiếng Nga: Барнаул) là một thành phố và trung tâm hành chính của Vùng Altai, Nga.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Barnaul · Xem thêm »

Bắc Á

Bắc Á là một tiểu khu vực ở châu Á bao gồm phần châu Á của Nga.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Bắc Á · Xem thêm »

Băng Cốc

Bangkok, hay Băng Cốc, (tiếng Thái: กรุงเทพมหานคร Krung Thep Maha Nakhon; phiên âm cũ: Vọng Các) là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Băng Cốc · Xem thêm »

Belarus

Belarus (Белару́сь, tr.,, tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya), chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Belarus · Xem thêm »

Bengaluru

Bengaluru (còn có tên Bangalore), là thủ phủ của bang Karnataka miền Nam Ấn Đ. Với dân số nội thành khoảng và dân số vùng đô thị chừng, đây là thành phố lớn thứ 3 và vùng kết tụ đô thị lớn thứ năm ở Ấn Đ. Nó tọa lạc ở Nam Ấn Độ và nằm trên cao nguyên Deccan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Bengaluru · Xem thêm »

Bhutan

Bhutan (phiên âm tiếng Việt: Bu-tan), tên chính thức là Vương quốc Bhutan (druk gyal khap), là một quốc gia nội lục tại miền đông Dãy Himalaya thuộc Nam Á. Bhutan có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và với Ấn Độ về phía nam, đông và tây.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Bhutan · Xem thêm »

Bulgaria

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng Việt: Bun-ga-ri), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Bulgaria · Xem thêm »

Busan

Quảng vực thị Busan (âm Hán Việt: Phủ Sơn), hay còn được gọi là Pusan là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, nằm ở phía Đông Nam của bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Busan · Xem thêm »

Campuchia

Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA:, tên chính thức: Vương quốc Campuchia, tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp Cambodge /kɑ̃bɔdʒ/), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Campuchia · Xem thêm »

Cáp Nhĩ Tân

Cáp Nhĩ Tân (Latin hóa tiếng Mãn Châu: Harbin; chữ Hán giản thể: 哈尔滨; chữ Hán phồn thể: 哈爾濱; bính âm: Hā'ěrbīn; Wade-Giles: Ha-erh-pin; âm Hán-Việt: Cáp Nhĩ Tân) là một địa cấp thị và thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang ở phía đông bắc Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Cáp Nhĩ Tân · Xem thêm »

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) – còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn – là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên · Xem thêm »

Chita, Zabaykalsky Krai

Chita (tiếng Nga: Чита) là một thành phố và trung tâm hành chính của Zabaykalsky Krai,thuộc vùng viễn đông của Nga.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Chita, Zabaykalsky Krai · Xem thêm »

Denpasar

Denpasar là thủ phủ của Bali, và thường là nơi du khách đặt chân đầu tiên khi đến đảo.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Denpasar · Xem thêm »

Dhule

Dhule là một thành phố và là nơi đặt hội đồng đô thị (municipal council) của quận Dhule thuộc bang Maharashtra, Ấn Đ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Dhule · Xem thêm »

Doğubeyazıt

Doğubeyazıt là một huyện thuộc tỉnh Ağri, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Doğubeyazıt · Xem thêm »

Dushanbe

Dushanbe (tiếng Tajik: Душанбе, Dushanbe; trước đây là Dyushambe hay Stalinabad), dân số 778.500 người (điều tra năm 2014), là thủ đô của Tajikistan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Dushanbe · Xem thêm »

Gruzia

Gruzia (საქართველო, chuyển tự Sakartvelo,, tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Gruzia · Xem thêm »

Gwalior

Gwalior là một thành phố và là nơi đặt hội đồng thành phố (municipal corporation) của quận Gwalior thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Đ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Gwalior · Xem thêm »

Hat Yai

Hat Yai (หาดใหญ่; cũng gọi Haad Yai) là thành phố phía nam Thái Lan, gần biên giới Malaysia.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Hat Yai · Xem thêm »

Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Hàn Quốc · Xem thêm »

Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc B. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Hải Phòng · Xem thêm »

Herat

Herāt (/hɛˈrɑːt/; Pashto / tiếng Ba Tư: هرات‎) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Herat ở Afghanistan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Herat · Xem thêm »

Indonesia

Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia) trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là nước Nam Dương, là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Indonesia · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Đường Xuyên Á và Iran · Xem thêm »

Karachi

Karachi (کراچی; ڪراچي; ALA-LC) là thành phố đông dân nhất Pakistan, nội ô thành phố đông dân nhất và khu đô thị thành phố đông dân thứ 6 trên thế giới.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Karachi · Xem thêm »

Kashgar

Địa khu Kashgar (tiếng Trung: 喀什地区, Hán-Việt: Khách Thập địa khu) là một địa khu thuộc Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Kashgar · Xem thêm »

Kazakhstan

Cộng hoà Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan) là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Kazakhstan · Xem thêm »

Kharagpur

Kharagpur là một thành phố và khu đô thị của quận Medinipur thuộc bang Tây Bengal, Ấn Đ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Kharagpur · Xem thêm »

Khuê Đồn

Khuê Đồn là một thành phố cấp huyện của Châu tự trị dân tộc Kazakh - Ili (Y Lê), khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Khuê Đồn · Xem thêm »

Kolkata

(Bengali: কলকাতা, nepali: कोलकाता), trước đây, trong các văn cảnh tiếng Anh,, là thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Đ. Thành phố tọa lạc ở phía Đông Ấn Độ bên bờ sông Hooghly.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Kolkata · Xem thêm »

Kyrgyzstan

Kyrgyzstan (phiên âm tiếng Việt: "Cư-rơ-gư-dơ-xtan" hoặc "Cư-rơ-gư-xtan"; tiếng Kyrgyz: Кыргызстан; tiếng Nga: Киргизия, tuỳ từng trường hợp còn được chuyển tự thành Kirgizia hay Kirghizia, đọc như "Ki-rơ-ghi-di-a") (đánh vần theo IPA), tên chính thức Cộng hoà Kyrgyzstan, là một quốc gia tại Trung Á. Nằm kín trong lục địa và nhiều đồi núi, nước này giáp biên giới với Kazakhstan ở phía bắc, Uzbekistan ở phía tây, Tajikistan ở phía tây nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía đông nam.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Kyrgyzstan · Xem thêm »

Lan Châu

Lan Châu (giản thể: 兰州; phồn thể: 蘭州; bính âm: Lánzhōu; Wade-Giles: Lan-chou; bính âm bưu chính: Lanchow) là tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Lan Châu · Xem thêm »

Lào

Lào (ລາວ,, Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Lào · Xem thêm »

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Liên Vân Cảng

Liên Vân Cảng là một địa cấp thị tỉnh Giang Tô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Liên Vân Cảng · Xem thêm »

Malaysia

Malaysia (tiếng Mã Lai: Malaysia; tiếng Trung: 马来西亚; bảng chữ cái Jawi: مليسيا; phiên âm tiếng Việt: Ma-lai-xi-a) là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á. Quốc gia bao gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích đất là.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Malaysia · Xem thêm »

Mandalay

Mandalay (tọa độ) là thành phố lớn thứ 2 tại Myanma (Miến Điện) với dân số 927.000 người năm 2005, vùng đô thị bao gồm các địa phương xung quanh là 2,5 triệu người.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Mandalay · Xem thêm »

Mary, Turkmenistan

Mary là thành phố thủ phủ của tỉnh Mary ở Turkmenistan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Mary, Turkmenistan · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Mông Cổ · Xem thêm »

Merzifon

Merzifon là một huyện thuộc tỉnh Amasya, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Merzifon · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Myanmar · Xem thêm »

Nakhon Ratchasima

Tượng của Thao Suranaree (Khun Ying Mo) đánh dấu trung tâm thành phố, giữa phố cổ ở phía Đông và khu phát triển mới hơn ở phía Tây. Nakhon Ratchasima (นครราชสีมา nà khỏn rát cha sỉ ma) là một thành phố (thesaban nakhon) ở Đông Bắc Thái Lan (Isan) và là cửa ngõ vào Isan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Nakhon Ratchasima · Xem thêm »

Nepal

Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan; नेपाल), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल), là một quốc gia nội lục tại Nam Á. Dân số quốc gia Himalaya này đạt 26,4 triệu vào năm 2011, sống trên lãnh thổ lớn thứ 93 thế giới.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Nepal · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Nga · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Nhật Bản · Xem thêm »

Novosibirsk

Novosibirsk (Новосиби́рск) là thành phố lớn thứ ba của Nga về dân số, sau Moskva và Saint Petersburg, xếp thứ 13 về diện tích và là thành phố lớn nhất của Siberia.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Novosibirsk · Xem thêm »

Omsk

Omsk (tiếng Nga: Омск) là một thành phố của Nga nằm ở tây nam Siberi và là trung tâm hành chính của tỉnh Omsk.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Omsk · Xem thêm »

Oudomxay

Oudomxay (Còn gọi là: Oudomxai hay Moung Xai; Tiếng Lào viết là: ອຸດົມໄຊ) là một tỉnh của Lào.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Oudomxay · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Pakistan · Xem thêm »

PDF

PDF (viết tắt từ tên tiếng Anh Portable Document Format, Định dạng Tài liệu Di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biển của hãng Adobe Systems.

Mới!!: Đường Xuyên Á và PDF · Xem thêm »

Peshawar

(پشاور, پېښور Pekhawar/Peshawar, Hindko: Pishor), là thủ phủ của Khyber-Pakhtunkhwa và là trung tâm hành chính và kinh doanh của Các Khu vực Bộ lạc Liên bang Quản lý của Pakistan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Peshawar · Xem thêm »

Phần Lan

Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Phần Lan · Xem thêm »

Philippines

Không có mô tả.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Philippines · Xem thêm »

Quetta

(کوټه, کوئٹہ, tiếng Hazaragi: کویته, tiếng Brahui: Koŧá) là thành phố lớn nhất và là thủ phủ của Baclochistan, Pakistan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Quetta · Xem thêm »

Refahiye

Refahiye là một huyện thuộc tỉnh Erzincan, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Refahiye · Xem thêm »

Samara

Samara (tiếng Nga: Сама́ра), hay từng được gọi là Kuybyshev (Ку́йбышев) từ 1935 tới 1990, là thành phố lớn thứ 6 của Nga theo dân số theo điều tra năm 2010.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Samara · Xem thêm »

Sihanoukville (thành phố)

Sihanoukville (tiếng Khmer: ក្រុងព្រះសីហនុ), phiên âm tiếng Việt là Xi-ha-núc-vin, tên khác: Kampong Som, Kampong Saom, là một thành phố cảng ở phía nam Campuchia và là thủ phủ của tỉnh Sihanoukville.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Sihanoukville (thành phố) · Xem thêm »

Singapore

Singapore (phiên âm Tiếng Việt: Xin-ga-po), tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Singapore · Xem thêm »

Sri Lanka

Sri Lanka (phiên âm tiếng Việt: Xri Lan-ca), tên chính thức Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka (ශ්රී ලංකා trong Tiếng Sinhala, இலங்கை trong tiếng Tamil; từng được gọi là Ceylon trước năm 1952), tiếng Việt xưa gọi là Tích Lan, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 33 dặm ngoài khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn Đ. Nước này thường được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Sri Lanka · Xem thêm »

Tajikistan

Cộng hòa Tajikistan (phiên âm tiếng Việt: Ta-gi-ki-xtan; tiếng Tajik: Ҷумҳурии Тоҷикистон) là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc, và Trung Quốc về phía đông.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tajikistan · Xem thêm »

Tây An

Tây An (tiếng Hoa: 西安; pinyin: Xī'ān; Wade-Giles: Hsi-An) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tây An · Xem thêm »

Tây Nam Á

Tây Á hay Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tây Nam Á · Xem thêm »

Tehran

Tehran (phiên âm tiếng Việt: Têhêran) (تهران Tehrān), đôi khi viết là Teheran, là thủ đô của Iran, đồng thời là thủ phủ của tỉnh Tehran.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tehran · Xem thêm »

Thành phố Chiang Rai

Thành phố Chiang Rai (tiếng Thái: เชียงราย, Chiềng Rai), tiếng địa phương cũng gọi Chiềng Hai) là thành phố ở của tỉnh Chiang Rai ở phía Bắc Thái Lan.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Thành phố Chiang Rai · Xem thêm »

Thái Lan

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Thái Lan · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Thượng Hải

Thượng Hải (chữ Hán: 上海, bính âm: Shànghǎi) là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số, p. 395.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Thượng Hải · Xem thêm »

Tinh Hà

Tinh Hà là một huyện của Châu tự trị dân tộc Mông Cổ-Bortala, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tinh Hà · Xem thêm »

Tokyo

là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tōkyō nằm ở phía đông của đảo chính Honshū.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Tokyo · Xem thêm »

Trabzon

Trabzon là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Trabzon · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Trung Á · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Trung Quốc · Xem thêm »

Turkmenistan

Turkmenistan (Türkmenistan/Түркменистан/تۆركمنيستآن,; phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan), cũng được gọi là Turkmenia, tên đầy đủ là Cộng hòa Turkmenistan (tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen".

Mới!!: Đường Xuyên Á và Turkmenistan · Xem thêm »

Udon Thani

Udon Thani (อุดรธานี) là một thành phố ở vùng Đông Bắc Thái Lan (Isan), là thủ phủ của tỉnh Udon Thani.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Udon Thani · Xem thêm »

Ukraina

Ukraina (tiếng Ukraina: Україна, tiếng Anh: Ukraine, chuyển tự Latinh: Ukrayina) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ukraina · Xem thêm »

Ulan-Ude

Ulan-Ude (tiếng Nga: Улан-Удэ; tiếng Buryat: Улаан-Үдэ Ulaan-Ude) là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ulan-Ude · Xem thêm »

Ussuriysk

Ussuriysk (tiếng Nga: Уссурийск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Ussuriysk · Xem thêm »

Uzbekistan

Uzbekistan (phiên âm tiếng Việt: U-dơ-bê-ki-xtan), tên chính thức Cộng hòa Uzbekistan (tiếng Uzbek: O‘zbekiston Respublikasi), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Uzbekistan · Xem thêm »

Viêng Chăn

Pha That Luang, một trong những địa điểm quan trọng nhất tại Viêng Chăn, Lào Viêng Chăn hay Vientiane (ວຽງຈັນ, Viang chan,, Vientiane), tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng hay Mường Viêng là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất ở Lào, là đơn vị hành chính địa phương cấp 1 ngang với các tỉnh của Lào.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Viêng Chăn · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Đường Xuyên Á và Việt Nam · Xem thêm »

Vinh

Thành phố Vinh là đô thị loại 1 thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung B.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Vinh · Xem thêm »

Yekaterinburg

''Aquamarine'' apartment complex Yekaterinburg (Екатеринбу́рг, cũng được Latinh hóa là Ekaterinburg), trứớc đây là Sverdlovsk (Свердло́вск) là một thành phố chính ở miền trung Nga, là trung tâm hành chính của Tỉnh Sverdlovsk.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Yekaterinburg · Xem thêm »

Yerevan

Yerevan (Երևան, cách viết cổ điển: Երեւան) là thủ đô và thành phố lớn nhất Armenia, cũng là một trong trong các thành phố cổ nhất luôn có dân cư ngụ.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Yerevan · Xem thêm »

Zamboanga (thành phố)

Zamboanga là một thành phố của Philippines.

Mới!!: Đường Xuyên Á và Zamboanga (thành phố) · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hệ thống xa lộ xuyên Á, Đường Liên Á, Đường liên Á.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »