Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Địa vật lý thăm dò

Mục lục Địa vật lý thăm dò

Địa vật lý thăm dò (Exploration Geophysics), đôi khi gọi là vật lý địa chất, là chi nhánh của địa vật lý ứng dụng (Applied Geophysics), sử dụng các trường hoặc quá trình vật lý có nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo để nghiên cứu địa - thủy quyển, nhằm mục đích xác định thành phần, tính chất, trạng thái vật chất ở đó.

31 quan hệ: Địa chấn điện, Địa chấn chiếu sóng, Địa chấn kế, Địa chấn khúc xạ, Địa chấn nông phân giải cao, Địa chất học, Địa vật lý, Địa vật lý hố khoan, Địa vật lý máy bay, Đo sâu cộng hưởng từ, Dị thường từ, Dị thường trọng lực, Gal (đơn vị đo), Hố sụt, Hội Địa vật lý Việt Nam, Khảo sát địa vật lý, Máy đo từ lượng tử, Máy đo trọng lực, Nguồn phóng xạ, Radar xuyên đất, Sóng địa chấn, Thăm dò Điện trường thiên nhiên, Thăm dò địa nhiệt, Thăm dò điện chiếu trường, Thăm dò điện phân cực kích thích, Thăm dò điện từ miền thời gian, Thăm dò điện từ Tellur, Thăm dò phóng xạ, Thăm dò từ, Vật chưa nổ, Vi địa chấn.

Địa chấn điện

Địa chấn điện (Seismoelectrical) là một phương pháp Địa vật lý nghiên cứu và ứng dụng trường điện từ sinh ra trong đất đá dưới tác động của sóng đàn hồi nén (sóng dọc P).

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chấn điện · Xem thêm »

Địa chấn chiếu sóng

Địa chấn chiếu sóng là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, sử dụng sóng đàn hồi chiếu qua môi trường nhằm thu được hình ảnh phân bố của tốc độ truyền sóng đàn hồi, và có thể cả tham số đàn hồi khác, để phục vụ khảo sát địa chất công trình.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chấn chiếu sóng · Xem thêm »

Địa chấn kế

Địa chấn kế là thiết bị dùng để ghi nhận sự chuyển động của mặt đất như sóng địa chấn sinh ra bởi các trận động đất, các vụ phun trào núi lửa, và những nguồn chấn động khác.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chấn kế · Xem thêm »

Địa chấn khúc xạ

Địa chấn khúc xạ (Seismic Refraction) là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, phát sóng địa chấn vào môi trường và bố trí thu trên mặt các sóng thứ cấp phát sinh do khúc xạ sóng ở các tầng đất đá dưới sâu, từ đó xác định được phân bố tốc độ truyền sóng và các ranh giới địa chấn, giải đoán ra cấu trúc địa chất và tính chất, trạng thái, thành phần của đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chấn khúc xạ · Xem thêm »

Địa chấn nông phân giải cao

Địa chấn nông phân giải cao (High Resolution Seismic) là một phương pháp của Địa vật lý thăm dò, thực hiện trên mặt vùng nước như biển hay sông hồ, dùng nguồn phát chuyên dụng phát sóng địa chấn trên mặt và thu nhận các sóng phản xạ ở các tầng đất đá dưới sâu.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chấn nông phân giải cao · Xem thêm »

Địa chất học

Địa chất học là một nhánh trong khoa học Trái Đất, là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của manti trên.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa chất học · Xem thêm »

Địa vật lý

Địa vật lý là một ngành của khoa học Trái Đất nghiên cứu về các quá trình vật lý, tính chất vật lý của Trái Đất và môi trường xung quanh nó.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa vật lý · Xem thêm »

Địa vật lý hố khoan

Địa vật lý hố khoan còn gọi là địa vật lý lỗ khoan, địa vật lý giếng khoan (tiếng Anh: Borehole Logging hay Well Logging), là một lĩnh vực của Địa vật lý thăm dò, thực hiện các quan sát đo đạc địa vật lý trong hố khoan, từ đó phân tích, giải đoán tài liệu để phân chia đất đá trong không gian quanh hố khoan theo thành phần, tính chất, trạng thái, và xác định các tham số vật lý của chúng.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa vật lý hố khoan · Xem thêm »

Địa vật lý máy bay

Địa vật lý máy bay, còn gọi là Địa vật lý hàng không (Airborne Geophysics) là một lĩnh vực của ''Địa vật lý thăm dò'', dùng máy bay làm phương tiện để bay đo các trường Địa vật lý trên đất liền hoặc trên thềm lục địa, nhằm nghiên cứu thạch - thủy quyển.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Địa vật lý máy bay · Xem thêm »

Đo sâu cộng hưởng từ

Đo sâu cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Sounding, MRS) là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng từ hạt nhân của đồng vị hydro 1H¹, và dùng cho xác định phân bố nước ngầm theo độ sâu.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Đo sâu cộng hưởng từ · Xem thêm »

Dị thường từ

Trong địa vật lý, dị thường từ là sự biến động cục bộ từ trường của Trái Đất hay thiên thể, do các thay đổi về từ tính hay hóa học của đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Dị thường từ · Xem thêm »

Dị thường trọng lực

Trong địa vật lý, Dị thường trọng lực (Gravity anomaly) là sự khác biệt giữa gia tốc quan sát của trọng lực của hành tinh với giá trị trường bình thường, là giá trị trường tính toán được khi khái quát hành tinh theo một mô hình xác định.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Dị thường trọng lực · Xem thêm »

Gal (đơn vị đo)

Dị thường trọng lực bao trùm các vùng biển phía Nam. Biên độ dao động từ -30 mGal (tía) đến +30 mGal (đỏ). Số liệu đã được loại bỏ sự khác biệt về vĩ độ. Gal, đôi khi được gọi là galileo, ký hiệu Gal, là một đơn vị của gia tốc sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học trọng trường.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Gal (đơn vị đo) · Xem thêm »

Hố sụt

Hố sụt Cenote Thiêng liêng ở Chichén Itzá, Mexico. Hố sụt (tiếng Anh: sinkhole), thường được truyền thông gọi là hố địa ngục, hố tử thần, là hố sinh ra do sự sụt lún đất đá trên bề mặt khi đất bên dưới bị làm rỗng dần dần đến mức không còn đủ liên kết để đỡ các khối đất đá bên trên.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Hố sụt · Xem thêm »

Hội Địa vật lý Việt Nam

Hội Khoa học Kỹ thuật Địa vật lý Việt Nam, thường dùng tên rút gọn là Hội Địa vật lý Việt Nam, là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực địa vật lý tại hoặc liên quan đến Việt Nam.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Hội Địa vật lý Việt Nam · Xem thêm »

Khảo sát địa vật lý

Đo từ đường bộ kiểu gradient thẳng đứng bằng máy đo từ Geometrics Cesium G-858 hai đầu thu tại một vị trí khảo cổ tại Montana, USA. Khảo sát địa vật lý (Geophysical survey) là hệ thống các phương pháp được ứng dụng để nghiên cứu về các quá trình vật lý và tính chất vật lý của Trái Đất và môi trường không gian xung quanh của nó.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Khảo sát địa vật lý · Xem thêm »

Máy đo từ lượng tử

Máy đo từ lượng tử, còn gọi là Máy đo từ kiểu bơm quang học (Optically Pumped Magnetometer), là loại máy đo từ hoạt động dựa trên quan sát hiện tượng phân tách ''mức năng lượng lượng tử'' của điện tử trong trường hạt nhân khi có từ trường ngoài T. Các nguyên tố nhạy thường dùng là Cesi, Rubidi, Kali, Heli nên thường gọi theo tên nguyên tố sử dụng, ví dụ Máy đo từ Cesium.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Máy đo từ lượng tử · Xem thêm »

Máy đo trọng lực

Máy Scintrex Autograv CG-5 Gravimeter đang làm việc Máy đo trọng lực (Gravimeter) là công cụ để đo Trọng trường Trái Đất tại địa phương cụ thể.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Máy đo trọng lực · Xem thêm »

Nguồn phóng xạ

Một thành phẩm nguồn loại Cesi-137 dùng trong đo lường. Nguồn phóng xạ hoặc nguồn bức xạ là khối vật chất được chế tạo có chứa đồng vị phóng xạ, phát ra bức xạ ion hóa đặc trưng.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Nguồn phóng xạ · Xem thêm »

Radar xuyên đất

Radar xuyên đất (Ground-penetrating radar, GPR) còn gọi là Radar quét, hay Georada là một phương pháp của địa vật lý thăm dò, thực hiện phát xung sóng điện từ vào đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Radar xuyên đất · Xem thêm »

Sóng địa chấn

Sóng địa chấn (Seismic wave) là dạng sóng cơ học chứa năng lượng phát sinh từ nguồn chấn động trong đất như động đất, núi lửa, nổ, đập, rung,...

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Sóng địa chấn · Xem thêm »

Thăm dò Điện trường thiên nhiên

Thăm dò Điện trường thiên nhiên (Self Potential hay Spontaneous Potential, SP) là một phương pháp của Địa vật lý thăm dò, bố trí đo điện trường có sẵn trong thiên nhiên bằng các điện cực không phân cực, để phát hiện các dị thường điện trường, vốn là thứ liên quan đến những đới đất đá hay vật liệu khác thường trong vùng.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò Điện trường thiên nhiên · Xem thêm »

Thăm dò địa nhiệt

Thăm dò địa nhiệt (Geothermal exploration) là một phương pháp Địa vật lý nghiên cứu sự phân bố, phát tán nhiệt, và truy tìm nguồn phát nhiệt trong lòng đất.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò địa nhiệt · Xem thêm »

Thăm dò điện chiếu trường

Kết quả giải ngược Mặt cắt ảnh điện 2D bằng Res2Dinv Thăm dò điện chiếu trường (Electrical resistivity tomography, ERT) là một phương pháp kỹ thuật của ''thăm dò điện trở'' của ''Địa vật lý thăm dò'', khảo sát hình ảnh cấu trúc dưới bề mặt từ các phép đo điện trở thực hiện ở bề mặt, hoặc bằng điện cực trong một hoặc nhiều hố khoan.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò điện chiếu trường · Xem thêm »

Thăm dò điện phân cực kích thích

Thăm dò Điện Phân cực kích thích (PKKT, en:Induced Polarization, IP) hay Phân cực cảm ứng là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, bố trí hệ điện cực đo như trong ''thăm dò điện trở'', nhưng phát dòng điện vào đất đá và đo hiệu điện thế theo cách thức thích hợp, để thu được thông tin về phân bố độ nạp (Chargeability) hay độ phân cực của môi trường đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò điện phân cực kích thích · Xem thêm »

Thăm dò điện từ miền thời gian

Đo TDEM bằng trực thăng Thăm dò Điện từ miền thời gian (Time-Domain Electromagnetics, TDEM; Transient Electromagnetics, TEM) là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, bố trí vòng dây phát trường điện từ dạng xung ngắn vào môi trường đất đá, và thu nhận tín hiệu cảm ứng điện từ theo diễn biến thời gian.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò điện từ miền thời gian · Xem thêm »

Thăm dò điện từ Tellur

Một bộ máy đo Điện từ Tellur Thăm dò Điện từ Tellur (Magnetotellurics, MT) là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện quan sát các biến thiên của trường điện và trường từ ở vỏ trái đất, nhằm xác định phân bố tính chất điện từ của đất đá ở độ sâu từ 300m đến chục ngàn mét, từ đó giải đoán về tính chất trạng thái đất đá và cấu trúc địa chất.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò điện từ Tellur · Xem thêm »

Thăm dò phóng xạ

Các Phương pháp thăm dò phóng xạ là nhóm các phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, thực hiện đo đạc các bức xạ của đất đá, nhằm xác định sự có mặt của các nguyên tố có đồng vị phóng xạ trong đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò phóng xạ · Xem thêm »

Thăm dò từ

Thăm dò từ (Magnetic Method) là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện đo từ trường Trái Đất để phân định ra phần dị thường từ, từ đó xác định phân bố mức độ chứa các vật liệu từ tính của các tầng đất đá, hoặc định vị các khối từ tính, giải đoán ra cấu trúc địa chất và thành phần, tính chất, trạng thái của đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Thăm dò từ · Xem thêm »

Vật chưa nổ

Vật chưa nổ (Unexploded ordnance, UXO) là vũ khí nổ (bom, đạn pháo, lựu đạn, mìn, thủy lôi,...) nhưng khi chúng được sử dụng đã không phát nổ, nay vẫn còn đó, có nguy cơ nổ và đe dọa sinh mạng con người sau hàng thập kỷ kết thúc chiến tranh.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Vật chưa nổ · Xem thêm »

Vi địa chấn

Vi địa chấn là các rung động biên độ nhỏ cỡ micromet của đất đá trong tự nhiên, gây ra bởi các nguồn rung động ngẫu nhiên liên tiếp, lập thành tiếng ồn (Noise) của đất đá.

Mới!!: Địa vật lý thăm dò và Vi địa chấn · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Địa vật lý Thăm dò.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »