Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đào Đình Luyện

Mục lục Đào Đình Luyện

Đào Đình Luyện (1929–1999) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng.

18 quan hệ: Đào (họ), Đoàn không quân Sao Đỏ, Đoàn Khuê, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII, Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Không quân Nhân dân Việt Nam, Lực lượng Không quân Tiêm kích, Quân đội nhân dân Việt Nam, Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phạm Văn Trà, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, Quỳnh Hội, Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đào (họ)

Họ Đào (chữ Hán: 陶) là một trong những họ của người Việt Nam, Triều Tiên, và Trung Quốc.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Đào (họ) · Xem thêm »

Đoàn không quân Sao Đỏ

Đoàn không quân "Sao Đỏ", đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang góp phần xứng đáng trong trận Điện Biên Phủ trên không Trung đoàn không quân tiêm kích 921 hay Đoàn không quân Sao Đỏ là lực lượng chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Đoàn không quân Sao Đỏ · Xem thêm »

Đoàn Khuê

Đoàn Khuê bí danh Võ Tiến Trình (1923–1999) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Đại tướng.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Đoàn Khuê · Xem thêm »

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam (15-18/12/1986) đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (1986-1991) gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI · Xem thêm »

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa VII có nhiệm kỳ từ năm 1991 đến năm 1996 gồm 146 uỷ viên chính thức, không có uỷ viên dự khuyết.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII · Xem thêm »

Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam

Trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến cục năm 1972 là tổ hợp các hoạt động tấn công quân sự chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP) trên chiến trường miền Nam Việt Nam và phòng thủ đường không ở miền Bắc do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) chủ trương, Tổng Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ huy chung.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam · Xem thêm »

Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức xã hội - chính trị của các cựu chiến binh của các lực lượng vũ trang và bán vũ trang trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia qua các thời kỳ, của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Hội Cựu chiến binh Việt Nam · Xem thêm »

Không quân Nhân dân Việt Nam

Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng Phòng không-Không quân, trực thuộc -Bộ Quốc phòng, chiến đấu với trang bị là máy bay chuyên dụng.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Không quân Nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Lực lượng Không quân Tiêm kích, Quân đội nhân dân Việt Nam

Phù hiệu của Không quân Tiêm kích và Tiêm kích-bom Việt Nam Lực lượng Không quân Tiêm kích là một Binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ và chức năng sử dụng các loại máy bay tiêm kích phối hợp cùng lực lượng phòng không đánh chặn nhằm tiêu diệt các máy bay cường kích, máy bay ném bom hoặc bất kỳ khí cụ bay nào của kẻ địch, bảo vệ vùng trời lãnh thổ Việt Nam.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Lực lượng Không quân Tiêm kích, Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972

Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam năm 1972 chứa đựng nhiều diễn biến hoạt động quân sự quan trọng của các bên trong Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam. Đây là cuộc đối đầu lần thứ hai giữa Không lực và Hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng phòng không ba thứ quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Mặc dù chỉ diễn ra trong 8 tháng nhưng quy mô và mức độ ác liệt của các chiến dịch và trận đánh vượt xa các cuộc không kích trong Chiến dịch Sấm Rền trong giai đoạn 1965-1968 với sự tham gia của ba lực lượng không quân Hoa Kỳ: không quân chiến thuật, không quân chiến lược và không quân của Hải quân. Chỉ trong 8 tháng, mức độ thiệt hại của Không lực Hoa Kỳ đã lên đến hơn 1/4 tổng số thiệt hại trong 4 năm từ tháng 2 năm 1965 đến hết tháng 10 năm 1968. Mức độ thiệt hại về kinh tế của VNDCCH xấp xỉ bằng thiệt hại của hai năm 1967 và 1968 cộng lại. Ngày 2 tháng 4 năm 1972, tin tức về sự nguy cấp của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trước cuộc Tổng tấn công năm 1972 của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tại các chiến trường chính ở miền Nam Việt Nam về đến Nhà Trắng. Trong báo cáo của mình, Đại tướng Abrams nhận định: Nếu Huế và Kon Tum thất thủ thì sẽ mất tất cả.Richard Nixon, The Memory of Nixon, Grosset and Dunlap. New York. 1978. Ngày 6 tháng 4, Tổng thống Richard Nixon chuẩn y đề nghị của Abrams về việc sử dụng không lực và pháo hạm oanh tạc phía bắc vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, những hoạt động hạn chế này không làm giảm bớt cường độ tấn công của QĐNDVN tại miền Nam. Ngày 1 tháng 5, Quảng Trị, Lộc Ninh và Đắk Tô thất thủ; Huế, Kon Tum và An Lộc bị uy hiếp nặng nề. Nixon kết luận: "Nếu chúng ta thua tại Việt Nam sẽ chẳng có ai tôn trọng Tổng thống Mỹ nữa vì chúng ta có sức mạnh nhưng không dùng nó... Chúng ta phải giữ uy tín." Đây là một trong những lý do chính để ngày 8 tháng 5, Nixon ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Melvin R. Laird tổ chức Chiến dịch Linebacker nhằm các mục tiêu chủ yếu sau đây: Các biện pháp quân sự chính của Hoa Kỳ được áp dụng trong Chiến dịch Linebacker, và sau đó là Chiến dịch Linebacker II như: thả thủy lôi cô lập Cảng Hải Phòng, dùng hải quân phong tỏa bờ biển, ném bom ồ ạt, kéo dài, liên tục,... được đánh giá là bước leo thang chiến tranh ghê gớm nhất kể từ những năm 1967-1968. Chiến thuật cơ bản là đánh nhanh, đánh ồ ạt với cường độ lớn ngay từ đầu, không cần sử dụng biện pháp từng bước "leo thang" "trả đũa tương xứng" như trong giai đoạn 1965-1968; buộc QĐNDVN phải hạn chế các hoạt động tấn công ở miền Nam Việt Nam. Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nhận định: "Đây là các biên pháp có tính chiến lược cho cuộc chiến ở miền Nam chứ không phải các hoạt động hỗ trợ như chiến tranh phá hoại dưới thời Giôn xơn." Theo nhận xét của John Erichman, cố vấn báo chí của Nhà Trắng, "'Chiến dịch ném bom đêm Giáng Sinh' đã đưa Chính phủ Hoa Kỳ đến những khó khăn mới. Mặc dù chiến dịch đó chứng tỏ với chính quyền VNCH về việc Hoa Kỳ sẽ 'bảo vệ VNCH bằng mọi khả năng nếu Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định hòa bình' nhưng lại làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ mới trong nội bộ Hợp chủng quốc và trên thế giới. Kết cục của cuộc ném bom này không đem lại nhiều lợi thế quân sự nhưng đã đem lại cho chính phủ của ông Nixon quá nhiều sự chống đối và làm cho chúng tôi nhiều lúc không biết giải thích với dư luận như thế nào".

Mới!!: Đào Đình Luyện và Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972 · Xem thêm »

Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là một chức vụ cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đứng thứ hai trong Bộ Tổng tham mưu sau Tổng tham mưu trưởng có chức trách giúp Tổng tham mưu trưởng tổ chức lực lượng, chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự quân đội.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Phạm Văn Trà

Phạm Văn Trà (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935) là một chính khách Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, ông mang quân hàm Đại tướng và từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1995 - 1997), Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Phạm Văn Trà · Xem thêm »

Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân chủng Phòng không-Không quân Nhân dân Việt Nam là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Quỳnh Hội

Quỳnh Hội là một xã của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Quỳnh Hội · Xem thêm »

Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1974.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Tổng cục Kỹ thuật, Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là một chức vụ cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đứng đầu Bộ Tổng tham mưu, có chức trách tổ chức lực lượng, chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự quân đội.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Thượng tướng

Thượng tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong các lực lượng vũ trang của Nga, Thụy Điển, Hungary, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Việt Nam.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Thượng tướng · Xem thêm »

Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, hay Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam (trong Hải quân), là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp thứ nhì trong Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 3 ngôi sao vàng.

Mới!!: Đào Đình Luyện và Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »