Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Vương quốc Phổ

Mục lục Vương quốc Phổ

Vương quốc Phổ (Königreich Preußen) là một vương quốc trong lịch sử Đức tồn tại từ năm 1701 đến 1918.

647 quan hệ: Adalbert của Phổ (1811–1873), Adolf Hitler, Adolf von Bonin, Adolf von Deines, Age of Empires, Albert Abraham Michelson, Albert của Sachsen, Albert Christoph Gottlieb von Barnekow, Albert von Memerty, Albert von Mischke, Albrecht của Phổ (1837–1906), Albrecht Gustav von Manstein, Albrecht von Roon, Albrecht von Stosch, Aleksandr Danilovich Menshikov, Aleksandr III của Nga, Alexander August Wilhelm von Pape, Alexander của Phổ, Alexander von Humboldt, Alexander von Kluck, Alexandros Đại đế, Alfred Bonaventura von Rauch, Alfred von Briesen, Alfred von Keßler, Alfred von Schlieffen, Alfred von Waldersee, Anton Wilhelm Karl von L’Estocq, Armand Léon von Ardenne, August của Württemberg, August Karl von Goeben, August Keim, August Neidhardt von Gneisenau, August von Kleist, August von Mackensen, August von Werder, August zu Solms-Wildenfels, Đan Mạch, Đại chiến Bắc Âu, Đế quốc Anh, Đế quốc Đức, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đế quốc Nga, Đế quốc Ottoman, Đế quốc Thụy Điển, Đức, Đức hóa, Đồng tính luyến ái, Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức, Điện ảnh Đức, Ōshima Ken'ichi, ..., Ông hoàng Maximilian của Baden, Ben Mendelsohn, Berlin, Bernhard Friedrich von Krosigk, Bernhard von Gélieu, Blitzkrieg, Bohemia, Brandenburg, Braunsbedra, Bruno Neidhardt von Gneisenau, Bruno von François, C. L. Gloger, Carl Friedrich Franz Victor von Alten, Carl Philipp Emanuel Bach, Carl von Clausewitz, Caroline xứ Ansbach, Cato Trẻ, Các nhà thờ Hòa bình, Cách mạng Pháp, Công quốc Warszawa, Công xã Paris, Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc, Căn phòng hổ phách, Charlemagne, Châu Âu, Chính quyền Minh Trị, Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów, Chiến tranh Áo-Phổ, Chiến tranh Ba Mươi Năm, Chiến tranh Bảy Năm, Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, Chiến tranh Liên minh thứ Ba, Chiến tranh Liên minh thứ Bảy, Chiến tranh Liên minh thứ Nhất, Chiến tranh Liên minh thứ Tư, Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806-1812), Chiến tranh Pháp-Nga (1812), Chiến tranh Pháp-Phổ, Chiến tranh Pommern, Chiến tranh Schleswig lần thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Christopher Duffy, Colmar Freiherr von der Goltz, Conrad von Schubert, Constantin von Alvensleben, Cuộc rút quân khỏi Dannevirke, Cuộc tấn công Berlin (1760), Cuộc vây hãm Belfort, Cuộc vây hãm Glatz, Cuộc vây hãm Hamburg, Cuộc vây hãm Kolberg (Chiến tranh Bảy năm), Cuộc vây hãm La Fère, Cuộc vây hãm Lichtenberg, Cuộc vây hãm Longwy (1871), Cuộc vây hãm Marsal, Cuộc vây hãm Maubeuge, Cuộc vây hãm Mézières, Cuộc vây hãm Metz (1870), Cuộc vây hãm Montmédy, Cuộc vây hãm Neu-Breisach, Cuộc vây hãm Olmütz, Cuộc vây hãm Paris (1870–1871), Cuộc vây hãm Péronne, Cuộc vây hãm Phalsbourg, Cuộc vây hãm Pirna, Cuộc vây hãm Praha, Cuộc vây hãm Rocroi, Cuộc vây hãm Sélestat, Cuộc vây hãm Soissons, Cuộc vây hãm Strasbourg, Cuộc vây hãm Thionville, Cuộc vây hãm Toul, Cuộc vây hãm Verdun (1870), Cường quốc, Danh sách nhà toán học, Danh sách vua Albania, Danh sách vua chúa Phổ, Danh sách vương quốc, David Hilbert, Dòng Tên, Dennis Showalter, Dietrich Bonhoeffer, Dinh Finckenstein, Dresden, Eberhard von Hartmann, Edith Stein, Edmund Dejanicz von Gliszczynski, Eduard Julius Ludwig von Lewinski, Eduard Kuno von der Goltz, Eduard Moritz von Flies, Eduard Vogel von Falckenstein, Eduard von Liebert, Edwin Freiherr von Manteuffel, Eisleben, Ekaterina II của Nga, Elizaveta của Nga, Emil Karl von Pfuel, Emil von Albedyll, Emil von Berger, Emil von Schwartzkoppen, Empire: Total War, Enno von Colomb, Erich von Falkenhayn, Erich von Manstein, Ernst II, Bá tước của Lippe-Biesterfeld, Ernst von der Burg, Ernst von Hoiningen, Ernst von Prittwitz und Gaffron, Ernst von Redern, Eugen của Württemberg (1846–1877), Eugen Ludwig Hannibal von Delitz, Fedor von Bock, Felix Klein, Ferdinand von Quast, Ferdinand von Schill, Forst, Spree-Neiße, Frankfurt am Main, Franz Brentano, Franz von Kleist, Franz von Zychlinski, Friedrich August von Etzel, Friedrich Bertram Sixt von Armin, Friedrich của Phổ, Friedrich Engels, Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin, Friedrich Graf von Wrangel, Friedrich I của Phổ, Friedrich I xứ Anhalt, Friedrich II của Phổ, Friedrich III, Hoàng đế Đức, Friedrich Karl của Phổ (1828–1885), Friedrich von Bock und Polach, Friedrich von Bothmer, Friedrich von Brandenburg (1819–1892), Friedrich von der Decken, Friedrich von Hohenzollern-Sigmaringen, Friedrich von Perponcher-Sedlnitzky, Friedrich von Schele, Friedrich Wilhelm I của Phổ, Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, Friedrich Wilhelm II của Phổ, Friedrich Wilhelm IV của Phổ, Friedrich Wilhelm von Seydlitz, Günther von Kirchbach, Gdańsk, Georg Albert xứ Schwarzburg-Rudolstadt, Georg của Sachsen, Georg Demetrius von Kleist, Georg Simmel, Georg von der Gröben, Georg von Gayl, Georg von Kameke, Georg von Wedell, George V, George Washington, Gerhard Ritter, Gia tộc Rothschild, Giao tranh tại Döbeln, Giao tranh tại Fréteval, Giao tranh tại Longeau, Giao tranh tại Pesmes, Gilbert du Motier de La Fayette, Gneisenau (thiết giáp hạm Đức), Gottfried Leibniz, Gottlieb Graf von Haeseler, Gustav Bernhard Karl Thilo von Schimmelmann, Gustav Eduard von Hindersin, Gustav Heinemann, Gustav Hermann von Alvensleben, Gustav von Alvensleben, Gustav von Buddenbrock, Gustav von Golz, Gustav von Kessel, Gustav von Stiehle, Gustav Waldemar von Rauch, Hans Alexis von Biehler, Hans Hartwig von Beseler, Hans Heimart Ferdinand von Linsingen, Hans Lothar von Schweinitz, Hans von Gronau, Hans von Kretschmann, Hans von Passow, Hans von Plessen, Hans-Jürgen von Arnim, Hòa ước Teschen, Hòa ước Versailles, Hải quân Phổ, Họ, Hội đồng Liên bang Đức, Heinrich của Phổ (1726-1802), Heinrich von Goßler, Heinrich von Kleist, Heinrich von Plonski, Heinrich von Zastrow, Heinrich xứ Hessen-Darmstadt (1838–1900), Helmuth Johannes Ludwig von Moltke, Helmuth Karl Bernhard von Moltke, Helmuth von Gordon, Hermann Göring, Hermann Hoth, Hermann Ludwig von Wartensleben, Hermann von Eichhorn, Hermann von Lüderitz, Hermann von Malotki, Hermann von Randow, Hermann von Strantz, Hermann von Vietinghoff (1829–1905), Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản, Hiệp sĩ Teuton, Hoàng đế, Hoàng đế Đức, Hochkirch, Hugo Ludwig von Below, Hugo von Kottwitz, Hugo von Winterfeld, Jakob Meckel, Jakob von Hartmann, Joachim Murat, Johann Gottfried von Herder, Johann Gottlieb Fichte, Johann Heinrich Lambert, Johann Wolfgang von Goethe, Johannes Blaskowitz, Joseph Goebbels, Julius Hartmann, Julius von Bose, Julius von Groß, Julius von Hartmann (Phổ), Julius von Verdy du Vernois, Julius, Bá tước của Lippe-Biesterfeld, Kaliningrad, Karl Dönitz, Karl Ernst von Kleist, Karl Friedrich von der Goltz, Karl Friedrich von Steinmetz, Karl Georg Gustav von Willisen, Karl Gustav von Sandrart, Karl Heinrich von der Goltz, Karl Kehrer, Karl Marx, Karl Rudolf von Ollech, Karl VI, Hoàng đế La Mã Thần thánh, Karl von Plettenberg, Karl von Prittwitz und Gaffron, Karl von Schmidt, Karl von Wrangel, Karl XI của Thụy Điển, Karl XII của Thụy Điển, Kazakh, Köln, Kỵ binh, Klaipėda, Klaus Roth, Konrad Ernst von Goßler, Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz, Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen, Kulturkampf, Kurt von Sperling, Kusunose Yukihiko, La Marseillaise, Lính ném lựu đạn, Lịch sử Đức, Lịch sử Ý, Lịch sử châu Âu, Lịch sử Nga, Lịch sử Séc, Lịch sử Tây Ban Nha, Lịch sử thế giới, Lịch sử thiên hướng tình dục thiểu số, Legnica, Leo von Caprivi, Leonhard Graf von Blumenthal, Leopold của Bayern, Leopold Hermann von Boyen, Leopold Kronecker, Leuthen, Liên bang Đức, Liên bang Bắc Đức, Liên minh Bưu chính Quốc tế, Liên minh các Vương hầu, Louis von Weltzien, Louis XIV của Pháp, Ludolf von Alvensleben (Thiếu tướng), Ludwig Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen, Ludwig Georg von Spangenberg, Ludwig Mies van der Rohe, Ludwig van Beethoven, Ludwig von Falkenhausen, Ludwig von Schlotheim, Ludwig von Wittich, Max Born, Max von Gallwitz, Max von Hausen, Maximilian Vogel von Falckenstein, Maximilian von Prittwitz und Gaffron, Mặt trận Argonne (1914-1915), Mối thù Pháp-Đức, Mehmed V, Mikhail Illarionovich Kutuzov, Montesquieu, Morava, Moresnet, Moritz von Bissing, Moriz von Lyncker, Moses, Nga, Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp, Người Do Thái, Người Scythia, Nhân vật phụ của Hetalia: Axis Powers, Niedersachsen, Nordhausen, Oktavio Philipp von Boehn, Opava, Oskar von Lindequist, Oskar von Meerscheidt-Hüllessem, Osterode (huyện), Otto Hahn, Otto Kähler (Thiếu tướng), Otto Stern, Otto von Bismarck, Otto von Claer, Otto von der Schulenburg (Thiếu tướng), Otto von Hügel, Otto von Strubberg, Paul Bronsart von Schellendorff, Paul von Collas, Paul von Hindenburg, Pavel I của Nga, Peter Simon Pallas, Pháp, Phân chia Ba Lan, Phân chia Ba Lan thứ nhất, Phép lạ của Nhà Brandenburg, Phổ, Phổ (quốc gia), Philipp Carl von Canstein, Plutarchus, Potsdam, Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev, Pyotr III của Nga, Pyotr Semyonovich Saltykov, Quân đội Phổ, Quân chủ chuyên chế, Quốc kỳ Đức, Quyền tác giả, Rangaku, Reinhard von Scheffer-Boyadel, Remus von Woyrsch, Rheinland, Rinnthal, Robert von Massow, Rudolf von Caemmerer, Rudolf Walther von Monbary, Rudolph Otto von Budritzki, Saarland, Sachsen (định hướng), Schwerin (định hướng), Sher Shah Suri, Sigismund von Schlichting, Silesia, SMS Hannover, SMS Pommern, SMS Scharnhorst, Stanisław Leszczyński, Tây Phổ, Tỉnh (Pháp), Tỉnh Jülich-Kleve-Berg, Tem thư, Thành phố tự do Frankfurt, Thập tự Sắt, Thắng lợi quyết định, Thời kỳ Khai Sáng, Thụy Điển, Thống nhất nước Đức, Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva, Theodor Alexander von Schoeler, Theodor W. Adorno, Theophil von Podbielski, Thiên hoàng Minh Trị, Trận Als, Trận Amiens (1870), Trận Artenay, Trận Aschaffenburg, Trận Bapaume (1871), Trận Bautzen, Trận Beaugency (1870), Trận Beaumont, Trận Beaune-la-Rolande, Trận Bellevue, Trận Blumenau, Trận Borny-Colombey, Trận Breslau, Trận Breslau (1757), Trận Bretoncelles, Trận Buchy, Trận Burkersdorf, Trận Buzancy, Trận Buzenval, Trận Charleroi, Trận Château-Thierry (1814), Trận Châteaudun, Trận Châteauneuf, Trận Châteauneuf-en-Thimerais, Trận Châtillon-sous-Bagneux, Trận Chevilly, Trận Chotusitz, Trận Coulmiers, Trận Custoza (1866), Trận Dennewitz, Trận Dermbach, Trận Dijon (1870), Trận Domstadtl, Trận Dresden, Trận Dreux (1870), Trận Dybbøl, Trận Eylau, Trận Freiberg, Trận Friedland, Trận Gerchsheim, Trận Gitschin, Trận Gostyń, Trận Gravelotte, Trận Gray, Trận Großbeeren, Trận Gross-Jägersdorf, Trận Hagelberg, Trận Halle (1813), Trận Hallue, Trận Hammelburg, Trận Höchstädt lần thứ hai, Trận Hühnerwasser, Trận Helmstadt, Roßbrunn và Uettingen, Trận Hochkirch, Trận Hohenfriedberg, Trận Hundheim, Trận Jena, Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz, Trận Katzbach, Trận Königgrätz, Trận Königinhof, Trận Kesselsdorf, Trận Kissingen, Trận Koßdorf, Trận Kolín, Trận Kulm, Trận Kunersdorf, Trận La Habana (1870), Trận La Malmaison (1870), Trận La Rothière, Trận Ladon và Mézières, Trận Landeshut (1760), Trận Landeshut (định hướng), Trận Langensalza (1866), Trận Laon (1814), Trận Laufach-Frohnhofen, Trận Lübeck, Trận Lützen (1813), Trận Le Bourget lần thứ hai, Trận Le Bourget lần thứ nhất, Trận Le Mans, Trận Leipzig, Trận Leuctra, Trận Leuthen, Trận Liegnitz, Trận Liegnitz (1760), Trận Loigny-Poupry, Trận Luckau, Trận Lundby, Trận Malplaquet, Trận Mars-la-Tour, Trận Maxen, Trận Münchengrätz, Trận Minden, Trận Mollwitz, Trận Monnaie, Trận Mysunde, Trận Nachod, Trận Neukalen, Trận Noisseville, Trận Nompatelize, Trận Ognon, Trận Orléans lần thứ hai, Trận Orléans lần thứ nhất, Trận Paris (1814), Trận Peterswalde, Trận pháo kích Marienberg, Trận Podol, Trận Pontarlier, Trận Praha (1757), Trận Reichenbach, Trận Reichenberg, Trận Roßbach, Trận Saarbrücken, Trận sông Lisaine, Trận sông Marne lần thứ nhất, Trận Schleswig, Trận Schweinschädel, Trận Sedan (1870), Trận Skalitz, Trận Soor (1745), Trận Soor (1866), Trận Spicheren, Trận St. Quentin (1871), Trận Strehla, Trận Tauberbischofsheim, Trận Torgau, Trận Trautenau, Trận Valmy, Trận Vendôme, Trận Villersexel, Trận Villiers, Trận Villinghausen, Trận Waldaschach, Trận Waren-Nossentin, Trận Wartenburg, Trận Waterloo, Trận Werbach, Trận Wissembourg (1870), Trận Züllichau, Trận Zorndorf, Trường Bách khoa Paris, Udo von Tresckow, Unsere Besten, Victor von Hennigs, Victor von Podbielski, Viktor Karl Ludwig von Grumbkow, Viktor von Loßberg, Viktoria, Hoàng hậu Đức, Voltaire, Voncq, Vương quốc, Vương quốc Bayern, Vương quốc Xơ Đăng, Walter von Gottberg, Walter von Loë, Walter Warlimont, Walther Bronsart von Schellendorff, Walther von Moßner, Werner von Blomberg, Werner von Siemens, Wilhelm Hermann von Blume, Wilhelm I, Hoàng đế Đức, Wilhelm Karl Grimm, Wilhelm von Bonin, Wilhelm von Brandenburg (1819–1892), Wilhelm von Hahnke, Wilhelm von Heuduck, Wilhelm von Scherff, Wilhelm von Tümpling, Wilhelm xứ Baden (1829–1897), Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode, Willem I của Hà Lan, Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel, Wolfgang Amadeus Mozart, Yamagata Aritomo, Zorndorf, 10 tháng 4, 12 tháng 8, 13 tháng 1, 13 tháng 5, 13 tháng 7, 14 tháng 10, 15 tháng 12, 15 tháng 8, 16 tháng 8, 17 tháng 5, 1712, 1715, 1745, 1754, 1760, 1763, 1785, 1795, 1807, 1840, 19 tháng 1, 2 tháng 5, 20 tháng 4, 22 tháng 11, 25 tháng 11, 25 tháng 4, 25 tháng 8, 27 tháng 10, 28 tháng 10, 3 tháng 6, 3 tháng 7, 30 tháng 10, 30 tháng 9, 31 tháng 5, 4 tháng 6, 5 tháng 12, 7 tháng 7, 8 tháng 2, 9 tháng 10, 9 tháng 12. Mở rộng chỉ mục (597 hơn) »

Adalbert của Phổ (1811–1873)

Hoàng thân Adalbert của Phổ (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1811 tại Berlin – mất ngày 6 tháng 6 năm 1873 tại Karlsbad), tên khai sinh là Heinrich Wilhelm Adalbert là một hoàng tử Phổ, từng là một vị chỉ huy đầu tiên của lực lượng "Hải quân quốc gia Đức" (Reichsflotte) do Quốc hội Frankfurt thành lập năm 1848 (lực lượng này đã giải tán năm 1852), và được Friedrich Wilhelm IV phong làm Tổng chỉ huy tối cao của lực lượng Hải quân Phổ năm 1849, về sau ông đã được phong hàm Đô đốc của lực lượng Hải quân Phổ vào năm 1854.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Adalbert của Phổ (1811–1873) · Xem thêm »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Adolf Hitler · Xem thêm »

Adolf von Bonin

Adolf Albert Ferdinand Karl Friedrich von Bonin (11 tháng 11 năm 1803 tại Heeren – 16 tháng 4 băm 1872 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Adolf von Bonin · Xem thêm »

Adolf von Deines

Adolf von Deines (1905) Johann Georg Adolf Ritter von Deines (30 tháng 5 năm 1845 tại Hanau – 17 tháng 11 năm 1911 tại Frankfurt am Main) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thướng tướng Kỵ binh, và là Tướng phụ tá của Đức hoàng Wilhelm II.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Adolf von Deines · Xem thêm »

Age of Empires

Age of Empires (tạm dịch là: Thời đại của những đế chế) là một loạt các trò chơi máy tính được phát triển bởi Ensemble Studios và phát hành bởi Microsoft Game Studios.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Age of Empires · Xem thêm »

Albert Abraham Michelson

Albert Michelson (19 tháng 12 năm 1852 - 9 tháng 5 năm 1931) là nhà vật lý học người Mỹ gốc Phổ, được biết đến với nghiên cứu về cách đo tốc độ ánh sáng và đặc biệt là với Thí nghiệm Michelson-Morley.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albert Abraham Michelson · Xem thêm »

Albert của Sachsen

Albert (tên đầy đủ: Friedrich August Albrecht Anton Ferdinand Joseph Karl Maria Baptist Nepomuk Wilhelm Xaver Georg Fidelis) (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1828 tại Dresden – mất ngày 19 tháng 6 năm 1902 tại lâu đài Sibyllenort (Szczodre)) là một vị vua của Sachsen là một thành viên trong hoàng tộc Wettin có dòng dõi lâu đời.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albert của Sachsen · Xem thêm »

Albert Christoph Gottlieb von Barnekow

Christof Gottlieb Albert Freiherr von Barnekow (2 tháng 8 năm 1809 tại Hohenwalde, Đông Phổ – 24 tháng 5 năm 1895 tại Naumburg (Saale)) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albert Christoph Gottlieb von Barnekow · Xem thêm »

Albert von Memerty

Albert von Memerty (8 tháng 12 năm 1814 – 24 tháng 1 năm 1896) là một tướng lĩnh trong quân đội của Vương quốc Phổ và Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albert von Memerty · Xem thêm »

Albert von Mischke

Hans Otto Wilhelm Albert Mischke, sau năm 1888 là von Mischke (1 tháng 6 năm 1830 tại Münster (Westfalen) – 7 tháng 3 năm 1906 tại Berlin) là một Thượng tướng Bộ binh của Đức, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albert von Mischke · Xem thêm »

Albrecht của Phổ (1837–1906)

Hoàng thân Friedrich Wilhelm Nikolaus Albrecht của Phổ (8 tháng 5 năm 1837 – 13 tháng 9 năm 1906) là một Thống chế Phổ, Đại Hiệp sĩ (Herrenmeister) Huân chương Thánh Johann kể từ năm 1893 cho đến khi qua đời, đồng thời là nhiếp chính vương của Công quốc Brunswick từ năm 1885.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albrecht của Phổ (1837–1906) · Xem thêm »

Albrecht Gustav von Manstein

Albert Ehrenreich Gustav von Manstein (24 tháng 8 năm 1805 – 11 tháng 5 năm 1877) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, đã có nhiều đóng góp đến việc thành lập Đế quốc Đức năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albrecht Gustav von Manstein · Xem thêm »

Albrecht von Roon

Albrecht Theodor Emil Graf von Roon (30 tháng 4 năm 1803 – 23 tháng 2 năm 1879) là một chính khách và quân nhân Phổ,Roger Parkinson, The Encyclopedia of Modern War, các trang 139-140.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albrecht von Roon · Xem thêm »

Albrecht von Stosch

Albrecht von Stosch (20 tháng 4 năm 1818 tại Koblenz – 29 tháng 2 năm 1896 tại Mittelheim, Rheingau, ngày nay là một quận thuộc Oestrich-Winkel) là một Thượng tướng Bộ binh và Đô đốc của Đức, ông là Quốc vụ khanh Phổ đồng thời là vị Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Hải quân Đế quốc Đức kể từ năm 1872 cho đến năm 1883.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Albrecht von Stosch · Xem thêm »

Aleksandr Danilovich Menshikov

Chân dung Aleksandr Danilovich Menshikov Aleksandr Danilovich Menshikov (1673–1729) là Công tước (người duy nhất mang tước hiệu cao nhất này, cao hơn cả hoàng thân) của Ingria, Đại Nguyên soái (generalissimo, quân hàm cao nhất của Nga), phó vương đắc lực nhất của Đế quốc Nga dưới triều đại của Pyotr Đại đế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Aleksandr Danilovich Menshikov · Xem thêm »

Aleksandr III của Nga

Aleksandr III Aleksandrovich (–) (Александр III Александрович, Aleksandr III Aleksandrovich) là vị Hoàng đế, hay Sa hoàng áp chót của đế quốc Nga từ ngày 13 tháng 3 năm 1881 tới khi qua đời năm 1894.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Aleksandr III của Nga · Xem thêm »

Alexander August Wilhelm von Pape

Alexander August Wilhelm von Pape (2 tháng 2 năm 1813 – 7 tháng 5 năm 1895) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Đại tướng quyền lãnh Thống chế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alexander August Wilhelm von Pape · Xem thêm »

Alexander của Phổ

Vương thân Friedrich Wilhelm Ludwig Alexander của Phổ (21 tháng 6 năm 1820 tại Berlin – 4 tháng 1 năm 1896 tại Berlin) là một tướng lĩnh quân đội Phổ-Đức, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alexander của Phổ · Xem thêm »

Alexander von Humboldt

(14 tháng 9 năm 1769 - 6 tháng 5 năm 1859), thường được biết đến với tên Alexander von Humboldt là một nhà khoa học và nhà thám hiểm nổi tiếng của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alexander von Humboldt · Xem thêm »

Alexander von Kluck

Alexander Heinrich Rudolph von Kluck (20 tháng 5 năm 1846 – 19 tháng 10 năm 1934) là một tướng lĩnh quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alexander von Kluck · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Alfred Bonaventura von Rauch

Mộ chí của Alfred von Rauch (chi tiết) ở nghĩa trang Invalidenfriedhof Berlin (ảnh chụp năm 2013) Alfred Bonaventura von Rauch (1 tháng 4 năm 1824 tại Potsdam – 25 tháng 9 năm 1900 tại Berlin) là một Thượng tướng kỵ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alfred Bonaventura von Rauch · Xem thêm »

Alfred von Briesen

Alfred von Briesen (29 tháng 7 năm 1849 – 12 tháng 11 năm 1914 tại Wloclawek) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alfred von Briesen · Xem thêm »

Alfred von Keßler

Alfred August Ludwig Gottfried Keßler, kể từ năm 1882 von Keßler (13 tháng 1 năm 1833 tại Luxembourg – 10 tháng 8 năm 1907 tại Bullay) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alfred von Keßler · Xem thêm »

Alfred von Schlieffen

Alfred Graf von Schlieffen, thường được gọi là Bá tước Schlieffen (28 tháng 2 năm 1833 – 4 tháng 1 năm 1913) là một Thống chế Đức, đồng thời là nhà chiến lược nổi tiếng nhất và gây tranh cãi nhất trong thời đại của ông.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alfred von Schlieffen · Xem thêm »

Alfred von Waldersee

'''Thống chế von Waldersee'''Bưu thiếp năm 1901 Alfred Ludwig Heinrich Karl Graf von Waldersee (8 tháng 4 năm 1832, Potsdam – 5 tháng 3 năm 1904, Hanover) là một Thống chế của Phổ và Đế quốc Đức, giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng Đức trong khoảng thời gian ngắn giữa Moltke và Schlieffen từ năm 1888 cho đến năm 1891.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Alfred von Waldersee · Xem thêm »

Anton Wilhelm Karl von L’Estocq

Anton Wilhelm Karl von L'Estocq (2 tháng 11 năm 1823 tại Neustrelitz – 18 tháng 8 năm 1913 tại Gut Matzdorf) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã làm tới cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Anton Wilhelm Karl von L’Estocq · Xem thêm »

Armand Léon von Ardenne

Armand Léon Baron von Ardenne (26 tháng 8 năm 1848 tại Leipzig – 20 tháng 5 năm 1919 tại Groß-Lichterfelde) là một Trung tướng và nhà sử học quân sự Phổ, người gốc Bỉ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Armand Léon von Ardenne · Xem thêm »

August của Württemberg

Hoàng thân Friedrich August Eberhard của Württemberg, tên đầy đủ bằng tiếng Đức: Friedrich August Eberhard, Prinz von Württemberg (24 tháng 1 năm 1813 tại Stuttgart, Vương quốc Württemberg – 12 tháng 1 năm 1885 tại Ban de Teuffer, Zehdenick, tỉnh Brandenburg, Vương quốc Phổ) là một Thượng tướng Kỵ binh của Quân đội Hoàng gia Phổ với quân hàm Thống chế, và là Tướng tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh trong vòng hơn 20 năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August của Württemberg · Xem thêm »

August Karl von Goeben

August Karl von Goeben (hay còn viết là Göben) (1816-1880) là một tướng lĩnh trong quân đội Đế quốc Đức, người có nguồn gốc từ xứ Hanover.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August Karl von Goeben · Xem thêm »

August Keim

August Justus Alexander Keim (25 tháng 4 năm 1845 tại Marienschloss – 18 tháng 1 năm 1926 tại Tannenberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August Keim · Xem thêm »

August Neidhardt von Gneisenau

August Wilhelm Antonius Graf Neidhardt von Gneisenau (27 tháng 10 năm 1760 – 23 tháng 8 năm 1831) là Thống chế Phổ, được nhìn nhận là một trong những nhà chiến lược và cải cách hàng đầu của quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August Neidhardt von Gneisenau · Xem thêm »

August von Kleist

August Christoph Viktor von Kleist (19 tháng 2 năm 1818 tại Perkuiken – 14 tháng 5 năm 1890 tại Potsdam) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng được giao nhiệm vụ phòng ngự bờ biển trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848 – 1851), gia cố một số pháo đài của Phổ trong cuộc chiến tranh với Áo (1866) và tham gia một số hoạt động quân sự quan trọng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và August von Kleist · Xem thêm »

August von Mackensen

August von Mackensen, tên khai sinh là Anton Ludwig Friedrich August Mackensen (6 tháng 12 năm 1849 – 8 tháng 11 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August von Mackensen · Xem thêm »

August von Werder

Tướng August von Werder Karl Wilhelm Friedrich August Leopold Graf von Werder (12 tháng 9 năm 1808 – 12 tháng 9 năm 1888) là một quý tộc và tướng lĩnh quân sự có tên tuổi của Phổ, ông đã đóng một vai trò trong việc thành lập Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và August von Werder · Xem thêm »

August zu Solms-Wildenfels

Karl August Adalbert Graf zu Solms-Wildenfels (7 tháng 9 năm 1823 tại Potsdam – 28 tháng 2 năm 1918 tại Berlin-Halensee) là một tướng lĩnh, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và August zu Solms-Wildenfels · Xem thêm »

Đan Mạch

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đan Mạch · Xem thêm »

Đại chiến Bắc Âu

Đại chiến Bắc Âu là tên các sử gia gọi cuộc chiến từ năm 1700 đến năm 1721 giữa Thụy Điển với liên minh của Nga, Đan Mạch, Sachsen (Đức) và Ba Lan; từ năm 1715 có thêm vương quốc Phổ và Hannover (Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đại chiến Bắc Âu · Xem thêm »

Đế quốc Anh

Đế quốc Anh (British Empire) bao gồm các quốc gia tự trị, các thuộc địa, các lãnh thổ bảo hộ, các lãnh thổ ủy thác và các lãnh thổ khác do Anh cai trị và quản lý.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc Anh · Xem thêm »

Đế quốc Đức

Hohenzollern. Bản đồ Đế quốc Đức thumb Các thuộc địa Đế quốc Đức Đế quốc Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức và vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc Đức · Xem thêm »

Đế quốc La Mã Thần thánh

Karl IV Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc Ottoman · Xem thêm »

Đế quốc Thụy Điển

Thuật ngữ Đế quốc Thụy Điển dùng để chỉ tới Vương quốc Thụy Điển từ năm 1611 (sau khi chinh phục Estonia) cho tới 1721 (khi Thụy Điển chính thức nhượng lại lãnh thổ rộng lớn ở phía đông Phần Lan cho cường quốc đang nổi lên là Nga).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đế quốc Thụy Điển · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đức · Xem thêm »

Đức hóa

Đức hóa (Germanisierung) là quá trình truyền bá ngôn ngữ, con người và văn hóa Đức, hay các chính sách khởi đầu cho những thay đổi này.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đức hóa · Xem thêm »

Đồng tính luyến ái

Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đồng tính luyến ái · Xem thêm »

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức

Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức (Die deutsche Fußballnationalmannschaft) là đội tuyển bóng đá đại diện cho nước Đức trong các cuộc thi đấu quốc tế kể từ năm 1908.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Đội tuyển bóng đá quốc gia Đức · Xem thêm »

Điện ảnh Đức

115px Điện ảnh Đức là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Điện ảnh Đức · Xem thêm »

Ōshima Ken'ichi

, (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1858 mất ngày 24 tháng 3 năm 1947), là một vị tướng trong quân đội Đế quốc Nhật Bản và giữ chức Bộ trưởng Bộ Lục quân trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ōshima Ken'ichi · Xem thêm »

Ông hoàng Maximilian của Baden

Hoàng thân Maximilian của Baden (tên đầy đủ: Maximilian Alexander Friedrich Wilhelm) là Thủ tướng cuối cùng của Đế quốc Đức và Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ông hoàng Maximilian của Baden · Xem thêm »

Ben Mendelsohn

Paul Benjamin "Ben" Mendelsohn (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1969) là một diễn viên người Úc, người đã lần đầu tiên nổi tiếng tại Úc nhờ vai diễn trong phim The Year My Voice Broke (1987) và vai diễn trong bộ phim truyền hình Animal Kingdom (2010).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ben Mendelsohn · Xem thêm »

Berlin

Berlin cũng còn gọi với tên tiếng Việt là Bá Linh hoặc Béc-lin là thủ đô, và cũng là một trong 16 tiểu bang của Liên bang Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Berlin · Xem thêm »

Bernhard Friedrich von Krosigk

Bernhard Friedrich von Krosigk (21 tháng 12 năm 1837 tại Merbitz – 7 tháng 4 năm 1912 tại Fürstenwalde) là người mang quyền thừa kế (Fideikommissherr) điền trang Merbitz, Thiếu tướng và thành viên Viện Đại biểu Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Bernhard Friedrich von Krosigk · Xem thêm »

Bernhard von Gélieu

Bernhard von Gélieu (tên gốc bằng tiếng Pháp: Bernard de Gélieu; 28 tháng 9 năm 1828 tại Neuchâtel – 20 tháng 4 năm 1907 tại Potsdam) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, xuất thân từ bang Neuchâtel của Thụy Sĩ ngày nay.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Bernhard von Gélieu · Xem thêm »

Blitzkrieg

Hình ảnh tiêu biểu của các binh đoàn cơ động Ðức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2, bao gồm xe tăng, bộ binh cơ giới hoá và các binh chủng hỗ trợ. Blitzkrieg, (hay được dịch là chiến tranh chớp nhoáng) là một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến với sự hỗ trợ của không quân.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Blitzkrieg · Xem thêm »

Bohemia

Bohemia hay Čechy (tiếng Séc: Čechy; tiếng Đức: Böhmen, tiếng Ba Lan: Czechy) là một khu vực lịch sử nằm tại Trung Âu, chiếm hai phần ba diện tích của nước Cộng hòa Séc ngày nay.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Bohemia · Xem thêm »

Brandenburg

Brandenburg là một bang trong miền đông-bắc của nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Brandenburg · Xem thêm »

Braunsbedra

Braunsbedra là một đô thị thuộc huyện Saalekreis, bang Saxony-Anhalt, Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Braunsbedra · Xem thêm »

Bruno Neidhardt von Gneisenau

Bruno Friedrich Alexander Graf Neidhardt von Gneisenau (3 tháng 5 năm 1811 ở Gut Mittel-Kauffung, Landkreis Schönau, Hạ Schlesien – 1889) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 rồi sau đó là Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Bruno Neidhardt von Gneisenau · Xem thêm »

Bruno von François

Bruno von François Bruno von François (29 tháng 6 năm 1818 tại Magdeburg – 6 tháng 6 năm 1870 tại Spicheren) là một sĩ quan quân đội Phổ, được lên đến cấp hàm Thiếu tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Bruno von François · Xem thêm »

C. L. Gloger

Constantin Wilhelm Lambert Gloger (17 tháng 9 năm 1803 gần Grottkau, Silesia, Vương quốc Phổ – 30 tháng 12 năm 1863, Berlin) là một nhà động vật học và nhà điểu học người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và C. L. Gloger · Xem thêm »

Carl Friedrich Franz Victor von Alten

Carl Friedrich Franz Victor Graf von Alten (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1833 tại Hannover; mất ngày 24 tháng 9 năm 1901 tại Gainfarn, Đế quốc Áo-Hung) là một Thượng tướng Kỵ binh của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Carl Friedrich Franz Victor von Alten · Xem thêm »

Carl Philipp Emanuel Bach

250px Carl Philipp Emanuel Bach (8 tháng 3 năm 1714 - 14 tháng 12 năm 1788) là một nhà soạn nhạc người Đức, người con trai thứ hai trong ba người con của nhạc sĩ lừng danh Johann Sebastian Bach và Maria Barbara Bach.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Carl Philipp Emanuel Bach · Xem thêm »

Carl von Clausewitz

Carl Philipp Gottfried von Clausewitz (IPA) (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1780 - mất 16 tháng 11 năm 1831) là một binh sĩ của Vương quốc Phổ, một nhà lịch sử học quân sự, lý luận học quân sự có tầm ảnh hưởng lớn.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Carl von Clausewitz · Xem thêm »

Caroline xứ Ansbach

Wilhelmina Charlotte Caroline xứ Brandenburg-Ansbach (1 tháng 3 1683 – 20 tháng 11 năm 1737), thường gọi là Caroline xứ Ansbach, là hoàng hậu của Liên hiệp Anh, vợ của Vua George II.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Caroline xứ Ansbach · Xem thêm »

Cato Trẻ

Socrates. Jean-Baptiste Roman (Paris, 1792 - 1835) dùng cẩm thạch Carrara trắng mà khởi công tạc bức tượng này. François Rude (Dijon, 1784 - Paris, 1855) đã hòn thiện bức tượng. Marcus Porcius Cato Uticensis (95 trước Công nguyên, Roma, Cộng hòa La Mã – tháng 4 năm 46 trước Công nguyên, Utica), thường được gọi là Cato Trẻ (Cato Nhỏ) để phân biệt ông với ông cố của ông là Cato Già, là một chính trị gia trong những năm cuối của nền Cộng hòa La Mã, và là một người theo chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cato Trẻ · Xem thêm »

Các nhà thờ Hòa bình

Các nhà thờ Hòa bình (tiếng Ba Lan: Kościół Pokoju, Friedenskirche) tại Jawor (Jauer) và Świdnica (Schweidnitz), vùng Silesia (Ba Lan) được đặt tên theo Hòa ước Westphalia năm 1648, cho phép các tín hữu đạo Tin Lành (Luther) được xây 3 nhà thờ Tin Lành trên phần đất Công giáo Roma trong vùng Silesia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Các nhà thờ Hòa bình · Xem thêm »

Cách mạng Pháp

Cách mạng Pháp (Révolution française; 1789–1799), là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cách mạng Pháp · Xem thêm »

Công quốc Warszawa

Công quốc Warszawa (tiếng Ba Lan: Księstwo Warszawskie; tiếng Pháp: Duché de Varsovie; tiếng Đức: Herzogtum Warschau; tiếng Nga: Варшавское герцогство, Varshavskoye gertsogstvo) là một nhà nước tại Ba Lan được thành lập bởi Napoléon I vào năm 1807.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Công quốc Warszawa · Xem thêm »

Công xã Paris

Một thông báo của Công xã Công xã Paris (tiếng Pháp: La Commune de Paris) là một chính quyền điều hành Paris trong một thời gian ngắn, từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Công xã Paris · Xem thêm »

Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc

Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc là một đài hình cột nguy nga kiểu kiến trúc Baroque ở thành phố Olomouc, Cộng hòa Séc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cột Chúa Ba Ngôi ở Olomouc · Xem thêm »

Căn phòng hổ phách

Căn phòng hổ phách là quà của vua nước Phổ là Friedrich Wilhelm I tặng cho Nga hoàng Pyotr I trong năm 1716.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Căn phòng hổ phách · Xem thêm »

Charlemagne

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, (Carolus Magnus hay Karolus Magnus, nghĩa là Đại đế Carolus; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank;Susan Wise Bauer, The Middle Ages Activity Book: From the Fall of Rome to the Rise of the Renaissance, trang 71 và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng La Tinh như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm vua Karl I nếm sự thất bại nhất trong đời ông, nhưng giành chiến thắng sau 20 năm gian khổ chiến đấu rửa hận. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Sachsen, và, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài, ông đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của mình. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, sáp nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho nhà Otto (hay nhà Liudolfinger) sau này.Mục từ Saclơmanhơ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam Vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông, lãnh thổ của đế quốc Franhk lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía Nam dãy Pyrénées (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải. Triều đại của ông trở thành một thời kỳ phục hưng của Giáo hội La Mã. Là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dào 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi như là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu ("pater Europae") hay Nguyên thủ của cả thế giới ("capus orbit").Strobe Talbott, The great experiment: the story of ancient empires, modern states, and the quest for a global nation, trang 69 Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476). Trong khi chính trị gia Đức Quốc xã Heinrich Himmler công khai tố cáo ông là "kẻ giết những người Đức", trùm phát xít Adolf Hitler xem ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Charlemagne · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Châu Âu · Xem thêm »

Chính quyền Minh Trị

Chính quyền thời kỳ Minh Trị Nhật Bản (1868-1911) là một sự tiến triển về thể chế và cấu trúc từ trật tự phong kiến của Mạc phủ Tokugawa đến chế độ quân chủ lập hiến bao gồm thể chế dân chủ đại diện.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chính quyền Minh Trị · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów

Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów là một chiến dịch quân sự lớn do khối Liên minh Trung tâm tổ chức nhằm vào quân đội Nga trên Mặt trận phía Đông của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów · Xem thêm »

Chiến tranh Áo-Phổ

Chiến tranh Áo-Phổ (hay còn gọi là Chiến tranh bảy tuần, Nội chiến Đức hoặc Chiến tranh Phổ-Đức) là cuộc chiến tranh diễn ra vào năm 1866 giữa 2 cường quốc Châu Âu là đế quốc Áo và vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Áo-Phổ · Xem thêm »

Chiến tranh Ba Mươi Năm

Chiến tranh Ba Mươi Năm bắt đầu từ năm 1618, kết thúc năm 1648, chủ yếu diễn ra tại vùng nay là nước Đức và bao gồm hầu hết các cường quốc của châu Âu lục địa thời bấy gi.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Ba Mươi Năm · Xem thêm »

Chiến tranh Bảy Năm

Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Vương quốc Anh/Vương quốc Hannover (liên minh cá nhân), Vương quốc Phổ ở một phía và Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển và Vương quốc Sachsen ở phía kia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Bảy Năm · Xem thêm »

Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha

Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha (1701–1714) là một cuộc xung đột chính trị quân sự ở châu Âu đầu thế kỉ XVIII, được kích nổ bởi cái chết của vị vua cuối cùng của vương triều Habsburg ở Tây Ban Nha, một người ốm yêu và không thể có con, Carlos II.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha · Xem thêm »

Chiến tranh Liên minh thứ Ba

Liên minh thứ ba là một liên minh quân sự gồm các vương quốc Anh, Nga, Áo, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Napoli và Sicilia chống lại hoàng đế Napoléon Bonaparte và Đệ nhất đế chế Pháp cùng các đồng minh Tây Ban Nha, vương quốc Ý, Bayern, Etruria, Batavia, công quốc Württemberg trong các năm 1805 và 1806.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Liên minh thứ Ba · Xem thêm »

Chiến tranh Liên minh thứ Bảy

Liên minh thứ Bảy là Liên minh cuối cùng trong loạt bảy Liên minh giữa một số cường quốc châu Âu, chống lại hoàng đế Napoléon Bonaparte và đế quốc Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Liên minh thứ Bảy · Xem thêm »

Chiến tranh Liên minh thứ Nhất

Liên minh thứ nhất là một liên minh quân sự từ năm 1793 tới năm 1797, gồm có các vương quốc Anh, Phổ, Áo, Napoli, Sardinia, Bồ Đào Nha và Hà Lan thuộc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh và vương quốc Tây Ban Nha (tới tháng 8 năm 1796 thì Tây Ban Nha quay sang liên minh với Pháp).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Liên minh thứ Nhất · Xem thêm »

Chiến tranh Liên minh thứ Tư

Liên minh thứ tư được hình thành chỉ vài tháng sau khi Liên minh thứ ba tan rã.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Liên minh thứ Tư · Xem thêm »

Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806-1812)

Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806-1812) là một trong những cuộc chiến tranh xảy ra giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Thổ Osman.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1806-1812) · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp-Nga (1812)

Chiến dịch nước Nga (hay còn gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812, Отечественная война 1812 года) là bước ngoặt trong cuộc chiến tranh Napoléon.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Pháp-Nga (1812) · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp-Phổ

Chiến tranh Pháp - Phổ (19 tháng 7 năm 1870 - 10 tháng 5 năm 1871), sau khi chiến tranh kết thúc thì còn gọi là Chiến tranh Pháp - Đức (do sự nhất thống của nước Đức ở thời điểm ấy), hay Chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871), Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ nhất, thường được biết đến ở Pháp là Chiến tranh 1870, là một cuộc chiến giữa hai nước Pháp và Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Pháp-Phổ · Xem thêm »

Chiến tranh Pommern

Chiến tranh Pommern là một chiến trường trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tại châu Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Pommern · Xem thêm »

Chiến tranh Schleswig lần thứ hai

Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (2.; Deutsch-Dänischer Krieg) là cuộc xung đột quân sự thứ hai xảy ra như một kết quả của vấn đề Schleswig-Holstein – một trong những vấn đề ngoại giao phức tạp nhất trong lịch sử thế kỷ 19.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh Schleswig lần thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Christopher Duffy

Christopher Duffy (sinh vào năm 1936) là một nhà sử học quân sự người Anh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Christopher Duffy · Xem thêm »

Colmar Freiherr von der Goltz

Wilhelm Leopold Colmar Freiherr von der Goltz (12 tháng 8 năm 1843 – 19 tháng 4 năm 1916), còn được biết đến như là Goltz Pasha, là một Thống chế của Phổ, Đế quốc Đức và Ottoman,Spencer C. Tucker (biên tập), World War I: A - D., Tập 1, trang 491 đồng thời là nhà lý luận quân sự rất được tôn trọng và có ảnh hưởng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Colmar Freiherr von der Goltz · Xem thêm »

Conrad von Schubert

Philipp Christian Theodor Conrad von Schubert (29 tháng 10 năm 1847 tại Wielkibor – 21 tháng 1 năm 1924 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng, đồng thời là chủ xưởng rượu và thành viên Quốc hội Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Conrad von Schubert · Xem thêm »

Constantin von Alvensleben

Reimar Constantin von Alvensleben (26 tháng 8 năm 1809 – 28 tháng 3 năm 1892) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ (và quân đội Đế quốc Đức sau này).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Constantin von Alvensleben · Xem thêm »

Cuộc rút quân khỏi Dannevirke

Cuộc rút quân Dannervike là một sự kiện quân sự tại Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai – cuộc chiến tranh đầu tiên trong quá trình thống nhất nước Đức, đã diễn ra vào đầu tháng 2 năm 1864.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc rút quân khỏi Dannevirke · Xem thêm »

Cuộc tấn công Berlin (1760)

Trận tấn công Berlin là một trận chiến diễn ra vào tháng 10 năm 1760 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc tấn công Berlin (1760) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Belfort

Cuộc vây hãm Belfort là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 3 tháng 11 năm 1870 cho đến ngày 16 tháng 2 năm 1871, tại pháo đài Belfort ở miền Đông nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Belfort · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Glatz

Trận vây hãm Glatz là một trận chiến diễn ra vào năm 1760 trong cuộc Chiến tranh bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Glatz · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Hamburg

Thành phố Hamburg là một trong những pháo đài mạnh nhất ở phía đông sông Rhine.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Hamburg · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Kolberg (Chiến tranh Bảy năm)

Trong suốt cuộc Chiến tranh Bảy năm, pháo đài Kolberg thuộc tỉnh Pomerania của Phổ (nay là Kołobrzeg, Ba Lan) đã quân đội Nga bao vây ba lần.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Kolberg (Chiến tranh Bảy năm) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm La Fère

Cuộc vây hãm La FèreAdolph Goetze, The Campaign of 1870-71, tr. by G. Graham, các trang 204-209. là một cuộc vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, đã diễn ra từ ngày 15 tháng 11 cho đến ngày 27 tháng 11 năm 1870, tại pháo đài La Fère của Pháp. Mặc dù quân đội Pháp đồn trú tại La Fère dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Planché đã đứng vững trước cuộc vây hãm của quân đội Đức, pháo đài này đã đầu hàng vào ngày 26 tháng 11 sau khi bị quân Đức pháo kích. Với chiến thắng này, quân đội Đức đã bắt được hàng nghìn tù binh (đa phần là lính Garde Mobile), cũng như không ít vũ khí trong tay quân đội Pháp. Cuộc pháo kích của quân Đức vào La Fère trong vòng 2 ngày đã khiến cho thị trấn này bị hư hại nghiêm trọng. Sau khi chiếm được La Fère, người Đức cũng sử dụng những khẩu pháo hữu dụng nhất tại đây để vũ trang cho thành trì Amiens. Mặc dù chỉ là một pháo đài nhỏ, La Fère có thể là một mối hiểm họa cho quân đội Đức trên đường tiến của họ đến Amiens, bởi vì nó đe dọa đến hậu quân của họ. Lữ đoàn Bộ binh số 4 thuộc Quân đoàn số 1 của Phổ dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Von Zhilinsky đã được giao phó trách nhiệm bao vây La Fère. Và, vào ngày 15 tháng 11 năm 1870, sau một chuyến hành trình kéo dài từ Metz, họ đã đến La Fère để thực hiện cuộc phong tỏa pháo đài này. Quân trú phòng của Pháp đã tiến hành những cuộc phá vây mạnh mẽ, nhưng không thể thu được thành quả. Chẳng hạn, vào ngày 20 tháng 11, 6 đại đội của Pháp đã tiến công đối phương ở Menessis bên bờ phải sông Oise, nhưng bị một tiểu đoàn của Đức đập tan. Sự ngập lụt đã khiến cho dân chúng trong thị trấn nằm ở mực nước thấp này không thể trú ẩn nếu bị công pháo. Trong trận bao vây, người sĩ quan chỉ huy của pháo đài này đã từng quyết định gửi mọi vật liệu pháo binh đến Lille vì biết rằng thị trấn La Fère không thể hứng chịu các cuộc pháo kích. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị dân chúng tại đây phản đối. Và, khi đoàn quân vây hãm của Đức kéo tới từ Soissons và 32 khẩu trọng pháo, 7 khẩu đội pháo đã được xây dựng và vũ trang trong đêm ngày 24 tháng 11 trên các cao điểm nằm về hướng đông, cách pháo đài 1.500 bước. Tiến trình này đã không vấp phải sự ngăn trở của quân Pháp. Ngày hôm sau (25 tháng 11), cuộc pháo kích của quân Đức bắt đầu. Trước sức công phá khủng khiếp của hỏa lực của Đức, lực lượng pháo binh của quân trú phòng Pháp đã kháng cự quyết liệt. Tuy nhiên, các khẩu pháo của quân Đức (trong đó có 6 súng cối) đã làm câm tịt các hỏa điểm của đối phương, và gây cháy trong thị trấn. Trước sự vây hãm của Quân đoàn số 1 của Đức, La Fère đã rơi vào tình hình rất khó khăn, và thuyền trưởng Planché không thể cầm cự thêm. Vào ngày 26 tháng 11, quân trú phòng Pháp đã đầu hàng, trong khi lực lượng pháo binh Đức không bị thiệt hại gì. Quân Đức đã tiến vào La Fère trong ngày 27 tháng 11.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm La Fère · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Lichtenberg

Cuộc vây hãm Lichtenberg là một trận bao vây trong chiến dịch chống Pháp của quân đội Phổ - Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 9 cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1870, tại pháo đài nhỏ bé Lichtenberg thuộc miền Alsace của Đệ nhị Đế chế Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Lichtenberg · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Longwy (1871)

Cuộc vây hãm Longwy là một trận vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 16 cho đến ngày 25 tháng 1 năm 1871, tại pháo đài Longwy gần như biên giới Pháp - Bỉ và Hà Lan - Luxembourg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Longwy (1871) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Marsal

Cuộc vây hãm Marsal là một trận vây hãm trong chiến dịch chống Pháp của quân đội Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 13 cho đến ngày 14 tháng 8 năm 1870, tại pháo đài cổ Marsal của Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Marsal · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Maubeuge

Cuộc vây hãm Maubeuge là một hoạt động quân sự trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ ngày 25 tháng 8 cho đến ngày 8 tháng 9 năm 1914, và được xem là cuộc vây hãm lâu dài nhất trong cuộc chiến tranh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Maubeuge · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Mézières

Cuộc vây hãm MézièresAdolph Goetze, The Campaign of 1870-71, tr.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Mézières · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Metz (1870)

Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), hai tập đoàn quân Phổ gồm khoảng 120.000 quân dưới sự thống lĩnh của Thân vương Friedrich Karl vây hãm 180.000 quân Pháp do Thống chế François Bazaine chỉ huy trong hệ thống pháo đài của Metz - thủ phủ vùng Lorraine (Pháp) - từ ngày 19 tháng 8 cho đến ngày 27 tháng 10 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Metz (1870) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Montmédy

Cuộc vây hãm Montmédy là một trận vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào năm 1870 ở pháo đài Montmédy trên sông Chiers, cách không xa biên giới Bỉ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Montmédy · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Neu-Breisach

Cuộc vây hãm Neu-Breisach là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 13 tháng 10Edmund Ollier, Cassell's history of the war between France and Germany, 1870-1871, trang 395 cho đến ngày 10 tháng 11 năm 1870 tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Neu-Breisach · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Olmütz

Cuộc vây hãm Olmütz là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, diễn ra khi vị vua - chiến binh nước Phổ là Friedrich II Đại Đế xuất chinh đánh xứ Mähren thuộc Vương triều nhà Habsburg vào Mùa Xuân năm 1758.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Olmütz · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Paris (1870–1871)

Cuộc vây hãm Paris là một trận đánh quan trọng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, kéo dài từ ngày 19 tháng 9 năm 1870 cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Paris (1870–1871) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Péronne

Cuộc vây hãm Péronne là một trận bao vây nổi bật trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, đã diễn ra từ ngày 26 tháng 12 năm 1870 cho đến ngày 9 tháng 1 năm 1871, tại pháo đài Péronne của Pháp. Lực lượng vây hãm của người Đức, dưới quyền chỉ huy của các Trung tướng Von Goeben và Von Barnekow, đã buộc quân đội Pháp tại Péronne – vốn đã không thể được giải nguy – phải đầu hàng sau suốt hơn một tuần lễ hứng chịu sự pháo kích dồn dập của quân đội Phổ. Với chiến thắng này, quân đội của Von Barnekow đã bắt giữ được lực lượng trú phòng gồm hàng nghìn người của Pháp trong pháo đài Péronne (Helmuth Von Moltke) (trong đó có 150 thủy quân lục chiến và cả lính Garde Mobile), đồng thời thu được một số lượng lớn đại bác và vật liệu chiến tranh về tay mình. Nhìn chung, ưu thế về pháo binh của Phổ cũng như sự năng động của các sĩ quan Đức được xem là đã dẫn đến thắng lợi của quân đội Đức trong những trận vây hãm pháo đài của Pháp, và thành công trong trận vây hãm Péronne đã mang lại cho họ toàn bộ chiến tuyến sông Somme vốn sẽ đóng vai trò quan trọng đối với họ. Pháo đài Péronne nằm trên sông Somme tuy không có giá trị chiến lược cao, nhưng đe dọa đến các vận động của Binh đoàn thứ nhất của Phổ từ phía sau, và ngăn trở sự liên lạc giữa tuyến đường sắt tại Amiens với Tergnier. Do đó, quân đội Pháp trú phòng tại Péronne đã gây cho quân đội Đức chú ý, và Trung tướng Von Barnekow đã được lệnh đánh chiếm Péronne cùng với một lực lượng vây hãm của mình. Trước tình hình khó khăn của mình, Binh đoàn thứ nhất cũng tiến hành bày bố đội hình yểm trợ cho đoàn quân vây hãm Péronne, và các lực lượng yểm trợ này án ngữ tại Bapaume. Trung tướng August Karl von Goeben là người chỉ huy trưởng của các lực lượng vây hãm và yểm trợ. Sau một vài cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa quân đội hai phe, vào ngày 27 tháng 12 năm 1870, quân đội Đức đã khơi mào cuộc phong tỏa Péronne. Trong ngày hôm đó, với vài khẩu đội pháo dã chiến Trung tướng Georg von Kameke của Đức đã tiến hành pháo kích nhanh chóng gây cháy trong thị trấn. Suốt từ ngày 27 cho đến ngày 29 tháng 12, quân Đức đã tiếp tục cuộc công pháo của mình và đôi khi họ vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Pháp. Người chỉ huy lực lượng pháo binh Đức tại Amiens, Thượng tá Schmidt đã chuẩn bị phương tiện vây hãm cho quân Đức tại Péronne, và vào ngày 30 tháng 6 thì các khẩu pháo này đã được đưa đến Péronne. Trong khi đó, Binh đoàn phương Bắc của Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy đã triệt thoái khỏi Amiens. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1871, quân đội Đức bắt đầu nã pháo, đồng thời một đội quân Pháp trên đường tiến từ Arras tới Bapaume để cứu viện cho Péronne đã bị quân Đức đẩy lùi. Trong vòng 2 ngày, cuộc công pháo của Đức đã gặt hái thành quả, nhưng sau đó phải tạm ngưng: giao chiến tại Bapaume lại bùng nổ vào ngày 3 tháng 1, trong đó quân đội Đức đã đập tan ý định giải vây cho Péronne của Faidherbe. Sau thắng lợi tại Bapaume, pháo binh của lực lượng vây hãm đã được tăng viện đáng kể, đồng thời họ tiếp tục nã đạn quyết liệt. Trước tình thế tuyệt vọng, đội quân trú phòng của Pháp tại pháo đài Péronne dưới sự chỉ huy của Đại tá Gamier cuối cùng đã đầu hàng quân đội Đức vào ngày 9 tháng 1 sau 14 ngày chịu trận. Trong trận bao vây Péronne, cuộc pháo kích của lực lượng pháo binh Phổ đã gây cho thị trấn bị hủy hoại đáng kể.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Péronne · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Phalsbourg

Cuộc vây hãm Phalsbourg là một trận bao vây trong chiến dịch chống Pháp vào các năm 1870 – 1871 của quân đội Đức, đã diễn ra từ tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 12 năm 1870 tại pháo đài Phalsbourg (Pfalzburg) ở vùng núi Vosges của Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Phalsbourg · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Pirna

Cuộc vây hãm thành Pirna (còn gọi là Cuộc phong toả thành Pirna) là một phần của cuộc chinh phạt Lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen do Vua nước Phổ phát động trong chiến tranh Bảy năm, kết thúc với chiến thắng của Quân đội Phổ vào năm 1756. Sau khi vua Friedrich II Đại đế chiếm đóng kinh đô Dresden vào ngày 9 tháng 9 năm 1756, Quân đội Sachsen, dưới sự chỉ huy của Frederick Augustus Rutowsky rút lui về phía Nam và cố thủ tại pháo đài Pirna. Họ hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Quân đội Áo dưới sự chỉ huy của Thống chế Maximilian Ulysses Browne - những người đã vượt biên giới tại xứ Bohemia láng giềng. Song, Quân đội Phổ đánh thắng trận Lobositz, Quân đội Áo phải rút lui. Họ có ý định tiến quân đến thành Pirna, nhưng không thể bắt liên lạc với Quân đội Sahsen. Dù người Sachsen âm mưu vượt sông Elbe và chạy trốn, cuối cùng, họ không thể bảo vệ được pháo đài của mình. Vào ngày 14 tháng 10, Thống chế Rutowski phải đầu hàng, vua Friedrich II Đại Đế giành thắng lợi. Tổng cộng có 18.000 quân Sachsen đầu hàng Quân đội Phổ. Họ nhanh chóng bị nhà vua Friedrich II Đại Đế sáp nhập một cách bạo ngược vào Quân đội Phổ - một hành vi đã bị nhiều người phê phán - kể cả người Phổ. Không ít hàng binh Sachsen sau này đã rời bỏ quân ngũ và đứng về phía Áo để giải phóng quê hương - với việc toàn bộ các trung đoàn Sachsen đã chuyển phe trong trận chiến tại thành Praha vào năm 1757.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Pirna · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Praha

Cuộc bao vây Prague là một nỗ lực bất thành của Quân đội Phổ lãnh đạo bởi Frederick đại đế nằm chiếm lấy thành phố Praha thuộc Áo trong Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Praha · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Rocroi

Cuộc vây hãm Rocroi là một trận vây hãm trong chiến dịch chống Pháp của quân đội Phổ–Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra trong tháng 1 năm 1871 tại Rocroi – một pháo đài của Pháp nằm về hướng tây Sedan.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Rocroi · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Sélestat

Trận vây hãm Sélestat là một cuộc vây hãm tại Pháp, diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 24 tháng 10 năm 1870 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Sélestat · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Soissons

Cuộc vây hãm Soissons là một cuộc vây hãm trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ cuối 11 tháng 9 (chính xác là ngày 12 tháng 10) cho tới ngày 16 tháng 10 năm 1870 tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Soissons · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Strasbourg

Cuộc vây hãm Strasbourg là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871 đã diễn ra từ ngày 13 tháng 8 cho đến ngày 28 tháng 9 năm 1870, tại Strasbourg (tiếng Đức: Straßburg) – thủ phủ của vùng Grand Est (nước Pháp).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Strasbourg · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Thionville

Cuộc vây hãm Thionville là một trận bao vây trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, đã diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 24 tháng 10 năm 1870, tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Thionville · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Toul

Cuộc vây hãm Toul là một hoạt động bao vây trong Chiến dịch chống Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871,, tại Toul – một pháo đài nhỏ của nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Toul · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Verdun (1870)

Cuộc vây hãm Verdun là một trận vây hãm tại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 13 tháng 10 cho đến ngày 8 tháng 11 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cuộc vây hãm Verdun (1870) · Xem thêm »

Cường quốc

Các cường quốc không là Thành viên UN P5: Nhật Bản, Đức Cường quốc, hay còn gọi là cường quyền, đại quốc, nước lớn là từ dùng để chỉ quốc gia có khả năng tạo tầm ảnh hưởng của mình ở phạm vi toàn cầu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Cường quốc · Xem thêm »

Danh sách nhà toán học

Đây là danh sách các nhà toán học nổi tiếng theo thứ tự bảng chữ cái Latinh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Danh sách nhà toán học · Xem thêm »

Danh sách vua Albania

Danh sách vua Albania bao gồm cả tước hiệu vương công/thân vương, công tước và despotes trong lịch sử Albania.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Danh sách vua Albania · Xem thêm »

Danh sách vua chúa Phổ

Quốc huy Vương quốc Phổ Các vị vua chúa nước Phổ đều là thành viên của nhà Hohenzollern nắm quyền thống trị cha truyền con nối nước Phổ cũ của Đức kể từ khi Công quốc Phổ được thành lập vào năm 1525.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Danh sách vua chúa Phổ · Xem thêm »

Danh sách vương quốc

Vương quốc in đậm là vương quốc chứa nhiều các vương quốc nhỏ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Danh sách vương quốc · Xem thêm »

David Hilbert

David Hilbert (23 tháng 1 năm 1862, Wehlau, Đông Phổ – 14 tháng 2 năm 1943, Göttingen, Đức) là một nhà toán học người Đức, được công nhận như là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng rộng lớn nhất của thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Mới!!: Vương quốc Phổ và David Hilbert · Xem thêm »

Dòng Tên

IHS" là 3 chữ đầu của "IHΣOYΣ", "Giêsu" trong tiếng Hy Lạp. Về sau được giải thích như "Iesus Hominum Salvator" ("Giêsu đấng Cứu chuộc nhân loại") hoặc "Iesum Habemus Socium" ("Chúng ta có Giêsu là Bạn hữu") Dòng Tên (còn gọi là Dòng Chúa Giêsu; tiếng La Tinh: Societas Iesu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Dòng Tên · Xem thêm »

Dennis Showalter

Dennis E. Showalter là một Giáo sư Sử học tại Cao đẳng Colorado, ông đặc biệt yêu thích lịch sử quân sự nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Dennis Showalter · Xem thêm »

Dietrich Bonhoeffer

Dietrich Bonhoeffer (4 tháng 2 năm 1906 - 9 tháng 4 năm 1945) là một mục sư, nhà thần học, gián điệp người Đức, nhà bất đồng chính kiến chống lại Đức Quốc xã, và thành viên sáng lập chính của Confessing Church.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Dietrich Bonhoeffer · Xem thêm »

Dinh Finckenstein

Mặt trước dinh Finckenstein, ngày nay. Chánh sứ Ba Tư là Mirza Mohammed Reza-Qazvini yết kiến vua Napoleon I để thiết lập Liên minh Ba Tư-Pháp tại Dinh Finkenstein, 27 tháng 4 năm 1807, họa phẩm của François Mulard. Dinh Finckenstein là một dinh thự mang kiến trúc barôc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Dinh Finckenstein · Xem thêm »

Dresden

Dresden (Drježdźany) là thành phố thủ phủ của Bang tự do Sachsen tại Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Dresden · Xem thêm »

Eberhard von Hartmann

Karl Wolfgang Georg Eberhard von Hartmann (6 tháng 5 năm 1824 tại Berlin – 14 tháng 11 năm 1891 cũng tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ-Đức, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eberhard von Hartmann · Xem thêm »

Edith Stein

Edith Stein tức Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá, cũng thường gọi là thánh Edith Stein (12.10.1891 – 9.8.1942), là một triết gia và nữ tu sĩ Công giáo người Đức, được Giáo hội Công giáo phong là thánh tử đạo và hiển thánh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Edith Stein · Xem thêm »

Edmund Dejanicz von Gliszczynski

Edmund Joseph Dejanicz von Gliszczynski (17 tháng 3 năm 1825 tại Breslau – 15 tháng 10 năm 1896 tại thái ấp Rittergut Kostau gần Kreuzburg, tỉnh Schlesien) là một chủ điền trang, đại diện Đảng Trung tâm (Zentrumspartei) tại Viện Đại biểu Phổ đồng thời là Thiếu tướng quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Edmund Dejanicz von Gliszczynski · Xem thêm »

Eduard Julius Ludwig von Lewinski

Eduard Julius Ludwig von Lewinski (22 tháng 2 năm 1829 – 17 tháng 9 năm 1906) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ – Đức, đã từng tham gia chiến đấu trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eduard Julius Ludwig von Lewinski · Xem thêm »

Eduard Kuno von der Goltz

Eduard Kuno von der Goltz (còn được viết là Cuno) (2 tháng 2 năm 1817 tại Wilhelmstal – 29 tháng 10 năm 1897 tại Eisbergen ở Minden) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ và là thành viên Quốc hội Đức (Reichstag).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eduard Kuno von der Goltz · Xem thêm »

Eduard Moritz von Flies

''Đội hình'' của Sư đoàn Tổng hợp Flies Eduard Moritz Flies, sau năm 1864 là von Flies (25 tháng 8 năm 1802 – 10 tháng 12 năm 1886) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eduard Moritz von Flies · Xem thêm »

Eduard Vogel von Falckenstein

Eduard Ernst Friedrich Hannibal Vogel von Fal(c)kenstein (5 tháng 1 năm 1797 – 6 tháng 4 năm 1885) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864, Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và được giao nhiệm vụ phòng ngự bờ biển Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eduard Vogel von Falckenstein · Xem thêm »

Eduard von Liebert

Eduard von Liebert Eduard Wilhelm Hans von Liebert (16 tháng 4 năm 1850 tại Rendsburg – 14 tháng 11 năm 1934 tại Tscheidt) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, đồng thời là một nhà chính trị và tác giả quân sự.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eduard von Liebert · Xem thêm »

Edwin Freiherr von Manteuffel

Edwin Karl Rochus Freiherr von Manteuffel (24 tháng 2 năm 1809 – 17 tháng 6 năm 1885) là một Thống chế quân đội Phổ-Đức nửa sau thế kỷ 19.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Edwin Freiherr von Manteuffel · Xem thêm »

Eisleben

Eisleben là một thành phố ở vùng Sachsen-Anhalt, Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eisleben · Xem thêm »

Ekaterina II của Nga

Ekaterina II (Tiếng Nga: Екатерина II Великая; 2 tháng 5, năm 1729 – 17 tháng 11, năm 1796), hay Yekaterina Alexeyevna (Екатерина Алексеевна) hoặc còn gọi là Catherine Đại đế (Yekaterina II Velikaya), là Nữ hoàng trứ danh và cũng là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, cai trị từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ekaterina II của Nga · Xem thêm »

Elizaveta của Nga

Elizaveta Petrovna (Елизаве́та (Елисаве́т) Петро́вна; -), cũng được gọi là Yelisavet hay Elizabeth, là Nữ hoàng nước Nga từ năm 1741 đến khi qua đời năm 1762, tổng cộng 20 năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Elizaveta của Nga · Xem thêm »

Emil Karl von Pfuel

Trung tướng Emil Karl von Pfuel Emil Karl Friedrich von Pfuel (13 tháng 11 năm 1821 tại Jästersheim – 4 tháng 7 năm 1894 tại Breslau) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Emil Karl von Pfuel · Xem thêm »

Emil von Albedyll

Mộ phần của ông tại nghĩa trang Bornstedt. Emil Heinrich Ludwig von Albedyll (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1824 tại Liebenow, Pommern; mất ngày 13 tháng 6 năm 1897 tại Potsdam) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Emil von Albedyll · Xem thêm »

Emil von Berger

Emil von Berger (ảnh chụp năm 1870) Emil Alexander August von Berger (sinh ngày 4 tháng 6 năm 1813 tại Bad Segeberg; mất ngày 23 tháng 3 năm 1900) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Emil von Berger · Xem thêm »

Emil von Schwartzkoppen

Ferdinand Emil Karl Friedrich Wilhelm von Schwartzkoppen (15 tháng 1 năm 1810 tại Obereimer – 5 tháng 1 năm 1878 tại Stuttgart) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Emil von Schwartzkoppen · Xem thêm »

Empire: Total War

Empire: Total War là trò chơi điện tử thể loại chiến lược theo lượt và chiến thuật thời gian thực phát triển bởi The Creative Assembly và phát hành bởi Sega cho hệ điều hành Microsoft Windows, việc phát hành cho Mac OS X do Feral Interactive đảm nhiệm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Empire: Total War · Xem thêm »

Enno von Colomb

Tướng Enno von Colomb Wilhelm Günther Enno von Colomb (sinh ngày 31 tháng 8 năm 1812 tại Berlin; mất ngày 10 tháng 2 năm 1886 tại Kassel, Đế quốc Đức) là một Trung tướng và nhà văn quân sự của Phổ, đã tham gia trong chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Enno von Colomb · Xem thêm »

Erich von Falkenhayn

Erich von Falkenhayn Erich von Falkenhayn (11 tháng 9 năm 1861 - 8 tháng 4 năm 1922) là một trong các chỉ huy quan trọng của quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Erich von Falkenhayn · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Erich von Manstein · Xem thêm »

Ernst II, Bá tước của Lippe-Biesterfeld

Ernst II, Bá tước của Lippe-Biesterfeld (Ernst Kasimir Friedrich Karl Eberhard, ngày 09 tháng 06 năm 1842 - 26 tháng 09 năm 1904) là người đứng đầu của dòng họ Lippe-Biesterfeld thuộc Nhà Lippe.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ernst II, Bá tước của Lippe-Biesterfeld · Xem thêm »

Ernst von der Burg

Ernst Engelbert Oskar Wilhelm von der Burg (24 tháng 4 năm 1831 tại Luckenwalde – 3 tháng 11 năm 1910 tại Berlin-Charlottenburg) là một Thượng tướng Pháo binh và nhà ngoại giao (tùy viên quân sự) của Vương quốc Phổ, từng là cố vấn của Thái tử Friedrich Wilhelm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ernst von der Burg · Xem thêm »

Ernst von Hoiningen

Ernst Wilhelm Karl Maria Freiherr von Hoiningen, genannt Huene (23 tháng 9 năm 1849 tại Unkel, tỉnh Rhein của Phổ – 11 tháng 3 năm 1924 tại Darmstadt) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và là một tùy viên quân sự.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ernst von Hoiningen · Xem thêm »

Ernst von Prittwitz und Gaffron

Ernst Karl Ferdinand von Prittwitz und Gaffron (20 tháng 1 năm 1833 tại Poznań – 24 tháng 2 năm 1904 tại Karlsruhe) là một Trung tướng quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ernst von Prittwitz und Gaffron · Xem thêm »

Ernst von Redern

Ernst von Redern (9 tháng 8 năm 1835 tại Wansdorf – 20 tháng 6 năm 1900 tại Charlottenburg) là một Trung tướng Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ernst von Redern · Xem thêm »

Eugen của Württemberg (1846–1877)

Công tước Eugen của Württemberg (Herzog Wilhelm Eugen August Georg von Württemberg; 20 tháng 8 năm 1846 – 27 tháng 1 năm 1877) là một quý tộc Đức và là một sĩ quan tham mưu của Württemberg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eugen của Württemberg (1846–1877) · Xem thêm »

Eugen Ludwig Hannibal von Delitz

Eugen Ludwig Hannibal von Delitz (31 tháng 1 năm 1820 tại Berlin – 22 tháng 3 năm 1888 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thiếu tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Eugen Ludwig Hannibal von Delitz · Xem thêm »

Fedor von Bock

Fedor von Bock (3 tháng 12 năm 1880 – 4 tháng 5 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Fedor von Bock · Xem thêm »

Felix Klein

Christian Felix Klein (25 tháng 4 năm 1849 – 22 tháng 6 năm 1925) là nhà toán học người Đức, được biết đến với những nghiên cứu của ông trong lý thuyết nhóm, lý thuyết hàm, hình học phi Euclid, và những nỗ lực liên kết giữa hai ngành hình học và lý thuyết nhóm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Felix Klein · Xem thêm »

Ferdinand von Quast

Ferdinand von Quast Ferdinand von Quast (18 tháng 10 năm 1850 tại Radensleben – 27 tháng 3 năm 1939 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ferdinand von Quast · Xem thêm »

Ferdinand von Schill

Ferdinand Baptista von Schill (6 tháng 1 năm 1776 – 31 tháng 5 năm 1809) là một thiếu tá quân đội Phổ, đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của người Pháp thời Napoléon vào năm 1809 nhưng bị quân đồng minh của Pháp dập tắt.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ferdinand von Schill · Xem thêm »

Forst, Spree-Neiße

Forst (tiếng Sorbia: Baršć) là một thị xã ở bang Brandenburg, Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Forst, Spree-Neiße · Xem thêm »

Frankfurt am Main

Frankfurt am Main, thường chỉ được viết là Frankfurt, với dân số hơn 670.000 người là thành phố lớn nhất của bang Hessen (Đức) và là thành phố lớn thứ năm của Đức sau Berlin, Hamburg, München (Munich) và Köln (Cologne).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Frankfurt am Main · Xem thêm »

Franz Brentano

Franz Clemens Honoratus Hermann Brentano (16 tháng 1, 1838 – 17 tháng 3 năm 1917) là một triết gia, nhà tâm lý học và tu sĩ người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Franz Brentano · Xem thêm »

Franz von Kleist

Gustav Franz Wilhelm von Kleist (19 tháng 9 năm 1806 tại Körbelitz – 26 tháng 3 năm 1882 tại Berlin) là một sĩ quan kỹ thuật Phổ, đã được thăng đến hàm Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Franz von Kleist · Xem thêm »

Franz von Zychlinski

Franz Friedrich Szeliga von Zychlinski (27 tháng 3 năm 1816 tại Allenburg – 17 tháng 3 năm 1900 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Franz von Zychlinski · Xem thêm »

Friedrich August von Etzel

Friedrich August von Etzel (tên gốc O’Etzel).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich August von Etzel · Xem thêm »

Friedrich Bertram Sixt von Armin

Friedrich Bertram Sixt von Armin (27 tháng 11 năm 1851 – 30 tháng 9 năm 1936) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ – Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Bertram Sixt von Armin · Xem thêm »

Friedrich của Phổ

Friedrich của Phổ có thể là.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich của Phổ · Xem thêm »

Friedrich Engels

Friedrich Engels (thường được phiên âm tiếng Việt là Phriđrich Ăngghen, sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. trên Từ điển bách khoa Việt Nam Ông cùng với Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Engels · Xem thêm »

Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin

Friedrich Franz II (1823-1883) là một quý tộc và tướng lĩnh của quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin · Xem thêm »

Friedrich Graf von Wrangel

Thống chế Friedrich von Wrangel Friedrich Graf von Wrangel. Tranh chân dung của Adolph Menzel, năm 1865. Friedrich Heinrich Ernst Graf von Wrangel (13 tháng 4 năm 1784 tại Stettin, Pommern – 2 tháng 11 năm 1877 tại Berlin) là một Bá tước và Thống chế của quân đội Phổ, được xem là một trong những người đã đóng góp đến sự thành lập Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Graf von Wrangel · Xem thêm »

Friedrich I của Phổ

Friedrich I, còn viết là Frederic (đọc là Frêđêrich) (11 tháng 7 năm 1657 – 25 tháng 2 năm 1713) là một thành viên của Nhà Hohenzollern.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich I của Phổ · Xem thêm »

Friedrich I xứ Anhalt

Friedrich I (Herzog Friedrich I von Anhalt) (29 tháng 4 năm 1831 – 24 tháng 1 năm 1904) là một vương hầu người Đức thuộc gia tộc nhà Ascania, đã cai trị Công quốc Anhalt từ năm 1871 cho đến năm 1904.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich I xứ Anhalt · Xem thêm »

Friedrich II của Phổ

Friedrich II (24 tháng 1 năm 1712 – 17 tháng 8 năm 1786) là vua nước Phổ, trị vì từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1786.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich II của Phổ · Xem thêm »

Friedrich III, Hoàng đế Đức

Friedrich III (18 tháng 10 năm 1831 tại Potsdam – 15 tháng 6 năm 1888 tại Potsdam) là vua nước Phổ, đồng thời là Hoàng đế thứ hai của Đế quốc Đức, trị vì trong vòng 99 ngày vào năm 1888 – Năm Tam đế trong lịch sử Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich III, Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Friedrich Karl của Phổ (1828–1885)

Friedrich Carl Nicolaus của Phổ (1828 – 1885) là cháu trai Wilhelm I – vị hoàng đế khai quốc của đế quốc Đức – và là một Thống chế quân đội Phổ-Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Karl của Phổ (1828–1885) · Xem thêm »

Friedrich von Bock und Polach

Friedrich Wilhelm Karl von Bock und Polach (18 tháng 5 năm 1849 tại Dinh Sandfort – 13 tháng 10 năm 1934 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Bock und Polach · Xem thêm »

Friedrich von Bothmer

Friedrich Graf von Bothmer (11 tháng 9 năm 1805 tại München – 29 tháng 7 năm tại 1886) là một sĩ quan quân đội Bayern, làm đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Bothmer · Xem thêm »

Friedrich von Brandenburg (1819–1892)

Friedrich Viktor Gustav Graf von Brandenburg (30 tháng 3 năm 1819 tại Potsdam – 3 tháng 8 năm 1892 tại Domanze) là một tướng lĩnh và nhà ngoại giao của Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Brandenburg (1819–1892) · Xem thêm »

Friedrich von der Decken

Friedrich von der Decken Friedrich von der Decken Friedrich Karl Engelbert von der Decken (14 tháng 11 năm 1824 tại Ritterhude – 15 tháng 2 năm 1889 tại Hannover, Đức) là một sĩ quan quân đội Hannover, từng tham gia cuộc chiến tranh với Phổ năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von der Decken · Xem thêm »

Friedrich von Hohenzollern-Sigmaringen

Friedrich Eugen Johann Prinz von Hohenzollern-Sigmaringen (25 tháng 6 năm 1843 tại Lâu đài Inzigkofen – 2 tháng 12 năm 1904 tại München) là một thành viên gia tộc Hohenzollern-Sigmaringen và Thượng tướng Kỵ binh Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Hohenzollern-Sigmaringen · Xem thêm »

Friedrich von Perponcher-Sedlnitzky

Friedrich Wilhelm Karl August Graf von Perponcher-Sedlnitzky (11 tháng 8 năm 1821 tại Berlin – 21 tháng 3 năm 1909) là một Thượng tướng Kỵ binh và quan đại thần triều đình Phổ, đã từng tham gia hai cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức: chống Áo năm 1866 và chống Pháp vào các năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Perponcher-Sedlnitzky · Xem thêm »

Friedrich von Schele

Friedrich Rabod Freiherr von Schele (15 tháng 9 năm 1847 tại Berlin – 20 tháng 7 năm 1904 cũng tại Berlin) là ột sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich von Schele · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm I của Phổ

Friedrich Wilhelm I, tên thật là Friedrich Wilhelm von Hohenzollern, (14 tháng 8 năm 1688 – 31 tháng 5 năm 1740), phiên âm tiếng Việt là Phriđrích I Vinhem là một thành viên của Hoàng tộc nhà Hohenzollern.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Wilhelm I của Phổ · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg

Friedrich Wilhelm I, còn viết là Frederick William I (16 tháng 2 năm 1620 – 29 tháng 4 năm 1688) là vị Tuyển hầu tước thứ 11 của xứ Brandenburg, và cũng là Quận công của xứ Phổ ("Phổ-Brandenburg"), trị vì từ năm 1640 đến khi qua đời năm 1688.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm II của Phổ

Friedrich Wilhelm II (25 tháng 9 năm 1744 tại Berlin –16 tháng 11 năm 1797 tại Potsdam) là vị vua thứ tư của nước Phổ, trị vì từ năm 1786 đến khi qua đời.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Wilhelm II của Phổ · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm IV của Phổ

Friedrich Wilhelm IV (15 tháng 10 năm 1795 – 2 tháng 1 năm 1861) là vua nước Phổ từ ngày 4 tháng 6 năm 1840 cho đến khi băng hà vào ngày 2 tháng 1 năm 1861.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Wilhelm IV của Phổ · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm von Seydlitz

Chân dung Friedrich Wilhelm von Seydlitz. Friedrich Wilhelm Freiherr von Seydlitz (3 tháng 2 năm 1721 – 27 tháng 8 năm 1773) là một viên tướng kỵ binh Phổ thời Friedrich Đại đế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Friedrich Wilhelm von Seydlitz · Xem thêm »

Günther von Kirchbach

Günther Graf von Kirchbach Günther Emanuel von Kirchbach, kể từ năm 1880 là Graf von Kirchbach (Bá tước von Kirchbach) (9 tháng 8 năm 1850 tại Erfurt – 6 tháng 11 năm 1925 tại Bad Blankenburg) là một sĩ quan quân đội Phổ, được phong đến cấp Thượng tướng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Günther von Kirchbach · Xem thêm »

Gdańsk

Gdańsk, tên trước kia bằng tiếng Đức là Danzig (xem Các tên bên dưới), là một thành phố bên bờ biển Baltic, thuộc miền bắc Ba Lan, ở giữa vùng đô thị lớn thứ tư của đất nước.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gdańsk · Xem thêm »

Georg Albert xứ Schwarzburg-Rudolstadt

Georg Albert, Vương công xứ Schwarzburg-Rudolstadt (23 tháng 11 năm 1838 – 19 tháng 1 năm 1890) là vị vương công áp chót của xứ Schwarzburg-Rudolstadt.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg Albert xứ Schwarzburg-Rudolstadt · Xem thêm »

Georg của Sachsen

Georg của Sachsen (tên khai sinh là Friedrich August Georg Ludwig Wilhelm Maximilian Karl Maria Nepomuk Baptist Xaver Cyriacus Romanus; 8 tháng 8 năm 1832 – 15 tháng 10 năm 1904) là một vị vua nhà Wettin của Sachsen, trị vì từ năm 1902 đến khi băng hà vào năm 1904.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg của Sachsen · Xem thêm »

Georg Demetrius von Kleist

Georg Demetrius von Kleist (22 tháng 12 năm 1822 tại Rheinfeld – 30 tháng 5 năm 1886 tại Rheinfeld)Genealogisches Handbbuch des Adels, Band A XIII, Seite 270, C.A. Starke-Verlag, Limburg, 1975 là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg Demetrius von Kleist · Xem thêm »

Georg Simmel

Georg Simmel (1 tháng 3 năm 1858 - 28 tháng 9 năm 1918 tại Berlin, Đức) là một trong những nhà xã hội học thuộc thế hệ đầu tiên của nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg Simmel · Xem thêm »

Georg von der Gröben

Georg Graf von der Gröben(-Neudörfchen) (16 tháng 6 năm 1817 tại Schrengen – 25 tháng 1 năm 1894 tại điền trang Neudörfchen, quận Marienwerder) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg von der Gröben · Xem thêm »

Georg von Gayl

Georg Freiherr von Gayl (25 tháng 2 năm 1850 tại Berlin – 3 tháng 5 năm 1927 tại Stolp, Pommern) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và cuộc trấn áp phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg von Gayl · Xem thêm »

Georg von Kameke

Chân dung Georg von Kameke. Arnold Karl Georg von Kameke (14 tháng 4 năm 1817, tại Pasewalk – 12 tháng 10 năm 1893, tại Berlin) là một Thượng tướng Bộ binh và Bộ trưởng Chiến tranh của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg von Kameke · Xem thêm »

Georg von Wedell

Richard Georg von Wedell (17 tháng 5 năm 1820 tại Augustwalde, quận Naugard – 27 tháng 3 năm 1894 tại Leer (Ostfriesland)) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Georg von Wedell · Xem thêm »

George V

George V (George Frederick Ernest Albert; 3 tháng 6 năm 1865 – 20 tháng 1 năm 1936) là Vua của nước Anh thống nhất và các thuộc địa Anh, và Hoàng đế Ấn Độ, từ 6 tháng 5 năm 1910 cho đến khi mất năm 1936.

Mới!!: Vương quốc Phổ và George V · Xem thêm »

George Washington

George Washington (22 tháng 2 năm 1732 – 14 tháng 12 năm 1799) (phiên âm: Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799.

Mới!!: Vương quốc Phổ và George Washington · Xem thêm »

Gerhard Ritter

Gerhard Georg Bernhard Ritter (6 tháng 4 năm 1888 ở Bad Sooden-Allendorf – 1 tháng 7 năm 1967 tại Freiburg) là một nhà sử học bảo thủ người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gerhard Ritter · Xem thêm »

Gia tộc Rothschild

Ngôi nhà gốc ở hẻm Frankfurter Judengasse Một căn nhà của gia tộc Rothschild, Lãnh địa tại Waddesdon, Buckinghamshire, được hiến tặng từ thiện bởi gia đình năm 1957 Một ngôi nhà trước đây thuộc về gia tộc tại Viên, Áo (cung điện Schillersdorf). Schloss Hinterleiten, một trong nhiều cung điện được xây dựng bởi triều đại gia tộc tại Áo. Được hiến tặng từ thiện năm 1905 bởi gia tộc. Villa Beatrice de Rothschild tại Côte d'Azur, Pháp Cung điện của Nam tước Albert von Rothschild, (hình năm 1884) Picardie, Pháp. Gia tộc Rothschild (cách phát âm tiếng Anh:; tiếng Đức:; tiếng Pháp:; tiếng Ý) là một gia tộc Do thái có nguồn gốc từ Frankfurt, Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gia tộc Rothschild · Xem thêm »

Giao tranh tại Döbeln

Giao tranh tại Döbeln là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào buổi sáng ngày 12 tháng 5 năm 1762,Sir Edward Cust, Annals of the wars of the eighteenth century: compiled from the most authentic histories of the period, Tập 3, trang 78, gần Döbeln trên chiến trường Sachsen tại Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Giao tranh tại Döbeln · Xem thêm »

Giao tranh tại Fréteval

Giao tranh tại Fréteval là một hoạt động quân sự trong cuộc tấn công vào Pháp của quân đội Đức trong các năm 1870 – 1871Michael Howard, The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871, trang 387, đã dễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 15 tháng 12 năm 1870, gần ngôi làng Fréteval của Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Giao tranh tại Fréteval · Xem thêm »

Giao tranh tại Longeau

Giao tranh tại Longeau là một hoạt động quân sự trong chiến dịch nước Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 16 tháng 12 năm 1870, tại Longeau, gần thành phố Dijon, nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Giao tranh tại Longeau · Xem thêm »

Giao tranh tại Pesmes

Giao tranh tại PesmesNicolas Harlay de Sancy, Discours sur l'occurrence de ses affaires, trang 98 là một cuộc xung đột quân sự trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức và các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 16 cho đến ngày 18 tháng 12 năm 1870, đã diễn ra tại Pesmes, tọa lạc trên con sông Ognon nằm giữa Gray và Dole, nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Giao tranh tại Pesmes · Xem thêm »

Gilbert du Motier de La Fayette

Marie-Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier (6 tháng 9 năm 1757 – 20 tháng 5 năm 1834), thường được gọi Hầu tước La Fayette, là một quân nhân, nhà quý tộc người Pháp từng tham gia Cách mạng Hoa Kỳ với hàm trung tướng và là chỉ huy lực lượng Vệ binh quốc gia trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gilbert du Motier de La Fayette · Xem thêm »

Gneisenau (thiết giáp hạm Đức)

Gneisenau là một tàu chiến lớp ''Scharnhorst'' thường được xem là một thiết giáp hạm hạng nhẹ hay một tàu chiến-tuần dươngViệc phân loại nó như một tàu chiến-tuần dương là bởi Hải quân Hoàng gia Anh; Hải quân Đức phân loại nó như một thiết giáp hạm (Schlachtschiff) và nhiều nguồn tiếng Anh cũng xem nó là một thiết giáp hạm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gneisenau (thiết giáp hạm Đức) · Xem thêm »

Gottfried Leibniz

Gottfried Wilhelm Leibniz (cũng là Leibnitz hay là von Leibniz. (1 tháng 7 (21 tháng 6 Lịch cũ) năm 1646 – 14 tháng 11 năm 1716) là một nhà bác học người Đức với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp. Ông được giáo dục về luật và triết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết học và lịch sử toán học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và ký hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan, i.e., kết luận của ông là vũ trụ của chúng ta là, trong một nghĩa giới hạn, là một vũ trụ tốt nhất mà God có thể tạo ra. Ông, cùng với René Descartes và Baruch Spinoza, là một trong ba nhà lý luận (rationalist) nổi tiếng của thế kỉ 17, nhưng triết học của ông cũng nhìn ngược về truyền thống Scholastic và dự đoán trước logic hiện đại và triết học phân tích. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lý và kỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sử và ngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc ký sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi ký tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gottfried Leibniz · Xem thêm »

Gottlieb Graf von Haeseler

Gottlieb Ferdinand Albert Alexis Graf von Haeseler (19 tháng 1 năm 1836 – 25 tháng 10 năm 1919) là một sĩ quan quân đội Đức trong thời kỳ cai trị của Hoàng đế Wilhelm II, được thăng đến quân hàm Thống chế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gottlieb Graf von Haeseler · Xem thêm »

Gustav Bernhard Karl Thilo von Schimmelmann

Gustav Bernhard Karl Thilo von Schimmelmann (4 tháng 8 năm 1816 – 17 tháng 2 năm 1873) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav Bernhard Karl Thilo von Schimmelmann · Xem thêm »

Gustav Eduard von Hindersin

Gustav Eduard von Hindersin. Gustav Eduard von Hindersin (18 tháng 7 năm 1804 – 23 tháng 1 năm 1872) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, người đến từ Wernigerode tại quận Harz (ngày nay thuộc Sachsen-Anhalt).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav Eduard von Hindersin · Xem thêm »

Gustav Heinemann

Gustav Walter Heinemann (23 tháng 7 năm 1899 – 7 tháng 7 năm 1976) là chính trị gia người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav Heinemann · Xem thêm »

Gustav Hermann von Alvensleben

Tướng Gustav Hermann von Alvensleben Gustav Hermann von Alvensleben trên lưng ngựa Brin d´Amour, họa phẩm của Franz Krüger Gustav Hermann von Alvensleben (17 tháng 1 năm 1827 tại Rathenow – 1 tháng 2 năm 1905 tại Möckmühl) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đồng thời là Hiệp sĩ Huân chương Đại bàng Đen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav Hermann von Alvensleben · Xem thêm »

Gustav von Alvensleben

Gustav von Alvensleben (30 tháng 9 năm 1803 – 30 tháng 6 năm 1881) là một Thượng tướng Bộ binh (General der Infanterie) trong quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav von Alvensleben · Xem thêm »

Gustav von Buddenbrock

Gustav Freiherr von Buddenbrock Gustav Freiherr von Buddenbrock (10 tháng 3 năm 1810 tại Lamgarden, Landkreis Rastenburg ở Đông Phổ – 31 tháng 3 năm 1895 tại Düsseldorf) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav von Buddenbrock · Xem thêm »

Gustav von Golz

Gustav Adolf Golz, từ năm 1896 là von Golz (19 tháng 8 năm 1833 tại Wittenberg – 19 tháng 7 năm 1908) là một Thượng tướng Bộ binh Phổ, Chỉ huy trưởng Quân đoàn Kỹ thuật và Công binh, Tướng Thanh tra pháo đài.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav von Golz · Xem thêm »

Gustav von Kessel

Gustav Emil Bernhard Bodo von Kessel (6 tháng 4 năm 1846 tại Potsdam – 28 tháng 5 năm 1918 tại Berlin) là một Thượng tướng quân đội Phổ, Tổng chỉ huy quân đội ở tỉnh Mark Brandenburg đồng thời là Thống đốc Berlin.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav von Kessel · Xem thêm »

Gustav von Stiehle

Tướng Gustav von Stiehle Friedrich Wilhelm Gustav Stiehle, sau năm 1863 là von Stiehle (14 tháng 8 năm 1823 tại Erfurt – 15 tháng 11 năm 1899 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 và trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã được thăng đến cấp Thượng tướng bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav von Stiehle · Xem thêm »

Gustav Waldemar von Rauch

Gustav Waldemar von Rauch (30 tháng 1 năm 1819 tại Berlin – 7 tháng 5 năm 1890 cũng tại Berlin) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Gustav Waldemar von Rauch · Xem thêm »

Hans Alexis von Biehler

Bản thảo của một pháo đài Biehler. Hans Alexis Biehler, sau năm 1871 là von Biehler (16 tháng 6 năm 1818 tại Berlin – 30 tháng 12 năm 1886 tại Charlottenburg) là một Thượng tướng bộ binh của Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans Alexis von Biehler · Xem thêm »

Hans Hartwig von Beseler

Hans Hartwig von Beseler (27 tháng 4 năm 1850 – 20 tháng 12 năm 1921) là một Thượng tướng trong quân đội Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans Hartwig von Beseler · Xem thêm »

Hans Heimart Ferdinand von Linsingen

Hans Heimart Ferdinand von Linsingen (12 tháng 3 năm 1818 tại Lüneburg – 19 tháng 7 năm 1894 tại Dessau) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans Heimart Ferdinand von Linsingen · Xem thêm »

Hans Lothar von Schweinitz

Hans Lothar von Schweinitz Hans Lothar von Schweinitz (30 tháng 12 năm 1822 tại điền trang Klein Krichen, huyện Lüben, Schlesien – 23 tháng 6 năm 1901 tại Kassel) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans Lothar von Schweinitz · Xem thêm »

Hans von Gronau

Hans von Gronau (1939) Hans von Gronau Johann (Hans) Karl Hermann Gronau, sau năm 1913 là von Gronau (6 tháng 12 năm 1850 tại Alt-Schadow – 22 tháng 2 năm 1940 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Pháo binh, và là Thống đốc quân sự của Thorn.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans von Gronau · Xem thêm »

Hans von Kretschmann

Hans von Kretschmann năm 1897. Hans Alfred Konstantin von Kretschmann, còn gọi là Hans von Kretschman, (21 tháng 8 năm 1832 tại Charlottenburg – 30 tháng 3 năm 1899 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans von Kretschmann · Xem thêm »

Hans von Passow

Hans (Karl Wilhelm) Passow, sau năm 1871 là von Passow (22 tháng 4 năm 1827 tại Wredenhagen – 18 tháng 1 năm 1896 tại Schwerin) là một sĩ quan quân đội Phổ – Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans von Passow · Xem thêm »

Hans von Plessen

Hans Georg Hermann von Plessen (26 tháng 11 năm 1841 – 28 tháng 1 năm 1929) là một Thượng tướng Phổ và là Kinh nhật giáo sĩ vùng Brandenburg đã giữ cấp bậc danh dự Thống chế trên cương vị là Chỉ huy trưởng Đại Bản doanh của Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans von Plessen · Xem thêm »

Hans-Jürgen von Arnim

Hans-Jürgen von Arnim (1889-1962) là một Đại tướng (Generaloberst) của Quân đội Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, được trao Huân chương Chữ thập sắt bậc Chữ thập Hiệp sĩ (Ritterkreuz des Eisernen Kreuzes).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hans-Jürgen von Arnim · Xem thêm »

Hòa ước Teschen

Lãnh thổ phần tư Inn mà Áo thôn tính sau cuộc chiến tranh Kế vị Bayern. Hòa ước Teschen (Frieden von Teschen) là một hòa ước được ký vào ngày 13 tháng 5 năm 1779 ở Cieszyn (Teschen), Schlesien thuộc Áo giữa Áo và Phổ và được Hoàng đế Joseph II chuẩn y vào ngày 8 tháng 3 năm 1780.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hòa ước Teschen · Xem thêm »

Hòa ước Versailles

Trang đầu của Hòa ước Versailles, bản tiếng Anh ''The Signing of the Peace Treaty of Versailles'' Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp Ước.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hòa ước Versailles · Xem thêm »

Hải quân Phổ

Cờ của Hải quân Phổ từ năm 1816 Hải quân Hoàng gia Phổ (Tiếng Đức: Preußische Marine) là một lực lượng Hải quân của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hải quân Phổ · Xem thêm »

Họ

Họ là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Họ · Xem thêm »

Hội đồng Liên bang Đức

Hội đồng Liên bang Đức (Bundesrat) là thượng viện của Quốc hội Liên bang Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hội đồng Liên bang Đức · Xem thêm »

Heinrich của Phổ (1726-1802)

Friedrich Heinrich Ludwig (18 tháng 1 năm 1726 – 3 tháng 8 năm 1802), thường được gọi là Heinrich, là một Vương thân của Vương quốc Phổ, em trai của vua Phổ Friedrich II Đại đế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich của Phổ (1726-1802) · Xem thêm »

Heinrich von Goßler

Chân dung tướng Heinrich von Goßler Heinrich Wilhelm Martin von Goßler (29 tháng 9 năm 1841, tại Weißenfels, tỉnh Sachsen – 10 tháng 1 năm 1927, tại Berlin-Wilmersdorf) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và giữ chức vụ Bộ trưởng Chiến tranh Phổ từ năm 1896 cho đến năm 1903.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich von Goßler · Xem thêm »

Heinrich von Kleist

Kleist's signature Bernd Heinrich Wilhelm von Kleist (18 tháng Mười 1777 – 21 tháng 11 năm 1811) là một nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà văn viết truyện ngắng người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich von Kleist · Xem thêm »

Heinrich von Plonski

Heinrich Ludwig Franz von Plonski (5 tháng 12 năm 1802 tại Bernau – 1880) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich von Plonski · Xem thêm »

Heinrich von Zastrow

Alexander Friedrich Adolf Heinrich von Zastrow (11 tháng 8 năm 1801 – 12 tháng 8 năm 1875) là một tướng lĩnh Phổ, đã tham gia chỉ huy quân đội trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ và Chiến tranh Pháp-Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich von Zastrow · Xem thêm »

Heinrich xứ Hessen-Darmstadt (1838–1900)

Prinz Heinrich của xứ Hessen và bên sông Rhein Heinrich Ludwig Wilhelm Adalbert Waldemar Alexander của Hessen và bên sông Rhein (28 tháng 11 năm 1838 tại Bessungen – 16 tháng 9 năm 1900 tại München) là một Vương công của Hessen và Rhein, đồng thời là Thượng tướng Kỵ binh Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Heinrich xứ Hessen-Darmstadt (1838–1900) · Xem thêm »

Helmuth Johannes Ludwig von Moltke

Helmuth Johannes Ludwig von Moltke (23 tháng 5 năm 1848, Biendorf – 18 tháng 6 năm 1916, Berlin), còn được gọi là Moltke Nhỏ để phân biệt với người bác của mình là Thống chế Bá tước Moltke, là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức từ năm 1906 cho đến cuối năm 1914.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Helmuth Johannes Ludwig von Moltke · Xem thêm »

Helmuth Karl Bernhard von Moltke

Bá tước Helmuth Karl Bernhard Graf von Moltke (26 tháng 10 năm 1800 tại Parchim, Mecklenburg-Schwerin – 24 tháng 4 năm 1891 tại Berlin, Phổ) là một thống chế Phổ và đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Helmuth Karl Bernhard von Moltke · Xem thêm »

Helmuth von Gordon

Helmuth von Gordon (30 tháng 7 năm 1811 tại Kolberg – 26 tháng 12 năm 1889 tại Dresden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Helmuth von Gordon · Xem thêm »

Hermann Göring

Hermann Wilhelm Göring (hay Goering;; 12 tháng 1, 1893 – 15 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia người Đức, chỉ huy quân sự và thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann Göring · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann Hoth · Xem thêm »

Hermann Ludwig von Wartensleben

Tướng Graf von Wartensleben Hermann Wilhelm Ludwig Alexander Karl Friedrich Graf von Wartensleben-Carow (17 tháng 10 năm 1826 tại Berlin – 9 tháng 3 năm 1921 tại điền trang Karow ở Genthin) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đã được phong tước Tư lệnh (Kommendator) Hiệp hội Huân chương Thánh Johann của tỉnh Sachsen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann Ludwig von Wartensleben · Xem thêm »

Hermann von Eichhorn

Mộ Hermann von Eichhorn (1918) ở nghĩa trang Invalidenfriedhof (Berlin). Hermann Emil Gottfried von Eichhorn (13 tháng 2 năm 1848 – 30 tháng 7 năm 1918) là một sĩ quan quân đội Phỏ, về sau đã lên quân hàm Thống chế trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Eichhorn · Xem thêm »

Hermann von Lüderitz

Hermann Friedrich Wilhelm Alexander von Lüderitz (1 tháng 1 năm 1814 tại Orpensdorf ở Stendal – 13 tháng 11 năm 1889 tại Berlin) là Trung tướng và chính trị gia Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Lüderitz · Xem thêm »

Hermann von Malotki

Karl Hermann Hugo von Malotki (24 tháng 12 năm 1830 tại Friedrichsfelde, huyện Bublitz – 14 tháng 9 năm 1911 tại Naumburg) là một Trung tướng quân đội Phổ-Đức, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức các năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Malotki · Xem thêm »

Hermann von Randow

Hermann Georg Friedrich Karl von Randow (29 tháng 1 năm 1847 tại Lâu đài Nauke ở Schlesien – 6 tháng 8 năm 1911 tại Bad Nauheim, mai táng ở Liegnitz, Schlesien) là một tướng lĩnh quân đội và nhà văn Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần chống Áo năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Randow · Xem thêm »

Hermann von Strantz

Hermann Christian Wilhelm von Strantz (13 tháng 2 năm 1853 tại Nakel an der Netze – 3 tháng 11 năm 1936 tại Dessau) là một sĩ quan quân đội Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), sau này được phong cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Strantz · Xem thêm »

Hermann von Vietinghoff (1829–1905)

Hermann Adolph Richard Conrad Freiherr von Vietinghoff gen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hermann von Vietinghoff (1829–1905) · Xem thêm »

Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản

Ban bố Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (1889)., cũng được gọi là Hiến pháp Đế quốc, Hiến pháp Minh Trị hay Hiến pháp Đại Nhật Bản là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, do Thiên hoàng Minh Trị chủ trì dự thảo và ban hành vào ngày 11 tháng 2 năm 1889.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản · Xem thêm »

Hiệp sĩ Teuton

Huynh đệ Teuton nhân danh Thánh Mẫu tại Hierosolymitanorum (tên chính thức tiếng Latin: Ordo domus Sanctæ Mariæ Theutonicorum Hierosolymitanorum; tiếng Đức: Orden der Brüder vom Deutschen Haus St. Mariens in Jerusalem), thường gọi tắt Huynh đệ Teuton (Deutscher Orden, Deutschherrenorden hay Deutschritterorden) là một giáo binh đoàn gốc Đức thời Trung Cổ được thành lập vào cuối thế kỷ 12 ở Acre, vùng Levant với mục đích trợ giúp các Kitô hữu hành hương tới Thánh Địa và thiết lập các bệnh xá.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hiệp sĩ Teuton · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hoàng đế · Xem thêm »

Hoàng đế Đức

Hoàng đế Đức, đôi khi cũng gọi là Đức hoàng (tiếng Đức: Deutscher Kaiser) là tước hiệu chính thức của nguyên thủ quốc gia hay nói cách khác là vua của Đế quốc Đức - tức "Đế chế thứ hai" của người ĐứcPeter Viereck, Metapolitics: From Wagner and the German Romantics to Hitler, trang 126, mở đầu với sự đăng quang của Hoàng đế Wilhelm I (còn gọi là Wilhelm Đại Đế) trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại cung điện Versailles, và kết thúc với sự kiện Hoàng đế Wilhelm II chính thức thoái vị vào ngày 18 tháng 11 năm 1918.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Hochkirch

Hochkirch, tức là Bukecy theo tiếng Sobian, là một đô thị tự trị ở quận Bautzen, tại Sachsen ở nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hochkirch · Xem thêm »

Hugo Ludwig von Below

Hugo Ludwig von Below (27 tháng 10 năm 1824 tại Neumarkt tại Schlesien – 21 tháng 7 năm 1905 tại Oberstdorf) là một Trung tướng quân đội Phổ, đồng thời là Công dân Danh dự (Ehrenbürger) Thành phố Posen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hugo Ludwig von Below · Xem thêm »

Hugo von Kottwitz

Tướng von Kottwitz và Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai trong ''Trận chiến Loigny'' ''Trận chiến Königgrätz'' Mộ phần của ông ở Pragfriedhof Stuttgart Hugo Karl Ernst Freiherr von Kottwitz (6 tháng 1 năm 1815 ở Wahlstatt tại Liegnitz – 13 tháng 5 năm 1897 tại Stuttgart) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trong đó ông đóng một vai trò quan trọng đến chiến thắng của quân đội Phổ – Đức trong trận Loigny-Poupry vào ngày 2 tháng 12 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hugo von Kottwitz · Xem thêm »

Hugo von Winterfeld

Hugo Hans Karl von Winterfeld (8 tháng 10 năm 1836 ở Landsberg-Warthe, tỉnh Brandenburg – 4 tháng 9 năm 1898 tại Schreiberhau, Hạ Schlesien) là một Thượng tướng bộ binh của Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Hugo von Winterfeld · Xem thêm »

Jakob Meckel

Klemens Wilhelm Jacob Meckel (28 tháng 3 năm 1842 – 5 tháng 7 năm 1905) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Jakob Meckel · Xem thêm »

Jakob von Hartmann

Jakob Freiherr von Hartmann (4 tháng 2 năm 1795 – 23 tháng 2 năm 1873) là một tướng lĩnh quân sự của Bayern.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Jakob von Hartmann · Xem thêm »

Joachim Murat

Joachim Murat (tiếng Việt: Muy-ra) (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1767, bị xử bắn ngày 13 tháng 10 năm 1815), Hoàng tử đế chế (Prince impérial), Đại công tước Berg và Clèves (Grand-duc de Berg et de Clèves), Vua Napoli (tiếng Ý: Regno di Napoli, với tên Ý là Gioacchino Murat), là một thống chế của Napoléon I, Vua Napoli và Sicilia từ năm 1808 đến năm 1815.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Joachim Murat · Xem thêm »

Johann Gottfried von Herder

Johann Gottfried von Herder (hay Johann Gottfried Herder) là nhà thơ, nhà triết học người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Johann Gottfried von Herder · Xem thêm »

Johann Gottlieb Fichte

Johann Gottlieb Fichte (phát âm tiếng Đức:(phát âm tiếng Đức: ˈjoːhan ˈɡɔtliːp ˈfɪçtə; 19 tháng Năm 1762 – 27 tháng 1 năm 1814) là một triết gia người Đức. Ông là một trong những nhân vật sáng lập của phong trào triết học được biết dưới tên chủ nghĩa duy tâm Đức, vốn phát triển trừ những bài viết về triết lý và đạo đức của Immanuel Kant. Fichte thường được xem là một nhân vật người mà triết học của ông đã bắc cây cầu giữa các tư tưởng của Kant với nhà duy tâm Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Gần đây, nhiều nhà triết học và học giả bắt đầu đánh giá như một nhà triết học quan trọng tự thân do những tầm nhìn độc đáo của ông vào bản chất của sự tự nhận thức hay tự ý thức. Giống Descartes và Kant đi trước, ông được thúc đẩy bởi vấn đề tính chủ quan và nhận thức. Fichte cũng viết các tác phẩm về triết học chính trị và được coi là một trong những người hình thành nên chủ nghĩa dân tộc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Johann Gottlieb Fichte · Xem thêm »

Johann Heinrich Lambert

Johann Heinrich Lambert (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1728 - mất ngày 25 tháng 9 năm 1777) là một nhà nhà toán học, vật lý học, triết học và thiên văn học người Thụy Sĩ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Johann Heinrich Lambert · Xem thêm »

Johann Wolfgang von Goethe

(28 tháng 8 năm 1749–22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới,, 6th Ed.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Johann Wolfgang von Goethe · Xem thêm »

Johannes Blaskowitz

Johannes Albrecht Blaskowitz (10 tháng 7 năm 1883 – 5 tháng 2 năm 1948) là một Đại tướng quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Johannes Blaskowitz · Xem thêm »

Joseph Goebbels

Paul Joseph Goebbels ((phiên âm: Giô-xép Gơ-ben) (29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler; ông được biết đến với những lần diễn thuyết trước công chúng cùng tư tưởng bài Do Thái sâu sắc và hiểm độc của mình, bởi vậy Goebbels đã ủng hộ việc tận diệt người Do Thái trong vụ Holocaust. Goebbels có mong muốn trở thành một tác giả, ông giành được tấm bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1921. Ba năm sau, Goebbels gia nhập đảng Quốc xã và cộng tác với Gregor Strasser tại chi nhánh phía Bắc của họ. Năm 1926 Goebbels được bổ nhiệm làm Gauleiter (lãnh đạo địa bàn) của Berlin, tại đây ông bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng biện pháp tuyên truyền để giúp nâng cao vị thế và xúc tiến các kế hoạch của đảng. Sau khi những người Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Bộ Tuyên truyền của Goebbels đã nhanh chóng giành lấy và thực thi quyền giám sát quản lý các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, và thông tin tại Đức. Goebbels tỏ ra đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng các phương thức tương đối mới mẻ như phát thanh và phim ảnh để phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Đề tài tuyên truyền gồm có bài Do Thái, công kích Giáo hội Cơ đốc, và sau sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai là nỗ lực định hướng tinh thần. Vào năm 1943, Goebbels bắt đầu gây áp lực lên Hitler nhằm giới thiệu các biện pháp tạo nên "chiến tranh toàn diện", trong đó có việc đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết, buộc phụ nữ gia nhập lực lượng lao động khổ sai, và tận dụng những nam giới thuộc các ngành nghề được miễn trước đây để cho nhập ngũ. Hitler về sau bổ nhiệm Goebbels làm Toàn quyền Chiến tranh toàn diện vào ngày 23 tháng 7 năm 1944, nhờ đó Goebbels đã tiến hành các biện pháp, đa phần thất bại, nhằm làm tăng quân số phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí và quân đội (Wehrmacht). Khi cuộc chiến gần khép lại cũng là lúc Đức Quốc xã đối mặt với thất bại, thời điểm đó Goebbels đoàn tụ với vợ Magda và những đứa con của mình tại Berlin. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1945 gia đình họ trú ẩn dưới Vorbunker, một phần tổ hợp boongke dưới mặt đất của Hitler. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4. Theo như bản di chúc của Hitler, Goebbels lên kế nhiệm ông trong vai trò Thủ tướng Đức. Goebbels giữ chức vụ này trong vòng một ngày, trước khi cùng vợ hạ độc sáu đứa con rồi tự sát.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Joseph Goebbels · Xem thêm »

Julius Hartmann

Julius Hartmann là tên gọi.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius Hartmann · Xem thêm »

Julius von Bose

Friedrich Julius Wilhelm Graf von Bose (12 tháng 9 năm 1809 – 22 tháng 7 năm 1894) là một tướng lĩnh trong quân đội Phổ, đã có nhiều đóng góp đến việc thành lập Đế quốc Đức tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius von Bose · Xem thêm »

Julius von Groß

Julius von Groß (21 tháng 11 năm 1812 tại Darkehmen, Đông Phổ – 18 tháng 9 năm 1881 tại Berlin) là một Thượng tướng Bộ binh Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius von Groß · Xem thêm »

Julius von Hartmann (Phổ)

Julius von Hartmann Julius Hartwig Friedrich von Hartmann (2 tháng 3 năm 1817 tại Hannover – 30 tháng 4 năm 1878 tại Baden-Baden) là một Thượng tướng Kỵ binh của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius von Hartmann (Phổ) · Xem thêm »

Julius von Verdy du Vernois

Julius von Verdy du Vernois. Julius von Verdy du Vernois (19 tháng 7 năm 1832 – 30 tháng 9 năm 1910) là một tướng lĩnh và sĩ quan tham mưu của Phổ, có nguồn gốc Huguenot.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius von Verdy du Vernois · Xem thêm »

Julius, Bá tước của Lippe-Biesterfeld

Julius, Bá tước của Lippe-Biesterfeld (tiếng Đức: Julius Peter Hermann ngày Graf und Edler Herr zur Lippe-Biesterfeld, ngày 02 tháng 04 năm 1812 - ngày 17 tháng 05 năm 1884) là bá tước xứ Lippe-Biesterfeld (1840-1884) và là cha của Ernst II, nhiếp chính của Công quốc Lippe.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Julius, Bá tước của Lippe-Biesterfeld · Xem thêm »

Kaliningrad

Kaliningrad (Калининград) là một hải cảng và trung tâm hành chính của tỉnh Kaliningrad, miền đất của Nga nằm giữa Ba Lan và Lít-va trên biển Baltic.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kaliningrad · Xem thêm »

Karl Dönitz

Karl Dönitz (ngày 16 tháng 9 năm 1891 – ngày 24 tháng 12 năm 1980) là một đô đốc người Đức đóng vai trò quan trọng ở lích sử hải quân của chiến tranh thế giới thứ hai. Dönitz tiếp nối Adolf Hitler với tư cách người đứng đầu nhà nước Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp ở hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1918, trong khi ông chỉ huy, tàu ngầm bị chìm bởi quân lực Anh và Dönitz bị bắt làm tù binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Dönitz · Xem thêm »

Karl Ernst von Kleist

Karl Ernst Freiherr von Kleist (14 tháng 7 năm 1839 tại Niesky – 5 tháng 3 năm 1912 tại Liegnitz) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được phong đến cấp Trung tướng và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 3.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Ernst von Kleist · Xem thêm »

Karl Friedrich von der Goltz

Lăng mộ Bá tước von der Goltz tại nghĩa trang Luisenfriedhof II ở Charlottenburg Carl Friedrich Ferdinand Graf von der Goltz (12 tháng 4 năm 1815 tại Stuttgart – 21 tháng 2 năm 1901 tại Nizza) là một Thượng tướng kỵ binh của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Friedrich von der Goltz · Xem thêm »

Karl Friedrich von Steinmetz

Karl Friedrich von Steinmetz (1796-1877) là một quý tộc và tướng lĩnh quân sự nổi tiếng của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Friedrich von Steinmetz · Xem thêm »

Karl Georg Gustav von Willisen

Karl Georg Gustav von Willisen, sau năm 1866 là Freiherr von Willisen (Nam tước von Willisen) (19 tháng 10 năm 1819 tại Breslau, Hạ Schlesien – 24 tháng 7 năm 1886 tai Berlin) là một Thượng tướng kỵ binh Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Georg Gustav von Willisen · Xem thêm »

Karl Gustav von Sandrart

Karl Gustav von Sandrart (9 tháng 6 năm 1817 tại Stettin – 27 tháng 1 năm 1898 tại Koblenz) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Gustav von Sandrart · Xem thêm »

Karl Heinrich von der Goltz

Karl Heinrich Hermann Ludolf Bonaventura Graf von der Goltz (19 tháng 11 năm 1803 tại Groß-Teschendorf, huyện Riesenburg – 27 tháng 1 năm 1881 tại Potsdam) là một Trung tướng quân đội Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch (1864) và phục vụ trong nước vào thời gian Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Heinrich von der Goltz · Xem thêm »

Karl Kehrer

Karl Kehrer (10 tháng 10 năm 1849 tại Worms – 17 tháng 5 năm 1924 tại Berlin) là một sĩ quan Đức, đã được thăng đến cấp bậc Thượng tướng pháo binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Kehrer · Xem thêm »

Karl Marx

Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt hoặc Hán Việt là Mã Khắc Tư; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Marx · Xem thêm »

Karl Rudolf von Ollech

Karl Rudolf von Ollech (22 tháng 6 năm 1811 tại Graudenz – 25 tháng 10 năm 1884 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl Rudolf von Ollech · Xem thêm »

Karl VI, Hoàng đế La Mã Thần thánh

Charles VI (1 tháng 10 năm 1685 – 20 tháng 10 năm 1740; Karl VI.) đã kế vị hoàng huynh của ông, Joseph I, tước vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, Vua của Bohemia (xưng hiệu Charles II), Vua của Hungary và Croatia (xưng hiệu Charles III), và Vua của Serbia, Đại Công tước of Áo, etc., năm 1711.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl VI, Hoàng đế La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Karl von Plettenberg

Karl Freiherr von Plettenberg (18 tháng 12 năm 1852 tại Neuhaus – 10 tháng 2 năm 1938 tại Bückeburg) là một sĩ quan quân đội Phổ, và sau này là Thượng tướng Bộ binh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl von Plettenberg · Xem thêm »

Karl von Prittwitz und Gaffron

Gia huy của Gia đình von Prittwitz und Gaffron Karl Heinrich Hans Wenzel von Prittwitz und Gaffron (5 tháng 12 năm 1833 tại Berlin – 27 tháng 12 năm 1890 tại Görlitz) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl von Prittwitz und Gaffron · Xem thêm »

Karl von Schmidt

. Karl von Schmidt. Karl von Schmidt (12 tháng 1 năm 1817 – 25 tháng 8 năm 1875) là một tướng lĩnh kỵ binh Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl von Schmidt · Xem thêm »

Karl von Wrangel

Karl Freiherr von Wrangel (28 tháng 9 năm 1812 tại Königsberg, Đông Phổ – 28 tháng 11 năm 1899 tại điền trang của con rể ông ở huyện Rothenburg, Oberlausitz) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl von Wrangel · Xem thêm »

Karl XI của Thụy Điển

Charles XI Vasa,Henry Kamen, Who's who in Europe, 1450-1750, trang 66 còn gọi là Carl XI, Karl XI (24 tháng 12 năm 1655Lịch cũ – 5 tháng 4 năm 1697Lịch cũ) là vua nước Thụy Điển từ năm 1660 tới khi qua đời, vào thời đại được gọi là "Đế quốc Thụy Điển" (1611 – 1718) trong suốt bề dày lịch sử Thụy Điển.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl XI của Thụy Điển · Xem thêm »

Karl XII của Thụy Điển

Karl XII (17 tháng 6 năm 1682 – 30 tháng 11 năm 1718), còn được biết đến dưới tên gọi Carl XII (hay Charles XII theo tiếng Anh và Carolus Rex theo tiếng La Tinh, còn được đọc là Sáclơ mười hai), là một thành viên của Hoàng tộc Deux-PontsSociety for the Diffusion of Useful Knowledge,, Tập 1, Chapman and Hall, 1843, trang 684, làm vua của Đế quốc Thụy Điển từ năm 1697 đến khi qua đời năm 1718.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Karl XII của Thụy Điển · Xem thêm »

Kazakh

Người Zaporozhe viết thư cho sultan Thổ Nhĩ Kỳ''. Tranh của Ilya Repin từ năm 1880 tới năm 1891. Người Kazakh (Казахи) là một cộng đồng truyền thống của những người sống trên khu vực thảo nguyên phía nam của Đông Âu và phần châu Á của nước Nga, nổi tiếng vì sự độc lập và các kỹ năng quân sự của họ, cụ thể là tài cưỡi ngựa.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kazakh · Xem thêm »

Köln

Trung tâm thành phố Köln Nhà thờ lớn Köln và khu vực lân cận về ban đêm Khu phố Chợ Cũ (''Alter Markt'') ở Köln Köln hay Koeln (phiên âm: Côn), còn được viết là Cologne (Phiên âm: Cô-lô-nhơ), cho đến năm 1919 là Cöln, dưới thời của người La Mã đầu tiên là oppidum ubiorum, rồi Colonia Claudia Ara Agrippinensium, là thành phố lớn thứ tư của Đức theo dân số và diện tích.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Köln · Xem thêm »

Kỵ binh

Vệ binh Cộng hòa Pháp - 8 tháng 5 năm 2005 celebrations Kỵ binh là binh lính giáp chiến trên lưng ngựa.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kỵ binh · Xem thêm »

Klaipėda

Bản đồ Phố cổ Klaipėda Cảng Klaipėda vận chuyển khoảng 18 triệu tấn hàng hóa mỗi năm Klaipėda (tiếng Đức Memel hay Memelburg; tiếng Ba Lan: Kłajpeda) là cảng biển duy nhất của Litva nằm cạnh biển Baltic.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Klaipėda · Xem thêm »

Klaus Roth

Klaus Friedrich Roth (sinh 29 tháng 10 năm 1925, mất 10 tháng 11 năm 2015) là một nhà toán học người Anh được biết đến với những nghiên cứu về phép xấp xỉ Diophantine, phương pháp "cái sàng lớn" và lý thuyết phân kỳ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Klaus Roth · Xem thêm »

Konrad Ernst von Goßler

Konrad Ernst von Goßler (28 tháng 12 năm 1848 tại Potsdam – 7 tháng 2 năm 1933 tại Eisenach) là một Thượng tướng bộ binh của Vương quốc Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Konrad Ernst von Goßler · Xem thêm »

Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz

Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz (16 tháng 7 năm 1809 – 14 tháng 4 năm 1877) là một tướng lĩnh quân sự của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz · Xem thêm »

Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen

Kraft Prinz zu Hohenlohe-Ingelfingen (2 tháng 1 năm 1827 – 16 tháng 1 năm 1892), là một vị tướng chỉ huy pháo binh của quân đội Phổ, đồng thời là nhà văn quân sự đã viết một số tác phẩm về khoa học chiến tranh có ảnh hưởng lớn ở châu Âu thời đó.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kraft zu Hohenlohe-Ingelfingen · Xem thêm »

Kulturkampf

''Modus vivendi'', tranh biếm họa của Wilhelm Scholz: Giáo hoàng và thủ tướng đế chế Đức đòi hỏi nhau bày tỏ sự thần phục bằng cách hôn chân. Từ''Kladderadatsch'', Nr. 14/15 (18. März 1878). Kulturkampf (nghĩa đen: đấu tranh văn hóa) là từ ở Đức để chỉ sự tranh chấp giữa vương quốc Phổ cũng như sau này Đế quốc Đức thời thủ tướng Otto von Bismarck và nhà thờ Công giáo Rôma thời giáo hoàng Piô IX.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kulturkampf · Xem thêm »

Kurt von Sperling

Kurt von Sperling (18 tháng 12 năm 1850 tại Köln – 31 tháng 8 năm 1914 tại Breslau, Hạ Schlesien) là một sĩ quan quân đội Đức (Thượng tướng Bộ binh à la suite của Phổ) là Thống đốc quân sự của thành phố Köln.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kurt von Sperling · Xem thêm »

Kusunose Yukihiko

(1858-1927), là một tướng lĩnh và chính trị gia của Đế quốc Nhật Bản, từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Lục quân Nhật Bản từ năm 1913 đến năm 1917.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Kusunose Yukihiko · Xem thêm »

La Marseillaise

''La Marseillaise'' (1907). La Marseillaise (tạm dịch: Bài ca Marseille) là quốc ca của Cộng hòa Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và La Marseillaise · Xem thêm »

Lính ném lựu đạn

Lính ném lựu đạn là một nhánh của binh chủng bộ binh các nước Châu Âu từ thế kỉ 17 đến 19.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lính ném lựu đạn · Xem thêm »

Lịch sử Đức

Từ thời kỳ cổ đại, nước Đức đã có các bộ lạc người German cư ngụ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử Đức · Xem thêm »

Lịch sử Ý

Đấu trường La Mã ở Rome, được xây vào thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên Ý được thống nhất năm 1861, có những đóng góp quan trong cho sự phát triển văn hóa, xã hội của khu vực Địa Trung Hải.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử Ý · Xem thêm »

Lịch sử châu Âu

Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử châu Âu · Xem thêm »

Lịch sử Nga

Lịch sử Nga bắt đầu với lịch sử Đông Slav.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử Nga · Xem thêm »

Lịch sử Séc

Con người đã di cư đến vùng đất nay là Cộng hòa Séc vào khoảng thế kỉ 3 trước công nguyên.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử Séc · Xem thêm »

Lịch sử Tây Ban Nha

Lịch sử Tây Ban Nha bắt đầu từ khu vực Iberia thời tiền sử cho tới sự nổi lên và lụy tàn của một đế quốc toàn cầu, cho tới lịch sử thời hiện đại với tư cách là một thành viên của Liên minh châu Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử Tây Ban Nha · Xem thêm »

Lịch sử thế giới

Chữ hình nêm- Hệ thống chữ viết sớm nhất được biết đến Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử thế giới · Xem thêm »

Lịch sử thiên hướng tình dục thiểu số

Thái độ của xã hội đối với quan hệ cùng giới ở nhiều nơi và các giai đoạn là khác nhau bao gồm từ việc mong muốn tất cả nam giới có quan hệ cùng giới hoặc chấp nhận hòa hợp tự nhiên cho đến xem như một tội lỗi nhẹ, chịu sự cấm đoán của luật pháp hay tử hình.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Lịch sử thiên hướng tình dục thiểu số · Xem thêm »

Legnica

Legnica là một thành phố Ba Lan.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Legnica · Xem thêm »

Leo von Caprivi

Georg Leo Graf von Caprivi de Caprera de Montecuccoli (tên khai sinh là Georg Leo von Caprivi; 24 tháng 2 năm 1831 – 6 tháng 2 năm 1899) là một Thượng tướng Bộ binh và chính khách của Đức, người đã kế nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leo von Caprivi · Xem thêm »

Leonhard Graf von Blumenthal

Leonhard Graf von Blumenthal (20 tháng 7 năm 1810 – 21 tháng 12 năm 1900) là một Thống chế Phổ – Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leonhard Graf von Blumenthal · Xem thêm »

Leopold của Bayern

Leopold Maximilian Joseph Maria Arnulf, Vương tử của Bayern (9 tháng 2 năm 1846 – 28 tháng 9 năm 1930), sinh ra tại München, là con trai của Vương tử Nhiếp chính Luitpold của Bayern (1821 – 1912) và người vợ của ông này là Đại Công nương Augusta của Áo (1825 – 1864).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leopold của Bayern · Xem thêm »

Leopold Hermann von Boyen

Leopold Hermann von Boyen (6 tháng 6 năm 1811 tại Königsberg – 18 tháng 12 năm 1886 tại Jena) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, sau này là Thống đốc của pháo đài Mainz và thành phố Berlin.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leopold Hermann von Boyen · Xem thêm »

Leopold Kronecker

Leopold Kronecker (7 tháng 12 năm 1823 – 29 tháng 12 năm 1891) là một nhà toán học người Đức nổi tiếng với công trình về lý thuyết số và đại số.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leopold Kronecker · Xem thêm »

Leuthen

Leuthen có thể chỉ đến.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Leuthen · Xem thêm »

Liên bang Đức

Liên minh các quốc gia Đức (Tiếng Đức: Deutscher Bund) là một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc Đức, được tạo thành theo Đại hội Viên năm 1815 để cùng hợp tác về kinh tế và tiền tệ giữa các công quốc nói tiếng Đức độc lập.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Liên bang Đức · Xem thêm »

Liên bang Bắc Đức

Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Liên bang Bắc Đức · Xem thêm »

Liên minh Bưu chính Quốc tế

Liên minh Bưu chính Quốc tế hay Liên hiệp Bưu chính Quốc tế (tiếng Anh: Universal Postal Union hay viết tắt UPU, tiếng Pháp: Union postale universelle) là một Tổ chức Quốc tế điều hợp các chính sách bưu chính giữa các quốc gia thành viên và hệ thống bưu chính toàn cầu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Liên minh Bưu chính Quốc tế · Xem thêm »

Liên minh các Vương hầu

Phúng dụ việc vua Friedrich II Đại đế thiết lập "Liên minh các Vương hầu", tranh sơn dầu trên vải bạt của Bernhard Rode (1725 – 1797). Liên minh các Vương hầu, hoặc Liên minh các Vương hầu người Đức, còn được gọi là Fürstenbund theo tiếng Đức, do nhà vua nước Phổ khi đó là Friedrich II (Friedrich Đại Đế, 1712 - 1786) thành lập ở Đức vào năm 1785, là một bước tiến trong công cuộc thống nhất của Đế chế Đức dưới sự lãnh đạo của Triều đình Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Liên minh các Vương hầu · Xem thêm »

Louis von Weltzien

Peter Friedrich Ludwig „Louis“ von Weltzien (1 tháng 4 năm 1815 tại Bockhorn (Friesland) – 16 tháng 10 năm 1870 tại Wiesbaden) là một sĩ quan Đức, đã được phong đến cấp Trung tướng trong quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Louis von Weltzien · Xem thêm »

Louis XIV của Pháp

Louis XIV (tiếng Pháp: Louis-Dieudonné; 5 tháng 9 năm 1638 – 1 tháng 9 năm 1715), còn được biết như Louis Vĩ đại (Louis le Grand; Le Grand Monarque) hoặc Vua Mặt trời (The Sun King; Le Roi Soleil), là một quân chủ thuộc Nhà Bourbon, đã trị vì với danh hiệu Vua Pháp và Navarre.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Louis XIV của Pháp · Xem thêm »

Ludolf von Alvensleben (Thiếu tướng)

Tướng Ludwig von Alvensleben Ludolf Arthur Herman von Alvensleben (11 tháng 11 năm 1844 – 8 tháng 12 năm 1912) là một Thiếu tướng Phổ, sinh ra tại Potsdam và mất tại Halle an der Saale.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludolf von Alvensleben (Thiếu tướng) · Xem thêm »

Ludwig Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen

von der Tann Ludwig Samson Arthur Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen (18 tháng 6 năm 1815 – 26 tháng 4 năm 1881) là một tướng lĩnh quân sự của Bayern.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig Freiherr von und zu der Tann-Rathsamhausen · Xem thêm »

Ludwig Georg von Spangenberg

Ludwig Georg Leopold Franz von Spangenberg (24 tháng 5 năm 1826 tại Fulda – 19 tháng 1 năm 1896 tại Frankfurt am Main) là một Thượng tướng Bộ binh Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig Georg von Spangenberg · Xem thêm »

Ludwig Mies van der Rohe

Ludwig Mies van der Rohe (27 tháng 3 năm 1886 – 19 tháng 8 năm 1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig Mies van der Rohe · Xem thêm »

Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven (phiên âm: Lút-vích van Bét-thô-ven, 17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig van Beethoven · Xem thêm »

Ludwig von Falkenhausen

Ludwig Freiherr von Falkenhausen (13 tháng 9 năm 1844 – 4 tháng 5 năm 1936) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ và Đế quốc Đức, từng tham gia chiến đấu trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig von Falkenhausen · Xem thêm »

Ludwig von Schlotheim

Tướng Ludwig von Schlotheim Carl Ludwig Freiherr von Schlotheim (22 tháng 8 năm 1818 tại Uthleben – 7 tháng 4 năm 1889 tại Kassel) là một Thương tướng Kỵ binh trong quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig von Schlotheim · Xem thêm »

Ludwig von Wittich

Ludwig von Wittich Friedrich Wilhelm Ludwig von Wittich (15 tháng 10 năm 1818 tại Münster – 2 tháng 10 năm 1884 tại điền trang Siede của mình ở miền Neumark) là một sĩ quan quân đội Phổ – Đức, đã được thăng tới cấp bậc Trung tướng, và là một đại biểu Quốc hội Đế quốc Đức (Reichstag).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Ludwig von Wittich · Xem thêm »

Max Born

Max Born (11 tháng 12 năm 1882 – 5 tháng 1 năm 1970) là một nhà vật lý và một nhà toán học người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Max Born · Xem thêm »

Max von Gallwitz

Max Karl Wilhelm von Gallwitz (2 tháng 5 năm 1852 tại Breslau – 18 tháng 4 năm 1937 tại Napoli) là Thượng tướng pháo binh quân đội Đức thời kỳ Đế quốc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Max von Gallwitz · Xem thêm »

Max von Hausen

Max von Hausen Max Clemens Lothar Freiherr von Hausen (17 tháng 12 năm 1846 – 19 tháng 3 năm 1922) là một chỉ huy quân đội Đức trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Max von Hausen · Xem thêm »

Maximilian Vogel von Falckenstein

Maximilian Eduard August Hannibal Kunz Sigismund Vogel von Fal(c)kenstein (29 tháng 4 năm 1839 – 7 tháng 12 năm 1917) là một Thượng tướng Bộ binh và chính trị gia của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Maximilian Vogel von Falckenstein · Xem thêm »

Maximilian von Prittwitz und Gaffron

Max(imilian) Wilhelm Gustav Moritz von Prittwitz und Gaffron (27 tháng 11 năm 1848 – 29 tháng 3 năm 1917) là một tướng lĩnh quân đội Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Maximilian von Prittwitz und Gaffron · Xem thêm »

Mặt trận Argonne (1914-1915)

Dù chỉ là một khu vực nhỏ trên Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến trường rừng Argonne trên mạn đông bắc Pháp chứng kiến nhiều hoạt động giao chiến dữ dội từ tháng 9 năm 1914 cho đến tháng 9 năm 1915.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Mặt trận Argonne (1914-1915) · Xem thêm »

Mối thù Pháp-Đức

Mối thù truyền kiếpJulius Weis Friend: The Linchpin: French-German Relations, 1950-1990, (Deutsch–französische Erbfeindschaft) giữa nước Đức và Pháp có mầm mống từ khi vua Charlemagne chia Đế quốc Frank của ông thành hai Vương quốc Đông và Tây Frank.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Mối thù Pháp-Đức · Xem thêm »

Mehmed V

Mehmed V (thường gọi là Reşat Mehmet; 2 tháng 11 năm 1844 – 3 tháng 7 năm 1918) là vị sultan thứ 35 của đế quốc Ottoman, ở ngôi từ ngày 27 tháng 4 năm 1909 đến khi qua đời.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Mehmed V · Xem thêm »

Mikhail Illarionovich Kutuzov

Mikhail Illarionovich Golenishchev-Kutuzov, được ghi là Mikhain Illariônôvích Cutudốp trong các tài liệu tiếng Việt (tiếng Nga: князь Михаи́л Илларио́нович Голени́щев-Куту́зов; 16 tháng 9 năm 1745 — 28 tháng 4 năm 1813) là một nhà chính trị, quân sự Nga.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Mikhail Illarionovich Kutuzov · Xem thêm »

Montesquieu

Montesquieu năm 1728 Charles-Louis de Secondat, Baron de La Brède et de Montesquieu (Charles-Louis de Secondat, Nam tước vùng La Brède và xứ Montesquieu; 18 tháng 1 năm 1689 tại Bordeaux – 10 tháng 2 năm 1755 tại Paris) là một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng, ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Montesquieu · Xem thêm »

Morava

Moravia hay Morava (Morava;; Morawy; Moravia) là một vùng lịch sử thuộc nước Cộng hòa Séc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Morava · Xem thêm »

Moresnet

Lá cờ không chính thức của Moresnet (1883) Từ năm 1816 đến 1919, quốc gia trung lập Moresnet là nước nhỏ nhất thuộc châu Âu với diện tích cỡ khoảng 3,5 km²; chỉ tồn tại vì hai quốc gia bên cạnh không thể nào thỏa thuận về việc ai có quyền chiếm hữu vùng đất này.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Moresnet · Xem thêm »

Moritz von Bissing

Moritz Ferdinand Freiherr von Bissing (30 tháng 1 năm 1844 tại Thượng Bellmannsdorf, hạt Lauban, tỉnh Schlesien – 18 tháng 4 năm 1917 tại Trois Fontaines ở Bỉ), được phong hàm Nam tước Phổ vào ngày 31 tháng 3 năm 1858, là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Moritz von Bissing · Xem thêm »

Moriz von Lyncker

Wilhelm II và người thắng trận Liège, tướng Otto von Emmich, 1914. Moriz Freiherr von Lyncker (30 tháng 1 năm 1853 – 20 tháng 1 năm 1932) là một nhà quân sự Phổ trong thời kỳ Đế quốc Đức và là Bộ trưởng Nội các Quân sự Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Moriz von Lyncker · Xem thêm »

Moses

Moses, tranh của José de Ribera (1638) Moses (tiếng Latin: Moyses,; Greek: Mωυσής; Arabic: موسىٰ,; Ge'ez: ሙሴ, Musse), trong tiếng Việt là Mô-sê hoặc Môi-se, là lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy quân sự và sử gia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Moses · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Nga · Xem thêm »

Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp

Tác phẩm ''Khế ước xã hội'' (Du contrat social) của Jean-Jacques Rousseau Nguyên nhân gây nên cuộc Cách mạng Pháp bao gồm những yếu tố lịch sử quan trọng dẫn đến cuộc đại cách mạng năm 1789 tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Người Do Thái · Xem thêm »

Người Scythia

Người Scythia hay người Scyth là một dân tộc bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa, có nguồn gốc từ Iran đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Người Scythia · Xem thêm »

Nhân vật phụ của Hetalia: Axis Powers

Dàn nhân vật phụ trong anime/manga Hetalia: Axis Powers cực kì hùng hậu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Nhân vật phụ của Hetalia: Axis Powers · Xem thêm »

Niedersachsen

Niedersachsen hay Hạ Saxon (tiếng Anh: Lower Saxony) là một bang nằm trong vùng tây-bắc của nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Niedersachsen · Xem thêm »

Nordhausen

Zorge ở Nordhausen Nordhausen là thành phố nằm ở phía bắc của bang tự do Thüringen, nước Đức, bên bờ sông Zorge và phía nam dãy Harz.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Nordhausen · Xem thêm »

Oktavio Philipp von Boehn

Oktavio Philipp von Boehn (29 tháng 1 năm 1824 tại Klein Silkow, Kreis Stolp – 30 tháng 7 năm 1899 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Oktavio Philipp von Boehn · Xem thêm »

Opava

Opava là một thành phố thuộc vùng Moravia-Silesia của Cộng hòa Séc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Opava · Xem thêm »

Oskar von Lindequist

Oskar Fromhold Friedrich Olof von Lindequist (10 tháng 12 năm 1838 tại Jülich, hạt Düren, vùng Rhein thuộc Phổ – 16 tháng 4 năm 1915 tại Potsdam, Brandenburg) là một Thống chế của Vương quốc Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Oskar von Lindequist · Xem thêm »

Oskar von Meerscheidt-Hüllessem

Gustav Adolf Oskar Wilhelm Freiherr von Meerscheidt-Hüllessem (15 tháng 10 năm 1825 tại Berlin – 26 tháng 12 năm 1895 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Oskar von Meerscheidt-Hüllessem · Xem thêm »

Osterode (huyện)

Osterode, tên đầy đủ là Osterode am Harz, là một huyện ở Niedersachsen, Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Osterode (huyện) · Xem thêm »

Otto Hahn

Otto Hahn (8 tháng 3 1879 - 28 tháng 7 1968) là một nhà hóa học và nhà khoa học đoạt giải Nobel người Đức, người đi tiên phong trong lĩnh vực phóng xạ và hóa học phóng xạ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto Hahn · Xem thêm »

Otto Kähler (Thiếu tướng)

Otto Kähler (16 tháng 6 năm 1830 tại Neuhausen – 8 tháng 11 năm 1885 tại Kostantiniyye) là một Thiếu tướng Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto Kähler (Thiếu tướng) · Xem thêm »

Otto Stern

Otto Stern (17.2.1888 – 17.8.1969) là một nhà vật lý học người Đức, đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 1943.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto Stern · Xem thêm »

Otto von Bismarck

Otto Eduard Leopold von Bismarck (1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898) là một chính khách, chính trị gia đến từ Phổ và Đức, nổi bật vì đã chi phối nước Đức và châu Âu bằng chính sách đối ngoại thực dụng từ năm 1862 đến năm 1890, khi bị vua Wilhelm II ép thôi việc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto von Bismarck · Xem thêm »

Otto von Claer

Tấm bia phục chế của mộ Otto và Maria von Claer ở nghĩa trang Invalidenfriedhof Berlin (ảnh chụp năm 2013) Otto Clemens August von Claer (23 tháng 11 năm 1827 tại Bonn – 1 tháng 4 năm 1909 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto von Claer · Xem thêm »

Otto von der Schulenburg (Thiếu tướng)

Wilhelm August Otto von der Schulenburg (2 tháng 12 năm 1834 tại Berlin – 5 tháng 1 năm 1923 tại Göttingen) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng tham gia chiến tranh thống nhất nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto von der Schulenburg (Thiếu tướng) · Xem thêm »

Otto von Hügel

Tướng Otto von Hügel Eugen Otto Freiherr von Hügel (20 tháng 9 năm 1853 tại Stuttgart – 4 tháng 1 năm 1928 tại Nonneau) là một sĩ quan quân đội Württemberg, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto von Hügel · Xem thêm »

Otto von Strubberg

Otto Julius Wilhelm Maximilian Strubberg, sau năm 1858 là von Strubberg (16 tháng 9 năm 1821 tại Lübbecke, Westfalen – 9 tháng 11 năm 1908 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ – Đức, đã từng tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Otto von Strubberg · Xem thêm »

Paul Bronsart von Schellendorff

Paul Bronsart von Schellendorff (25 tháng 1 năm 1832 – 23 tháng 6 năm 1891) là một tướng lĩnh và nhà văn quân sự của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Paul Bronsart von Schellendorff · Xem thêm »

Paul von Collas

Thượng tướng Bộ binh--> Gia huy củaGia đình ''von Collas'' Paul Albert Hector August Baron von Collas (31 tháng 1 năm 1841 tại Bromberg – 27 tháng 10 năm 1910 tại Kassel-Wehlheiden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được phong đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và là Thống đốc quân sự của Mainz.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Paul von Collas · Xem thêm »

Paul von Hindenburg

Paul Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg, còn được biết đến ngắn gọn là Paul von Hindenburg (phiên âm: Pô vôn Hin-đen-bua) (2 tháng 10 năm 1847 - 2 tháng 8 năm 1934) là một Thống chế và chính khách người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Paul von Hindenburg · Xem thêm »

Pavel I của Nga

Paven I của Nga, còn được chép là Paul I hay Pavel I (Па́вел I Петро́вич; Pavel Petrovich) (–) là Hoàng đế Nga từ năm 1796 đến năm 1801.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Pavel I của Nga · Xem thêm »

Peter Simon Pallas

Peter Simon Pallas (22 tháng 09 năm 1741 - 8 tháng 09 1811) là một nhà động vật học và thực vật học người Đức làm việc ở Nga.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Peter Simon Pallas · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Pháp · Xem thêm »

Phân chia Ba Lan

Phân chia Ba Lan-Litva là một loạt ba đợt phân chia diễn ra trong nửa cuối của thế kỷ 18 và cuối cùng kết thúc sự tồn tại của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Phân chia Ba Lan · Xem thêm »

Phân chia Ba Lan thứ nhất

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva sau đợt phân chia thứ nhất là một xứ bảo hộ của Đế quốc Nga 1773–1789 Phân chia Ba Lan lần thứ nhất của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva diễn ra vào năm 1772 là lần phân chia đầu tiên của ba lần phân chia làm kết thúc sự tồn tại của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva đến năm 1795.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Phân chia Ba Lan thứ nhất · Xem thêm »

Phép lạ của Nhà Brandenburg

Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna đã tham gia Liên minh chống Phổ trong Bảy năm chinh chiến. Thành ngữ Phép lạ của Nhà Brandenburg (tiếng Đức: Mirakel des Hauses Brandenburg, tiếng Pháp: Miracle de la maison Brandenbourg, tiếng Nga: Чудо Бранденбургского дома), cũng gọi là Phép lạ của triều đại Hohenzollern, là cách nói, chỉ sự sống còn của nước Phổ sau khi phải chống chọi với liên quân các liệt cường châu Âu lục địa trong cuộc Chiến tranh Bảy nămRobert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 263 - một thành quả mà họ đạt được nhờ vào cả những chiến công hiển hách của Quốc vương (điển hình như thắng lợi trong trận Leuthen hồi năm 1757 nhờ có đường lối chiến thuật và chiến lược đúng đắn), sự quyết đoán giành quyền chủ động của ông,John Nelson Rickard, Roger Cirillo, Advance and Destroy: Patton as Commander in the Bulge, trang 18 lẫn tình hình có lợi.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Phép lạ của Nhà Brandenburg · Xem thêm »

Phổ

Phổ trong tiếng Việt có thể là.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Phổ · Xem thêm »

Phổ (quốc gia)

Phổ (tiếng Đức: Preußen; tiếng Latinh: Borussia, Prutenia; tiếng Litva: Prūsija; tiếng Ba Lan: Prusy; tiếng Phổ cổ: Prūsa) là một quốc gia trong lịch sử cận đại phát sinh từ Brandenburg, một lãnh thổ trong suốt nhiều thế kỉ đã ảnh có hưởng lớn lên lịch sử nước Đức và châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thế giới vào thời kỳ cận đại.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Phổ (quốc gia) · Xem thêm »

Philipp Carl von Canstein

Philipp Carl Christian Freiherr von Canstein (4 tháng 2 năm 1804 tại Eschwege – 5 tháng 11 năm 1877 tại Kassel) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Bộ binh, và được nhận Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ với Lá sồi.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Philipp Carl von Canstein · Xem thêm »

Plutarchus

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Đức là Plutarch, và tiếng Pháp là Plutarque, tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã, (46 - 120) là một nhà tiểu luận va nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Plutarchus · Xem thêm »

Potsdam

Potsdam là thủ phủ của tiều bang Brandenburg (Đức) và là thành phố đông dân cư nhất của tiểu bang.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Potsdam · Xem thêm »

Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev

Bá tước Pyotr Alexandrovich Rumyantsev-Zadunaisky, còn được viết là Rumiantsof,Macmillan's magazine, Tập 42, trang 428 Romanzow hay RomanzoffRobert Bisset, The history of the reign of George III: to which is prefixed a view of the progressive improvements of England in property and strength to the accession of his Majesty, Tập 1, trang 161 (Пётр Александрович Румянцев-Задунайский), đọc là Rumenxep hay Rumianxép theo tiếng Việt (15 tháng 1 năm 1725 – 19 tháng 12 năm 1796) là một trong những vị thống soái lỗi lạc nhất của nước Nga vào thế kỷ XVIII.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev · Xem thêm »

Pyotr III của Nga

Pyotr III (21 tháng 2 năm 1728 –) (Пётр III Фëдорович, Pyotr III Fyodorovitch), còn gọi là Pie III là một Nga hoàng, chỉ trị vì trong 6 tháng năm 1762.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Pyotr III của Nga · Xem thêm »

Pyotr Semyonovich Saltykov

Bá tước của Moskva, Pyotr Semyonovich Saltykov (Пётр Семёнович Салтыков, đọc là Piốt Xêmiônôvích Xanticốp) (1697 – 26 tháng 12 năm 1772) là một quan chức của triều đình Nga và cũng là một Nguyên soái xuất sắc của Đế quốc Nga.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Pyotr Semyonovich Saltykov · Xem thêm »

Quân đội Phổ

Quân đội Hoàng gia Phổ (Königlich Preußische Armee) là lực lượng quân sự của Vương quốc Phổ (nguyên là lãnh địa Tuyển hầu tước Brandenburg trước năm 1701).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Quân đội Phổ · Xem thêm »

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Quân chủ chuyên chế · Xem thêm »

Quốc kỳ Đức

Quốc kỳ Đức gồm ba dải ngang bằng hiển thị các màu quốc gia của Đức: đen, đỏ, vàng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Quốc kỳ Đức · Xem thêm »

Quyền tác giả

Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền (tiếng Anh: copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Quyền tác giả · Xem thêm »

Rangaku

Rangaku (trong tiếng Nhật có nghĩa là Hà Lan học, hay gọi tắt là Lan học, và mở rộng ra thành Tây học) là một phong trào mang tính học thuật kéo dài trong khoảng 200 năm (1641-1853) khi chính quyền Mạc phủ thực thi chính sách bế quan tỏa cảng (sakoku) một cách nghiêm ngặt cho đến khi hạm đội hải quân của người Mỹ áp sát bờ biển Nhật Bản, gây sức ép buộc chính quyền Nhật Bản phải mở cửa tự do cho quan hệ ngoại thương (1854).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rangaku · Xem thêm »

Reinhard von Scheffer-Boyadel

Tướng R. von Scheffer-Boyadel Reinhard Gottlob Georg Heinrich Freiherr von Scheffer-Boyadel (28 tháng 3 năm 1851 tại Hanau – 8 tháng 11 năm 1925 tại Boyadel) là một sĩ quan quân đội Phổ-Đức, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được phong quân hàm Thợng tướng Bộ binh vào năm 1908.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Reinhard von Scheffer-Boyadel · Xem thêm »

Remus von Woyrsch

Martin Wilhelm Remus von Woyrsch (4 tháng 2 năm 1847 – 6 tháng 8 năm 1920) là một Thống chế của Phổ đã từng tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Chiến tranh Pháp-Đức và Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Remus von Woyrsch · Xem thêm »

Rheinland

Rheinland là tên gọi chung cho các khu vực thuộc nước Đức nằm dọc theo khu vực Trung và Hạ sông Rhine giữa Bingen và biên giới Hà Lan, tuy nhiên nó không được định biên giới rõ ràng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rheinland · Xem thêm »

Rinnthal

Rinnthal là một đô thị thuộc huyện Südliche Weinstraße, trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rinnthal · Xem thêm »

Robert von Massow

Robert August Valentin Albert Reinhold von Massow (26 tháng 3 năm 1839 tại Gumbin – 16 tháng 12 năm 1927 tại Wiesbaden) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đồng thời là Chủ tịch Tòa án Quân sự Đế quốc Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Robert von Massow · Xem thêm »

Rudolf von Caemmerer

Rudolf Karl Fritz von Caemmerer (25 tháng 7 năm 1845 tại Koblenz – 18 tháng 9 năm 1911 tại Schöneberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rudolf von Caemmerer · Xem thêm »

Rudolf Walther von Monbary

Hugo Hermann Ottomar Rudolf Walther von Monbary (19 tháng 4 năm 1815 tại Krummenort, huyện Sensburg – 25 tháng 1 năm 1892 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rudolf Walther von Monbary · Xem thêm »

Rudolph Otto von Budritzki

Rudolph Otto von Budritzki (17 tháng 10 năm 1812 tại Berlin – 15 tháng 2 năm 1876 tại Berlin) là một tướng lĩnh quân đội Phổ, đã từng tham gia trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất (1848), Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864) và Chiến tranh Áo-Phổ (1866. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được bổ nhiệm làm tư lệnh của Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 2. Ông được ca ngợi vì lòng dũng cảm của mình trong trận Le Bourget lần thứ nhất, khi ông tiến hành một cuộc phản công thắng lợi, đẩy lùi một cuộc phá vây của quân đội Pháp từ Paris đang bị vây hãm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Rudolph Otto von Budritzki · Xem thêm »

Saarland

Saarland là một tiểu bang ở miền tây-nam của nước Cộng hòa Liên bang Đức có biên giới về phía bắc và phía đông với bang Rheinland-Pfalz cũng như về phía nam với các quốc gia Pháp và phía tây với Luxembourg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Saarland · Xem thêm »

Sachsen (định hướng)

Sachsen có thể là.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Sachsen (định hướng) · Xem thêm »

Schwerin (định hướng)

Schwerin có thể là tên của.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Schwerin (định hướng) · Xem thêm »

Sher Shah Suri

Sher Shah Suri (1486 - 1545) (còn có tên là Farid Khan hoặc Sher Khan, tạm dịch là Vua Hổ), là một ông vua hùng mạnh của Ấn Độ trung đại (1540 - 1545).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Sher Shah Suri · Xem thêm »

Sigismund von Schlichting

Sigismund Wilhelm Lorenz von Schlichting (3 tháng 10 năm 1829 – 22 tháng 10 năm 1909) là một tướng lĩnh và nhà lý luận quân sự của Phổ, có lẽ được biết đến nhiều nhất về sự tham gia của ông trong những cuộc bàn cãi về chiến thuật bộ binh và các thập niên 1880 và 1890.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Sigismund von Schlichting · Xem thêm »

Silesia

Huy hiệu xứ Silesia từ năm 1645. Lịch sử Silesia, chồng lên biên giới các quốc gia hiện nay: Đường biên màu xanh tính đến 1538, đường biên màu vàng của năm 1815. Silesia (tiếng Séc: Slezsko, tiếng Ba Lan: Śląsk, tiếng Đức: Schlesien) là một vùng cổ của Trung Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Silesia · Xem thêm »

SMS Hannover

SMS Hannover là một thiết giáp hạm tiền-dreadnought của Đế quốc Đức, chiếc thứ hai trong số năm chiếc thuộc lớp thiết giáp hạm ''Deutschland'' được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức từ năm 1903 đến năm 1906.

Mới!!: Vương quốc Phổ và SMS Hannover · Xem thêm »

SMS Pommern

SMS Pommern là một thiết giáp hạm tiền-dreadnought của Đế quốc Đức, một trong số năm chiếc thuộc lớp thiết giáp hạm ''Deutschland'' được chế tạo cho Hải quân Đế quốc Đức từ năm 1903 đến năm 1906.

Mới!!: Vương quốc Phổ và SMS Pommern · Xem thêm »

SMS Scharnhorst

SMS Scharnhorst"SMS" là từ viết tắt trong tiếng Đức của "Seiner Majestät Schiff", có nghĩa "tàu của đức vua", tương đương với HMS trong tiếng Anh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và SMS Scharnhorst · Xem thêm »

Stanisław Leszczyński

Stanisław I Leszczyński (Stanislovas Leščinskis; (20 tháng Mười 1677 – 23 tháng Hai 1766) là một vị vua của Liên bang Ba Lan-Litva, Công tước xứ Lorraine và Bá tước của Đế quốc La Mã thần thánh. Năm xưa, nhà Leszczyński vốn đã được Hoàng đế La Mã Thần thánh là Friedrich III phong tước Bá. Vào năm 1704, sau khi quân Thụy Điển do vua Karl XII đánh bại quân Nga và quân Sachsen, vua Ba Lan kiêm Tuyển hầu tước xứ Sachsen là August II bị truất phế và vua Karl XII đưa Stanisław lên làm vua Ba Lan. Sau khi "quan thầy" Karl XII của ông bị đánh bại thảm hại trong trận Poltava (1709), ông trốn sang nước Pháp.Stanley S. Sokol, Sharon F. Mrotek Kissane, Alfred L. Abramowicz, The Polish biographical dictionary: profiles of nearly 900 Poles who have made lasting contributions to world civilization, trang 230 Nỗ lựa đưa ông lên ngôi Quốc vương Ba Lan lần thứ hai của con rể ông - Quốc vương Pháp Louis XV - đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Kế vị Ba Lan, quân Pháp bị liên quân Nga - Áo - Sachsen (thậm chí có cả quân chư hầu của Phổ) đánh baị.Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 187 Vua Stanisław I cuối cùng đã chịu thua trong cuộc chiến đấu giành quyền kế vị Ba Lan.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Stanisław Leszczyński · Xem thêm »

Tây Phổ

Tây Phổ (tiếng Đức: Westpreußen, tiếng Ba Lan Prusy Zachodnie) là một tỉnh của Vương quốc Phổ từ 1773-1824 và 1878-1919/20 được tạo ra từ các tỉnh Ba Lan trước đó là Phổ hoàng gia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Tây Phổ · Xem thêm »

Tỉnh (Pháp)

Trong ngữ cảnh về cách phân chia địa chính trị của Pháp và nhiều thuộc địa của Pháp, một tỉnh (département) là một đơn vị hành chính tương đương với một quận (''district'') của Anh hay quận (''county'') của Hoa Kỳ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Tỉnh (Pháp) · Xem thêm »

Tỉnh Jülich-Kleve-Berg

Tỉnh Jülich-Kleve-Berg (Provinz Jülich-Kleve-Berg) là một tỉnh của Vương quốc Phổ từ 1815–22.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Tỉnh Jülich-Kleve-Berg · Xem thêm »

Tem thư

Penny Black, con tem đầu tiên của nhân loại. Tem thư, còn gọi là tem bưu chính, tem (bắt nguồn từ tiếng Pháp: timbre), trước đây còn gọi là bưu hoa, là một loại dấu hiệu có giá trị nhất định, thường là một mảnh giấy hình chữ nhật, dùng để trả phí cho dịch vụ bưu chính.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Tem thư · Xem thêm »

Thành phố tự do Frankfurt

Trong gần năm thế kỷ, thành phố của ĐứcFrankfurt am Main là một thành bang trong vòng hai quốc gia chính của Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thành phố tự do Frankfurt · Xem thêm »

Thập tự Sắt

Bundeswehr Thập tự Sắt hay Chữ thập Sắt (tiếng Đức: Eisernes Kreuz) là một huy chương quân sự của Vương quốc Phổ và sau đó là của nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thập tự Sắt · Xem thêm »

Thắng lợi quyết định

Chiến thắng quyết định là một chiến thắng quân sự xác định kết quả không thể tranh cãi của một cuộc chiến hoặc ảnh hưởng đáng kể kết quả cuối cùng của một cuộc xung đột.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thắng lợi quyết định · Xem thêm »

Thời kỳ Khai Sáng

Thời kỳ Khai minh hay Thời kỳ Khai sáng (tiếng Anh: Age of Enlightenment; tiếng Pháp: Siècle des Lumières), còn gọi là Thế kỷ Ánh sáng, là giai đoạn thế kỷ 18 của triết học phương Tây, hay thời kỳ dài hơn gồm cả Thời đại Lý tính (Age of Reason).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thời kỳ Khai Sáng · Xem thêm »

Thụy Điển

Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thụy Điển · Xem thêm »

Thống nhất nước Đức

Sự chính thức nhất thống của nước Đức thành một quốc gia hợp nhất về chính trị và hành chính chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại Phòng Gương của Cung điện Versailles ở Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thống nhất nước Đức · Xem thêm »

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva (Królestwo Polskie i Wielkie Księstwo Litewskie, Lenkijos Karalystė ir Lietuvos Didžioji Kunigaikštystė) hay Liên bang Ba Lan – Litva hay Thịnh vượng chung Ba Lan – Litva là một trong những quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Châu Âu thế kỷ 16 và 17.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva · Xem thêm »

Theodor Alexander von Schoeler

Theodor Alexander Viktor Ernst von Schoeler (22 tháng 3 năm 1807 tại Potsdam – 23 tháng 8 năm 1894 tại Coburg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Theodor Alexander von Schoeler · Xem thêm »

Theodor W. Adorno

Theodor W. Adorno (11 tháng 9 năm 1903 - 6 tháng 8 năm 1969) là một nhà xã hội học, triết học và âm nhạc học người Đức, nổi tiếng với lý thuyết phê phán xã hội.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Theodor W. Adorno · Xem thêm »

Theophil von Podbielski

Theophil von Podbielski Theophil Eugen Anton von Podbielski (17 tháng 10 năm 1814 tại Cöpenick – 31 tháng 10 năm 1879 tại Berlin) là một Thượng tướng Kỵ binh của Vương quốc Phổ, Chủ tịch Hiệp hội Pháo binh Tổng hợp (General-Artillerie-Komitees), Thành viên Uỷ ban Quốc phòng (Landesverteidigungskommission) và là quản trị viên đầu tiên của Trường Tổng hợp Pháo binh và Công binh ở thủ đô Berlin.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Theophil von Podbielski · Xem thêm »

Thiên hoàng Minh Trị

là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Thiên hoàng Minh Trị · Xem thêm »

Trận Als

Trận Als, còn gọi là Trận Alsen, là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1864, trên hòn đảo Als của Đan Mạch.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Als · Xem thêm »

Trận Amiens (1870)

Trận Amiens là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 1870 xung quanh Villers – Bretonneux.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Amiens (1870) · Xem thêm »

Trận Artenay

Trận Artenay (viết bởi Thống chế Helmuth Von Moltke Lớn), hay còn gọi là Trận Arthenay, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Đức - Pháp (1870 – 1871), đã diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1870, tại Artenay – một thị trấn nhỏ tọa lạc trên con đường từ Orléans đến Paris (Pháp), cách thành phố Orléans khoảng 10 dặm Anh về phía bắc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Artenay · Xem thêm »

Trận Aschaffenburg

Trận Aschaffenburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 14 tháng 7 năm 1866, tại Aschaffenburg, Vương quốc Bayern (cách Frankfurt am Main 23 dặm Anh), giữa quân đội Phổ và Liên minh các quốc gia Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Aschaffenburg · Xem thêm »

Trận Bapaume (1871)

Trận Bapaume là một trận đánh ở miền Bắc nước Pháp, diễn ra vào ngày 3 tháng 1 năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Bapaume (1871) · Xem thêm »

Trận Bautzen

Trận Bautzen là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức là một phần của cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 20 cho đến ngày 21 tháng 5 năm 1813.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Bautzen · Xem thêm »

Trận Beaugency (1870)

Trận Beaugency, còn gọi là Trận Beaugency-Cravant, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 8 cho đến ngày 10 tháng 12 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Beaugency (1870) · Xem thêm »

Trận Beaumont

Trận Beaumont, còn gọi là Trận Beaumont-en-Argonne, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Beaumont · Xem thêm »

Trận Beaune-la-Rolande

Trận Beaune-la-Rolande là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra vào ngày 28 tháng 11 năm 1870 tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Beaune-la-Rolande · Xem thêm »

Trận Bellevue

Trận Bellevue (còn gọi là Trận Mézières, thỉnh thoảng gọi là Trận Sémécourt) là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra vào ngày 7 tháng 10 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Bellevue · Xem thêm »

Trận Blumenau

Trận Blumenau là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần đã diễn ra vào ngày 22 tháng 7 năm 1866, tại Blumenau, nay là Lamač – 1 thị xã thuộc thủ đô Bratislava của Slovakia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Blumenau · Xem thêm »

Trận Borny-Colombey

Trận Borny-Colombey, còn gọi là Trận Borny, Trận Colombey-Nouilly hoặc Trận Colombey là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 14 tháng 8 năm 1870 về phía Đông Metz.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Borny-Colombey · Xem thêm »

Trận Breslau

Trận Breslau có thể là.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Breslau · Xem thêm »

Trận Breslau (1757)

Trận Breslau là một trận chiến diễn ra vào ngày 22 tháng 11 năm 1757 trong Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Breslau (1757) · Xem thêm »

Trận Bretoncelles

Trận Bretoncelles là một hoạt động quân sự trong cuộc chiến tranh giữa Pháp và Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 21 tháng 11 năm 1870, tại Bretoncelles, thuộc tỉnh Loire, nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Bretoncelles · Xem thêm »

Trận Buchy

Trận Buchy là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 4 tháng 12 năm 1870 tại Buchy, thuộc tỉnh Nord của nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Buchy · Xem thêm »

Trận Burkersdorf

Trận chiến Burkersdorf là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Bảy năm tàn khốc, diễn ra vào ngày 21 tháng 7 năm 1762.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Burkersdorf · Xem thêm »

Trận Buzancy

Trận chiến Buzancy là một cuộc giao tranh quy mô nhỏ trong cuộc tấn công vào Pháp của quân đội Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 8 năm 1870, tại Buzancy (nằm trên con đường từ Stenay đến Vouziers về hướng tây), nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Buzancy · Xem thêm »

Trận Buzenval

Trận Buzenval là một trận đánh tại Tây Âu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Buzenval · Xem thêm »

Trận Charleroi

Trận Charleroi, còn gọi là trận sông Sambre, diễn ra từ ngày 21 cho đến ngày 23 tháng 8 năm 1914, trong chuỗi trận Biên giới Bắc Pháp dọc theo Mặt trận phía Tây và là một trong những trận đánh mở màn của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Charleroi · Xem thêm »

Trận Château-Thierry (1814)

Trận Château-Thierry là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp thời Chiến tranh Napoléon, đã diễn ra vào ngày 12 tháng 2 năm 1814, giữa một đạo quân Phổ - Nga dưới quyền chỉ huy của Thống chế von Blücher và một đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Hoàng đế Napoléon I. Sau khi giành một loạt thắng lợi chiến thuật rực rỡ (trong cái mà sẽ được biết đến như Chiến dịch Sáu ngày), Napoléon quyết tâm phải giáng một đòn mà ông ta cho là cuối cùng vào quân đội Phổ và chấm dứt sự tham chiến của họ trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu chống lại ông ta.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Château-Thierry (1814) · Xem thêm »

Trận Châteaudun

Trận Châteaudun là một trận đánh tại miền tây bắc Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 18 tháng 10 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Châteaudun · Xem thêm »

Trận Châteauneuf

Trận Châteauneuf là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công của quân đội Đức vào Pháp trong các năm 1870 – 1871Michael Howard, The Franco-Prussian War: the German invasion of France, 1870-1871, trang 410, đã diễn ra vào ngày 3 tháng 12 năm 1870, tại Châteauneuf trên lãnh thổ Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Châteauneuf · Xem thêm »

Trận Châteauneuf-en-Thimerais

Trận Châteauneuf-en-Thimerais là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 18 tháng 11 năm 1870, tại xã Châteauneuf-en-Thimerais của nước Pháp (cũng được viết là Châteauneuf-en-Thymerais).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Châteauneuf-en-Thimerais · Xem thêm »

Trận Châtillon-sous-Bagneux

Trận Châtillon-sous-Bagneux, hay còn gọi là Trận chiến Châtillon, là một cuộc giao tranh trong Chiến dịch chống Pháp của quân đội Đức – Phổ vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 19 tháng 9 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Châtillon-sous-Bagneux · Xem thêm »

Trận Chevilly

Trận Chevilly là một trận đánh trong cuộc vây hãm Paris (1870 – 1871) trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra vào ngày 30 tháng 9 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Chevilly · Xem thêm »

Trận Chotusitz

Trận chiến Chotusitz, hay Chotusice, còn gọi là Trận đánh tại Czaslau diễn ra vào ngay 17 tháng 5 năm 1742 tại Vương quốc Bohemia, giữa Quân đội Áo do Vương công Charles Alexander xứ Lorraine chỉ huy và Quân đội Phổ do vua Friedrich II thống lĩnh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Chotusitz · Xem thêm »

Trận Coulmiers

Trận Coulmiers là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức tại Pháp, diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Coulmiers · Xem thêm »

Trận Custoza (1866)

Trận Custoza, còn gọi là Trận Custozza, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ ba và Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Custoza (1866) · Xem thêm »

Trận Dennewitz

Trận Dennewitz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu, diễn ra vào ngày 6 tháng 9 năm 1813, giữa quân Liên minh thứ sáu (mà chủ yếu là quân Phổ) dưới sự chỉ huy của Thái tử Thụy Điển là Karl Johann và tướng Friedrich Wilhelm Freiherr von Bülow của Phổ với Quân đội Đế chế Pháp (có cả quân đồng minh Sachsen và Württemberg) dưới quyền Thống chế Michel Ney.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dennewitz · Xem thêm »

Trận Dermbach

Trận DermbachThomas Campbell, Samuel Carter Hall, Baron Edward Bulwer Lytton Lytton, William Harrison Ainsworth, Theodore Edward Hook, Thomas Hood, New monthly magazine, Tập 140, trang 7, còn gọi là Các trận chiến tại Neidhartshausen, Zelle, Wiesenthal và Roßdorf là một loạt cuộc đụng độ trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1866, tại các ngôi làng ở phía đông và nam Dermbach, thuộc vùng Thüringen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dermbach · Xem thêm »

Trận Dijon (1870)

Trận Dijon là tên gọi của ba trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871, đã diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 10 năm 1870 cho đến ngày 23 tháng 1 năm 1871Jean François Bazin, Histoire de Dijon, các trang 54-55.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dijon (1870) · Xem thêm »

Trận Domstadtl

Trận of Domstadtl hay Trận Domstadt (hay trận Domašov theo tiếng Séc) là một trận chiến diễn ra giữa Nền quân chủ Áo Habsburg và Vương quốc Phổ tại ngôi làng Domašov nad Bystřicí thuộc Morava vào ngày 30 tháng 6 năm 1758 trong cuộc Chiến tranh bảy năm, trận Domstadtl này là sự kiện tiếp sau của một trận đánh nhỏ ở Guntramovice (Gundersdorf) vào ngày 28 tháng 6.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Domstadtl · Xem thêm »

Trận Dresden

Trận Dresden diễn ra vào các ngày 26-27 tháng 8 năm 1813 quanh khu vực thành phố Dresden, Đức, với kết quả là một chiến thắng của quân Pháp do hoàng đế Napoléon Bonapart chỉ huy trước lực lượng của Liên minh thứ sáu bao gồm quân đội các nước Áo, Nga và Phổ dưới quyền thống tướng Schwartzenberg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dresden · Xem thêm »

Trận Dreux (1870)

Trận Dreux là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dreux (1870) · Xem thêm »

Trận Dybbøl

Trận Dybbøl, còn được gọi là Trận Düppel, là một trận đánh quyết định trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai (1864), đã diễn ra vào ngày 18 tháng 4 năm 1864, tại Dybbøl (Schleswig, Đan Mạch).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Dybbøl · Xem thêm »

Trận Eylau

Trận chiến Eylau là một trận đánh lớn trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ tư trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 7 cho đến ngày 8 tháng 2 năm 1807.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Eylau · Xem thêm »

Trận Freiberg

Trận Freiberg diễn ra vào ngày 29 tháng 10 năm 1762 và là trận đánh lớn cuối cùng trong Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Freiberg · Xem thêm »

Trận Friedland

Trận Friedland là một trận đánh ở Đông Phổ trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ tư (một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon), diễn ra vào ngày 14 tháng 6 năm 1807.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Friedland · Xem thêm »

Trận Gerchsheim

Trận Gerchsheim, còn viết là Trận Gerchseim, là một trận giao chiến trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 25 tháng 7 năm 1866 tại GerchsheimBavaria.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gerchsheim · Xem thêm »

Trận Gitschin

Trận Gitschin là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gitschin · Xem thêm »

Trận Gostyń

Trận Gostyń là một hoạt động quân sự trong đợt tấn công của Vương quốc Phổ vào Đại Ba Lan năm 1761 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 15 tháng 9 năm 1761, tại GostyńFriedrich Kapp, Life of Frederick William von Steuben: major general in the Revolutionary Army, trang 56 (một thị trấn Ba Lan nằm giữa Poznań và Breslau).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gostyń · Xem thêm »

Trận Gravelotte

Trận Gravelotte (theo cách gọi của người Đức) hay Trận St.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gravelotte · Xem thêm »

Trận Gray

Trận chiến Gray, còn gọi là Trận Talmay là một trận đánh nhỏ trong Chiến dịch nước Pháp của quân đội Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1870 (cùng ngày với cuộc đầu hàng của quân Pháp trong pháo đài Metz), tại khu hành chính Haute-Saône của Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gray · Xem thêm »

Trận Großbeeren

Trận Großbeeren, còn viết là Trận Groß Beeren,Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 258 là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức - một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra vào ngày 23 tháng 8 năm 1813 tại Trung Âu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Großbeeren · Xem thêm »

Trận Gross-Jägersdorf

Trận Gross-Jägersdorf là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm ở châu Âu,, đã diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1757 trong cuộc tấn công Đông Phổ lần đầu tiên của quân đội Nga hoàng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Gross-Jägersdorf · Xem thêm »

Trận Hagelberg

Trận Hagelberg,, còn gọi là Trận Hagelsberg hay Trận Lubnitz, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức - một phần của các cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra vào ngày 27 tháng 8 năm 1813.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hagelberg · Xem thêm »

Trận Halle (1813)

Trận Halle là một trận đánh trong chiến dịch mùa xuân của cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức, đã diễn ra vào ngày 2 tháng 5 năm 1813,Theodor Brand: Der Befreiungskrieg 1813, 1814 und 1815, Bd.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Halle (1813) · Xem thêm »

Trận Hallue

Trận Hallue, còn gọi là Trận La Hallue, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra từ ngày 23 cho đến ngày 24 tháng 12 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hallue · Xem thêm »

Trận Hammelburg

Trận Hammelburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866, tại Hammelburg ở Vương quốc Bayern.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hammelburg · Xem thêm »

Trận Höchstädt lần thứ hai

Trận Höchstädt hay còn được gọi là trận Blindheim hoặc là trận Blenheim theo cách gọi của người AnhR.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Höchstädt lần thứ hai · Xem thêm »

Trận Hühnerwasser

Trận Hühnerwasser là một hoạt động quân sự nhỏ trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, đã diễn ra vào ngày 26 tháng 6 năm 1866, tại Hühnerwasser (trên lãnh thổ xứ Böhmen thuộc Vương triều Áo).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hühnerwasser · Xem thêm »

Trận Helmstadt, Roßbrunn và Uettingen

Trận Helmstadt, Roßbrunn và UettingenGustav Billig, Deutschland's verhängnißvolles Jahr 1866: Chronik der denkwürdigsten Ereignisse, als Erinnerungsbuch d. dt.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Helmstadt, Roßbrunn và Uettingen · Xem thêm »

Trận Hochkirch

Trận Hochkirch là một trận đánh tiêu biểu trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 14 tháng 10 năm 1758.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hochkirch · Xem thêm »

Trận Hohenfriedberg

Trận Hohenfriedberg, còn gọi là Trận Striegau là một trận đánh quan trọng trong chiến tranh Schlesien lần thứ hai và chiến tranh Kế vị Áo, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1745 trên đồng bằng Schlesien (Phổ).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hohenfriedberg · Xem thêm »

Trận Hundheim

Trận Hundheim là một trận giao chiến trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866 (hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh Bảy tuần), đã diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1866, gần Wertheim, giữa Hundheim và Steinbach tại miền Nam nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Hundheim · Xem thêm »

Trận Jena

Trận Jena hay còn gọi là Trận Jena-Auerstedt là một trận đánh giữa Napoleon I của Pháp với một lực lượng quân đội Phổ do Karl Wilhelm Ferdinand chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Jena · Xem thêm »

Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz

Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz là một trận đánh diễn ra trong các ngày 24 và 25 tháng 11 năm 1745 ở Trung Âu, trong cuộc Chiến tranh Schlesien lần thứ hai là một phần của cuộc Chiến tranh Kế vị Áo.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Katholisch-Hennersdorf và Görlitz · Xem thêm »

Trận Katzbach

Trận Katzbach diễn ra dọc theo sông Katzbach, phụ lưu của sông Oder, tại Schlesien (Phổ) vào ngày 26 tháng 3 năm 1813, trong chiến dịch Đức thời chiến tranh Liên minh thứ sáu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Katzbach · Xem thêm »

Trận Königgrätz

Trận Königgrätz, còn gọi là Trận Sadowa hay Trận Sadová theo tiếng Tiệp Khắc, là trận đánh then chốt của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, và chấm dứt bằng việc quân đội Phổ do Vua Wilhelm I và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke chỉ huy đánh bại hoàn toàn liên quân Áo-Sachsen do tướng Ludwig von Benedeck chỉ huy.Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 387 Với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813, đây được xem là cuộc đọ sức lớn nhất của các lực lượng quân sự trong thế giới phương Tây trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813.Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, các trang 245-246.John Gooch, Armies in Europe, các trang 91-93. Kết quả trận này đã xác định hoàn toàn phần thắng của Phổ trong cuộc chiến, dù đây là diều trái ngược với dự đoán của đa số dư luận trước chiến tranh.Paul M. Kennedy, The rise and fall of the great powers: economic change and military conflict from 1500 to 2000, trang 260 Trận Königgrätz còn được giới sử học đánh giá là một kiệt tác chiến trận khẳng định ưu thế vượt trội về tổ chức và trang bị của quân đội Phổ so với các nước khắc ở Bắc Đức.Michael Detlef Krause, R. Cody Phillips, Historical Perspectives of the Operational Art, trang 113Albert Seaton, Michael Youens, The Army of the German Empire, 1870-1888, trang 11 Trận đánh xuất phát từ một kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu Phổ, đứng đầu là Moltke, nhằm huy động ba tập đoàn quân lớn hành quân độc lập từ nhiều hướng, tập kết về Königgrätz để bao vây, tiêu diệt quân đội Áo-Sachsen. Sau nhiều thắng lợi ban đầu, quân Phổ áp sát phòng tuyến chính của quân Áo gần Königgrätz. Trận đánh bùng nổ khi quân Phổ thuộc Tập đoàn quân số 1 (Thân vương Friedrich Karl chỉ huy) và Tập đoàn quân Elbe (tướng Herwarth von Bittenfeld chỉ huy) xông lên phá trận. Do tuyến điện báo bị hỏng, Tập đoàn quân số 2 (Phổ) do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy còn xa chiến trường mà lại không nhận được lệnh tiến công. Đến trưa, quân Áo với ưu thế về quân số và pháo binh đã bẻ gãy cá mũi tấn công của địch. Cùng lúc đó, các sứ giả của Moltke cuối cùng đã đưa được lệnh tới Tập đoàn quân số 2, khiến cánh quân này phải hành quân gấp qua những đoạn đường lầy lội và vào chiều, họ đã nhập trận và đánh tan cánh phải mỏng manh của địch. Pháo binh dự bị của Quân đoàn Vệ binh Phổ do Vương tước Hohenhole chỉ huy cũng nghiền nát trung quân Áo. Thừa thắng, vua Phổ Wilhelm I hạ lệnh tổng tấn công trên mọi hướng.Geoffrey Wawro, Warfare and Society in Europe, 1792-1914, các 87-trang 89. Bị thiệt hại gấp 6 lần địch và buộc phải hy sinh lực lượng pháo binh và đoàn xe tiếp tế của mình trên trận tuyến, quân chủ lực Áo-Sachsen tháo chạy về pháo đài Königgrätz trong tình trạng vô cùng hỗn loạn và không còn sức kháng cự hiệu quả. Thắng lợi mau lẹ của quân đội Phổ trước Áo gây cho cả châu Âu hết sức choáng ngợp. Mặc dù sự tồi tệ của giới chỉ huy quân sự Áo đã là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thất trận của họ, điều mà mọi quan sát viên đều chú ý trong chiến dịch Königgrätz là hiệu quả đáng gờm của súng trường Dreyse, loại súng tối tân có tốc độ bắn vượt xa súng trường nạp trước của Áo và thuận lợi cho phía Phổ cả khi công lẫn thủ.Siegfried Herrmann, Time and history, trang 13Joseph Howard Tyson, Hitler's Mentor: Dietrich Eckart, His Life, Times, & Milieu, trang 62 Trong khi đó, phương pháp tác chiến theo các toán quân lẻ của Moltke đã phần nào làm giảm ưu thế về pháo lực của đối phương. Giờ đây, con đường đến đã rộng mở cho người Phổ đánh chiếm đế đô Viên, đẩy triều đại nhà Habsburg đến bờ vực diệt vong. Song, vì mục đích chính trị lâu dài của mình, Thủ tướng Bismarck đã khuyên giải vua Phổ chấm dứt cuộc tiến công và khai mạc đàm phán với chính quyền Viên – vốn cũng không còn cách nào khác ngoài nhượng bộ. Hòa ước được ký kết ở Praha đầu tháng 8, dẫn đến sự thành lập Liên bang Bắc Đức với minh chủ là Vương triều Phổ. Bằng việc xác lập vai trò của nước Phổ dưới trào Bismarck như một trong những cường quốc hàng châu Âu và kết liễu sự bá quyền của nước Áo tại Đức, trận chến Königgrätz đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử.Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, trang 16.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Königgrätz · Xem thêm »

Trận Königinhof

Trận Königinhof là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866, tại Königinhof (tiếng Séc: Dvůr Králové nad Labem) ở xứ Böhmen thuộc Đế quốc Áo Habsburg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Königinhof · Xem thêm »

Trận Kesselsdorf

Trận Kesselsdorf, còn viết là Trận Kesseldorf,Hamish M. Scott, The Emergence of the Eastern Powers, 1756-1775, trang 24 là trận đánh lớn cuối cùng của cuộc Chiến tranh Schliesen lần thứ hai và cũng là trận đánh lớn duy nhất của chiến dịch tấn công ngắn ngủi của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh nhằm vào Vương quốc Phổ vào cuối năm 1745.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Kesselsdorf · Xem thêm »

Trận Kissingen

Trận Kissingen là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866, tại thị trấn Kissingen thuộc Vương quốc Bayern ở Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Kissingen · Xem thêm »

Trận Koßdorf

Trận KoßdorfKarl Heinrich Siegfried Rödenbeck, Tagebuch oder Geschichtskalender aus Friedrich's des Großen Regentenleben: (1740- 1786) mit historischen und biographischen Anmerkungen zur richtigen Kenntniß seines Lebens und Wirkens in allen Beziehungen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Koßdorf · Xem thêm »

Trận Kolín

Trận Kolín diễn ra vào ngày 18 tháng 6 năm 1757 trên chiến trường Trung Âu của cuộc Chiến tranh Bảy năm, giữa 35.000 quân Phổ do vua Friedrich Đại đế chỉ huy và hơn 53.000 quân Áo do thống chế Leopold Josef von Daun cầm đầu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Kolín · Xem thêm »

Trận Kulm

Trận Kulm là một trận chiến gần thị trấn Kulm (Chlumec) và các làng Přestanov ở miền Bắc Bohemia.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Kulm · Xem thêm »

Trận Kunersdorf

Trận Kunersdorf, còn viết là Trận Cunnersdorf, là một trận đánh lớn giữa Phổ và quân Đồng minh Nga-Áo trong Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 12 tháng tám 1759, gần Kunersdorf, phía đông Phrăngphruốc ngày nay.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Kunersdorf · Xem thêm »

Trận La Habana (1870)

Trận La Habana là trận hải chiến duy nhất trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, đã diễn ra vào ngày 9 tháng 11 năm 1870, ở ngoài khơi La Habana, Cuba (khi ấy là thuộc địa của Tây Ban Nha).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận La Habana (1870) · Xem thêm »

Trận La Malmaison (1870)

Trận La Malmaison là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận La Malmaison (1870) · Xem thêm »

Trận La Rothière

Trận La Rothière là một trận đánh diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 1814 trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận La Rothière · Xem thêm »

Trận Ladon và Mézières

Trận Ladon và Mézières là một hoạt động quân sự là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 1870, giữa Binh đoàn Loire của quân đội Cộng hòa Pháp non trẻ do tướng Louis d'Aurelle de Paladines chỉ huy và Binh đoàn thứ hai của quân đội Đức do Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ chỉ huy, tại Ladon và Mézières (nước Pháp).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Ladon và Mézières · Xem thêm »

Trận Landeshut (1760)

Trận Landeshut là một trận chiến diễn ra vào ngày 23 tháng 6 năm 1760 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Landeshut (1760) · Xem thêm »

Trận Landeshut (định hướng)

Có hai trận đánh có tên tương tự nhau.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Landeshut (định hướng) · Xem thêm »

Trận Langensalza (1866)

Trận Langensalza là một hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 gần Bad Langensalza tại nước Đức ngày nay, giữa quân đội Phổ và quân đội Hannover.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Langensalza (1866) · Xem thêm »

Trận Laon (1814)

Trận Laon là một trận đánh lớn trong chiến dịch Đông bắc Pháp (1814) thời chiến tranh Liên minh thứ sáu – cuộc chiến áp chót trong những cuộc chiến tranh của Napoléon.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Laon (1814) · Xem thêm »

Trận Laufach-Frohnhofen

Trận Laufach-Frohnhofen, còn gọi là Trận Laufach hoặc là Trận Frohnhofen, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1866, tại Frohnhofen và Laufach trên lãnh thổ của Vương quốc Bayern (miền Tây Nam Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Laufach-Frohnhofen · Xem thêm »

Trận Lübeck

Trận Lübeck diễn ra vào ngày 6 tháng 11 năm 1806 tại Lübeck, Đức giữa quân đội Vương quốc Phổ do Gebhard Leberecht von Blücher chỉ huy và quân của Đệ nhất Đế chế Pháp dưới quyền các Thống chế Joachim Murat, Jean-Baptiste Bernadotte, và Nicolas Soult, là một phần của cuộc chiến tranh với Liên minh thứ tư.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Lübeck · Xem thêm »

Trận Lützen (1813)

Trận Lützen diễn ra vào ngày 2 tháng 5 năm 1813, là trận đánh lớn đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Giải phóng dân tộc Đức chống lại Hoàng đế Napoléon Bonaparte nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Lützen (1813) · Xem thêm »

Trận Le Bourget lần thứ hai

Trận Le Bourget lần thứ hai là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 21 tháng 12 năm 1870 trong cuộc vây hãm Paris do quân đội Đức tiến hành.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Le Bourget lần thứ hai · Xem thêm »

Trận Le Bourget lần thứ nhất

Trận Le Bourget lần thứ nhất là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 27 cho đến ngày 30 tháng 10 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Le Bourget lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Le Mans

Trận Le Mans diễn ra từ ngày 10 cho đến ngày 12 tháng 1 năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 71), khi Tập đoàn quân số 2 (Đức) do Thân vương Friedrich Karl chỉ huy tấn công Tập đoàn quân Loire (Pháp) do tướng Alfred Chanzy chỉ huy ở ngoại ô thành phố Le Mans mạn tây nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Le Mans · Xem thêm »

Trận Leipzig

Trận Leipzig hay còn có tên gọi khác là Trận Liên Quốc gia diễn ra từ ngày 16 tháng 10 cho đến ngày 19 tháng 10 năm 1813, là một trận đánh lớn trong những cuộc chiến tranh của Napoléon giữa một bên là Liên minh thứ sáu bao gồm Nga, Phổ, Áo và Thụy Điển do Đại tướng Barklay-de-Tolli, Bá tước von Bennigsen, Công tước Schwarzenberg, Thái tử Karl Johan và Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy, và một bên là Quân đội Đế chế Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Leipzig · Xem thêm »

Trận Leuctra

Trận Leuctra (hay còn đọc là Lớt) là trận đánh nổi tiếng giữa quân Thebes và quân Sparta năm 371 TCN, chiến thắng của người Thebes đã hủy hoại danh tiếng của đội hình phalanx Sparta và thiết lập sự thống trị của Thebes trên lãnh thổ Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Leuctra · Xem thêm »

Trận Leuthen

Trận Leuthen là một trận đánh tại tỉnh Schlesien (Phổ) trong Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 1757 giữa 39 nghìn quân Phổ dưới sự chỉ huy trực tiếp của vua Friedrich II với 66 nghìn quân Áo và chư hầu Đức do vương công Karl xứ Lothringen và thống chế Leopold Joseph von Daun chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Leuthen · Xem thêm »

Trận Liegnitz

Có hai trận đánh được gọi là Trận Liegnitz theo tên tiếng Đức của thị trấn Legnica thuộc vùng Silesia, ở phía Tây Nam Ba Lan.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Liegnitz · Xem thêm »

Trận Liegnitz (1760)

Trận Liegnitz là một trận đánh trong chiến tranh Schlesien lần thứ ba và chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 năm 1760 gần thị trấn Liegnitz thuộc tỉnh Schliesen (Phổ).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Liegnitz (1760) · Xem thêm »

Trận Loigny-Poupry

Trận Loigny-Poupry, còn gọi là Trận Loigny, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1870 tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Loigny-Poupry · Xem thêm »

Trận Luckau

Trận Luckau là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức - một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1813.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Luckau · Xem thêm »

Trận Lundby

Trận Lundby là trận đánh cuối cùng của cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai giữa Đồng minh Áo - Phổ và Đan Mạch, đã diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1864, tại Lundby (trên bán đảo Jutland của Đan Mạch).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Lundby · Xem thêm »

Trận Malplaquet

Trận Malplaquet là một trong những trận đánh lớn của Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, diễn ra vào ngày 11 tháng 9 năm 1709.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Malplaquet · Xem thêm »

Trận Mars-la-Tour

Trận Mars-la-Tour, còn được gọi là Trận Vionville, Trận Vionville–Mars-la-Tour hay trận Rezonville theo tên các ngôi làng nằm trên đường Metz-Verdun, là một trận đánh khốc liệt trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra gần thị trấn Mars-la-Tour trên mạn đông bắc nước Pháp vào ngày 16 tháng 8 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Mars-la-Tour · Xem thêm »

Trận Maxen

Trận Maxen là một trận đánh diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 1759 giữa quân đội Áo và Phổ trong cuộc Chiến tranh bảy năm, tại địa điểm ngày nay là Maxen thuộc bang Sachsen của Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Maxen · Xem thêm »

Trận Münchengrätz

Trận Münchengrätz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Münchengrätz · Xem thêm »

Trận Minden

Trận đánh Minden là trận xảy ra ở miền Bắc Đức vào ngày 1 tháng 8 năm 1759 trong cuộc Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Minden · Xem thêm »

Trận Mollwitz

Trận Mollwitz là trận đánh lớn đầu tiên trong chiến tranh Schlesien lần thứ nhất và chiến tranh Kế vị Áo, diễn ra vào ngày 10 tháng 4 năm 1741 gần thị trấn Mollwitz thuộc tỉnh Schlesien (Áo).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Mollwitz · Xem thêm »

Trận Monnaie

Trận Monnaie, hay còn gọi là Trận Tours là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1870, về hướng nam xã Monnaie của nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Monnaie · Xem thêm »

Trận Mysunde

Trận Mysunde đã diễn ra vào ngày 2 tháng 2 năm 1864, là trận đánh đầu tiên giữa quân đội liên minh Phổ - Áo và quân đội Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Mysunde · Xem thêm »

Trận Nachod

Trận Nachod là một trận giao tranh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 giữa Quân đoàn VTrevor Nevitt Dupuy, A genius for war: the German army and general staff, 1807-1945, trang 82 thuộc Binh đoàn thứ hai của Quân đội Phổ và Quân đoàn VI của Quân đội Đế quốc Áo,Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: F-O, trang 704Christopher M. Clark, Iron Kingdom: The Rise And Downfall of Prussia, 1600-1947, trang 540 đồng thời là cuộc giao chiến lớn đầu tiên ở cánh trái của quân Phổ trong chiến dịch năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Nachod · Xem thêm »

Trận Neukalen

Trận Neukalen là một trận đánh tại Neukalen trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1762, giữa quân đội Thụy Điển và Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Neukalen · Xem thêm »

Trận Noisseville

Trận Noisseville là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 1 tháng 9 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Noisseville · Xem thêm »

Trận Nompatelize

Trận Nompatelize, hay còn gọi là Trận Etival, là một hoạt động quân sự trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ - Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 6 tháng 10 năm 1870, giữa Etival và Nompatelize, tại tỉnh Vosges cách Strasbourg 64 km về hướng tây nam (nước Pháp).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Nompatelize · Xem thêm »

Trận Ognon

Trận Ognon là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ,, diễn ra vào ngày 22 tháng 10 năm 1870 tại sông Ognon (Pháp).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Ognon · Xem thêm »

Trận Orléans lần thứ hai

Trận Orléans lần thứ hai là một hoạt động quân sự trong Chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 3 cho đến ngày 4 tháng 12 năm 1870, tại thành phố Orléans của nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Orléans lần thứ hai · Xem thêm »

Trận Orléans lần thứ nhất

Trận Orléans lần thứ nhấtFrederick Ernest Whitton, Moltke, trang 285 là một trận đánh trong cuộc chinh phạt nước Pháp của quân đội Đức từ năm 1870 cho đến năm 1871, đã diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1870, tại thành phố Orléans trên sông Loire, Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Orléans lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Paris (1814)

Trận Paris là một trận chiến diễn ra vào năm 1814, nằm trong cuộc Chiến tranh với Liên minh thứ sáu của Napoléon Bonaparte.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Paris (1814) · Xem thêm »

Trận Peterswalde

Trận đánh Peterswalde bùng nổ giữa Vương quốc Phổ và Đế quốc Áo vào ngày 15 tháng 8 năm 1759, tại vùng Peterswald, nay là một phần của nước Cộng hòa Séc, trong cuộc Chiến tranh Bảy năm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Peterswalde · Xem thêm »

Trận pháo kích Marienberg

Trận pháo kích Marienberg là hoạt động quân sự cuối cùng trong chiến dịch năm 1866 của Tập đoàn quân Main thuộc quân đội Phổ tại miền Nam nước Đức, đồng thời là cuộc giao chiến cuối cùng trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh nước Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận pháo kích Marienberg · Xem thêm »

Trận Podol

Trận Podol, còn gọi là Trận PodollHenry Montague Hozier (sir.), The Seven weeks' war, các trang 164-168.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Podol · Xem thêm »

Trận Pontarlier

Trận Pontarlier, hay còn gọi là Trận Pontarlier-La Cluse, là một hoạt động quân sự trong chiến dịch nước Pháp của quân đội Phổ – Đức trong các năm 1870 – 1871,August Niemann, The French campaign, 1870-1871: Military description, các trang 398-399.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Pontarlier · Xem thêm »

Trận Praha (1757)

Trận Praha diễn ra vào ngày 6 tháng 5 năm 1757 trên chiến trường Trung Âu của cuộc Chiến tranh Bảy năm, giữa quân đội Phổ dưới sự thống lĩnh của Friedrich Đại đế và quân đội Áo do vương công Karl xứ Lothringen chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Praha (1757) · Xem thêm »

Trận Reichenbach

Trận Reichenbach là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy năm tại châu ÂuTony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: P-Z, trang 847, đã diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1762 ở xung quanh và phía sau pháo đài Schweidnitz.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Reichenbach · Xem thêm »

Trận Reichenberg

Trận Reichenberg là một hoạt động quân sự nhỏ trong chiến dịch năm 1757 của cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 21 tháng 4 năm 1757, tại Reichenberg – thành phố đầu tiên của xứ Böhmen thuộc Vương triều Áo, tọa lạc trên sông Neisse.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Reichenberg · Xem thêm »

Trận Roßbach

Trận Roßbach là trận đánh diễn ra vào ngày 5 tháng 11 năm 1757 gần làng Roßbach (vùng tây Sachsen) trong cuộc Chiến tranh Bảy năm, giữa quân đội Phổ do Friedrich Đại đế thống lĩnh với liên minh Pháp – quân đội Đế quốc La-Đức dưới sự chỉ huy của vương tước Soubise và vương công Joseph xứ Sachsen-Hildburghausen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Roßbach · Xem thêm »

Trận Saarbrücken

Trận Saarbrücken là một trận đánh quy mô nhỏ, đồng thời là trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Saarbrücken · Xem thêm »

Trận sông Lisaine

Trận sông Lisaine, còn gọi là Trận Héricourt hay Trận Belfort, là một trận đánh nổi tiếng tại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 15 cho đến ngày 17 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận sông Lisaine · Xem thêm »

Trận sông Marne lần thứ nhất

Trận sông Marne lần thứ nhất là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Đức và liên quân Anh - Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 5 tháng 9 cho đến ngày 12 tháng 9 năm 1914 tại sông Marne gần thủ đô Paris của Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận sông Marne lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Schleswig

Trận Schleswig hay Trận Slesvig, còn gọi là Trận Dannevirke là trận đánh thứ hai của cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, diễn ra vào ngày lễ Phục Sinh 23 tháng 4 năm 1848 giữa Quân đội Phổ và quân Schleswig – Holstein do tướng Phổ là Friedrich von Wrangel thống lĩnh với Quân đội Đan Mạch do Đại tá Frederik Læssøe chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Schleswig · Xem thêm »

Trận Schweinschädel

Trận Schweinschädel là một hoạt động quân sự trong chiến dịch Böhmen của cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866, đã diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866, tại ngôi làng Schweinschädel, nằm dọc theo các đoạn đường cắt ngang Trebisov, tại xứ Böhmen thuộc Đế quốc Áo.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Schweinschädel · Xem thêm »

Trận Sedan (1870)

Trận Sedan là một trận chiến quan trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870–1871), đã diễn ra vào 1 tháng 9 năm 1870 tại Sedan trên sông Meuse, miền Đông Bắc nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Sedan (1870) · Xem thêm »

Trận Skalitz

Trận Skalitz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuầnTony Jacques, Dictionary of Battles and Sieges, trang 950, diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Skalitz · Xem thêm »

Trận Soor (1745)

Trận Soor diễn ra vào ngày 30 tháng 9 năm 1745 gần làng Soor (Böhmen) trên biên giới Áo-Phổ trong chiến tranh Schlesien lần thứ hai và chiến tranh Kế vị Áo.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Soor (1745) · Xem thêm »

Trận Soor (1866)

Trận Soor, còn gọi là Trận Trautenau lần thứ hai hoặc Trận BurkersdorfGeoffrey Wawro, The Austro-Prussian War: Austria's War with Prussia and Italy in 1866, các trang 147-163.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Soor (1866) · Xem thêm »

Trận Spicheren

Trận Spicheren theo cách gọi của người Đức (người Pháp gọi là Trận Forbach), còn được đề cập với cái tên Trận Spicheren-Forbach, là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), đã diễn ra quanh hai làng Spicheren và Forbach gần biên giới Saarbrücken vào ngày 6 tháng 8 năm 1870.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Spicheren · Xem thêm »

Trận St. Quentin (1871)

Trận St.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận St. Quentin (1871) · Xem thêm »

Trận Strehla

Trận Strehla là một cuộc giao tranh trong chiến dịch của người Áo tại Sachsen (1760) vào cuộc Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 8 năm 1760, tại thị trấn Strehla trên sông Elbe, cách Meissen 22.53 km về hướng tây bắc, ở Sachsen (Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Strehla · Xem thêm »

Trận Tauberbischofsheim

Trận Tauberbischofsheim là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866 tại TauberbischofsheimTony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 3, trang 1001 (gần thành phố Stuttgart của Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Tauberbischofsheim · Xem thêm »

Trận Torgau

Trận Torgau là một trận đánh lớn trong chiến tranh Schlesien lần thứ ba và chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 3 tháng 11 năm 1760 trên mạn tây bắc Sachsen (Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Torgau · Xem thêm »

Trận Trautenau

Trận Trautenau là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1866 với cấp độ quân đoàn.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Trautenau · Xem thêm »

Trận Valmy

Trận Valmy, diễn ra ngày 20 tháng 9 năm 1792, là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Valmy · Xem thêm »

Trận Vendôme

Trận Vendôme là một trận đánh quan trọng trong chiến dịch tấn công Pháp của quân đội Phổ – Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 17 tháng 12 năm 1870 tại thị trấn Vendôme của nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Vendôme · Xem thêm »

Trận Villersexel

Trận Villersexel là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-PhổTony Jacques, Dictionary of Battles and Sieges, trang 1077, diễn ra vào ngày 9 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Villersexel · Xem thêm »

Trận Villiers

Trận Villiers, còn gọi là Trận Champigny-Villiers, Trận Champigny hay Trận Đại đột vây từ Paris, diễn ra từ ngày 29 tháng 11 cho tới ngày 3 tháng 12 năm 1870 khi quân đội Phổ-Đức dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke vây hãm thủ đô Pháp quốc.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Villiers · Xem thêm »

Trận Villinghausen

Trận Villinghausen hay Vellinghausen là một trận đánh trong chiến tranh Bảy năm, diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng 6 năm 1761 giữa quân đội Pháp với liên minh Phổ-Anh-Hannover dẫn đầu bởi Công tước Ferdinand xứ Braunschweig-Wolfenbüttel.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Villinghausen · Xem thêm »

Trận Waldaschach

Trận Waldaschach là một trận đánh trong chiến dịch phía Tây của Binh đoàn Main của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh Eduard Vogel von Falckenstein trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Waldaschach · Xem thêm »

Trận Waren-Nossentin

Trận Waren-Nossentin vào ngày 1 tháng 11 năm 1866 trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ tư, là một cuộc chặn hậu của những người lính của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của các tướng August Wilhelm von Pletz và Ludwig Yorck von Wartenburg chống lại các lực lượng của Đệ nhất Đế chế Pháp dưới quyền chỉ huy của Thống chế Jean-Baptiste Bernadotte.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Waren-Nossentin · Xem thêm »

Trận Wartenburg

Trận Wartenburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức (1813 – 1814), đã diễn ra ở gần ngôi làng Wartenburg của Vương quốc Sachsen.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Wartenburg · Xem thêm »

Trận Waterloo

Trận Waterloo (phiên âm: Trận Oa-téc-lô) diễn ra vào ngày chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Waterloo · Xem thêm »

Trận Werbach

Trận chiến Werbach là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866, tại Werbach trên sông Tauber (Đức).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Werbach · Xem thêm »

Trận Wissembourg (1870)

Trận Wissembourg, còn gọi là Trận Weißenburg, là trận đánh quan trọng đầu tiên của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), đã diễn ra vào ngày 4 tháng 8 năm 1870 tại khu vực quanh và trong thị trấn biên ải Wissembourg (Alsace) thuộc mạn đông bắc Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Wissembourg (1870) · Xem thêm »

Trận Züllichau

Trận Züllichau, còn gọi là trận Kay hoặc là trận Palzig, diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1759 tại Brandenburg (Phổ) trong Chiến tranh Bảy Năm, giữa một bộ phận quân đội Phổ do tướng Carl Heinrich von Wedel chỉ huy với quân đội Nga do Nguyên soái Pyotr S. Saltykov chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Züllichau · Xem thêm »

Trận Zorndorf

Trận Zorndorf diễn ra ở Brandenburg (Phổ) vào ngày 25 tháng 8 năm 1758 trong Chiến tranh Bảy năm, giữa quân đội Phổ do vua Friedrich II trực tiếp chỉ huy với quân đội Nga do đại tướng Villim V. Fermor chỉ huy.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trận Zorndorf · Xem thêm »

Trường Bách khoa Paris

Các sĩ quan của trường Polytechnique hướng ra mặt trận bảo vệ Paris chống ngoại xâm năm 1841. Bức tượng được đặt tại khu vực vinh danh của trường để kỉ niệm sự kiện này École polytechnique, hay còn được nhắc đến với tên X, là một trong những grande école nổi tiếng nhất Pháp và người dân Pháp coi đây là trường đào tạo kĩ sư nổi tiếng nhất tại Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Trường Bách khoa Paris · Xem thêm »

Udo von Tresckow

Udo von Tresckow (7 tháng 4 năm 1808 tại Jerichow ở Magdeburg – 20 tháng 1 năm 1885 tại Stünzhain ở Altenburg) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).

Mới!!: Vương quốc Phổ và Udo von Tresckow · Xem thêm »

Unsere Besten

Unsere Besten (Người ưu tú nhất của chúng ta) là một chương trình bầu chọn do đài truyền hình ZDF của Đức tổ chức năm 2003 để tìm ra 200 người Đức được coi là vĩ đại nhất trong lịch s. Chương trình này được thực hiện mô phỏng theo chương trình 100 Greatest Britons của đài BBC.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Unsere Besten · Xem thêm »

Victor von Hennigs

Victor Carl Gustav von Hennigs (18 tháng 4 năm 1848 tại Stremlow – 10 tháng 3 năm 1930 tại Berlin-Lichterfelde) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng kỵ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Victor von Hennigs · Xem thêm »

Victor von Podbielski

Tranh khắc Podbielski Victor Adolf Theophil von Podbielski (26 tháng 2 năm 1844 tại Frankfurt (Oder) – 21 tháng 1 năm 1916 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Victor von Podbielski · Xem thêm »

Viktor Karl Ludwig von Grumbkow

Viktor Karl Ludwig von Grumbkow, còn gọi là Grumbkow-Pasha, (3 tháng 7 năm 1849 tại Graudenz – 1 tháng 7 năm Banat) là một Thiếu tướng quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Viktor Karl Ludwig von Grumbkow · Xem thêm »

Viktor von Loßberg

Viktor Ernst Louis Karl Moritz von Loßberg (18 tháng 1 năm 1835 tại Kassel – 24 tháng 5 năm 1903 cũng tại Kassel) là một sĩ quan của quân đội Tuyển hầu quốc Hessen và của quân đội Phổ sau khi Phổ sáp nhập Hessen vào năm 1866.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Viktor von Loßberg · Xem thêm »

Viktoria, Hoàng hậu Đức

Viktoria, Hoàng hậu Đức và Phổ (tiếng Anh: Victoria Adelaide Mary Louisa;, tiếng Đức: Viktoria Adelheid Maria Luisa, 21 tháng 11, 1840 – 5 tháng 8, 1901) là Công chúa Hoàng gia của Anh, đồng thời là Hoàng hậu Đức và Hoàng hậu Phổ thông qua hôn nhân với Đức hoàng Friedrich III.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Viktoria, Hoàng hậu Đức · Xem thêm »

Voltaire

François-Marie Arouet (21 tháng 11 năm 1694 – 30 tháng 5 năm 1778), được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Voltaire, là một nhà văn, sử gia và triết gia Pháp thời Khai Sáng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Voltaire · Xem thêm »

Voncq

Voncq là một xã ở tỉnh Ardennes, thuộc vùng Grand Est ở phía bắc nước Pháp.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Voncq · Xem thêm »

Vương quốc

Vương quốc là thuật ngữ chỉ chung tên gọi của một vùng lãnh thổ hay quốc gia, đất nước được cai trị hay trị vì bởi một chế độ quân chủ mà đứng đầu là một vị quốc vương (vua hay hoàng đế) và được thừa kế trị vì theo chế độ cha truyền con nối.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Vương quốc · Xem thêm »

Vương quốc Bayern

Vương quốc Bayern (Tiếng Đức: Königreich Bayern) là một quốc gia ở Trung Âu, được thành hình từ năm 1806.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Vương quốc Bayern · Xem thêm »

Vương quốc Xơ Đăng

Vương quốc Xơ Đăng (tiếng Pháp: Royaume des Sedangs; đôi lúc được gọi là vương quốc của người Xơ Đăng hay vương quốc của tất cả các dân tộc Xơ Đăng - là một thực thể chính trị tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, được thành lập bởi nhà thám hiểm Pháp Charles-Marie David de Mayréna ở cuối thế kỷ 19. Vương quốc Sedang nằm trong khoảng khu vực Tây Nguyên hiện nay.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Vương quốc Xơ Đăng · Xem thêm »

Walter von Gottberg

Walter Philipp Werner von Gottberg (6 tháng 12 năm 1823 tại Königsberg – 9 tháng 5 năm 1885) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Walter von Gottberg · Xem thêm »

Walter von Loë

Friedrich Karl Walther Degenhard Freiherr von Loë (9 tháng 9 năm 1828 tại Lâu đài Allner ở Hennef ven sông Sieg – 6 tháng 7 năm 1908 tại Bonn) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thống chế, đồng là Tướng phụ tá của các Vua Phổ và Hoàng đế Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Walter von Loë · Xem thêm »

Walter Warlimont

Walter Warlimont (3 tháng 10 năm 1894 - 9 tháng 10 năm 1976) là một sĩ quan quân đội được biết đến với vai trò là một phó chỉ huy của ''Oberkommando der Wehrmacht'' (OKW), Bộ Tư lệnh Tối cao Lực lượng Vũ trang Đức trong suốt Thế chiến II.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Walter Warlimont · Xem thêm »

Walther Bronsart von Schellendorff

Walther Franz Georg Bronsart von Schellendorff (21 tháng 12 năm 1833, tại Danzig – 13 tháng 12 năm 1914, tại Gut Marienhof, Amt Güstrow, Mecklenburg), Tiến sĩ Luật danh dự, là một Thượng tướng Bộ binh à la suite của quân đội Phổ, Tướng phụ tá của Hoàng đế và Đức vua, về sau là Bộ trưởng Chiến tranh Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Walther Bronsart von Schellendorff · Xem thêm »

Walther von Moßner

Walther Reinhold Moßner, sau năm 1890 là von Moßner, còn gọi là Mossner (19 tháng 2 năm 1846 tại Berlin – 20 tháng 4 năm 1932 tại Heidelberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Walther von Moßner · Xem thêm »

Werner von Blomberg

Werner Eduard Fritz von Blomberg (ngày 2 tháng 9 năm 1878 – ngày 14 tháng ba, 1946) là người thủ lĩnh của quân đội Đức cho tới tháng 1 năm 1938.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Werner von Blomberg · Xem thêm »

Werner von Siemens

Werner von Siemens Werner von Siemens (1816 - 1892) là người khai sinh ra tập đoàn kinh tế SIEMENS của Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Werner von Siemens · Xem thêm »

Wilhelm Hermann von Blume

Wilhelm Carl Hermann von Blume (10 tháng 5 năm 1835 tại Nikolassee, Berlin – 20 tháng 5 năm 1919 tại Berlin) là một Trung tướng quân đội Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm Hermann von Blume · Xem thêm »

Wilhelm I, Hoàng đế Đức

Wilhelm I (tên thật là Wilhelm Friedrich Ludwig; 22 tháng 3 năm 1797 – 9 tháng 3 năm 1888), là quốc vương Phổ từ ngày 2 tháng 1 năm 1861, chủ tịch Liên bang Bắc Đức từ ngày 1 tháng 7 năm 1867, và trở thành hoàng đế đầu tiên của đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm I, Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Wilhelm Karl Grimm

Wilhelm Carl Grimm (cũng gọi là Karl; 24 tháng 2 năm 1786 - 16 tháng 12 năm 1859) là một tác giả người Đức, ông cùng với người anh của mình Jakob Grimm được gọi chung là anh em nhà Grimm.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm Karl Grimm · Xem thêm »

Wilhelm von Bonin

Friedrich Wilhelm Ludwig Fürchtegott von Bonin (14 tháng 11 năm 1824 tại Köln – 11 tháng 10 năm 1885 tại Dresden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Bonin · Xem thêm »

Wilhelm von Brandenburg (1819–1892)

Wilhelm Graf von Brandenburg (30 tháng 3 năm 1819 tại Potsdam – 21 tháng 3 năm 1892 tại Berlin) là một tướng lĩnh và nhà ngoại giao của Phổ, từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức năm 1870 – 1871.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Brandenburg (1819–1892) · Xem thêm »

Wilhelm von Hahnke

Wilhelm von Hahnke Wilhelm Gustav Karl Bernhard von Hahnke (1 tháng 10 năm 1833 tại Berlin – 8 tháng 2 năm 1912) là một Thống chế của Phổ, từng tham gia trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức và giữ chức Bộ trưởng Nội các Quân sự Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Hahnke · Xem thêm »

Wilhelm von Heuduck

Wilhelm Konrad August von Heuduck (5 tháng 4 năm 1821 tại Breslau – 20 tháng 11 năm 1899 tại Baden-Baden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Heuduck · Xem thêm »

Wilhelm von Scherff

Wilhelm Karl Friedrich Gustav Johann von Scherff (6 tháng 2 năm 1834 tại Frankfurt am Main – 16 tháng 4 năm 1911 tại Venezia) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, đồng thời là một tác giả quân sự.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Scherff · Xem thêm »

Wilhelm von Tümpling

Tướng Wilhelm von Tümpling Wilhelm Ludwig Karl Kurt Friedrich von Tümpling (30 tháng 12 năm 1809 tại Pasewalk – 13 tháng 2 năm 1884 tại Talstein thuộc Jena) là một sĩ quan Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm von Tümpling · Xem thêm »

Wilhelm xứ Baden (1829–1897)

Vương công Ludwig Wilhelm August xứ Baden (18 tháng 12 năm 1829– 27 tháng 4 năm 1897) là một tướng lĩnh và chính trị gia Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm xứ Baden (1829–1897) · Xem thêm »

Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode

Tướng Bá tước Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode Bá tước (Graf) Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode (13 tháng 5 năm 1807 tại Wernigerode – 6 tháng 3 năm 1898 tại Jannowitz) là một chính trị gia người Đức.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wilhelm zu Stolberg-Wernigerode · Xem thêm »

Willem I của Hà Lan

Willem I (Willem Frederik, Hoàng tử Orange-Nassau; 24 tháng 8 năm 1772 – 12 tháng 12 năm 1843) là Vương công xứ Orange và vị vua đầu tiên của Hà Lan và Đại Công tước Luxembourg.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Willem I của Hà Lan · Xem thêm »

Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel

Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel (10 tháng 1 năm 1813 tại Berlin – 11 tháng 8 năm 1885 tại Brandenburg) là một Thượng tướng Bộ binh và Kinh nhật giáo sĩ (Domherr) vùng Brandenburg của Phổ.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel · Xem thêm »

Wolfgang Amadeus Mozart

chữ ký Mozart Wolfgang Amadeus Mozart (phiên âm: Vôn-găng A-ma-đêu Mô-da,, tên đầy đủ Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1 năm 1756 – 5 tháng 12 năm 1791) là nhà soạn nhạc người Áo. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera. Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng "hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm.".

Mới!!: Vương quốc Phổ và Wolfgang Amadeus Mozart · Xem thêm »

Yamagata Aritomo

Công tước, Nguyên soái Lục quân Đế quốc Nhật Bản và hai lần làm Thủ tướng Nhật.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Yamagata Aritomo · Xem thêm »

Zorndorf

Zorndorf có thể là tên của.

Mới!!: Vương quốc Phổ và Zorndorf · Xem thêm »

10 tháng 4

Ngày 10 tháng 4 là ngày thứ 100 trong mỗi năm thường (ngày thứ 101 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 10 tháng 4 · Xem thêm »

12 tháng 8

Ngày 12 tháng 8 là ngày thứ 224 (225 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 12 tháng 8 · Xem thêm »

13 tháng 1

Ngày 13 tháng 1 là ngày thứ 13 trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 13 tháng 1 · Xem thêm »

13 tháng 5

Ngày 13 tháng 5 là ngày thứ 133 (134 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 13 tháng 5 · Xem thêm »

13 tháng 7

Ngày 13 tháng 7 là ngày thứ 194 (195 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 13 tháng 7 · Xem thêm »

14 tháng 10

Ngày 14 tháng 10 là ngày thứ 287 (288 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 14 tháng 10 · Xem thêm »

15 tháng 12

Ngày 15 tháng 12 là ngày thứ 349 (350 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 15 tháng 12 · Xem thêm »

15 tháng 8

Ngày 15 tháng 8 là ngày thứ 227 (228 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 15 tháng 8 · Xem thêm »

16 tháng 8

Ngày 16 tháng 8 là ngày thứ 228 (229 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 16 tháng 8 · Xem thêm »

17 tháng 5

Ngày 17 tháng 5 là ngày thứ 137 (138 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 17 tháng 5 · Xem thêm »

1712

Năm 1712 (MDCCXII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ Sáu của lịch Gregory (hay một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ ba của lịch Julius, chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1712 · Xem thêm »

1715

Năm 1715 (số La Mã MDCCXV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1715 · Xem thêm »

1745

Năm 1745 (số La Mã: MDCCXLV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ ba của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1745 · Xem thêm »

1754

Năm 1754 (số La Mã: MDCCLIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1754 · Xem thêm »

1760

Năm 1760 (số La Mã: MDCCLX) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ Ba trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1760 · Xem thêm »

1763

Năm 1763 (số La Mã: MDCCLXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1763 · Xem thêm »

1785

Năm 1785 (số La Mã: MDCCLXXXV) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1785 · Xem thêm »

1795

1795 (số La Mã: MDCCXCV) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào thứ hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1795 · Xem thêm »

1807

Năm 1807 (MDCCCVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm theo lịch Gregory (hay một năm thường bắt đầu vào ngày thứ Ba, chậm hơn 12 ngày, theo lịch Julius).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1807 · Xem thêm »

1840

1840 (số La Mã: MDCCCXL) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 1840 · Xem thêm »

19 tháng 1

Ngày 19 tháng 1 là ngày thứ 19 trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 19 tháng 1 · Xem thêm »

2 tháng 5

Ngày 2 tháng 5 là ngày thứ 122 (123 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 2 tháng 5 · Xem thêm »

20 tháng 4

Ngày 20 tháng 4 là ngày thứ 110 trong mỗi năm thường (ngày thứ 111 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 20 tháng 4 · Xem thêm »

22 tháng 11

Ngày 22 tháng 11 là ngày thứ 326 trong mỗi năm thường (thứ 327 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 22 tháng 11 · Xem thêm »

25 tháng 11

Ngày 25 tháng 11 là ngày thứ 329 trong mỗi năm thường (thứ 330 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 25 tháng 11 · Xem thêm »

25 tháng 4

Ngày 25 tháng 4 là ngày thứ 115 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 116 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Vương quốc Phổ và 25 tháng 4 · Xem thêm »

25 tháng 8

Ngày 25 tháng 8 là ngày thứ 237 (238 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 25 tháng 8 · Xem thêm »

27 tháng 10

Ngày 27 tháng 10 là ngày thứ 300 (301 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 27 tháng 10 · Xem thêm »

28 tháng 10

Ngày 28 tháng 10 là ngày thứ 301 (302 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 28 tháng 10 · Xem thêm »

3 tháng 6

Ngày 3 tháng 6 là ngày thứ 154 (155 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 3 tháng 6 · Xem thêm »

3 tháng 7

Ngày 3 tháng 7 là ngày thứ 184 (185 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 3 tháng 7 · Xem thêm »

30 tháng 10

Ngày 30 tháng 10 là ngày thứ 303 (304 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 30 tháng 10 · Xem thêm »

30 tháng 9

Ngày 30 tháng 9 là ngày thứ 273 (274 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 30 tháng 9 · Xem thêm »

31 tháng 5

Ngày 31 tháng 5 là ngày thứ 151 (152 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 31 tháng 5 · Xem thêm »

4 tháng 6

Ngày 4 tháng 6 là ngày thứ 155 (156 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 4 tháng 6 · Xem thêm »

5 tháng 12

Ngày 5 tháng 12 là ngày thứ 339 (340 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 5 tháng 12 · Xem thêm »

7 tháng 7

Ngày 7 tháng 7 là ngày thứ 188 (189 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 7 tháng 7 · Xem thêm »

8 tháng 2

Ngày 8 tháng 2 là ngày thứ 39 trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 8 tháng 2 · Xem thêm »

9 tháng 10

Ngày 9 tháng 10 là ngày thứ 282 (283 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 9 tháng 10 · Xem thêm »

9 tháng 12

Ngày 9 tháng 12 là ngày thứ 343 (344 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vương quốc Phổ và 9 tháng 12 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Vương Quốc Phổ, Vương quốc Preussen, Vương quốc Preußen.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »