Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tục tư trị thông giám

Mục lục Tục tư trị thông giám

Tục tư trị thông giám (chữ Hán: 續資治通鑑), là một quyển biên niên sử Trung Quốc gồm 220 quyển do đại thần nhà Thanh là Tất Nguyên biên soạn.

84 quan hệ: Đoan Bình nhập Lạc, Binh biến Miêu, Lưu, Chiến tranh Kim-Tống (1162-1164), Chiến tranh Kim-Tống (1206-1208), Chiến tranh Kim-Tống (1217-1223), Chiến tranh Tống-Khiết Đan (1004-1005), Chiết Ngự Khanh, Cung Thánh hoàng hậu, Gia Luật Lý Hồ, Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên), Giả Tự Đạo, Hàn Thác Trụ, Hoàn Nhan Doãn Tế, Hoàn Nhan Lượng, Kỷ Tín, Kim Ai Tông, Kim Tuyên Tông, Lâu Thất (định hướng), Lã Hảo Vấn, Lữ Văn Đức, Lữ Văn Hoán, Lý Cảnh, Lý Di Ân, Lý Mục (Bắc Tống), Lý Phượng Nương, Lưu Nga (Bắc Tống), Lưu Quang Thế, Lưu Sưởng, Lưu Tòng Hiệu, Lưu Thanh Tinh, Lưu Thiệu Tư, Lương Hồng Ngọc, Mạnh Hoàng hậu, Mạnh Sưởng (Hậu Thục), Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống, Nam Giác, Nùng Trí Cao, Ngô Hi, Nguyên Thuận Đế, Phan Mỹ (Bắc Tống), Phương Lạp, Quách Đức Hải, Quách Bảo Ngọc, Quách Khản, Sử Di Viễn, Sự biến cầu Lục Bộ, Tô Giam, Tần Cối, Tống Anh Tông, Tống Độ Tông, ..., Tống Đoan Tông, Tống Cao Tông, Tống Chân Tông, Tống Cung Đế, Tống Hiếu Tông, Tống Hoài Tông, Tống hoàng hậu (Tống Thái Tổ), Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông, Tống Lý Tông, Tống Nhân Tông, Tống Ninh Tông, Tống Quang Tông, Tống Thái Tông, Tống Thần Tông, Tống Triết Tông, Thanh Nguyên quân, Thổ Ly, Trần Đông (Bắc Tống), Trần Dần (Nam Tống), Trần Hồng Tiến, Trần Vĩ (Nam Tống), Trận Thái Châu (1233-1234), Trị (nước), Triệu Phu, Triệu Tiết, Trương Hán Tư, Trương Huệ (nhà Nguyên), Trương Thúc Dạ, Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086), Tư trị thông giám, Văn (nước), Vi Hiền phi (Tống Huy Tông), Vương Anh (nhà Nguyên). Mở rộng chỉ mục (34 hơn) »

Đoan Bình nhập Lạc

Đoan Bình nhập Lạc là một sự kiện quân sự ở Trung Quốc xảy ra vào mùa hạ năm 1234.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Đoan Bình nhập Lạc · Xem thêm »

Binh biến Miêu, Lưu

Miêu, Lưu binh biến (苗劉兵變), còn gọi là Miêu Lưu chi biến (苗劉之變), Minh Thụ chi biến (明受之變), là một cuộc đảo chính diễn ra vào tháng 3 đến tháng 4 năm Kiến Viêm thứ ba thời Nam Tống Cao Tông, do hai tướng Miêu Phó và Lưu Chánh Ngạn phát động nhằm tiêu diệt phe chống đối của Xu mật xứ Vương Uyên và thế lực nội thị, tiếp đó là ép Cao Tông nhường ngôi cho thái tử Nguyên Ý. Cuộc chính biến kéo dài chưa được một tháng thì quân cần vương các nơi đã kéo quân đến; Miêu Phó không có khả năng khống chế cục diện, nên bị bắt và giết chết; Tống Cao Tông được đưa trở lại ngôi vua lần thứ hai.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Binh biến Miêu, Lưu · Xem thêm »

Chiến tranh Kim-Tống (1162-1164)

Chiến tranh Kim-Tống (1162 - 1164) chỉ một loạt các cuộc giao tranh giữa quân đội hai nước Kim và Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc kéo dài trong suốt ba năm 1162 - 1164 do nước Tống phát động nhằm thu phục vùng đất Trung Nguyên bị người Kim chiếm được trong cuộc chiến 1125 - 1141.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Chiến tranh Kim-Tống (1162-1164) · Xem thêm »

Chiến tranh Kim-Tống (1206-1208)

Chiến tranh Kim-Tống (1206-1208) hay Khai Hi bắc phạt là một phần của cuộc chiến chiến tranh Tống - Kim, kéo dài 3 năm từ 1206 đến 1208, do triều Tống phát động, tấn công vào địa giới triều Kim, nhưng sau đó quân Kim giành lại thế chủ động và tổ chức phản công, uy hiếp mạnh mẽ vùng Lưỡng Hoài, cuối cùng buộc triều Tống ký hòa ước vào năm 1208.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Chiến tranh Kim-Tống (1206-1208) · Xem thêm »

Chiến tranh Kim-Tống (1217-1223)

Chiến tranh Kim-Tống (1217-1223) hay Kim quân tam đạo công Tống chi chiến (金军三道攻宋之战) là một loạt những cuộc giao tranh giữa quân đội hai nước Kim và Nam Tống kéo dài trong suốt sáu năm từ 1217 đến 1223, do nước Kim phát động, tấn công liên tục vào biên giới triều Tống ở Lưỡng Hoài.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Chiến tranh Kim-Tống (1217-1223) · Xem thêm »

Chiến tranh Tống-Khiết Đan (1004-1005)

Chiến tranh Tống-Khiết Đan (1004 - 1005) chỉ các cuộc giao tranh giữa quân đội Bắc Tống và Khiết Đan trong năm 1004 ở khu vực phía bắc sông Hoàng Hà.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Chiến tranh Tống-Khiết Đan (1004-1005) · Xem thêm »

Chiết Ngự Khanh

Chiết Ngự Khanh (chữ Hán: 折御卿, 958 – 995), tự Thế Long, người dân tộc Đảng Hạng Khương, tịch quán Vân Trung, nhân vật đầu đời Bắc Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Chiết Ngự Khanh · Xem thêm »

Cung Thánh hoàng hậu

Cung Thánh Nhân Liệt hoàng hậu (chữ Hán: 恭聖仁烈皇后; 1162 - 1232), thông gọi Thọ Minh hoàng thái hậu (壽明皇太后) hay Ninh Tông Dương hoàng hậu (寧宗楊皇后), là Hoàng hậu thứ hai của Tống Ninh Tông Triệu Khoáng.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Cung Thánh hoàng hậu · Xem thêm »

Gia Luật Lý Hồ

Gia Luật Lý Hồ (耶律李胡) (911-960), nhất danh Hồng Cổ (洪古), tự Hề Ẩn (奚隱), là một thân vương của triều Liêu.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Gia Luật Lý Hồ · Xem thêm »

Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên)

Gia Luật Lưu Ca (chữ Hán: 耶律留哥, 1165 – 1220) hay Lưu Cách (琉格), người dân tộc Khiết Đan, là thủ lĩnh nổi dậy phản kháng cuối đời Kim, nhà sáng lập nước Đông Liêu.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên) · Xem thêm »

Giả Tự Đạo

Giả Tự Đạo (chữ Hán: 賈似道, 1213 - 1275), tên tự là Sư Hiến (師憲), nguyên quán ở Thai châu là tể thần nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, người đã góp một phần lớn vào sự diệt vong của Nam Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Giả Tự Đạo · Xem thêm »

Hàn Thác Trụ

Hàn Thác Trụ (chữ Hán: 韓侂胄, 1152 - 1207), tên tự là Tiết Phu, là tể tướng dưới triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Hàn Thác Trụ · Xem thêm »

Hoàn Nhan Doãn Tế

Hoàn Nhan Vĩnh Tế (chữ Hán: 完颜永济, 1168?—11 tháng 9, 1213), vốn tên là Hoàn Nhan Doãn Tế (完颜允济), tên tự là Hưng Thắng (興勝), là hoàng đế thứ 7 của nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc, Ông tại vị trong 5 năm (29/12/1208 – 11/9/1213).

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Hoàn Nhan Doãn Tế · Xem thêm »

Hoàn Nhan Lượng

Hoàn Nhan Lượng (chữ Hán: 完顏亮, 24 tháng 2 năm 1122 - 15 tháng 12 năm 1161), tên Nữ Chân là Hoàn Nhan Địch Cổ Nãi (完顏迪古乃), tên tự Nguyên Công (元功),Kim sử, quyển 5.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Hoàn Nhan Lượng · Xem thêm »

Kỷ Tín

Kỷ Tín (chữ Hán: 紀信, ?- 204 TCN) là một võ tướng của Hán vương Lưu Bang.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Kỷ Tín · Xem thêm »

Kim Ai Tông

Kim Ai Tông (chữ Hán: 金哀宗, bính âm: Jin Aizong, 25 tháng 9 năm 1198 - 9 tháng 2 năm 1234), tên Hán là Hoàn Nhan Thủ Lễ (完顏守禮) hay Hoàn Nhan Thủ Tự (完顏守緒), tên Nữ Chân là Ninh Giáp Tốc (寧甲速), là vị hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Kim Ai Tông · Xem thêm »

Kim Tuyên Tông

Kim Tuyên Tông (chữ Hán: 金宣宗, 18 tháng 4 năm 1163Kim sử, quyển 14 - 14 tháng 1 năm 1224), tên thật là Hoàn Nhan Ngô Đô Bổ (完顏吾睹補), Hoàn Nhan Tòng Gia (完颜從嘉), Hoàn Nhan Tuân (完颜珣), là hoàng đế thứ 8 của vương triều nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Kim Tuyên Tông · Xem thêm »

Lâu Thất (định hướng)

Lâu Thất (chữ Hán: 娄室) hay Lâu Túc/Tú (chữ Hán: 娄宿) hay Lạc Tác/Sách (chữ Hán: 洛索) là những cách khác nhau chuyển sang chữ Hán của tên người Nữ Chân, có thể đề cập đến các nhân vật sau.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lâu Thất (định hướng) · Xem thêm »

Lã Hảo Vấn

Lã Hảo Vấn hay Lã Hiếu Vấn (chữ Hán: 呂好問, 1064 - 1131), tên tự là Thuấn Đồ (舜徒), là đại thần dưới thời Bắc Tống và Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lã Hảo Vấn · Xem thêm »

Lữ Văn Đức

Lữ Văn Đức (chữ Hán: 吕文德 hay 徳, ? – 1269), xước hiệu là Hắc hôi đoàn (nắm tro đen), người huyện An Phong, Túc Châu, là tướng lĩnh kháng Mông cuối đời Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lữ Văn Đức · Xem thêm »

Lữ Văn Hoán

Lữ Văn Hoán (chữ Hán: 吕文焕, ? - ?), người huyện An Phong, Túc Châu, là tướng lĩnh cuối đời Nam Tống, trấn thủ thành Tương Dương 6 năm, cuối cùng đầu hàng nhà Nguyên sau trận Tương Phàn, dẫn đường cho người Mông Cổ nam hạ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lữ Văn Hoán · Xem thêm »

Lý Cảnh

Lý Cảnh (李璟, sau đổi thành Lý Cảnh 李景) (916Cựu Ngũ Đại sử, quyển 134. – 12 tháng 8, 961Tục tư trị thông giám, quyển 2..), nguyên danh Từ Cảnh Thông (徐景通), còn gọi là Từ Cảnh (徐璟) giai đoạn 937 - 939, tự là Bá Ngọc (伯玉), miếu hiệu Nguyên Tông (元宗), là quốc quân thứ hai (đôi khi còn gọi là Trung Chủ (中主)) của Nam Đường, một quốc gia tồn tại dưới thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lý Cảnh · Xem thêm »

Lý Di Ân

Lý Di Hưng (?- 20 tháng 10, 967Tục Tư trị thông giám, quyển 5..), nguyên danh Lý Di Ân (李彝殷), là một quân phiệt người Đảng Hạng vào thời Ngũ Đại Thập Quốc và đầu thời nhà Tống, cai trị Định Nan定難, trị sở nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây từ năm 935 đến khi qua đời vào năm 967, với chức vụ tiết độ sứ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lý Di Ân · Xem thêm »

Lý Mục (Bắc Tống)

Lý Mục (chữ Hán: 李穆, 928 – 984), tên tự là Mạnh Ung, người Dương Vũ, Khai Phong, là sử gia, quan viên nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lý Mục (Bắc Tống) · Xem thêm »

Lý Phượng Nương

Từ Ý hoàng hậu (chữ Hán: 慈懿皇后, 1144 - 1200), thông gọi Quang Tông Lý hoàng hậu (光宗李皇后), là Hoàng hậu nguyên phối và tại vị duy nhất của Tống Quang Tông Triệu Đôn, thân mẫu của Tống Ninh Tông Triệu Khoáng.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lý Phượng Nương · Xem thêm »

Lưu Nga (Bắc Tống)

Chương Hiến Minh Túc hoàng hậu (chữ Hán: 章献明肃皇后, 968 - 1033), hoặc Từ Nhân Bảo Thọ hoàng thái hậu (慈仁保寿皇太后), là Hoàng hậu của Tống Chân Tông Triệu Hằng, mẹ nuôi của Tống Nhân Tông Triệu Trinh.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Nga (Bắc Tống) · Xem thêm »

Lưu Quang Thế

Lưu Quang Thế (chữ Hán: 劉光世, 1086 - 1142), tên tự là Bình Thúc (平叔), nguyên quán ở Bảo An quân, tướng lĩnh triều Bắc Tống và Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Quang Thế · Xem thêm »

Lưu Sưởng

Lưu Sưởng (943-980), hay Nam Hán Hậu Chủ (南漢後主), là vua thứ tư và là vua cuối cùng của nước Nam Hán thời Ngũ đại Thập quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Sưởng · Xem thêm »

Lưu Tòng Hiệu

Lưu Tòng Hiệu (906-962), là một tướng lĩnh của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Tòng Hiệu · Xem thêm »

Lưu Thanh Tinh

Chiêu Hoài hoàng hậu (chữ Hán: 昭懷皇后, 1078 - 1113), còn được gọi là Nguyên Phù hoàng hậu (元符皇后), Nguyên Phù Lưu hoàng hậu (元符劉皇后) hoặc Sùng Ân hoàng thái hậu (崇恩皇太后), là Hoàng hậu thứ 2 tại vị của Tống Triết Tông Triệu Hú, vị hoàng đế thứ 7 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Thanh Tinh · Xem thêm »

Lưu Thiệu Tư

Lưu Thiệu Tư là tụng tử của Lưu Tòng Hiệu, một quân phiệt thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lưu Thiệu Tư · Xem thêm »

Lương Hồng Ngọc

Lương Hồng Ngọc (梁紅玉 1101 - 1153) là nữ tướng dưới thời Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc, phu nhân của đại danh tướng Hàn Thế Trung.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Lương Hồng Ngọc · Xem thêm »

Mạnh Hoàng hậu

Chiêu Từ Thánh Hiến hoàng hậu (chữ Hán: 昭慈聖獻皇后, 1073 - 1131Tống sử, quyển 243.), thường gọi Nguyên Hựu hoàng hậu (元祐皇后), Nguyên Hựu Mạnh hoàng hậu (元祐孟皇后) hay Long Hựu thái hậu (隆祐太后), là Hoàng hậu đầu tiên của Tống Triết Tông nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Mạnh Hoàng hậu · Xem thêm »

Mạnh Sưởng (Hậu Thục)

Mạnh Sưởng (919–12 tháng 7, 965), sơ danh Mạnh Nhân Tán (孟仁贊), tự Bảo Nguyên (保元), được Tống Thái Tổ truy thụy hiệu là Sở Cung Hiếu Vương (楚恭孝王), là hoàng đế thứ hai và cuối cùng của nước Hậu Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc tại Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Mạnh Sưởng (Hậu Thục) · Xem thêm »

Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống

Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống (chữ Hán: 宋朝中兴十三处战功, Tống triều trung hưng thập tam xử chiến công) là 13 trận đánh trong chiến tranh Tống – Kim mà nhà Nam Tống đơn phương nhận phần thắng thuộc về mình.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Mười ba chiến công trung hưng nhà Tống · Xem thêm »

Nam Giác

Nam Giác là một phiên thuộc của nhà Châu, án ngữ khoảng địa phận Sơn Âm và Ứng hiện nay.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Nam Giác · Xem thêm »

Nùng Trí Cao

Nùng Trí Cao (chữ Hán: 儂智高, Tráng văn: Nungz Cigaoh; 1025 - 1055) là một lãnh tụ người Tráng nổi lên đòi tự trị giữa Đại Tống và Đại Cồ Việt thời nhà Lý.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Nùng Trí Cao · Xem thêm »

Ngô Hi

Ngô Hi (chữ Hán: 吳曦, 1162 - 1207), nguyên quán ở Lũng Can, Đức Thuận quân, là tướng lĩnh dưới triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Ngô Hi · Xem thêm »

Nguyên Thuận Đế

Nguyên Thuận Đế (1320 - 1370), hay Nguyên Huệ Tông (chữ Hán: 元惠宗) tên thật là Bột Nhi Chỉ Cân Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ là vị hoàng đế thứ 11 và là cuối cùng của triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Nguyên Thuận Đế · Xem thêm »

Phan Mỹ (Bắc Tống)

Phan Mỹ (chữ Hán: 潘美, 925 – 991), tên tự là Trọng Tuân, người phủ Đại Danh, là tướng lĩnh đầu đời Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Phan Mỹ (Bắc Tống) · Xem thêm »

Phương Lạp

Phương Lạp (?-1121) là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Phương Lạp · Xem thêm »

Quách Đức Hải

Quách Đức Hải (chữ Hán: 郭德海, ? – 1234), tự Đại Dương, người huyện Trịnh, Hoa Châu, tướng lãnh người dân tộc Hán của Đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Quách Đức Hải · Xem thêm »

Quách Bảo Ngọc

Quách Bảo Ngọc (chữ Hán: 郭宝玉, ? – ?), tên tự là Ngọc Thần, người huyện Trịnh, Hoa Châu, là một trong 4 tướng lĩnh người dân tộc Hán đầu tiên của Đế quốc Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn (3 viên Hán tướng còn lại là Sử Bỉnh Trực, Trương Nhu và Phạm Chu Cát).

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Quách Bảo Ngọc · Xem thêm »

Quách Khản

Quách Khản (chữ Hán: 郭侃, 1217 – 1277), tên tự là Trọng Hòa, người huyện Trịnh, Hoa Châu, là tướng lĩnh người dân tộc Hán, từng tham gia cuộc tây chinh thứ ba của Đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Quách Khản · Xem thêm »

Sử Di Viễn

Sử Di Viễn (chữ Hán: 史彌遠, 1164 - 1233), tên tự là Đồng Thúc (同叔), là Hữu Thừa tướng nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Sử Di Viễn · Xem thêm »

Sự biến cầu Lục Bộ

Sự biến cầu Lục Bộ (Lục Bộ kiều chi biến) là một sự kiện chính trị xảy ra vào niên hiệu thứ hai Khai Hi đời vua Ninh Tông triều Nam Tống (1207) khi thế lực chống đối trong triều đình, được sự ủng hộ của Dương hoàng hậu, đã phục binh giết chết người thao túng triều cương lúc bấy giờ là thái sư Hàn Thác Trụ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Sự biến cầu Lục Bộ · Xem thêm »

Tô Giam

Tô Giam (chữ Hán: 苏缄, ? – 1076), tên tự là Tuyên Phủ, là quan viên, tướng lãnh nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tô Giam · Xem thêm »

Tần Cối

Tượng Tần Cối và Vương Thị quỳ trước Nhạc Miếu ở Hàng Châu, hai tượng này dùng để người Trung Quốc đến thăm đến phỉ nhổ tội trạng của hai người Tần Cối (17 tháng 1 năm 1090 - 18 tháng 11 năm 1155), tên tự là Hội Chi (會之), là tể tướng dưới thời Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc, lãnh đạo của phái chủ hòa trong chiến tranh Tống - Kim.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tần Cối · Xem thêm »

Tống Anh Tông

Tống Anh Tông (chữ Hán: 宋英宗, 16 tháng 2, 1032 - 25 tháng 1, 1067), thụy hiệu đầy đủ Thể Càn Ứng Lịch Long Công Thịnh Đức Hiến Văn Túc Vũ Duệ Thánh Tuyên Hiếu hoàng đế (體乾應歷隆功盛德憲文肅武睿聖宣孝皇帝), tên thật là Triệu Tông Thực (趙宗實), hay Triệu Thự (趙曙), là vị Hoàng đế thứ năm của vương triều Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Anh Tông · Xem thêm »

Tống Độ Tông

Tống Độ Tông (chữ Hán: 宋度宗, bính âm: Song Duzong, 2 tháng 5 năm 1240 - 12 tháng 8 năm 1274), thụy hiệu Đoan Văn Minh Vũ Cảnh Hiếu hoàng đế (端文明武景孝皇帝), tên thật là Triệu Mạnh Khải (趙孟启), Triệu Tư (趙孜) hay Triệu Kì (趙禥), tên tự Trường Nguyên (長源), là vị hoàng đế thứ 15 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, và là hoàng đế thứ sáu của triều đại Nam Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Độ Tông · Xem thêm »

Tống Đoan Tông

Tống Đoan Tông (chữ Hán: 宋端宗; 10 tháng 7 năm 1268 - 8 tháng 5 năm 1278), còn gọi là Tống Đế Thị (宋帝昰), thụy hiệu Dụ Văn Chiêu Vũ Mẫn Hiếu hoàng đế (裕文昭武愍孝皇帝), hay Hiếu Cung Nhân Dụ Từ Thánh Duệ Văn Anh Vũ Cần Chánh hoàng đế (孝恭仁裕慈聖睿文英武勤政皇帝), tên thật là Triệu Thị (趙昰), là vị hoàng đế thứ tám và cũng là áp chót của vương triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Đoan Tông · Xem thêm »

Tống Cao Tông

Tống Cao Tông (chữ Hán: 宋高宗, 12 tháng 6 năm 1107 - 9 tháng 11 năm 1187), tên húy là Triệu Cấu (chữ Hán: 趙構), tên tự là Đức Cơ (德基), là vị hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị vua đầu tiên của thời Nam Tống (1127 - 1279).

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Cao Tông · Xem thêm »

Tống Chân Tông

Tống Chân Tông (chữ Hán: 宋真宗, 23 tháng 12 năm 968 - 23 tháng 3 năm 1022), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 997 đến năm 1022, tổng cộng 25 năm.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Chân Tông · Xem thêm »

Tống Cung Đế

Tống Cung Đế (chữ Hán: 宋恭帝, 2 tháng 11 năm 1271 - tháng 5 năm 1323), hay còn gọi là Doanh Quốc công, Tống Đế Hiển (宋帝顯), tên thật là Triệu Hiển (趙㬎), là vị hoàng đế thứ 16 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông nối ngôi sau cái chết của cha Tống Độ Tông vào năm 1274. Trong thời gian Cung Tông trị vì, triều đại nhà Tống luôn bị điên đảo trước cuộc xâm lược mạnh mẽ của binh đoàn Mông - Nguyên. Lúc này, đội quân Mông Cổ đã vượt qua dòng sông Dương Tử (Trường Giang), và trên đường tiến chiếm lấy vùng Hàng Châu. Bị giặc ép buộc phải đầu hàng, Thái hoàng Thái hậu nhà Nam Tống phải buộc sang chầu Mông - Nguyên. Sau đó, tuy chính quyền Nam Tống ra sức tìm cách kháng Nguyên, nhưng trước thế mạnh đối phương, Tống Cung Tông bị bắt. Sau khi bị bắt, đối phương không giết ông, mà giáng phong ông làm Doanh quốc công, và đến năm 1289, Khả hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt (Khubilai Khan, sau này là Nguyên Thế Tổ, chiếm trọn Trung Hoa) đưa Tống Cung Tông đến sống ở miền Tây Tạng, bắt ông phải cắt tóc đi tu"Tống sử" của Thoát Thoát.. Trong thời gian làm nhà sư, Cung Tông đã có nhiều đóng góp to lớn với Phật giáo Trung Quốc"Các đời đế vương Trung Hoa" của Nguyễn Khắc Thuần., đặc biệt trong nửa cuộc đời còn lại của mình, ông chuyên tâm vào con đường dịch sách kinh của Phật giáo Tây Tạng thành tiếng Hoa để truyền bá cho dân tộc Trung Hoa về những giáo lý mới trong Phật giáo Lạt Ma Tây Tạng. Nhưng, ông không bao giờ quên mình là Hoàng đế của Nam Tống, bản thân ông căm thù Mông Cổ, nhưng bất lực, nên ông tiêu khiển bằng cách làm thơ. Các bài thơ của ông thể hiện sự ước ao yên bình cho triều đại Nam Tống của mình, thể hiện ý chí căm thù Mông Nguyên, quyết không phục họ; cũng vì vậy, mà bài thơ này đã chọc tức đến Hoàng đế Mông Nguyên. Hậu quả là cái chết đã giáng xuống đầu ông vào năm 1323, lúc ông 53 tuổi.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Cung Đế · Xem thêm »

Tống Hiếu Tông

Tống Hiếu Tông (chữ Hán: 宋孝宗, 27 tháng 11 năm 1127 - 28 tháng 6 năm 1194), tên thật là Triệu Bá Tông (趙伯琮), Triệu Viện (趙瑗), Triệu Vĩ (趙瑋) hay Triệu Thận (趙昚), tên tự Nguyên Vĩnh (元永) là vị hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Hiếu Tông · Xem thêm »

Tống Hoài Tông

Tống Hoài Tông (chữ Hán: 宋懷宗; 12 tháng 2, 1271 - 19 tháng 3, 1279) hay Tống Đế Bính (宋帝昺), là vị hoàng đế thứ chín và là hoàng đế cuối cùng của vương triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Hoài Tông · Xem thêm »

Tống hoàng hậu (Tống Thái Tổ)

Hiếu Chương hoàng hậu (chữ Hán: 孝章皇后, 952 - 995), còn gọi Khai Bảo hoàng hậu (開寶皇后), là Hoàng hậu thứ 2 tại vị và là nguyên phối thứ ba của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống hoàng hậu (Tống Thái Tổ) · Xem thêm »

Tống Huy Tông

Tống Huy Tông (chữ Hán: 宋徽宗, 2 tháng 11, 1082 – 4 tháng 6, 1135), là vị Hoàng đế thứ tám của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Huy Tông · Xem thêm »

Tống Khâm Tông

Tống Khâm Tông (chữ Hán: 宋欽宗; 23 tháng 5, 1100 - 1156), tên thật là Triệu Đản (赵亶), Triệu Huyên (赵烜) hay Triệu Hoàn (赵桓), là vị Hoàng đế thứ chín và cũng là hoàng đế cuối cùng của vương triều Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Khâm Tông · Xem thêm »

Tống Lý Tông

Tống Lý Tông (chữ Hán: 宋理宗, 26 tháng 1 năm 1205 - 16 tháng 11 năm 1264), thụy hiệu đầy đủ Kiến Đạo Bị Đức Đại Công Phục Hưng Liệt Văn Nhân Vũ Thánh Minh An Hiếu hoàng đế (建道備德大功復興烈文仁武聖明安孝皇帝)Tống sử, quyển 41, tên thật là Triệu Dữ Cử (趙與莒), Triệu Quý Thành (趙貴誠) hay Triệu Quân (趙昀), là vị hoàng đế thứ 14 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời cũng là vị hoàng đế thứ năm của thời đại Nam Tống (1127 - 1279).

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Lý Tông · Xem thêm »

Tống Nhân Tông

Tống Nhân Tông (chữ Hán: 宋仁宗, 12 tháng 5, 1010 - 30 tháng 4, 1063), tên húy Triệu Trinh (趙禎), là vị hoàng đế thứ tư của nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1022 đến năm 1063, tổng hơn 41 năm.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Nhân Tông · Xem thêm »

Tống Ninh Tông

Tống Ninh Tông (chữ Hán: 宋寧宗, 18 tháng 11, 1168 - 18 tháng 9, 1224), thụy hiệu đầy đủ là Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu hoàng đế (法天備道純德茂功仁文哲武聖睿恭孝皇帝), tên thật là Triệu Khoáng (趙擴), là hoàng đế thứ 13 của nhà Tống và cũng là hoàng đế thứ tư của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Hoa.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Ninh Tông · Xem thêm »

Tống Quang Tông

Tống Quang Tông (chữ Hán: 宋光宗, 30 tháng 9, 1147 - 17 tháng 9, 1200), thụy hiệu Tuần Đạo Hiến Nhân Minh Công Mậu Đức Ôn Văn Thuận Vũ Thánh Triết Từ Hiếu hoàng đế (循道宪仁明功茂德温文顺武圣哲慈孝皇帝), tên thật là Triệu Đôn (赵惇), là hoàng đế thứ 12 của nhà Tống và cũng là hoàng đế thứ ba của nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Quang Tông · Xem thêm »

Tống Thái Tông

Tống Thái Tông (chữ Hán: 宋太宗, 20 tháng 11 năm 939 - 8 tháng 5 năm 997), tên húy Triệu Quýnh (趙炅), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 976 đến năm 997, tổng cộng 21 năm.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Thái Tông · Xem thêm »

Tống Thần Tông

Tống Thần Tông (chữ Hán: 宋神宗, 25 tháng 5, 1048 - 1 tháng 4, 1085), là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 1067 đến năm 1085, tổng hơn 18 năm.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Thần Tông · Xem thêm »

Tống Triết Tông

Tống Triết Tông (chữ Hán: 宋哲宗, 4 tháng 1, 1077 - 23 tháng 2, 1100), là vị Hoàng đế thứ bảy của vương triều Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 1085 đến năm 1100.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tống Triết Tông · Xem thêm »

Thanh Nguyên quân

Chương châu (漳州) Hậu Chu (後周) Thanh Nguyên quân, 945-964), sau đổi là Bình Hải quân (平海军, 964-978) là một chính quyền phiên trấn cát cứ trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc. Cương vực Thanh Nguyên quân ở khoảng khu vực Mân Nam, tức miền nam Phúc Kiến, Trung Quốc ngày nay, trung tâm chính trị đặt tại Tuyền Châu. Thanh Nguyên quân tổng cộng có 4 tiết độ sứ hoặc lưu hậu thống trị.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Thanh Nguyên quân · Xem thêm »

Thổ Ly

Thổ Ly là một phiên thuộc của nhà Châu.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Thổ Ly · Xem thêm »

Trần Đông (Bắc Tống)

Trần Đông (chữ Hán: 陈东, 1086 – 1127), tự Thiếu Dương, người Đan Dương, Trấn Giang, nhân vật yêu nước cuối đời Bắc Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trần Đông (Bắc Tống) · Xem thêm »

Trần Dần (Nam Tống)

Trần Dần (chữ Hán: 陈寅, ? – 1227), không rõ tên tự, người huyện Thiệp, quan viên nhà Nam Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trần Dần (Nam Tống) · Xem thêm »

Trần Hồng Tiến

Trần Hồng Tiến (914-985), tự Tế Xuyên (濟川) là một quân phiệt vào cuối thời Ngũ Đại Thập Quốc, ông kiểm soát Thanh Nguyên quântrị sở nay thuộc Tuyền Châu, Phúc Kiến.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trần Hồng Tiến · Xem thêm »

Trần Vĩ (Nam Tống)

Trần Vĩ (chữ Hán: 陈韡, 1179 – 1261), tên tự là Tử Hoa, người Hầu Quan, Phúc Châu, quan viên nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trần Vĩ (Nam Tống) · Xem thêm »

Trận Thái Châu (1233-1234)

Trận Thái Châu (蔡州之战, Thái Châu chi chiến) là cuộc tấn công của liên quân Mông Cổ - Nam Tống nhằm vào Thái Châu, cứ điểm cuối cùng của nhà Kim, diễn ra từ tháng 10 ÂL năm 1233 (Năm Thiệu Định thứ 6 nhà Nam Tống, Năm Thiên Hưng thứ 2 nhà Kim, năm thứ 5 thời Oa Khoát Đài của Mông Cổ) đến tháng giêng ÂL năm 1234 (Năm Đoan Bình đầu tiên nhà Nam Tống, Năm Thiên Hưng thứ 3 nhà Kim, năm thứ 6 thời Oa Khoát Đài của Mông Cổ).

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trận Thái Châu (1233-1234) · Xem thêm »

Trị (nước)

Trị là một phiên thuộc của nhà Châu, nằm ở địa phận Nam Dương hiện nay.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trị (nước) · Xem thêm »

Triệu Phu

Triệu Phu (chữ Hán: 赵旉) hay Nguyên Ý thái tử (元懿太子) (23 tháng 7 năm 1127 - 27 tháng 7 năm 1129, tại vị 26 tháng 3 - 20 tháng 4 năm 1129), là hoàng thái tử và hoàng đế không chính thống của triều đại Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Triệu Phu · Xem thêm »

Triệu Tiết

Triệu Tiết (chữ Hán: 赵禼, 1026 – 1090), tên tự là Công Tài, người Y Chánh, Cung Châu, là tướng lĩnh, quan viên nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Triệu Tiết · Xem thêm »

Trương Hán Tư

Trương Hán Tư là một quân nhân của nước Mân thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trương Hán Tư · Xem thêm »

Trương Huệ (nhà Nguyên)

Trương Huệ (chữ Hán: 张惠, 1223 hoặc 1224 – 1285), tên tự là Đình Kiệt, người huyện Tân Phồn, phủ Thành Đô, là quan viên nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trương Huệ (nhà Nguyên) · Xem thêm »

Trương Thúc Dạ

Trương Thúc Dạ (chữ Hán: 張叔夜, 1065 – 1127), tên tự là Kê Trọng, người Vĩnh Phong, Tín Châu, là tướng lĩnh, đại thần cuối đời Bắc Tống.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trương Thúc Dạ · Xem thêm »

Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086)

Tranh vẽ Trung hưng tứ tướng của Lưu Tùng Niên thời Nam Tống, gồm Trương Tuấn, Nhạc Phi, Hàn Thế Trung và Lưu Quang Thế, trong đó Trương Tuấn là người đứng tận cùng bên trái Trương Tuấn (chữ Hán: 張俊, 1086 - 1154), tên tự là Bá Ạnh (伯英), nguyên quán ở Thành Kỉ, phủ Phượng Tường, là tướng lĩnh dưới thời Bắc Tống và Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Trương Tuấn (nhà Tống, sinh 1086) · Xem thêm »

Tư trị thông giám

Tư trị thông giám (chữ Hán: 資治通鑒; Wade-Giles: Tzuchih T'ungchien) là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Tư trị thông giám · Xem thêm »

Văn (nước)

Văn là một phiên thuộc của nhà Châu, ước nằm ở địa phận Trì Châu hiện nay.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Văn (nước) · Xem thêm »

Vi Hiền phi (Tống Huy Tông)

Vi Hiền phi (chữ Hán: 韋賢妃, 1080 - 1159), là phi tần dưới triều Tống Huy Tông, hoàng thái hậu dưới triều Tống Cao Tông.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Vi Hiền phi (Tống Huy Tông) · Xem thêm »

Vương Anh (nhà Nguyên)

Vương Anh (chữ Hán: 王英, 1262 – 1357), tự Bang Kiệt, xước hiệu Đao vương, người Ích Đô, tướng lãnh nhà Nguyên.

Mới!!: Tục tư trị thông giám và Vương Anh (nhà Nguyên) · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Tục Tư trị thông giám.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »