Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Mục lục Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (tên tiếng Trung: 上海合作组织 và viết tắt là 上合组织; tiếng Nga là Шанхайская организация сотрудничества (viết tắt là ШОС)) là một tổ chức an ninh chung liên chính phủ được thành lập năm 2001 bởi lãnh đạo các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

17 quan hệ: Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, Chia rẽ Trung-Xô, Hội đồng châu Á, Kazakhstan, Kinh tế Mông Cổ, Kosovo, Liên minh Kinh tế Á Âu, Mông Cổ, Nga, Phản ứng quốc tế về Chiến tranh Nam Ossetia 2008, Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Sükhbaataryn Batbold, Tiếng Nga, Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn, Trung Quốc, Uzbekistan, 15 tháng 6.

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập · Xem thêm »

Chia rẽ Trung-Xô

306x306px Chia rẽ Trung-Xô là một cuộc xung đột chính trị và ý thức hệ chính giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Chia rẽ Trung-Xô · Xem thêm »

Hội đồng châu Á

Hội đồng Châu Á (tiếng Anh: Asia Council) là một tổ chức châu Á được thành lập vào năm 2016 để với vai trò là một diễn đàn cấp châu lục nhằm giải quyết những thách thức quan trọng của Châu Á và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia tại Châu Á. Hội đồng có trụ sở chính tại Tokyo và các hội đồng khu vực đặt tại Doha, Thành Đô và Băng Cốc.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Hội đồng châu Á · Xem thêm »

Kazakhstan

Cộng hoà Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan) là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Kazakhstan · Xem thêm »

Kinh tế Mông Cổ

Ulan Bator là cổng của hầu hết các quan hệ và thương mại trong nước và quốc tế Kinh tế Mông Cổ phản ánh tình hình và các hoạt động kinh tế tại quốc gia này.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Kinh tế Mông Cổ · Xem thêm »

Kosovo

Kosovo (Kosova; Косово) là tên gọi một lãnh thổ tranh chấp và quốc gia được một bộ phận quốc tế công nhận tại Đông Nam Âu, tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên gọi nước Cộng hòa Kosovo (Republika e Kosovës; Република Косово / Republika Kosovo).

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Kosovo · Xem thêm »

Liên minh Kinh tế Á Âu

Liên minh Kinh tế Á Âu (tiếng Anh Eurasian Economic Union viết tắt EAEU hoặc EEU) là một liên minh kinh tế đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2015 giữa các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan (tháng 5 năm 2015), những nước trước đó thuộc Liên Xô cũ.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Liên minh Kinh tế Á Âu · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Mông Cổ · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Nga · Xem thêm »

Phản ứng quốc tế về Chiến tranh Nam Ossetia 2008

Phản ứng quốc tế về Chiến tranh Nam Ossetia 2008 bao gồm nhiều quốc gia, Tổ chức phi chính phủ, và các tác nhân phi nhà nước.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Phản ứng quốc tế về Chiến tranh Nam Ossetia 2008 · Xem thêm »

Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc

Ngoài 193 quốc gia thành viên, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc có thể cấp quy chế quan sát viên cho một tổ chức quốc tế, thực thể hoặc nhà nước phi thành viên, thực thể được tham gia các công việc của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng rất hạn chế.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Quan sát viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Sükhbaataryn Batbold

Sükhbaataryn Batbold (Сүхбаатарын Батболд) là thủ tướng của Mông Cổ trong giai đoạn 2009-2012.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Sükhbaataryn Batbold · Xem thêm »

Tiếng Nga

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tiếng Nga · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn

Bản đồ các phương ngôn tiếng Hán tại Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn dựa phần lớn trên phương ngôn Quan thoại. Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn hay tiếng Hán Tiêu chuẩn (tiếng Trung: 標準漢語, âm Hán Việt: Tiêu chuẩn Hán ngữ) là một dạng tiếng Trung được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc và Đài Loan.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Tiếng Trung Quốc Tiêu chuẩn · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Trung Quốc · Xem thêm »

Uzbekistan

Uzbekistan (phiên âm tiếng Việt: U-dơ-bê-ki-xtan), tên chính thức Cộng hòa Uzbekistan (tiếng Uzbek: O‘zbekiston Respublikasi), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Uzbekistan · Xem thêm »

15 tháng 6

Ngày 15 tháng 6 là ngày thứ 166 (167 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và 15 tháng 6 · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »