Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tây Vực

Mục lục Tây Vực

Trương Khiên đi Tây Vực (bích họa ở Đôn Hoàng). Tây Vực (chữ Hán: 西域, bính âm: Xi-yu hoặc Hsi-yu) là cách người Trung Quốc ngày xưa gọi các nước nằm ở phía Tây của Trung Quốc.

88 quan hệ: Anh hùng xạ điêu, Đông Quán Hán ký, Đại Lý (huyện cấp thị), Đại thọ lâm, Đại Uyên, Đế quốc Parthia, Đổng Trác, Đường Lâm (nhà Đường), Đường Minh Hoàng, Âu Dương Phong, Ban Chiêu, Ban Siêu, Bá Nhan (Bát Lân bộ), Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc sử, Bắn cung, Con đường tơ lụa, Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên), Gia Luật Sở Tài, Hành lang Hà Tây, Hán Minh Đế, Hán Quang Vũ Đế, Hán thư, Hán Tuyên Đế, Hán Vũ Đế, Hầu Quân Tập, Hậu Hán thư, Hồ Xa Nhi, Hồ Xích Nhi, Hột Thạch Liệt Chí Ninh, Hung Nô, Kiếm Rồng (phim 2015), Lã Quang, Lão Tử Hóa Hồ Kinh, Lịch sử rượu vang, Lý Bạch, Lý Tư Cung, Lưu Mẫn (nhà Nguyên), Mao tiết, Mộ Dung Nặc Hạt Bát, Mộ Dung Phục Doãn, Nam-Bắc triều (Trung Quốc), Ngũ Đại Thập Quốc, Ngọc Môn quan, Ngựa Đại Uyển, Ngựa trong chiến tranh ở Đông Á, Người Hồ, Nhà Đường, Nhà Đường xâm chiếm Kucha, Nhà Hán, ..., Nhà Liêu, Nhà Minh, Nhân vật trong Anh hùng xạ điêu, Nhiệt Huyết Trường An, Pháp lam, Phó Giới Tử, Phù Kiên, Quách Bảo Ngọc, Quy Từ, ROCS Ban Siêu (PFG2-1108), ROCS Trương Khiên (PFG2-1109), Sơn Đông, Tân Đường thư, Tân Cương, Tân Khánh Kỵ, Tây Hạ, Tây Lương (Thập lục quốc), Tôn Tư Khắc, Tùy Dạng Đế, Tùy thư, Thanh Hải (Trung Quốc), Thiên hạ ngũ tuyệt, Thiên long bát bộ, Thiện Thiện, Thư Cừ An Chu, Thư Cừ Mục Kiền, Thư Cừ Vô Húy, Thường Huệ, Trần Thang, Trương Khiên, Trương Tuấn (Tiền Lương), Vân trung ca, Võ Tắc Thiên, Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung, Vu Điền, Vương Thế Sung, Vương Trùng Dương, Yết. Mở rộng chỉ mục (38 hơn) »

Anh hùng xạ điêu

Anh hùng xạ điêu (Hán Việt: Xạ điêu anh hùng truyện) là một trong những tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được đánh giá cao, được Hương Cảng Thương Báo xuất bản năm 1957.

Mới!!: Tây Vực và Anh hùng xạ điêu · Xem thêm »

Đông Quán Hán ký

Đông Quan Hán ký hay Đông Quán Hán ký (chữ Hán: 东观汉记), người đời Hán gọi là Đông Quan/Quán ký, là bộ sách theo thể kỷ truyện ghi lại lịch sử đời Đông Hán, từ thời Quang Vũ đế đến thời Linh đế.

Mới!!: Tây Vực và Đông Quán Hán ký · Xem thêm »

Đại Lý (huyện cấp thị)

Đại Lý (tiếng Trung: 大理; bính âm: Dàlĭ; tiếng Bạch: Darl•lit; tiếng Hà Nhì: Dafli) là một huyện cấp thị tại Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, Vân Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nằm trên một đồng bằng màu mỡ giữa dãy núi Thương Sơn (苍山) về phía tây và hồ Nhĩ Hải (洱海) về phía đông.

Mới!!: Tây Vực và Đại Lý (huyện cấp thị) · Xem thêm »

Đại thọ lâm

Đại thọ lâm hay còn gọi là Đại tòng lâm là một khu rừng có trồng nhiều cổ thụ (đại thụ) mà diện-tích (tùy ý) được cải tạo thành một thiền viên (vườn thiền).

Mới!!: Tây Vực và Đại thọ lâm · Xem thêm »

Đại Uyên

Hy-Đại Hạ, theo cuốn lịch sử Trung Quốc ''Hán Thư''. Đại Uyên (hay Đại Uyển; từ chữ Hoa 大宛; bính âm: dàwǎn, Dayuan hay Dawan) là một dân tộc và quốc gia ở Tây Vực thời nhà Hán, thuộc tộc người Ferghana ở Trung Á. Các cổ thư Trung Quốc như Sử ký và Hán thư miêu tả dân tộc này dựa trên các cuộc hành trình của nhà thám hiểm Trung Quốc Trương Khiên vào năm 130 TCN cũng như của các sứ giả khác sang Trung Á sau đó.

Mới!!: Tây Vực và Đại Uyên · Xem thêm »

Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

Mới!!: Tây Vực và Đế quốc Parthia · Xem thêm »

Đổng Trác

Đổng Trác (chữ Hán: 董卓; 132 - 22 tháng 5 năm 192), tự Trọng Dĩnh (仲穎), là một tướng quân phiệt và quyền thần nhà Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Đổng Trác · Xem thêm »

Đường Lâm (nhà Đường)

Đường Lâm (chữ Hán: 唐临, 600? – 659?), tên tự là Bổn Đức, tịch quán ở Trường An, Kinh Triệu, là quan viên nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Đường Lâm (nhà Đường) · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: Tây Vực và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Âu Dương Phong

Âu Dương Phong, hiệu Tây Độc là một nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu của Kim Dung.

Mới!!: Tây Vực và Âu Dương Phong · Xem thêm »

Ban Chiêu

Ban Chiêu Ban Chiêu (chữ Hán: 班昭; 45 - 116), còn có tên Ban Cơ (班姬), tiểu tự là Huệ Ban (惠班), xuất thân thế gia vọng tộc họ Ban, bà thông tuệ chữ nghĩa, lễ nghi, được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Ban Chiêu · Xem thêm »

Ban Siêu

Ban Siêu (32 – 102) là nhà quân sự và cũng là nhà ngoại giao thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Ban Siêu · Xem thêm »

Bá Nhan (Bát Lân bộ)

Bá Nhan (chữ Hán: 伯颜, chữ Mông Cổ: ᠪᠠᠶᠠᠨ, chuyển ngữ Poppe: Bayan, chữ Kirin: Баян, 1236 – 11/01/1295), người Bát Lân bộ (Baarin tribe), dân tộc Mông Cổ, là tướng lĩnh nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Bá Nhan (Bát Lân bộ) · Xem thêm »

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế (chữ Hán: 北魏太武帝; 408 – 11 tháng 3, 452), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Bắc Ngụy Thái Vũ Đế · Xem thêm »

Bắc sử

Bắc sử (北史) là một quyển sách trong Nhị thập tứ sử do Lý Đại Sư viết từ năm 386 tới 618.

Mới!!: Tây Vực và Bắc sử · Xem thêm »

Bắn cung

Bắn cung là một nghệ thuật, thực hành, hoặc kĩ năng sử dụng cung để đẩy các mũi tên đi.

Mới!!: Tây Vực và Bắn cung · Xem thêm »

Con đường tơ lụa

Hệ thống Con đường tơ lụa Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).

Mới!!: Tây Vực và Con đường tơ lụa · Xem thêm »

Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên)

Gia Luật Lưu Ca (chữ Hán: 耶律留哥, 1165 – 1220) hay Lưu Cách (琉格), người dân tộc Khiết Đan, là thủ lĩnh nổi dậy phản kháng cuối đời Kim, nhà sáng lập nước Đông Liêu.

Mới!!: Tây Vực và Gia Luật Lưu Ca (nhà Nguyên) · Xem thêm »

Gia Luật Sở Tài

Một bức tượng của Gia Luật Sở Tài tại công viên Guta ở Cẩm Châu, Liêu Ninh Gia Luật Sở Tài (Chữ Hán: 耶律楚材, 1190–1243), tự Tấn Khanh (晉卿), hiệu Trạm Nhiên cư sĩ (湛然居士), còn có hiệu khác là Ngọc Tuyền lão nhân (玉泉老人), là tướng lĩnh, đại thần Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.

Mới!!: Tây Vực và Gia Luật Sở Tài · Xem thêm »

Hành lang Hà Tây

Hành lang Hà Tây hay hành lang Cam Túc (âm Hán Việt:Hà Tây tẩu lang) đề cập tới tuyến đường lịch sử tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Hành lang Hà Tây · Xem thêm »

Hán Minh Đế

Hán Minh Đế (chữ Hán: 漢明帝; 15 tháng 6, 28 – 5 tháng 9, 75) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Đông Hán, cũng như là hoàng đế thứ 17 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 57 đến năm 75, tổng cộng 18 năm.

Mới!!: Tây Vực và Hán Minh Đế · Xem thêm »

Hán Quang Vũ Đế

Hán Quang Vũ Đế (chữ Hán: 漢光武帝; 15 tháng 1, 5 TCN – 29 tháng 3, 57), hay còn gọi Hán Thế Tổ (漢世祖), tên húy Lưu Tú (劉秀), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Hán.

Mới!!: Tây Vực và Hán Quang Vũ Đế · Xem thêm »

Hán thư

Hán thư (Phồn thể: 漢書; giản thể: 汉书) là một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25.

Mới!!: Tây Vực và Hán thư · Xem thêm »

Hán Tuyên Đế

Hán Tuyên Đế (chữ Hán: 漢宣帝; 91 TCN - 49 TCN), tên thật là Lưu Tuân (劉詢), là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 74 TCN đến năm 49 TCN, tổng cộng 25 năm.

Mới!!: Tây Vực và Hán Tuyên Đế · Xem thêm »

Hán Vũ Đế

Hán Vũ Đế (chữ Hán: 漢武帝; 31 tháng 7, 156 TCN - 29 tháng 3, 87 TCN), hay được phiên thành Hán Võ Đế, tên thật Lưu Triệt (劉徹), là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Hán Vũ Đế · Xem thêm »

Hầu Quân Tập

Hầu Quân Tập (tiếng trung: 侯君集) (? - 643) là một danh tướng thời Đường dưới trướng Đường Thái Tông, từng làm tới chức binh bộ thượng thư.

Mới!!: Tây Vực và Hầu Quân Tập · Xem thêm »

Hậu Hán thư

Hậu Hán Thư (tiếng Trung Quốc: 後漢書/后汉书) là một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5, sử dụng một số cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin.

Mới!!: Tây Vực và Hậu Hán thư · Xem thêm »

Hồ Xa Nhi

Hồ Xa Nhi (chữ Hán: 胡車兒 bính âm: Huche'er) là một viên bộ tướng phục vụ dưới trướng của lãnh của Trương Tú trong thời kỳ nhà Hán thời Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Hồ Xa Nhi · Xem thêm »

Hồ Xích Nhi

Hồ Xích Nhi (chữ Hán: 胡赤兒; bính âm: Huchi'er) là một viên tì tướng phục vụ dưới trướng của Ngưu Phụ-con rể của Đổng Trác trong thời nhà Hán thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Hồ Xích Nhi · Xem thêm »

Hột Thạch Liệt Chí Ninh

Hột Thạch Liệt Chí Ninh (chữ Hán: 纥石烈志宁, ? – 1172), tên Nữ Chân là Tát Hạt Liễn, người Thượng Kinh, tướng lãnh nhà Kim.

Mới!!: Tây Vực và Hột Thạch Liệt Chí Ninh · Xem thêm »

Hung Nô

Người Hung Nô (tiếng Trung: 匈奴), là các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay.

Mới!!: Tây Vực và Hung Nô · Xem thêm »

Kiếm Rồng (phim 2015)

Kiếm Rồng (tên tiếng Anh: Dragon Blade) là một bộ phim hành động lịch sử Trung Quốc-Hồng Kông năm 2015, kịch bản và đạo diễn bởi Lý Nhân Cảng, diễn viên chính Thành Long.

Mới!!: Tây Vực và Kiếm Rồng (phim 2015) · Xem thêm »

Lã Quang

Lã Quang (337–400), tên tự Thế Minh (世明), gọi theo thụy hiệu là (Hậu) Lương Ý Vũ Đế ((後)涼懿武帝), là hoàng đế khai quốc của nước Hậu Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Lã Quang · Xem thêm »

Lão Tử Hóa Hồ Kinh

Lão Tử Hóa Hồ Kinh là một tác phẩm của đạo sĩ Vương Phù (tức Cơ Công Thứ) sống đời Tây Tấn (265-316) ở Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Lão Tử Hóa Hồ Kinh · Xem thêm »

Lịch sử rượu vang

Một cậu bé phục vụ rượu vang tại một bữa tiệc rượu đêm Hy Lạp Lịch sử rượu vang kéo dài hàng nghìn năm và gắn bó chặt chẽ với lịch sử nông nghiệp, ẩm thực, văn minh, loài người.

Mới!!: Tây Vực và Lịch sử rượu vang · Xem thêm »

Lý Bạch

Lý Bạch (chữ Hán: 李白; 701 - 762), biểu tự Thái Bạch (太白), hiệu Thanh Liên cư sĩ (青莲居士), là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Mới!!: Tây Vực và Lý Bạch · Xem thêm »

Lý Tư Cung

Lý Tư Cung (李思恭) (? - 886?Tân Đường thư, quyển 221 thượng.Phần về Đảng Hạng trong quyển Tây Vực truyện của Tân Đường thư ghi rằng Lý Tư Cung qua đời trước khi ông có thể tiến hành một chiến dịch chống lại Lý Uân, trong khi Lý Uân xưng làm hoàng đế Đại Đường vào năm 886 và bị đánh bại khoảng tết năm 887.), nguyên tên là Thác Bạt Tư Cung (拓拔思恭), là một quân phiệt người Đảng Hạng vào cuối thời nhà Đường.

Mới!!: Tây Vực và Lý Tư Cung · Xem thêm »

Lưu Mẫn (nhà Nguyên)

Lưu Mẫn (chữ Hán: 刘敏, 1201 – 1259), tên tự là Đức Nhu, tiểu tự là Hữu Công, người làng Thanh Lỗ, huyện Tuyên Đức, quan viên Đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Tây Vực và Lưu Mẫn (nhà Nguyên) · Xem thêm »

Mao tiết

Bức tượng sáp tại Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây mô tả sứ thần Trương Khiên cầm cờ tiết đi kinh lý Tây Vực. Tô Vũ cầm cờ tiết đi chăn dê. Mao tiết (chữ Hán: 旄節) hoặc Cờ tiết (chữ Hán: 節旗) là tên gọi một thứ nghi trượng.

Mới!!: Tây Vực và Mao tiết · Xem thêm »

Mộ Dung Nặc Hạt Bát

Mộ Dung Nặc Hạt Bát (?- 688), tước hiệu là Ô Địa Dã Bạt Lặc Đậu khả hãn (烏地也拔勒豆可汗) hay giản hóa thành Lặc Đậu khả hãn (勒豆可汗), tước hiệu nhà Đường Thanh Hải vương (青海王), là vị khả hãn cuối cùng của Thổ Dục Hồn.

Mới!!: Tây Vực và Mộ Dung Nặc Hạt Bát · Xem thêm »

Mộ Dung Phục Doãn

Mộ Dung Phục Doãn (597–635), hiệu là Bồ Tát Bát khả hãn (步薩鉢可汗), là một quân chủ của nước Thổ Dục Hồn.

Mới!!: Tây Vực và Mộ Dung Phục Doãn · Xem thêm »

Nam-Bắc triều (Trung Quốc)

Nam Bắc triều (420-589Bắc triều bắt đầu vào năm 439 khi Bắc Ngụy diệt Bắc Lương, thống nhất Bắc Trung Quốc; Nam triều bắt đầu vào năm 420 khi Lưu Tống kiến lập, lưỡng triều Nam Bắc kết thúc vào năm 589 khi Tùy diệt Trần.鄒紀萬 (1992年): 《中國通史 魏晉南北朝史》第一章〈魏晉南北朝的政治變遷〉,第70頁.) là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần.

Mới!!: Tây Vực và Nam-Bắc triều (Trung Quốc) · Xem thêm »

Ngũ Đại Thập Quốc

Ngũ Đại Thập Quốc (907-979) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi triều Đường diệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ.

Mới!!: Tây Vực và Ngũ Đại Thập Quốc · Xem thêm »

Ngọc Môn quan

Lối vào từ phía bắc của Tiểu Phương thành tại Ngọc Môn quan Hán tại Ngọc Môn quan. Ngọc Môn quan hay đèo Ngọc Môn (Tiếng Trung phồn thể: 玉门关; Tiếng Trung giản thể: 玉門關; bính âm: Yumen Guan) là tên của một con đèo nằm ở phía tây Đôn Hoàng, thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Ngọc Môn quan · Xem thêm »

Ngựa Đại Uyển

Ngựa Đại Uyển (tiếng Trung Quốc: 大宛馬/宛馬, Đại Uyển mã) hay ngựa Fergana là một giống ngựa ở vùng Trung Á tại vùng Đại Uyển (Ferghana) và được lưu truyền trong sử sách của Trung Quốc gắn với cuộc chiến Thiên Mã, giống ngựa này cũng được ca tụng ở Việt Nam thời phong kiến.

Mới!!: Tây Vực và Ngựa Đại Uyển · Xem thêm »

Ngựa trong chiến tranh ở Đông Á

Một chiến binh Mông Cổ trên lưng ngựa, ngựa Mông Cổ là biểu tượng cho những con ngựa chiến ở vùng Đông Á trong thời Trung Cổ Một kỵ xạ Nhật Bản đang phi nước đại Ngựa trong chiến tranh ở vùng Đông Á phản ánh lịch sử ngựa chiến ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Mông Cổ, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.

Mới!!: Tây Vực và Ngựa trong chiến tranh ở Đông Á · Xem thêm »

Người Hồ

Người Hồ (胡人, Hồ nhân) theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các sắc dân ngoại lai tại Trung Á và Tây Á, được sử dụng phổ biến trong các sử tịch và văn hiến vào thời nhà Đường.

Mới!!: Tây Vực và Người Hồ · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Nhà Đường · Xem thêm »

Nhà Đường xâm chiếm Kucha

Chiến dịch Đường xâm lược Kucha là một chiến dịch quân sự dưới sự chỉ huy của tướng nhà Đường Ashina She'er chống lại vương quốc nhỏ Kucha ở lòng chảo Tarim thuộc Tây Vực, gần với Hãn quốc Tây Thổ.

Mới!!: Tây Vực và Nhà Đường xâm chiếm Kucha · Xem thêm »

Nhà Hán

Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).

Mới!!: Tây Vực và Nhà Hán · Xem thêm »

Nhà Liêu

Nhà Liêu hay triều Liêu (907/916-1125), còn gọi là nước Khiết Đan (契丹國, đại tự Khiết Đan: 60px) là một triều đại phong kiến do người Khiết Đan kiến lập trong lịch sử Trung Quốc, vận nước kéo dài từ năm 907 đến năm 1218, dài 331 năm, đối kháng kéo dài với triều Tống ở phía nam.

Mới!!: Tây Vực và Nhà Liêu · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Nhà Minh · Xem thêm »

Nhân vật trong Anh hùng xạ điêu

Anh hùng xạ điêu là phần mở đầu trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Xạ điêu tam bộ khúc của nhà văn Kim Dung, trong truyện có nhiều nhân vật có tiểu sử riêng.

Mới!!: Tây Vực và Nhân vật trong Anh hùng xạ điêu · Xem thêm »

Nhiệt Huyết Trường An

Nhiệt Huyết Trường An là bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc do Youku sản xuất năm 2016.

Mới!!: Tây Vực và Nhiệt Huyết Trường An · Xem thêm »

Pháp lam

Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ.

Mới!!: Tây Vực và Pháp lam · Xem thêm »

Phó Giới Tử

Phó Giới Tử (chữ Hán: 傅介子, ? – 65 TCN), người Nghĩa Cừ, Bắc Địa, sứ giả nhà Tây Hán.

Mới!!: Tây Vực và Phó Giới Tử · Xem thêm »

Phù Kiên

Phù Kiên (337–385), tên tự Vĩnh Cố (永固) hay Văn Ngọc (文玉), hay gọi theo thụy hiệu là (Tiền) Tần Tuyên Chiêu Đế ((前)秦宣昭帝), là một hoàng đế nước Tiền Tần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Phù Kiên · Xem thêm »

Quách Bảo Ngọc

Quách Bảo Ngọc (chữ Hán: 郭宝玉, ? – ?), tên tự là Ngọc Thần, người huyện Trịnh, Hoa Châu, là một trong 4 tướng lĩnh người dân tộc Hán đầu tiên của Đế quốc Mông Cổ thời Thành Cát Tư Hãn (3 viên Hán tướng còn lại là Sử Bỉnh Trực, Trương Nhu và Phạm Chu Cát).

Mới!!: Tây Vực và Quách Bảo Ngọc · Xem thêm »

Quy Từ

Lòng chảo Tarim vào thế kỷ 3, Quy Từ được biểu thị với tên Kuqa (màu cam) Tượng bán thân của Bồ Tát đến từ Quy Từ, thế kỷ 6-7. Bảo tàng Guimet. Khố Xa (tiếng Duy Ngô Nhĩ (كۇچار)); hay Khuất Chi (屈支), Khuất Tì (屈茨) hay Quy Từ/Khâu Từ; tiếng Phạn: Kucina, phiên âm tiếng Tạng tiêu chuẩn: Kutsahiyui là một vương quốc Phật giáo nằm trên tuyến nhánh của Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía bắc của sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim và phía nam sông Muzat.

Mới!!: Tây Vực và Quy Từ · Xem thêm »

ROCS Ban Siêu (PFG2-1108)

ROCS Ban Siêu (班超, PFG2-1108) là tàu chiến thứ sáu trong số tám tàu do Đài Loan tự đóng thuộc lớp "Thành Công", thuộc biên chế của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc, dựa theo thiết kế của lớp tàu chiến Oliver Hazard Perry của Hoa Kỳ.

Mới!!: Tây Vực và ROCS Ban Siêu (PFG2-1108) · Xem thêm »

ROCS Trương Khiên (PFG2-1109)

ROCS Trương Khiên (張騫, PFG2-1109) là tàu chiến thứ bảy trong số tám tàu do Đài Loan tự đóng thuộc lớp "Thành Công", thuộc biên chế của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc, dựa theo thiết kế của lớp tàu chiến Oliver Hazard Perry của Hoa Kỳ.

Mới!!: Tây Vực và ROCS Trương Khiên (PFG2-1109) · Xem thêm »

Sơn Đông

Sơn Đông là một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Sơn Đông · Xem thêm »

Tân Đường thư

Tân Đường thư (chữ Hán giản thể: 新唐书; phồn thể: 新唐書) là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên cùng Tống Kỳ, Phạm Trấn, Lữ Hạ Khanh tham gia vào việc viết và biên soạn vào năm Khánh Lịch thứ 4 (năm 1044), đến tháng 7 năm Chí Hòa nguyên niên (năm 1054) thì hoàn thành.

Mới!!: Tây Vực và Tân Đường thư · Xem thêm »

Tân Cương

Tân Cương (Uyghur: شىنجاڭ, Shinjang;; bính âm bưu chính: Sinkiang) tên chính thức là Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương hay Khu tự trị Uyghur Tân Cương là một khu vực tự trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Tây Vực và Tân Cương · Xem thêm »

Tân Khánh Kỵ

Tân Khánh Kỵ (chữ Hán phồn thể: 辛慶忌; chữ Hán giản thể: 辛庆忌, ? – 12 TCN) tên tự là Tử Chân, đại thần và tướng lĩnh thời Tây Hán, người Địch Đạo.

Mới!!: Tây Vực và Tân Khánh Kỵ · Xem thêm »

Tây Hạ

Tây Hạ (chữ Tây Hạ: link.

Mới!!: Tây Vực và Tây Hạ · Xem thêm »

Tây Lương (Thập lục quốc)

Tây Lương (400 – 420) là nhà nước trong thời Ngũ Hồ Thập lục quốc ở vùng Cam Túc, do Lý Cảo người Hán tạo dựng, định đô trước ở Đôn Hoàng, sau thiên đô tới Tửu Tuyền, rồi lại là Đôn Hoàng.

Mới!!: Tây Vực và Tây Lương (Thập lục quốc) · Xem thêm »

Tôn Tư Khắc

Tôn Tư Khắc (chữ Hán: 孫思克, 1628 – 1700), tên tự là Tẫn Thần (藎臣), hiệu là Phục Trai (復齋), người Hán quân Chính Bạch kỳ (漢軍正白旗), nguyên quán Quảng Ninh (廣寧), Liêu Ninh (遼寧), là tướng lãnh nhà Thanh, có công dẹp loạn Tam Phiên, được sử sách liệt vào "Hà Tây tứ Hán tướng" (河西四漢將), còn lại là Trương Dũng (張勇), Triệu Lương Đống (趙良棟), Vương Tiến Bảo (王進寶).

Mới!!: Tây Vực và Tôn Tư Khắc · Xem thêm »

Tùy Dạng Đế

Tùy Dượng Đế (chữ Hán: 隋炀帝, 569 - 11 tháng 4, 618), có nguồn phiên âm là Tùy Dạng Đế, Tùy Dương Đế hay Tùy Dưỡng Đế, đôi khi còn gọi là Tùy Minh Đế (隋明帝) hay Tùy Mẫn Đế (隋闵帝) tên thật là Dương Quảng (楊廣 hay 杨廣) hay Dương Anh (楊英 hay 杨英), tiểu tự là A Ma (阿𡡉) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Tùy trong lịch sử Trung Quốc. Dương Quảng con thứ hai của Tùy Văn Đế (Dương Kiên), vua sáng lập ra triều Tùy. Khi Dương Kiên cướp ngôi Bắc Chu năm 581, Dương Quảng được tấn phong làm Tấn vương. Năm 589 khi mới 21 tuổi, ông đã lập công lớn tiêu diệt Nhà Trần ở phương Nam, thống nhất Trung Hoa sau hơn 250 năm chia cắt. Sau đó ông tích cực xây dựng thế lực, lôi kéo phe đảng, mưu đoạt ngôi thái tử của anh trưởng là Dương Dũng. Đến năm 600, do lời gièm pha từ phía Dương Quảng và Độc Cô hoàng hậu, Dương Dũng bị phế ngôi, Dương Quảng được lập làm Hoàng thái tử. Từ năm 602, Dương Quảng bắt đầu xử lý quốc sự, nắm đại quyền trong tay. Năm 604, Dương Quảng đã bí mật sát hại phụ thân rồi tự xưng làm hoàng đế. Trong những năm đầu trị vì, Dượng Đế mở mang khoa cử, đẩy mạnh lưu thông đường thủy bằng kênh đào Đại Vận Hà, xây dựng lại Đông Đô Lạc Dương, mở rộng Trường Thành, lập nhiều công trạng cho xã tắc. Nhưng càng về sau, Dượng Đế bỏ bê chính sự, trọng dụng gian thần, xa lánh trung lương, lại tăng thuế nhằm phục vụ cho việc xây dựng những cung điện, vườn ngự xa hoa làm nơi hưởng lạc, bóc lột sức dân xây thành đắp sông, tuyển mộ hàng loạt tú nữ vào cung, say đắm vào tửu sắc, lại nhiều lần tiến công Lâm Ấp (Chiêm Thành), Cao Câu Ly (một trong Tam Hàn)... khiến quân tướng tổn hao, lòng dân oán hận. Cuối thời Dượng Đế, quần hùng nổi dậy khởi nghĩa kháng Tùy, triều Tùy dần đi vào con đường suy vong. Năm 616, Tùy Dượng Đế rời khỏi Lạc Dương, tuần du về phương nam và ở đây trong suốt hai năm. Năm 618, ông bị Hứa Quốc công Vũ Văn Hóa Cập sát hại ở Giang Đô, không bao lâu sau đó, nhà Tùy chính thức diệt vong. Dù có gầy dựng được một số thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung Tùy Dượng Đế bị các sử gia Trung Quốc đánh giá là một trong những bạo chúa tồi tệ nhất, người khiến cho triều Tùy đi đến bước đường diệt vong chỉ sau 2 đời. Các chiến dịch thất bại của ông tại Cao Câu Ly, cùng với việc tăng thuế để tài trợ cho các cuộc chiến tranh và bất ổn dân sự do hậu quả của việc đánh thuế này cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại.

Mới!!: Tây Vực và Tùy Dạng Đế · Xem thêm »

Tùy thư

Tùy thư (chữ Hán giản thể: 隋书; phồn thể: 隋書; bính âm: Suí shū) là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do nhóm sử quan Ngụy Trưng đời Đường biên soạn, thời Tùy Văn Đế, Vương Thiệu đã soạn thành sách Tùy thư gồm 80 quyển.

Mới!!: Tây Vực và Tùy thư · Xem thêm »

Thanh Hải (Trung Quốc)

Thanh Hải, là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Thanh Hải (Trung Quốc) · Xem thêm »

Thiên hạ ngũ tuyệt

Thiên hạ ngũ tuyệt, Càn khôn ngũ tuyệt hay Võ lâm ngũ bá là những tên gọi khác nhau để chỉ cùng một nhóm năm người được coi như võ công cao nhất trong Xạ Điêu Tam Bộ Khúc của Kim Dung.

Mới!!: Tây Vực và Thiên hạ ngũ tuyệt · Xem thêm »

Thiên long bát bộ

Thiên long bát bộ là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung.

Mới!!: Tây Vực và Thiên long bát bộ · Xem thêm »

Thiện Thiện

Lòng chảo Tarim vào thế kỷ 3, Thiện Thiên được biểu thị với tên "Shanshan" mảnh lụa Lâu Lan Thiện Thiện (Piqan) là một vương quốc từng tồn tại khoảng từ năm 200 TCN-1000 ở cực đông bắc của sa mạc Taklamakan.

Mới!!: Tây Vực và Thiện Thiện · Xem thêm »

Thư Cừ An Chu

Thư Cừ An Chu (?-460) được một số sử gia xem là một người cai trị của nước Bắc Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Thư Cừ An Chu · Xem thêm »

Thư Cừ Mục Kiền

Thư Cừ Mục Kiền (? 447), hoặc Thư Cừ Mậu Kiền (沮渠茂虔), là một người cai trị của nước Bắc Lương vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Thư Cừ Mục Kiền · Xem thêm »

Thư Cừ Vô Húy

Thư Cừ Vô Húy (?-444) được một số sử gia nhìn nhận là một người cai trị của nước Bắc Lương.

Mới!!: Tây Vực và Thư Cừ Vô Húy · Xem thêm »

Thường Huệ

Thường Huệ (chữ Hán: 常惠; ? – 46 TCN) người quận Thái Nguyên, là sứ thần và tướng lĩnh thời Tây Hán.

Mới!!: Tây Vực và Thường Huệ · Xem thêm »

Trần Thang

Trần Thang (chữ Hán: 陳湯; ? – ?), tên tự là Tử Công, người Hà Khâu Sơn Dương, tướng lĩnh thời Tây Hán.

Mới!!: Tây Vực và Trần Thang · Xem thêm »

Trương Khiên

Tượng Trương Khiên tại Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, Tây An Trương Khiên (?164 TCN – 114 TCN), tự Tử Văn, người Thành Cố, Hán Trung, nhà lữ hành, nhà ngoại giao, nhà thám hiểm kiệt xuất đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, có đóng góp to lớn trong việc mở ra con đường Tơ Lụa, kết nối giao thông nhà Hán với các nước Tây Vực.

Mới!!: Tây Vực và Trương Khiên · Xem thêm »

Trương Tuấn (Tiền Lương)

Trương Tuấn (307–346), tên tự Công Đình (公庭), hay còn gọi là Tây Bình Trung Thành vương (西平忠成公, thụy hiệu nhà Tấn ban cho) hay Tây Bình Văn Vương (西平文公, thụy hiệu sử dụng trong nội bộ Tiền Lương) là người cai trị nước Tiền Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Tây Vực và Trương Tuấn (Tiền Lương) · Xem thêm »

Vân trung ca

Vân Trung Ca, là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Trung Quốc Đồng Hoa được xuất bản vào năm 2007 bởi nhà xuất bản Nhà văn (作家 出版社).

Mới!!: Tây Vực và Vân trung ca · Xem thêm »

Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên (chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 2, 705), cũng được đọc là Vũ Tắc Thiên, thường gọi Võ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một Hậu cung phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

Mới!!: Tây Vực và Võ Tắc Thiên · Xem thêm »

Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung

Võ thuật là một trong những nội dung chính trong các tác phẩm của Kim Dung.

Mới!!: Tây Vực và Võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung · Xem thêm »

Vu Điền

Vu Điền (chữ Hán: 于阗王国) là một vương quốc Tây Vực Phật giáo nằm trên nhánh Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía nam của sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim.

Mới!!: Tây Vực và Vu Điền · Xem thêm »

Vương Thế Sung

Vương Thế Sung (? - 621), tên tự Hành Mãn (行滿), là một tướng lĩnh của triều Tùy.

Mới!!: Tây Vực và Vương Thế Sung · Xem thêm »

Vương Trùng Dương

Vương Trùng Dương (1113 - 1170) là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống.

Mới!!: Tây Vực và Vương Trùng Dương · Xem thêm »

Yết

Yết (tiếng Hán Trung cổ), cũng gọi là Yết Hồ là một dân tộc ở phía bắc Trung Quốc thời cổ đại.

Mới!!: Tây Vực và Yết · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »