Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Traianus

Mục lục Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 53 – 9 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117.

79 quan hệ: Ai Cập thuộc La Mã, An sinh xã hội, Angkor Thom, Đóng đinh (hình phạt), Đế quốc La Mã, Đế quốc Parthia, Đế quốc Tân Assyria, Đế quốc Tây La Mã, Ý, Balbinus, Biên thành La Mã, Cầu Alcántara, Cầu máng Segovia, Cột Traianus, Châu Âu, Chiến thắng, Chiến tranh, Chiến tranh La Mã-Ba Tư, Chiến tranh La Mã-Parthia, Con đường Nhà Vua (cổ đại), Constantinus Đại đế, Ctesiphon, Dacia thuộc La Mã, Danh sách đầu bếp nổi tiếng, Danh sách các Lữ đoàn Auxilia Quân đội La Mã, Danh sách chấp chính quan La Mã, Danh sách Hoàng đế La Mã, Danh sách lâu đài Albania, Deșteaptă-te, române!, Domitianus, Emerita Augusta, Giáo hoàng Alexanđê I, Giáo hoàng Êvaristô, Giáo hoàng Clêmentê I, Hadrianus, Hispania, Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh, Kanishka, Khải hoàn môn Constantinus, La Mã cổ đại, La Mã hóa, Lịch sử Đế quốc La Mã, Lịch sử châu Âu, Lịch sử România, Lịch sử Tây Ban Nha, Legio I Adiutrix, Legio IV Flavia Felix, Legio X Fretensis, Legio XIII Gemina, Legio XV Apollinaris, ..., Legio XXX Ulpia Victrix, Lưỡng Hà, Marcus Aurelius, Maximianus, Mithridates IV của Parthia, Nero, Nerva, Người Alemanni, Osroes I, Plutarchus, Quan hệ La Mã - Trung Quốc, Quân đội Đế quốc La Mã, Quân trợ chiến (La Mã), Roma, Romanos III Argyros, România, Săcele, Constanța, Seleucia, Tây Ban Nha, Thư viện Celsus, Trận Sarmisegetusa, Triều đại, Vologases III của Parthia, Vologases IV, Vương quốc Nabatea, 103, 18 tháng 9, 27 tháng 1, 7445 Trajanus. Mở rộng chỉ mục (29 hơn) »

Ai Cập thuộc La Mã

Tỉnh Ai Cập của La Mã (Tiếng La Tinh: Aegyptus, tiếng Hy Lạp: Αἴγυπτος Aigyptos) được thành lập vào năm 30 TCN sau khi Octavian (sau này là hoàng đế tương lai Augustus) đánh bại Mark Antony cùng người tình Cleopatra VII và sáp nhập vương quốc Ptolemaios của Ai Cập vào đế chế La Mã.

Mới!!: Traianus và Ai Cập thuộc La Mã · Xem thêm »

An sinh xã hội

Thẻ An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ khuyến mại được phân phối như một thẻ ví dụ trong các ví tiền được phân phối bởi F.W. Woolworth Company. An sinh xã hội là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình.

Mới!!: Traianus và An sinh xã hội · Xem thêm »

Angkor Thom

Tháp mặt người tại cửa Nam, tạc hình Quán Thế Âm Đền Bayon, Angkor Thom Angkor Thom (tiếng Khmer: អង្គរធំ) là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer.

Mới!!: Traianus và Angkor Thom · Xem thêm »

Đóng đinh (hình phạt)

Đóng đinh là một phương thức xử tử hình trong đó nạn nhân bị buộc chặt, đóng đinh, hoặc gắn vào một thanh gỗ lớn và để treo trong nhiều ngày cho đến khi nạn nhân chết vì kiệt sức và ngạt thở.

Mới!!: Traianus và Đóng đinh (hình phạt) · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Traianus và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

Mới!!: Traianus và Đế quốc Parthia · Xem thêm »

Đế quốc Tân Assyria

Đế quốc Tân-Assyria là một đế quốc của người Lưỡng Hà, phát triển trong giai đoạn lịch sử bắt đầu từ 934 TCN và kết thúc năm 609 TCN.

Mới!!: Traianus và Đế quốc Tân Assyria · Xem thêm »

Đế quốc Tây La Mã

Đế quốc Tây La Mã là phần đất phía tây của Đế quốc La Mã cổ đại, từ khi Hoàng đế Diocletianus phân chia Đế chế trong năm 285; nửa còn lại của Đế quốc La Mã là Đế quốc Đông La Mã, ngày nay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Đế chế Byzantine.

Mới!!: Traianus và Đế quốc Tây La Mã · Xem thêm »

Ý

Ý hay Italia (Italia), tên chính thức: Cộng hoà Ý (Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu.

Mới!!: Traianus và Ý · Xem thêm »

Balbinus

Đồng tiền xu Sestertius của Balbinus. Balbinus (Decimus Caelius Calvinus Balbinus Pius Augustus; 165 – 238), là Hoàng đế La Mã với Pupienus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.

Mới!!: Traianus và Balbinus · Xem thêm »

Biên thành La Mã

Biên thành La Mã là một hệ thống phân chia ranh giới, bảo vệ biên giới của La Mã cổ đại.

Mới!!: Traianus và Biên thành La Mã · Xem thêm »

Cầu Alcántara

Cầu Alcántara (còn gọi là Cầu Trajan tại Alcántara (Trajan's Bridge at Alcantara) là cây cầu bằng đá, kiến trúc vòm thời La Mã bắc qua sông Tagus tại Alcántara, Extremadura, Tây Ban Nha. Cầu được xây dựng vào khoảng giữa năm 104 – 106 sau C.N., theo đơn đặt hàng của hoàng đế Trajan vào năm 98. Cầu được xem là cấu trúc cây cầu La Mã quan trọng nhất còn tồn tại.

Mới!!: Traianus và Cầu Alcántara · Xem thêm »

Cầu máng Segovia

Cầu máng tọa lạc tại trung tâm thành phố Segovia Cầu máng ở Segovia là cây cầu dẫn nước dài nhất được xây dựng từ thời La Mã cổ đại và theo phong cách Kiến trúc La Mã cổ đại còn lưu giữ ở Tây Ban Nha (Tây Âu) tại thành phố Segovia.

Mới!!: Traianus và Cầu máng Segovia · Xem thêm »

Cột Traianus

Cột Traianus (tiếng Ý: Colonna Traiana) là một cột chiến thắng có chiều cao 30 mét ở Roma, Italia.

Mới!!: Traianus và Cột Traianus · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Traianus và Châu Âu · Xem thêm »

Chiến thắng

Nữ thần Chiến thắng tại Khải hoàn môn Wellington, thủ đô Luân Đôn. Chiến thắng, còn gọi là thắng lợi, là một thuật ngữ, vốn được áp dụng cho chiến tranh, để chỉ thành đạt trong một trận giao đấu tay đôi, trong các chiến dịch quân sự, hoặc có thể hiểu rộng ra là trong bất kỳ một cuộc thi đấu nào.

Mới!!: Traianus và Chiến thắng · Xem thêm »

Chiến tranh

chiến tranh 1812 Chiến tranh là hiện tượng chính trị – xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.

Mới!!: Traianus và Chiến tranh · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Ba Tư

Bản đồ cho thấy Đế quốc La Mã (màu tím) và Parthia (màu vàng) cùng nhau chia xẻ Đế quốc Seleukos (màu xanh ở giữa) và qua đó giúp họ trở thành quốc gia mạnh nhất Tây Á Chiến tranh La Mã - Ba Tư là một loạt các cuộc xung đột vũ trang giữa La Mã-Byzantine và hai Đế quốc Ba Tư kế tiếp nhau: Parthia và Sassanid.

Mới!!: Traianus và Chiến tranh La Mã-Ba Tư · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Parthia

Các cuộc chiến tranh La Mã-Parthia (Từ năm 66 TCN - 217 SCN) là một loạt các cuộc xung đột giữa đế quốc Parthia với người La Mã.

Mới!!: Traianus và Chiến tranh La Mã-Parthia · Xem thêm »

Con đường Nhà Vua (cổ đại)

Con đường Nhà Vua là một tuyến đường thương mại quan trọng ở khu vực Cận Đông cổ đại, kết nối Châu Phi và đồng bằng Lưỡng Hà.

Mới!!: Traianus và Con đường Nhà Vua (cổ đại) · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Mới!!: Traianus và Constantinus Đại đế · Xem thêm »

Ctesiphon

Ctesiphon (تيسفون Tīsfūn; قطيسفون) là thủ đô của Đế quốc Parthia và Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Traianus và Ctesiphon · Xem thêm »

Dacia thuộc La Mã

Dacia thuộc La Mã (còn gọi là Dacia Traiana và Dacia Felix) là một tỉnh của đế quốc La Mã (từ năm 106-271/275 CN).

Mới!!: Traianus và Dacia thuộc La Mã · Xem thêm »

Danh sách đầu bếp nổi tiếng

Bài này là một danh sách đầu bếp nổi tiếng và chuyên gia thực phẩm nổi tiếng trong lịch s.

Mới!!: Traianus và Danh sách đầu bếp nổi tiếng · Xem thêm »

Danh sách các Lữ đoàn Auxilia Quân đội La Mã

Đây là bài viết liệt kê các Lữ đoàn Auxilia Đế quốc La Mã tồn tại trong thế kỷ thứ hai SCN (là niên đại có nhiều tư liệu thuyết phục nhất).

Mới!!: Traianus và Danh sách các Lữ đoàn Auxilia Quân đội La Mã · Xem thêm »

Danh sách chấp chính quan La Mã

Không có mô tả.

Mới!!: Traianus và Danh sách chấp chính quan La Mã · Xem thêm »

Danh sách Hoàng đế La Mã

Augustus, Hoàng đế La Mã đầu tiên của chế độ Nguyên thủ. Danh hiệu ‘"Hoàng đế La Mã"’ được các nhà sử học về sau dùng để gọi người đứng đầu nhà nước La Mã trong thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Traianus và Danh sách Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Danh sách lâu đài Albania

Danh sách các lâu đài và các lâu đài bị phá hủy ở Albania, sắp xếp theo đơn vị hành chính Hạt Albania.

Mới!!: Traianus và Danh sách lâu đài Albania · Xem thêm »

Deșteaptă-te, române!

Deșteaptă-te, române! (Hãy thức dậy, Romania) là quốc ca của România.

Mới!!: Traianus và Deșteaptă-te, române! · Xem thêm »

Domitianus

Titus Flavius Domitianus (Titus Flavius Caesar Domitianus Augustus;24 tháng 10 năm 51 – 18 tháng 9 năm 96), còn được gọi bằng cái tên Anh hoá là Domitian, là một hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 14 tháng 9 năm 81 cho đến khi qua đời.

Mới!!: Traianus và Domitianus · Xem thêm »

Emerita Augusta

Thuộc địa La Mã Emerita Augusta (ngày này là Mérida, Tây Ban Nha) được thành lập năm 25 TCN bởi Augustus, tái định cư quân lính Emeritus về hưu từ quân đội La Mã từ hai quân đoàn cựu chiến binh của Cantabrian Wars: Legio V Alaudae và Legio X Gemina.

Mới!!: Traianus và Emerita Augusta · Xem thêm »

Giáo hoàng Alexanđê I

Alexanđê I (Tiếng Latinh:Alexander I) là Giáo hoàng thứ sáu của Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Traianus và Giáo hoàng Alexanđê I · Xem thêm »

Giáo hoàng Êvaristô

Êvaristô (Tiếng Latinh: Evaristus, Tiếng Ý: Evaristo) là vị Giáo hoàng thứ năm của giáo hội Công giáo.

Mới!!: Traianus và Giáo hoàng Êvaristô · Xem thêm »

Giáo hoàng Clêmentê I

Clêmentê I (Latinh: Clemens I) cũng được gọi là Clement thành Roma hay Clement thuộc Roma (Latinh: Clemens Romanus), để phân biệt với Alessandrinus (?-97).

Mới!!: Traianus và Giáo hoàng Clêmentê I · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Traianus và Hadrianus · Xem thêm »

Hispania

Hispania() từng là tên gọi được người La Mã và Hy Lạp đặt cho bán đảo Iberia.

Mới!!: Traianus và Hispania · Xem thêm »

Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh

Joseph II (tên thật là Joseph Benedikt Anton Michael Adam; sinh ngày 13 tháng 3 năm 1741, mất ngày 20 tháng 2 năm 1790) là Hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1765 đến năm 1790 và là vua của các lãnh thổ thuộc Nhà Habsburg từ năm 1780 đến năm 1790.

Mới!!: Traianus và Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Kanishka

Hoàng đế Kanishka (कनिष्क, Tiếng Đại Hạ:, Trung Cổ Hán ngữ: 迦腻色伽) là vua của vương quốc Quý Sương ở Trung Á, là người Quý Sương thuộc tộc Nguyệt Chi.

Mới!!: Traianus và Kanishka · Xem thêm »

Khải hoàn môn Constantinus

Khải hoàn môn Constantinus (Arcus Constantini, Arco di Costantino) là một Cổng chào chiến thắng tại Roma, nằm giữa Đấu trường La Mã và đồi Palatine.

Mới!!: Traianus và Khải hoàn môn Constantinus · Xem thêm »

La Mã cổ đại

La Mã cổ đại là nền văn minh La Mã bắt đầu từ sự kiện thành lập thành phố Rome vào thế kỷ thứ ́8 TCN cho tới sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5 SCN, bao gồm các thời kỳ Vương quốc La Mã, Cộng Hòa La Mã và Đế quốc La Mã cho tới khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

Mới!!: Traianus và La Mã cổ đại · Xem thêm »

La Mã hóa

La Mã hóa hoặc Latinh hóa (tiếng Anh: Romanization hay Latinization) là một thuật ngữ về ý nghĩa văn hóa và lịch sử đều biểu thị quá trình tiếp nhận nền văn hóa La Mã khác nhau, chẳng hạn như giao thoa văn hóa, hội nhập và đồng hóa của những cư dân được sáp nhập và nằm ngoài biên ải của Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã về sau này.

Mới!!: Traianus và La Mã hóa · Xem thêm »

Lịch sử Đế quốc La Mã

Sự thay đổi về cương thổ của Cộng hòa La Mã, Đế quốc La Mã và Đế quốc Đông La Mã qua từng giai đoạn phát triển. Hình động, click vào để xem sự thay đổi lãnh thổ qua từng thời kỳ. Lịch sử của Đế quốc La Mã trải dài qua 16 thế kỷ, được xem như bắt đầu từ năm 27 TCN với sự lên ngôi của hoàng đế Augustus và có nhiều mốc kết thúc khác nhau, bao gồm sự phân chia cuối cùng thành Tây La Mã và Đông La Mã vào năm 395, sự diệt vong của Đế quốc Tây La Mã vào năm 476 và cuối cùng là sự diệt vong của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1453.

Mới!!: Traianus và Lịch sử Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Lịch sử châu Âu

Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu.

Mới!!: Traianus và Lịch sử châu Âu · Xem thêm »

Lịch sử România

Lịch sử của Romania chịu ảnh hưởng mạnh bởi lịch sử, văn hóa của La Mã cổ đại.

Mới!!: Traianus và Lịch sử România · Xem thêm »

Lịch sử Tây Ban Nha

Lịch sử Tây Ban Nha bắt đầu từ khu vực Iberia thời tiền sử cho tới sự nổi lên và lụy tàn của một đế quốc toàn cầu, cho tới lịch sử thời hiện đại với tư cách là một thành viên của Liên minh châu Âu.

Mới!!: Traianus và Lịch sử Tây Ban Nha · Xem thêm »

Legio I Adiutrix

Danube, thuộc tỉnh Hạ Pannonia, từ năm 86 SN tới ít nhất năm 344 I ''Adiutrix'' được Septimius Severus tôn vinh cùng trên đồng denarius này. I ''Adiutrix'' dã ủng hộ Severus trong cuộc chiến tranh giành ngai vàng. Viên gạch có dòng chữ ''LEG I AD'' tìm thấy tại Rheinzabern. Legio prima Adiutrix (quân đoàn trợ chiến thứ nhất), là một quân đoàn La Mã, nó có thể đã được Galba thành lập vào năm 68, theo lệnh của Nero.

Mới!!: Traianus và Legio I Adiutrix · Xem thêm »

Legio IV Flavia Felix

Thượng Moesia, từ năm 82 CN tới tận thế kỉ thứ 4 Đồng Antoninianus đúc dưới triều đại Carausius. Trên mặt trái là biểu tượng sư tử của quân đoàn và chữ khắcLEG IIII FL. Legio Quarta Flavia Felix (Quân đoàn Flavian Thứ Tư May Mắn), là một quân đoàn La Mã được Vespasianus thành lập trong năm 70, từ đống tro tàn của Legio IV Macedonica.

Mới!!: Traianus và Legio IV Flavia Felix · Xem thêm »

Legio X Fretensis

Legio X Fretensis (quân đoàn thứ mười của eo biển) là một quân đoàn La Mã được Augustus Caesar thành lập vào năm 41/40 trước Công nguyên để chiến đấu trong thời kì nội chiến mà kết thúc nước Cộng hoà La Mã.

Mới!!: Traianus và Legio X Fretensis · Xem thêm »

Legio XIII Gemina

V ''Macedonica'' và XIII ''Gemina''. Legio tertia decima Gemina (Quân đoàn đôi thứ mười ba) là một trong những quân đoàn La Mã nổi bật nhất.

Mới!!: Traianus và Legio XIII Gemina · Xem thêm »

Legio XV Apollinaris

The Savaria Legio XV Apollinaris (Szombathely, Hungary) Legio Quinta decima Apollinaris (quân đoàn thứ mười lăm Apollonia) là một quân đoàn La Mã. Nó đã thành lập bởi Octavian trong năm 41/40 trước Công nguyên. Các biểu tượng của quân đoàn này có lẽ là một hình ảnh của thần Apollo, hoặc của một trong những động vật linh thiêng của Ngài. XV Apollinaris đôi khi bị nhầm lẫn với hai quân đoàn khác với cùng số: Một đơn vị trước đó đã được chỉ huy bởi Julius Caesar và có mặt trong trận đánh cuối cùng ở Bắc Phi năm 49 trước Công nguyên, và một đơn vị sau đó đã có mặt trong trận Philippi ở bên phe của chế độ tam hùng lần hai và sau đó được phái đến phía đông.

Mới!!: Traianus và Legio XV Apollinaris · Xem thêm »

Legio XXX Ulpia Victrix

Bản đồ đế quốc La Mã vào năm 125 SCN, dưới thời hoàng đế Hadrian, cho thấy '''Legio XXX Ulpia Victrix''', đóng quân tại Castra Vetera (Xanten, Đức), ở tỉnh Hạ Germania, từ năm 122 SCN tới tận thế kỉ thứ 5 XXX ''Ulpia Victrix'' đã ủng hộ viên tướng chỉ huy đạo quân Pannonia, Septimius Severus, trong cuộc chiến tranh giành ngai vàng của ông ta. Đồng denarius này được đúc vào năm 193 để tôn vinh quân đoàn. Legio trigesima Ulpia Victrix (tiếng Latinh có nghĩa là "quân đoàn Ulpia chiến thắng thứ ba mươi") là một quân đoàn La Mã được hoàng đế Trajan thành lập vào năm 100 và để sử dụng cho các cuộc chiến tranh Dacia của ông.

Mới!!: Traianus và Legio XXX Ulpia Victrix · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Traianus và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Marcus Aurelius

Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180.

Mới!!: Traianus và Marcus Aurelius · Xem thêm »

Maximianus

Maximianus hay Maximian (tiếng Latin:;Trong tiếng Latin cổ điển, tên của Maximianus được viết là MARCVS AVRELIVS VALERIVS MAXIMIANVS HERCVLIVS AVGVSTVS sinh 250 - mất tháng 7 năm 310) là Hoàng đế La Mã từ năm 286 đến năm 305.

Mới!!: Traianus và Maximianus · Xem thêm »

Mithridates IV của Parthia

Tiền xu mang hình Mithridates IV. Mithridates IV của Parthia cai trị miền tây của đế quốc Parthia từ năm 129 đến 140.

Mới!!: Traianus và Mithridates IV của Parthia · Xem thêm »

Nero

Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (15 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68), tên khai sinh là Lucius Domitius Ahenobarbus, còn được gọi là Nero Claudius Caesar Germanicus, là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68 AD.

Mới!!: Traianus và Nero · Xem thêm »

Nerva

Marcus Cocceius Nerva (8 tháng 11 năm 30 – 27 tháng 1 năm 98) là hoàng đế La Mã từ năm 96 đến khi ông qua đời năm 98.

Mới!!: Traianus và Nerva · Xem thêm »

Người Alemanni

Khu vực sinh sống của người Alemanni, những địa điểm các trận chiến giữa người Alemanni và người La Mã, từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6 Alemanni (Alamanni, Alamani) là một liên minh các bộ tộc Suebi người German bắt nguồn từ khu vực thượng sông Rhine.

Mới!!: Traianus và Người Alemanni · Xem thêm »

Osroes I

Tiền xu mang hình Osroes I Osroes I của Parthia cai trị đế chế Parthia từ khoảng năm 109-129.

Mới!!: Traianus và Osroes I · Xem thêm »

Plutarchus

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Đức là Plutarch, và tiếng Pháp là Plutarque, tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã, (46 - 120) là một nhà tiểu luận va nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.

Mới!!: Traianus và Plutarchus · Xem thêm »

Quan hệ La Mã - Trung Quốc

Quan hệ Trung Hoa - La Mã đề cập đến sự tiếp xúc gián tiếp gián tiếp, dòng chảy thương mại, thông tin, và những du khách không thường xuyên giữa Đế chế La Mã và nhà Hán của Trung Hoa, cũng như giữa Đế quốc Đông La Mã sau này và các triều đại Trung Quốc khác.

Mới!!: Traianus và Quan hệ La Mã - Trung Quốc · Xem thêm »

Quân đội Đế quốc La Mã

Quân đội Đế quốc La Mã là lực lượng vũ trang được triển khai bởi các đế chế La Mã trong thời kỳ Nguyên thủ (30 TCN - 284).

Mới!!: Traianus và Quân đội Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Quân trợ chiến (La Mã)

scutum'' của binh lính Chủ lực. Một phần của Tháp Trajan, Roma. Auxilia (Quân chủng Trợ chiến) là một quân chủng chiến đấu chính quy, thường trực của Quân đội Đế chế La-mã, xuất hiện vào giai đoạn đầu thời kỳ Nguyên thủ (Principate, 30 TCN – 284 SCN), bên cạnh quân chủng Chủ lực Legion.

Mới!!: Traianus và Quân trợ chiến (La Mã) · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Traianus và Roma · Xem thêm »

Romanos III Argyros

Romanos III Argyros (Ρωμανός Γ΄ Αργυρός, Rōmanos III Argyros; 968 – 11 tháng 4, 1034), là Hoàng đế Đông La Mã từ ngày 15 tháng 11 năm 1028 cho đến lúc qua đời.

Mới!!: Traianus và Romanos III Argyros · Xem thêm »

România

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².

Mới!!: Traianus và România · Xem thêm »

Săcele, Constanța

Săcele là một xã ở hạt Constanţa, Dobruja, România.

Mới!!: Traianus và Săcele, Constanța · Xem thêm »

Seleucia

Seleucia (tiếng Hy Lạp: Σελεύκεια), còn được gọi là Seleucia bên bờ sông Tigris, là một trong những thành phố lớn trên thế giới thời Hy Lạp và La Mã.

Mới!!: Traianus và Seleucia · Xem thêm »

Tây Ban Nha

Tây Ban Nha (España), gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu.

Mới!!: Traianus và Tây Ban Nha · Xem thêm »

Thư viện Celsus

Mặt tiền của di tích Thư viện Celsus Thư viện Celsus vào năm 1905 sau khi khai quật hoàn thành. Bên trong thư viện với các hốc đá dùng cho các kệ sách Thư Viện Celsus là một công trình kiến trúc La Mã cổ đại ở Ephesus, Tiểu Á, bây giờ là một phần của Selçuk, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Traianus và Thư viện Celsus · Xem thêm »

Trận Sarmisegetusa

Trận Sarmizegetusa (cũng được đánh vần là Sarmizegethusa) là một cuộc vây hãm thành phố Sarmizegetusa, kinh đô của Dacia, nó diễn ra vào năm 106 SCN giữa quân đội của Hoàng đế La Mã Trajan, với người Dacia do vua Decebalus lãnh đạo.

Mới!!: Traianus và Trận Sarmisegetusa · Xem thêm »

Triều đại

Lăng Hùng vương trên núi Nghĩa Lĩnh Triều đại, hay vương triều, thường là danh từ để gọi chung hai hay nhiều vua chúa của cùng một gia đình nối tiếp nhau trị vì một lãnh thổ nào đó.

Mới!!: Traianus và Triều đại · Xem thêm »

Vologases III của Parthia

Tiền xu mang hình Vologases III Vologases III của Parthia tuyên bố lên ngôi vua của Đế chế Parthia khoảng năm 105, trong những ngày cuối cùng của vua Pacorus II của Parthia (80-105).

Mới!!: Traianus và Vologases III của Parthia · Xem thêm »

Vologases IV

Vologases IV của Parthia là vua của Đế chế Parthia từ 147-191.

Mới!!: Traianus và Vologases IV · Xem thêm »

Vương quốc Nabatea

Vương quốc Nabatea (نبطية; còn đọc thành Nabataea), là một quốc gia Ả Rập của người Nabatea tồn tại trong thời kỳ cổ đại và bị Đế quốc La Mã sáp nhập vào năm 106 SCN.

Mới!!: Traianus và Vương quốc Nabatea · Xem thêm »

103

Năm 103 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Traianus và 103 · Xem thêm »

18 tháng 9

Ngày 18 tháng 9 là ngày thứ 261 (262 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Traianus và 18 tháng 9 · Xem thêm »

27 tháng 1

Ngày 27 tháng 1 là ngày thứ 27 trong lịch Gregory.

Mới!!: Traianus và 27 tháng 1 · Xem thêm »

7445 Trajanus

7445 Trajanus (4116 P-L) là một tiểu hành tinh bay qua Sao Hỏa được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar.

Mới!!: Traianus và 7445 Trajanus · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến dịch Parthia của Trajan, Marcus Ulpius Nerva Traianus, Trajan.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »