Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Samos

Mục lục Samos

Samos (Σάμος) là một hòn đảo của Hy Lạp ở phía đông biển Aegea, phía nam của Chios, phía bắc của Patmos và Dodecanese, và ở ngoài khơi bờ biển Tiểu Á, tách biệt qua eo biển Mycale rộng.

38 quan hệ: Anacreon, Anaxilas, Antonios Kriezis, Attalos I, Bắc Aegea, Cấu tạo khúc dồi (địa chất), Cầu dẫn nước, Cộng hòa Genova, Châu Âu, Chiến dịch Balkan, Chiến tranh Crete, Cyrus Đại đế, Danh sách đảo Hy Lạp, Danh sách các đảo quốc, Danh sách các lâu đài ở Tây Ban Nha, Epicurus, Herodotos, Hipparchia syriaca, Hy Lạp, Ikaria, Ioannes II Komnenos, Lịch sử Hy Lạp, Lăng mộ của Cyrus Đại đế, Melissus xứ Samos, Menander, Nhà Achaemenes, Phân cấp hành chính Hy Lạp, Pseudoterpna coronillaria, Romanos I Lekapenos, Sân bay quốc tế Mytilene, Sky Express (Hy Lạp), Smart Wings, Thức cột Ionic, Thrasybulus, Trận Actium, Trận Chaeronea (338 TCN), Trận Marathon, Volotea.

Anacreon

Tượng Anacreon ở Bảo tàng Louvre Anacreon (tiếng Hy Lạp: Ἀνακρέων) (570 tr. CN – 478 tr. CN) là nhà thơ Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Samos và Anacreon · Xem thêm »

Anaxilas

Thế vận hội Olympic và cho đúc đồng bạc tetradrachm này để kỷ niệm sự thành công của mình."http://www.snible.org/coins/hn/bruttium.html Brutium," in Barclay Vincent Head, ''Historia Numorum''. Anaxilas hoặc Anaxilaus (tiếng Hy Lạp Ἀναξίλας hoặc Ἀναξίλαος) (? – 476 TCN), là con trai của Cretines và là một bạo chúa thành bang Rhegium (nay là Reggio Calabria trên đảo Sicilia thuộc Ý).

Mới!!: Samos và Anaxilas · Xem thêm »

Antonios Kriezis

Chân dung Antonios Kriezis Antonios Kriezis (Αντώνιος Κριεζής, 1796–1865) là một đại úy của Hải quân Hy Lạp trong Chiến tranh giành độc lập Hi Lạp và là Thủ tướng Hi Lạp trong khoảng thời gian từ năm 1849 đến 1854.

Mới!!: Samos và Antonios Kriezis · Xem thêm »

Attalos I

Attalos I (tiếng Hy Lạp: Ἄτταλος), tên hiệu là Soter (tiếng Hy Lạp: Σωτὴρ, "Vua Cứu độ"; 269 TCN - 197 TCN) là vua cai trị Pergamon, một thành bang Hy Lạp ở Ionia (nay là Bergama, Thổ Nhĩ Kỳ), từ năm 241 TCN đến năm 197 TCN.

Mới!!: Samos và Attalos I · Xem thêm »

Bắc Aegea

Bắc Aegean (Περιφέρεια Βορείου Αιγαίου) là một trong 13 vùng của Hy Lạp.

Mới!!: Samos và Bắc Aegea · Xem thêm »

Cấu tạo khúc dồi (địa chất)

Cấu tạo khúc dồi nhỏ Cấu tạo khúc dồi mạch nhỏ thạch anh trong đá phiến lam, Samos, Hy Lạp. Cấu tạo khúc dồi ở Greenland gần Kangerlussuaq Cấu tạo khúc dồi mạch nhỏ thạch anh có phiến lớn, Starlight Pit, mỏ vàng Fortnum,Tây Úc. Đá gơnai phân dải với đaicơ gơnai granit thể thường; dả đá gơnai rắn tạo thành cấu trúc hình dồi bởi biến dạng dẻo trượt. Cấu tạo khúc dồi trên đảo Uto, quần đảo Stockholm, Thụy Điển Cấu tạo khúc dồi là một thuật ngữ địa chất cho cấu trúc được hình thành bởi sự mở rộn của một khối rắn như đá hornfels, được kéo dài và biến dạng giữa môi trường dễ bị biến dạng xung quanh.

Mới!!: Samos và Cấu tạo khúc dồi (địa chất) · Xem thêm »

Cầu dẫn nước

Cầu dẫn nước hoặc Cầu máng tên tiếng Anh là Aqueduct (a-kwe-,dekt), là 1 hệ thống dẫn và cung cấp nước.

Mới!!: Samos và Cầu dẫn nước · Xem thêm »

Cộng hòa Genova

Cộng hòa Genova (Repubblica di Genova, tiếng Liguria: Repúbrica de Zêna) là một quốc gia độc lập từ năm 1005 đến năm 1797 ở Liguria trên bờ biển phía tây bắc Ý, đã sáp nhập Corsica từ năm 1347 đến năm 1768 và nhiều vùng lãnh thổ khác trên khắp Địa Trung Hải.

Mới!!: Samos và Cộng hòa Genova · Xem thêm »

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Mới!!: Samos và Châu Âu · Xem thêm »

Chiến dịch Balkan

Chiến dịch Balkan (Balkanfeldzug) là các cuộc tấn công của Phe Trục nhằm vào hai vương quốc Hy Lạp và Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Samos và Chiến dịch Balkan · Xem thêm »

Chiến tranh Crete

Chiến tranh Crete (205-200 TCN) là cuộc chiến giữa vua Philippos V của Macedonia, Liên minh Aetolia, một thành phố của Crete (trong đó Olous và Hierapytna là quan trọng nhất) với cướp biển Sparta chống lại lực lượng của người Rhodes và sau đó Attalos I của Pergamum, Byzantium, Cyzicus, Athen và Knossos.

Mới!!: Samos và Chiến tranh Crete · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Mới!!: Samos và Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Danh sách đảo Hy Lạp

Các nhóm đảo của biển Aegea. Biển Ionia và phần lớn các đảo của nó không được vẽ trong hình. Hy Lạp có khá nhiều đảo, ước tính vào khoảng 1.200 đến 6.000, tùy theo cách người ta định nghĩa đảo (dựa theo kích thước tối thiểu).

Mới!!: Samos và Danh sách đảo Hy Lạp · Xem thêm »

Danh sách các đảo quốc

Các đảo quốc Sau đây là danh sách các đảo quốc trên toàn thế giới.

Mới!!: Samos và Danh sách các đảo quốc · Xem thêm »

Danh sách các lâu đài ở Tây Ban Nha

Các lâu đài ở Tây Ban Nha được xây dựng với mục đích phòng thủ.

Mới!!: Samos và Danh sách các lâu đài ở Tây Ban Nha · Xem thêm »

Epicurus

Epicurus (Tiếng Hy Lạp: Έπίκουρος) (sinh năm 341 trước CN tại Samos - mất 270 trước CN tại Athens) là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người đã khai sinh ra Thuyết Epicurean, một trường phái tư tưởng nổi tiếng trong triết học văn hóa Hy Lạp cổ đại kéo dài đến 600 năm.

Mới!!: Samos và Epicurus · Xem thêm »

Herodotos

Herodotos xứ Halikarnasseus, còn gọi là Hérodote hay Hêrôđôt (tiếng Hy Lạp: Hρόδοτος Aλικαρνασσεύς Hēródotos Halikarnāsseús) là một nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên (khoảng 484 TCN - 425 TCN), ông được coi là "người cha của môn sử học" trong văn hóa phương Tây.

Mới!!: Samos và Herodotos · Xem thêm »

Hipparchia syriaca

Hipparchia syriaca là một loài butterfly in the Nymphalidae family.

Mới!!: Samos và Hipparchia syriaca · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Samos và Hy Lạp · Xem thêm »

Ikaria

Icaria, cũng viết là Ikaria (Ικαρία), là một hòn đảo của Hy Lạp tại biển Aegea, 10 hải lý (19 km) về phía tây nam của Samos.

Mới!!: Samos và Ikaria · Xem thêm »

Ioannes II Komnenos

Ioannes II Komnenos (Ίωάννης Βʹ Κομνηνός, Iōannēs II Komnēnos; 13 tháng 9, 1087 – 8 tháng 4, 1143) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1118 đến năm 1143.

Mới!!: Samos và Ioannes II Komnenos · Xem thêm »

Lịch sử Hy Lạp

Lịch sử Hy Lạp tập trung vào phần lịch sử trên lãnh thổ đất nước Hy Lạp hiện đại, cũng như phần lịch sử của người Hy Lạp và các vùng đất mà họ đã thống trị trong lịch s. Các bộ tộc người Hy Lạp tiền sử đầu tiên, người Mycenaea, được cho là đã đến vùng lục địa Hy Lạp vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 và nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2, tức giữa 1900 và 1600 TCN Khi người Mycenaea xâm chiếm thì có nhiều người tiền-Hy Lạp bản xứ, không nói tiếng Hy Lạp khác nhau phát triển nông nghiệp kể từ thiên niên kỷ 7 TCN.

Mới!!: Samos và Lịch sử Hy Lạp · Xem thêm »

Lăng mộ của Cyrus Đại đế

Lăng mộ của Cyrus Đại đế. Lăng mộ của Cyrus Đại Đế là lăng tẩm của Cyrus Đại đế - một vị "Vua của các vị vua" trong lịch sử Ba Tư.

Mới!!: Samos và Lăng mộ của Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Melissus xứ Samos

Melissus xứ Samos (tiếng Hy Lạp: Μέλισσος, sống vào giữa thế kỷ 5 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp.

Mới!!: Samos và Melissus xứ Samos · Xem thêm »

Menander

Menander (Greek: Μένανδρος, Menandros; khoảng 342/41 - khoảng 290 TCN) là một nhà soạn kịch Hy Lạp và người đại diện nổi tiếng nhất của hài kịch Athen cổ đại.

Mới!!: Samos và Menander · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Samos và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Phân cấp hành chính Hy Lạp

Nước Cộng hòa Hy Lạp có hai cấp hành chính địa phương chính thức.

Mới!!: Samos và Phân cấp hành chính Hy Lạp · Xem thêm »

Pseudoterpna coronillaria

Pseudoterpna coronillaria là một loài bướm đêm thuộc họ Geometridae.

Mới!!: Samos và Pseudoterpna coronillaria · Xem thêm »

Romanos I Lekapenos

Romanos I Lekapenos hoặc Lakapenos (Ρωμανός Α΄ Λακαπηνός, Rōmanos I Lakapēnos; khoảng 870 – 15 tháng 6, 948), Latinh hóa thành Romanus I Lecapenus, là một người Armenia trở thành tư lệnh hải quân Đông La Mã và lên làm Hoàng đế Đông La Mã từ năm 920 cho đến khi ông thoái vị vào ngày 16 tháng 12 năm 944.

Mới!!: Samos và Romanos I Lekapenos · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Mytilene

Sân bay quốc tế Mytilene (cũng gọi là Odysseas Elytis) là một sân bay ở Mytilene, trên đảo Lesbos ở Hy Lạp.

Mới!!: Samos và Sân bay quốc tế Mytilene · Xem thêm »

Sky Express (Hy Lạp)

Sky Express (mã IATA.

Mới!!: Samos và Sky Express (Hy Lạp) · Xem thêm »

Smart Wings

Smart Wings (mã IATA.

Mới!!: Samos và Smart Wings · Xem thêm »

Thức cột Ionic

Thức cột Ionic miêu tả trong sách "Những tàn tích đẹp nhất của đền đài Hy Lạp" của kiến trúc sư Pháp Julien-David Le Roy Thức cột Ionic là một trong ba thức cột cổ điển của hệ thống kiến trúc cổ điển, hai loại còn lại là thức cột Doric và thức cột Corinth.

Mới!!: Samos và Thức cột Ionic · Xem thêm »

Thrasybulus

Thrasybulus (/ˌθræsɨˈbjuːləs/; Tiếng Hy Lạp: Θρασύβουλος, nghĩa là "ý chí dũng cảm"; khoảng 440 – 388 tr.CN) là một vị tướng và nhà lãnh đạo Athena cổ đại.

Mới!!: Samos và Thrasybulus · Xem thêm »

Trận Actium

Trận Actium là trận chiến có ý nghĩa quyết định trong chuỗi các cuộc nội chiến thời Cộng hòa La Mã, với hai phe tham chiến: một bên là lực lượng của Octavius và một bên là liên minh giữa Marcus Antonius và nữ hoàng Cleopatra.

Mới!!: Samos và Trận Actium · Xem thêm »

Trận Chaeronea (338 TCN)

Trận Chaeronea (Μάχη της Χαιρώνειας) đã diễn ra vào năm 338 trước Công Nguyên, gần thành phố Chaeronea tại vùng Boeotia, giữa Quân đội Macedonia dưới quyền vua Philippos II và Liên minh các các thành bang Hy Lạp, với các thành phần chủ yếu là Athena và Thebes). Trận đánh này là đỉnh điểm của chiến dịch phạt Hy Lạp của Philippos II (339–338 trước Công Nguyên) và kết thúc với thắng lợi quyết định của quân Macedonia, khiến cho Macedonia vươn lên thành bá chủ của toàn bộ Hy Lạp. Trận chiến ghi dấu sự thay đổi sâu sắc về bản chất của nền quân sự Cổ Hy Lạp.Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 78 Philippos II đã đem lại hòa bình cho một Hy Lạp bị suy kiệt vào năm 346 trước Công Nguyên, bằng việc chấm dứt cuộc Chiến tranh Thần thánh lần thứ ba, và kết thúc 10 năm xung đột Athena để giành quyền bá chủ mạn Bắc biển Aegean, bằng việc ký kết một Hòa ước riêng rẽ. Giờ đây, với một Vương quốc phát triển mạnh mẽ, một quân đội tinh nhuệ và nguồn nguyên liệu dồi dào, Philippos II ''trên thực tế'' đã trở thành vị "minh chủ của Hy Lạp". Đối với nhiều thành bang Hy Lạp có nền độc lập vững chắc, sự trỗi dậy của Philippos II sau năm 346 trước Công Nguyên được xem là mối hiểm họa cho nền tự do của họ, đặc biệt là ở Athena, nơi nhà chính trị Demosthenes đã bền bỉ đấu tranh nhằm đoạn tuyệt sự ảnh hưởng của Philippos II. Khi người Athena liên kết với một thành phố mà Philippos II đang vây khốn vào năm 340 trước Công Nguyên, ông đã bị mất kiên nhẫn và tuyên chiến với thành bang Attica. Vào năm 339 trước Công Nguyên, Philippos II thân chinh kéo quân vào Hy Lạp, buộc các thành bang Hy Lạp phải thành lập liên minh chống lại ông - do Athena và Thebes lãnh đạo. Sau vài tháng bế tắc, Philippos II cuối cùng đã tiến vào được Boetia, với ý định hành binh về Thebes và Athena. Liên quân Hy Lạp với quân số tương đương đã chặn mất con đường gần Chaeronea, bố phòng kiên cố và chạm trán của người Macedonia. Không có nhiều chi tiết về trận đánh ấy, nhưng sau một cuộc giao tranh lâu dài, người Macedonia đã đập tan cả hai cánh liên quân. Tàn binh Hy Lạp bị buộc phải cuống cuồng tháo chạy. Trong trận giao chiến, Thái tử Alexandros của Macedonia đã chỉ huy quân sĩ tiêu diệt Đội Thần binh Thebes hùng mạnh, nên sau thắng lợi vua cha Philippos II đã củng cố ngôi Thái tử cho ông và trở nên tin tưởng vào tài dụng binh của Alexandros.. Trận Chaeronea được xem là một trong những trận đánh quyết định nhất trong thế giới Cổ đại. Liên quân Athena - Thebes đã bị tận diệt, và không thể nào kháng cự được thêm; do đó cuộc chiến đã bất ngờ chấm dứt. Nền độc lập của Hy Lạp bị thủ tiêu.Thomas.. Dobson, Encyclopædia: Or, A Dictionary of Arts, Sciences, and Miscellaneous Literature; Constructed on a Plan, by which the Different Sciences and Arts are Digested Into the Form of Distinct Treatises Or Systems, Comprehending the History, Theory, and Practice, of Each, According to the Latest Discoveries and Improvements; and Full Explanations Given of the Various Detached Parts of Knowledge, Whether Relating to Natural and Artificial Objects, Or to Matters Ecclesiastical, Civil, Military, Commercial, &c., Including Elucidations of the Most Important Topics Relative to Religion, Morals, Manners, and the Oeconomy of Life; Together with a Description of All the Countries, Cities, Principal Mountains, Seas, Rivers, &c. Throughout the World; a General History, Ancient and Modern, of the Different Empires, Kingdoms, and States; and an Account of the Lives of the Most Eminent Persons in Every Nation, from the Earliest Ages Down to the Present Times...., trang 467 Sau chiến thắng, Philippos II đã áp được được một thỏa thuận lên Hy Lạp, và được sự tán thành của mọi thành bang, ngoại trừ xứ Sparta. Kết quả là, Liên minh Corinth ra đời, giữa Macedonia và các đồng minh của mình, với Philippos II là người quản giám nền hòa bình. Đổi lại, Philippos II được đề cử làm strategos (Chủ soái) dẫn đầu cuộc chiến tranh giữa toàn cõi Hy Lạp và Đế quốc Ba Tư, mà ông đã dự kiến từ lâu. Tuy nhiên, trước khi có thể xuất quân, Philippos II bị ám sát, và Vương quốc Macedonia cùng với sứ mệnh chinh phạt Ba Tư đã được trao cho Thái tử Alexandros - đó là vua Alexandros Đại Đế.

Mới!!: Samos và Trận Chaeronea (338 TCN) · Xem thêm »

Trận Marathon

Trận Marathon (tiếng Hy Lạp: Μάχη τοῡ Μαραθῶνος Mache tou Marathonos là trận đánh nổi tiếng diễn ra vào mùa thu năm 490 TCN trong Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ nhất của Ba Tư. Đây là trận chiến giữa quân dân Athena, được sự giúp đỡ của Plataea, và quân đội Ba Tư do Datis và Artaphernes chỉ huy. Đây là trận đánh điển hình có ý nghĩa trọng yếu trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược của nhân dân Hy Lạp thời cổ đại. Hình tượng người chiến binh chạy một quãng đường dài 42 km, vượt qua rừng núi từ nơi diễn ra trận chiến ác liệt tới Athens để báo tin thắng trận đã trở nên tiêu biểu cho tinh thần thi đấu của bộ môn chạy Marathon ngày nay. Marathon nằm cách Athens 42 km, là một thung lũng bằng phẳng có núi rừng bao quanh ba mặt: Bắc, Tây và Nam. Phía Đông Marathon là vùng biển Aegean. Đây là vùng đất đã chứng kiến bao sự kiện oai hùng của người Hy Lạp. Các lực sĩ Hy Lạp đã chọn Marathon là nơi luyện tập để rồi sau đó lập bao chiến công hiển hách.

Mới!!: Samos và Trận Marathon · Xem thêm »

Volotea

Trụ sở hãng Volotea Volotea là một hãng hàng không giá rẻ Tây Ban Nha, thỉnh thoảng có bay thuê chuyến, được thành lập bởi công ty Alaeo SL đóng ở Barcelona, một công ty được sáng lập người sáng lập Vueling, Carlos Muñoz và Lazaro Ros.

Mới!!: Samos và Volotea · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »