Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Plagioclase

Mục lục Plagioclase

Washington, DC, Hoa Kỳ. (không theo tỉ lệ) Plagiocla là một nhóm các khoáng vật silicat rất quan trọng trong họ fenspat, từ anbit đến anorthit với công thức từ NaAlSi3O8 đến CaAl2Si2O8), trong đó các nguyên tử natri và canxi thay thế lẫn nhau trong cấu trúc của tinh thể. Mẫu khối plagiocla thường được xác định bởi song tinh hỗn nhập hoặc vết khía. Plagiocla là khoáng vật chủ yếu trong vỏ Trái Đất, và là dấu hiệu quan trọng trong việc phân tích thạch học để xác định thành phần, nguồn gốc và tiến hóa của đá mácma. Plagiocla cũng là thành phần chính của đá trên các cao nguyên của Mặt trăng. Thành phần của plagiocla fenspat chủ yếu gồm anorthit (%An) hoặc anbit (%Ab), và được xác định bởi việc đo đạc hệ số khúc xạ của plagicla tinh thể hoặc góc tắt khi soi mẫu lát mỏng dưới kính hiển vi phân cực. Góc tắt là đặc điểm quang học và thay đổi theo tỉ lệ của anbit (%Ab). Có rất nhiều tên gọi của các khoáng vật thuộc nhóm plagiocla fenspat nằm giữa anbit và anorthit. Các khoáng vật đó được biểu diễn trong bảng bên dưới theo thành phần phần trăm của anorthit và anbit. Labradorit thể hiện màu ngũ sắc. (không theo tỉ lệ) Hình chụp tinh thể plagiocla dưới ánh sáng phân cực. Dạng song tinh hỗn hợp trên tinh thể plagiocla. (không theo tỉ lệ) Anbit có tên Latin là albus, vì nó có màu trắng tinh khiết không tự nhiên. Nó là một khoáng vật tạo đá tương đối quan trọng và phổ biến thường đi cùng với các đá có thành phần axít và có trong pegmatit, đai mạch, đôi khi đi cùng với tourmalin và beryl. Anorthit được đặt tên bởi Rose năm 1823 từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là không đối xứng do nó kết tinh theo hệ ba nghiêng. Anorthit là một khoáng vật tương đối hiếm, chỉ xuất hiện trong các đá bazơ ở dưới sâu trong đai tạo núi. Các khoáng vật trung gian trong nhóm plagiocla rất giống nhau nên khó phân biệt bằng mắt thường trừ khi dựa vào các đặc tính quang học của chúng. Oligocla có mặt phổ biến trong đá granit, syenit, diorit và gơnai. Nó thường đi kèm với orthocla. Tên gọi oligocla xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là có các vết nứt nhỏ, vì góc cát khai của nó khác 90°. Sunston chủ yếu là oligocla (đôi khi là albit) có các vảy hematit. Andesin là khoáng vật đặc trưng của các đá như diorit (chiếm một lượng lớn silica) và andesit. Labradorit là fenspat đặc trưng của các đá có tính kiềm như diorit, gabbro, andesit và bazan, và thường đi kèm với pyroxen hoặc amphibol. Labradorit thể hiện màu ngũ sắc khi khúc xạ ánh sáng ở dạng lát mỏng. Một dạng khác của labradorit là spectrolit được tìm thấy ở Phần Lan. Bytownit, là tên gọi của một thị trấn ở Ottawa, Canada (Bytown), là một khoáng vật hiếm thường có mặt trong đá có tính kiềm.

42 quan hệ: Albit, Andesin, Andesit, Anorthit, Anorthosit, Đá hoa cương, Đá mácma, Basanit, Bazan, Biến chất (địa chất), Biểu đồ QAPF, Chondrit, Chuỗi phản ứng Bowen, Cordierit, Dacit, Danh sách các loại đá, Danh sách khoáng vật, Diabaz, Diorit, Felsic, Felspat, Gabro, Granodiorit, Granulit, Gơnai, Khoáng vật, Khoáng vật silicat, La Pacana, Labradorit, Lherzolit, Mafic, Mặt Trăng, Microclin, Monzonit, Núi Sập, Ojos del Salado, Peridotit, Rhyolit, Rubiđi, Sericit, Song tinh, Syenit.

Albit

Albit Albit là khoáng vật fenspat plagiocla thuộc nhóm silicat khung, có màu trắng trong.

Mới!!: Plagioclase và Albit · Xem thêm »

Andesin

Andesin là khoáng vật fenspat, thuộc nhóm plagiocla.

Mới!!: Plagioclase và Andesin · Xem thêm »

Andesit

hình hạnh nhân chứa zeolit. Đường kính quan sát là 8 cm. Andesit là một loại đá mácma phun trào có thành phần trung tính, với kiến trúc ẩn tinh đến ban tinh.

Mới!!: Plagioclase và Andesit · Xem thêm »

Anorthit

Anorthit là thành phần chủ yếu trong fenspat plagiocla.

Mới!!: Plagioclase và Anorthit · Xem thêm »

Anorthosit

Anorthosit ở Ba Lan Anorthosit trên Mặt Trăng tại nơi Apollo 15 đáp Anorthosit là một loại đá mác ma xâm nhập có kiến trúc hiển tinh với đặc trưng bao gồm chủ yếu là các khoáng vật plagioclase felspat (90–100%), và thành phần mafic tối thiểu (0–10%).

Mới!!: Plagioclase và Anorthosit · Xem thêm »

Đá hoa cương

Đá hoa cương ở Vườn Quốc gia Yosemite, thung lũng sông Merced Đá hoa cương, còn gọi là đá granit (còn được viết là gra-nít,Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 115. gờ-ra-nít, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp granite /ɡʁanit/), là một loại đá mácma xâm nhập phổ biến có thành phần axít.

Mới!!: Plagioclase và Đá hoa cương · Xem thêm »

Đá mácma

Sự phân bổ đá núi lửa ở Bắc Mỹ. Sự phân bổ đá sâu (plutonit) ở Bắc Mỹ. Đá mácma hay đá magma là những loại đá được thành tạo do sự đông nguội của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất.

Mới!!: Plagioclase và Đá mácma · Xem thêm »

Basanit

Bom núi lửa cấu tạo bởi basanit đen bao bọc bên trong là thể tù dunit màu lục, mẫu được thu thập ở Réunion Basanit là một loại đá núi lửa thành phần mafic có kiến trúc ẩn tinh đến ban tinh; thực chất là bazan chưa bão hòa silica.

Mới!!: Plagioclase và Basanit · Xem thêm »

Bazan

Bazan (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp basalte /bazalt/),Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français.

Mới!!: Plagioclase và Bazan · Xem thêm »

Biến chất (địa chất)

fenspat-K. Phản ứng này diễn ra trong tự nhiên khi một đá biến đổi từ tướng amphibolit thành tướng phiến lục. Biến chất là sự tái kết tinh ở trạng thái rắn của một đá có trước do các biến đổi về các điều kiện vật lý và hóa học, cụ thể là nhiệt độ, áp suất và các dung dịch hoạt động hóa học.

Mới!!: Plagioclase và Biến chất (địa chất) · Xem thêm »

Biểu đồ QAPF

Biểu đồ QAPF là một biểu đồ tam giác đôi được sử dụng để phân loại các đá mácma dựa trên thành phần khoáng vật.

Mới!!: Plagioclase và Biểu đồ QAPF · Xem thêm »

Chondrit

Chondrit NWA 869 loại L4-6. Chondrit Holbrook loại L6, bề cao 5 cm. Bản cắt, hiện ra hạt màu sáng là kim loại. Chondrit là loại thiên thạch đá (phi kim loại) chưa bị biến đổi do sự tan chảy hoặc biến thái của vật thể mẹ.

Mới!!: Plagioclase và Chondrit · Xem thêm »

Chuỗi phản ứng Bowen

Chuỗi phản ứng Bowen là công trình của nhà thạch học Norman L. Bowen, theo đó ông đã giải thích tại sao một số loại khoáng vật có xu hướng được tìm thấy cùng nhau trong khi các khoáng vật khác hầu như không bao giờ đi cùng với nhau.

Mới!!: Plagioclase và Chuỗi phản ứng Bowen · Xem thêm »

Cordierit

Tính đa sắc của Cordierite Cordierit là một khoáng vật silicat vòng, của magie,sắt, nhôm.

Mới!!: Plagioclase và Cordierit · Xem thêm »

Dacit

Đá dacit Dacit là một loại đá mácma phun trào hay đá núi lửa.

Mới!!: Plagioclase và Dacit · Xem thêm »

Danh sách các loại đá

Đây là danh sách các loại đá theo cách miêu tả của các nhà thạnh học.

Mới!!: Plagioclase và Danh sách các loại đá · Xem thêm »

Danh sách khoáng vật

Đây là danh sách các khoáng vật.

Mới!!: Plagioclase và Danh sách khoáng vật · Xem thêm »

Diabaz

Diabaz Diabaz hay dolerit là một loại đá xâm nhập nông có thành phần mafic, và tương đương với loại đá phun trào bazan hay đá xâm nhập gabbro.

Mới!!: Plagioclase và Diabaz · Xem thêm »

Diorit

Diorit Phân loại diorit theo biểu đồ QAPF. Diorit là một đá macma xâm nhập trung tính có thành phần chính gồm plagioclase feldspar (khoáng vật đặc trưng là andesin), biotit, hornblend, và/hoặc pyroxen.

Mới!!: Plagioclase và Diorit · Xem thêm »

Felsic

Felsic là một thuật ngữ địa chất dùng để chỉ các khoáng vật silicat, mác ma và đá giàu các nguyên tố nhẹ như silic, ôxy, nhôm, natri, và kali.

Mới!!: Plagioclase và Felsic · Xem thêm »

Felspat

Washington, DC, Hoa Kỳ. (''không theo tỷ lệ'') Felspat, còn gọi là tràng thạch hay đá bồ tát, là tên gọi của một nhóm khoáng vật tạo đá cấu thành nên 60% vỏ Trái đất.

Mới!!: Plagioclase và Felspat · Xem thêm »

Gabro

Sierra Nevada, California. Mẫu đá gabbro nhìn gần; Rock Creek Canyon, miền đông Sierra Nevada, California. Gabro hay gabbro là tên gọi của một nhóm lớn của đá mácma xâm nhập, hạt thô, sẫm màu có thành phần hóa học giống với đá bazan.

Mới!!: Plagioclase và Gabro · Xem thêm »

Granodiorit

Một mẫu granodiorit ở Massif Central, Pháp Hinh chụp mẫu lát mỏng của granodiorite ở Slovakia (dưới ánh sáng phân cực) Granodiorit (Gơ-ra-no-di-o-rit) là một loại đá mácma xâm nhập tương tự như granit, nhưng chứa plagioclase nhiều hơn orthoclas.

Mới!!: Plagioclase và Granodiorit · Xem thêm »

Granulit

Một mẫu đá biến chất tướng granulit có thành phần felsic với các ban tinh granat. Granulit là một loại đá biến chất hạt trung đến thô, nó được thành tạo trong quá trình biến chất nhiệt độ cao, thành phần của yếu là feldspar, đôi khi cộng sinh với thạch anh và các khoáng vật sắt-magie ngậm nước, với kiến trúc granoblastic và kiến trúc gneiss đến dạng khối.

Mới!!: Plagioclase và Granulit · Xem thêm »

Gơnai

Gơnai Gơnai hay đá phiến ma là một loại đá phổ biến và phân bố rộng trong lớp vỏ Trái Đất, được hình thành bởi các quá trình biến chất khu vực ở mức cao từ các thành hệ đã tồn tại trước đó mà nguyên thủy chúng là đá lửa hoặc đá trầm tích.

Mới!!: Plagioclase và Gơnai · Xem thêm »

Khoáng vật

Một loạt các khoáng vật. Hình ảnh lấy từ http://volcanoes.usgs.gov/Products/Pglossary/mineral.html Cục Địa chất Hoa Kỳ. Khoáng vật là các hợp chất tự nhiên được hình thành trong các quá trình địa chất.

Mới!!: Plagioclase và Khoáng vật · Xem thêm »

Khoáng vật silicat

Khoáng vật silicat là lớp khoáng vật lớn nhất và quan trọng nhất trong các lớp khoáng vật tạo đá, chiếm khoảng 90% vỏ Trái Đất.

Mới!!: Plagioclase và Khoáng vật silicat · Xem thêm »

La Pacana

La Pacana là hõm chảo thời kỳ Thế Trung Tân thuộc vùng Antofagasta thuộc miền bắc Chile.

Mới!!: Plagioclase và La Pacana · Xem thêm »

Labradorit

Labradorit (Ca, Na)(Al, Si)4O8 là một khoáng vật thuộc nhóm felspat, đây là loại trung gian đến các khoáng canxi của loạt plagioclase.

Mới!!: Plagioclase và Labradorit · Xem thêm »

Lherzolit

Lherzolit ở Etang de Lers, Ariège, Pháp Thể tù Lherzolit ở Eifel, Đức Lherzolit là một loại đá mácma siêu mafic.

Mới!!: Plagioclase và Lherzolit · Xem thêm »

Mafic

Trong địa chất học, các khoáng chất và đá mafic là các khoáng chất silicat, macma, đá lửa do núi lửa phun trào hoặc xâm nhập có tỷ lệ các nguyên tố hóa học nặng khá cao.

Mới!!: Plagioclase và Mafic · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Plagioclase và Mặt Trăng · Xem thêm »

Microclin

Microclin (KAlSi3O8) là một khoáng vật silicat tạo đá magma quan trọng.

Mới!!: Plagioclase và Microclin · Xem thêm »

Monzonit

Mẫu lát mỏng monzonit dưới kính hiển vi (dưới ánh sáng phân cực) Mẫu lát mỏng monzonit dưới kính hiển vi (ánh sáng phân cực) Thể xâm nhập (Notch Peak monzonite) inter-fingers (một phần ở dạng đai mạch) với đá bị cắt qua bị biến chất mạnh (đá cacbonat tuổi Kỷ Cambri). Gần Notch Peak, Dãy núi House, Utah Monzonit là một loại đá magma xâm nhập, có thành phần gần như bẳng nhau giữa plagioclase và alkali feldspar, trong đó có ít hơn 5% thạch anh.

Mới!!: Plagioclase và Monzonit · Xem thêm »

Núi Sập

Núi Sập tức Thoại Sơn. Núi Sập tên chữ: Thoại Sơn là một trái núi tại thị trấn Núi Sập thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang.

Mới!!: Plagioclase và Núi Sập · Xem thêm »

Ojos del Salado

Nevado Ojos del Salado là một ngọn núi lửa dạng tầng lớn trong dãy Andes, nằm trên biên giới Argentina - Chile và là núi lửa cao nhất thế giới còn hoạt động với độ cao 6.893 mét (22.615 ft) so với mực nước biển.

Mới!!: Plagioclase và Ojos del Salado · Xem thêm »

Peridotit

Peridotit là một loại đá mácma hạt thô gồm chủ yếu là các khoáng vật olivin và pyroxen.

Mới!!: Plagioclase và Peridotit · Xem thêm »

Rhyolit

Rhyolit là một loại đá mácma phun trào có thành phần axit (giàu điôxít silic) (> 69% SiO2 — xem phân loại TAS).

Mới!!: Plagioclase và Rhyolit · Xem thêm »

Rubiđi

Rubidi (hay rubiđi) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Rb và số nguyên tử bằng 37.

Mới!!: Plagioclase và Rubiđi · Xem thêm »

Sericit

Một mẫu sericit Sericit là các mica dạng hạt mịn, tương tự như muscovit, illit, hay paragonit.

Mới!!: Plagioclase và Sericit · Xem thêm »

Song tinh

Mô hình các tinh thể song tinh của albit. Tính cát khai thể hiện hoàn toàn theo phương song song với mặt phẳng cơ sở (P), là hệ thống các sọc nhỏ, song song với mặt cát khai thứ 2 (M). Song tinh xuất hiện khi hai tinh thể riêng biệt dùng chung các nút mạng tinh thể.

Mới!!: Plagioclase và Song tinh · Xem thêm »

Syenit

Syenit là một loại đá mácma xâm nhập hạt thô có thành gần gần giống với granit nhưng thành phần thạch anh không có hoặc có một lượng rất nhỏ (.

Mới!!: Plagioclase và Syenit · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Plagiocla.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »