Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Phật giáo Thượng tọa bộ

Mục lục Phật giáo Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông là một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa, xuất hiện đầu tiên ở Sri Lanka, rồi sau đó được truyền rộng rãi ra nhiều xứ ở Đông Nam Á. Ngày nay, Thượng tọa bộ Phật giáo vẫn rất phổ biến ở Sri Lanka và Đông Nam Á, đồng thời cũng có nhiều tín đồ phương Tây.

185 quan hệ: A-di-đà, A-tì-đạt-ma, Alaungpaya, An Giang, Anagarika Dharmapala, Anawrahta, Ashin Wirathu, Aung San Suu Kyi, Ayya Khema, Đại chúng bộ, Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai, Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu, Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư, Đại thọ lâm, Đại thừa, Đảng Cộng hòa (Campuchia), Đảng Cộng hòa Xã hội, Đảng Phục hưng Khmer, Đế quốc Khmer, Đề-bà-đạt-đa, Động vật trong Phật giáo, Ăn chay, Ba-la-mật-đa, Bagan, Bago, Myanmar, Bangladesh, Bayinnaung, Bán đảo Đông Dương, Bố thí, Biểu tình chống chính phủ tại Myanma 2007, Borommakot, Bun Rany, Campuchia, Các quốc gia Môn ở Myanma, Các sắc tộc Thái, Các tông phái Phật giáo, Các thị quốc Pyu, Các thuật ngữ và khái niệm Phật giáo, Cờ Phật giáo, Chùa Hang (Kiên Giang), Chùa Kyaik Pun, Chùa Kyauktan Yele, Chùa Phật Lớn (Hà Tiên), Chùa Shwemawdaw, Chùa Tam Bảo (định hướng), Chùa Vàm Ray, Chữ Khmer, Chuỗi tràng hạt (Phật giáo), Dhammazedi, Di-lặc, ..., Duyên khởi, Dvaravati, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hoàn Vương, Htin Kyaw, Huyền Không Sơn Thượng, Khmer Loeu, Khuang Abhaiwongse, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh điển Phật giáo, Kinh tế học Phật giáo, Kukrit Pramoj, Kyansittha, Kyaukse, Lan Na, Lan Xang, Lào, Lào Lùm, Lào Sủng, Lê Văn Kiển, Lễ Phật Đản, Lịch sử Phật giáo, Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Linh hồn, Luang Por Dhammajayo, Luận sư, Luật tạng, Manisanda, Mawlamyaing, Mạt Pháp, Mục Kiền Liên, Mogok, Myanmar, Myitkyina, Nam Á, Nam tông (định hướng), Năm mới, Ne Win, Ngựa Kiền Trắc, Nghệ thuật Phật giáo, Người Động, Người Bố-lãng, Người Campuchia gốc Việt, Người Chơ Ro, Người Khmer, Người Khorat Thai, Người khuyết tật, Người Lào, Người Lào (Việt Nam), Người Môn, Người Mạ, Người Miến, Người Rakhine, Người Shan, Người Thái (Thái Lan), Người Thái (Trung Quốc), Nhiên Đăng Cổ Phật, Norodom Sihamoni, Nyanasamvara Suvaddhana, Panduranga, Phà Ngừm, Phật, Phật Âm, Phật Ca Diếp, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật giáo, Phật giáo Myanmar, Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Việt tông (Thái Lan), Phật Tỳ Bà Thi, Phnôm Pênh, Plaek Phibunsongkhram, Polonnaruwa, Pracheachon, Prem Tinsulanonda, Quốc kỳ Campuchia, Ram Khamhaeng, Rama III, Ratnasiri Wickremanayake, Sangkum, Sanya Dharmasakti, Sáu cõi luân hồi, Sử Di Viễn, Seni Pramoj, Singapore, Sirindhorn, Sisowath Sirik Matak, Sok An, Sri Lanka, Srindravarman, Taungoo, Tawee Boonyaket, Tì-kheo, Tôn giáo, Tôn giáo tại Sri Lanka, Tông phái Đạo giáo Trung Quốc, Từ kinh, Thanh tịnh đạo, Thawal Thamrong Navaswadhi, Thái Đỏ, Thái Đen, Thái Lan, Thái Trắng, Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Đức, Thibaw Min, Thingyan, Thuyết nhất thiết hữu bộ, Thượng tọa, Thương-na-hòa-tu, Tiếng Pali, Tiểu thừa, Triều Pagan, Trưởng Lão, Trường bộ kinh, U Nu, Urak Lawoi, Uthong, Vô ngã, Văn hóa Campuchia, Văn hóa Lào, Văn hóa Thái Lan, Võ thuật, Vi diệu pháp, Vương quốc Ayutthaya, Vương quốc Hanthawaddy, Vương quốc Hanthawaddy phục hồi, Vương quốc Sukhothai, Wareru, Wat Phou, Wat Phra Dhammakaya, Wat Phra Kaew. Mở rộng chỉ mục (135 hơn) »

A-di-đà

A-di-đà hay Amitābha (trong tiếng Sankrit có nghĩa là ánh sáng vô lượng) là một trong những vị Phật thần thoại hay siêu nhiên ngụ ở tịnh độ của mình và đến thế giới này với vai trò là một thế lực cứu đ. Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara, ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và A-di-đà · Xem thêm »

A-tì-đạt-ma

A-tì-đạt-ma (zh. 阿毗達磨, sa. abhidharma, pi. abhidhamma, bo. chos mngon pa) là tên phiên âm, cũng được gọi là A-tị-đạt-ma (zh. 阿鼻達磨) hoặc ngắn là A-tì-đàm (zh. 阿毗曇) hoặc Tì-đàm (毘曇) hoặc Vi Diệu Pháp.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và A-tì-đạt-ma · Xem thêm »

Alaungpaya

Alaungpaya (tiếng Myanma: အလောင်းဘုရား, phiên âm quốc tế: ʔəláuɴ pʰəjá) là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử Myanma, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Alaungpaya · Xem thêm »

An Giang

Tượng đài Bông lúa ở trước trụ sở UBND tỉnh An Giang An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long), đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hạng thứ 6 Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và An Giang · Xem thêm »

Anagarika Dharmapala

Anagārika Dharmapāla (tiếng Pali: Anagārika,; phiên âm Sinhala: Anagarika, අනගාරික ධර්මපාල; 1864 – 1933) là một tu sĩ Phật giáo người Sri Lanka, nhà văn và nhà chấn hưng Phật giáo.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Anagarika Dharmapala · Xem thêm »

Anawrahta

Anawrahta Minsaw (အနော်ရထာ မင်းစော,; 1015–1078) là một vị vua nhà Pagan, người sáng lập đế quốc Myanma thứ nhất. Ông được các sử gia coi là vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Myanma. Anawrahta đã biến nhà nước của người Miến từ một tiểu quốc ở vùng đất khô ở Thượng Miến thành một đế quốc, tạo lập cơ sở cho đất nước Myanma hiện nay. Lịch sử thành văn của Myanma chỉ chính thức bắt đầu từ khi ông lên ngôi vào năm 1044. Anawrahta đã thống nhất toàn thể thung lũng sông Ayeyarwady, và đó là lần thống nhất đầu tiên trong lịch sử, và đặt các vùng ngoại vi, tức là các nhà nước của người Shan và người Arakan, dưới bá chủ của triều đình Pagan. Ông đã ngăn chặn thành công đế quốc Khmer tiến về bờ biển Tenasserim và vào lưu vực thượng lưu sông Menam, giúp cho Myanma trở thành một trong hai đế quốc ở Đông Nam Á lục địa. Anawrahta đã thực hiện một loạt cải cách xã hội, tín ngưỡng và kinh tế quan trọng để lại những tác động lâu dài tới lịch sử Myanma. Những cải cách xã hội và tín ngưỡng của ông sau đó đã phát triển thành văn hóa Myanma hiện đại. Ông đã cho xây dựng một loạt đập nước, biến vùng đất khô cằn quanh Pagan thành một trung tâm sản xuất lúa gạo ở Thượng Miến, giúp cho Thượng Miến có một cơ sở kinh tế bền vững để dựa vào đó thống trị lưu vực sông Ayeyarwady và các vùng ngoại vi của nó trong các thế kỷ tiếp theo. Ông đã để lại một hệ thống hành chính mạnh mà tất cả các vua nhà Pagan tiếp sau đều áp dụng cho đến tận khi vương triều này bị diệt vong vào năm 1287. Quyền bá chủ bền vững của vương triều Pagan ở lưu vực sông Ayeyarwady đã tạo lập cơ sở cho văn hóa và ngôn ngữ Miến phát triển, cho dân tộc Miến mở rộng phạm vi cư trú ở Thượng Miến. Di sản của Anawrahta đã vượt ra ngoài cả biên giới Myanma hiện đại. Việc ông hậu thuẫn Phật giáo Thượng tọa bộ và việc ông ngăn chặn thành công sự mở rộng về phía tây của đế quốc Khmer, một nhà nước theo đạo Hindu, đã giúp cho tông Phật giáo này có được chỗ dựa an toàn. Ông đã giúp Phật giáo Thượng tọa bộ phục hưng ở Ceylon, quê hương của nó. Sự thành công của triều Pagan đã giúp cho Phật giáo Thượng tọa bộ sau này phát triển ở Lan Na (miền Bắc Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Sukhothai (miền Trung Thái Lan ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), và Đế quốc Khmer ở thế kỷ 13 và 14.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Anawrahta · Xem thêm »

Ashin Wirathu

Wirathu (ဝီရသူ) (sinh ngày 10 tháng 7 năm 1968 ở Kyaukse, Vùng Mandalay, Myanmar) là một tu sĩ Phật giáo Miến Điện, và là nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào chống Hồi giáo ở Miến Điện.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ashin Wirathu · Xem thêm »

Aung San Suu Kyi

Aung San Suu Kyi AC (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945), là một chính trị gia người Myanmar, là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar, và là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Aung San Suu Kyi · Xem thêm »

Ayya Khema

Ni sư Ayya Khema (25 tháng 8 năm 1923 – tháng 2 năm 1997) là một giảng sư và rất tích cực trong việc tạo điều kiện cho nữ giới thực hành Phật giáo, Bà đã sáng lập nhiều trung tâm Phật giáo khắp nơi trên thế giới.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ayya Khema · Xem thêm »

Đại chúng bộ

Đại chúng bộ (zh. 大眾部, sa. mahāsāṅghika, bo. phal chen pa`i sde pa ཕལ་ཆེན་པའི་སྡེ་པ་) là thuật ngữ chỉ phái "đại chúng", phần lớn, đa số của Tăng-già, là một trong hai trường phái Tiểu thừa, được tách ra trong Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai tại Vaishali (Tỳ-xá-ly).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ · Xem thêm »

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai (hay còn gọi là đại hội Phật giáo lần thứ 2) diễn ra sau khi Phật tổ Thích-ca Mâu-ni nhập diệt khoảng hơn 100 năm do có sự mâu thuẫn về giới luật và tranh cãi về tính không hoàn hảo của một vị A-la-hán.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai · Xem thêm »

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu

Quang cảnh Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu diễn ra từ ngày Phật đản 17 tháng 5 năm 1954 đến ngày Phật đản năm 1956 trong một hang đá lớn ở thủ đô Rangoon, Miến Điện.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ sáu · Xem thêm »

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư

Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư là tên gọi chung cho hai đại hội kết tập kinh điển Phật giáo riêng r.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư · Xem thêm »

Đại thọ lâm

Đại thọ lâm hay còn gọi là Đại tòng lâm là một khu rừng có trồng nhiều cổ thụ (đại thụ) mà diện-tích (tùy ý) được cải tạo thành một thiền viên (vườn thiền).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thọ lâm · Xem thêm »

Đại thừa

Chạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận. Phật giáo Bắc Tông (zh.北傳佛教) hay Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa · Xem thêm »

Đảng Cộng hòa (Campuchia)

Đảng Cộng hòa Campuchia là một đảng phái chính trị được thành lập trong thời kỳ Cộng hòa Khmer (1970-1975).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đảng Cộng hòa (Campuchia) · Xem thêm »

Đảng Cộng hòa Xã hội

Đảng Cộng hòa Xã hội (tiếng Pháp: Parti social républicain; PSR: tiếng Khmer: Sangkum Sathéaranak Râth) là một đảng phái chính trị tại Campuchia, do Tổng thống Lon Nol thành lập vào tháng 6 năm 1972 để tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội nước Cộng hòa Khmer được tổ chức vào ngày 3 tháng 9 năm 1972.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đảng Cộng hòa Xã hội · Xem thêm »

Đảng Phục hưng Khmer

Đảng Phục hưng Khmer (Kanapac Khemara Ponnakar, tiếng Pháp: parti de rénovation Khmère) là một đảng phái chính trị chống cộng sản, chủ nghĩa dân tộc và bảo hoàng được thành lập tại Campuchia vào tháng 9 năm 1947.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đảng Phục hưng Khmer · Xem thêm »

Đế quốc Khmer

Đế quốc Khmer hay Đế quốc Angkor là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, Miền Nam Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đế quốc Khmer · Xem thêm »

Đề-bà-đạt-đa

Đề-bà-đạt-đa (sa. देवदत्त Devadatta) hoặc còn được phiên là Đề-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Địa-bà-đạt-đâu, Đế-bà-đạt-đâu, còn được gọi gọn là Điều Đạt, dịch nghĩa là "Thiên Thụ" (trời trao).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Đề-bà-đạt-đa · Xem thêm »

Động vật trong Phật giáo

Động vật trong Phật giáo chỉ về quan niệm của Phật giáo về các loài động vật, trong đó có lý luyết về bảo vệ quyền của động vật thông qua quan niệm "Chúng sinh bình đẳng" (Tiracchāna-yoni), kêu gọi không sát sinh (Pāṇāṭipātā paṭivirati), ăn chay và khuyến khích phóng sinh (Tsethar).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Động vật trong Phật giáo · Xem thêm »

Ăn chay

Ăn chay, trai giới, ăn lạt là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ăn chay · Xem thêm »

Ba-la-mật-đa

Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī, zh. 波羅蜜多, bo. pha rol tu phyin pa ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་) là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn pāramitā, cũng được viết tắt là Ba-la-mật.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ba-la-mật-đa · Xem thêm »

Bagan

Đền Payathonzu xây theo phong cách dân tộc Môn Đền chùa ở Pagan Bagan (tiếng Myanma: ပုဂံမြို့; MLCT: pu. gam mrui.) là một thành phố cổ, nay là một khu vực khảo cổ thuộc vùng Mandalay, Myanma Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền trung Myanma ngày nay Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bagan · Xem thêm »

Bago, Myanmar

Thành phố Bago, tên trong quá khứ vinh quang là Pegu, Hanthawaddy, là thủ phủ của vùng Bago.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bago, Myanmar · Xem thêm »

Bangladesh

Bangladesh (বাংলাদেশ,, nghĩa là "Đất nước Bengal", phiên âm tiếng Việt: Băng-la-đét), tên chính thức: Cộng hoà Nhân dân Bangladesh (tiếng Bengal: গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশ), là một quốc gia ở vùng Nam Á. Địa giới Bangladesh giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông nên gần như bị bao vây trừ một đoạn biên giới giáp với Myanma ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bangladesh · Xem thêm »

Bayinnaung

Bayinnaung (ဘုရင့်နောင်,; sinh: 13/11/1516 – mất 11/1581) là vị vua đời thứ ba của nhà Taungoo ở Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bayinnaung · Xem thêm »

Bán đảo Đông Dương

Không có mô tả.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bán đảo Đông Dương · Xem thêm »

Bố thí

Các tăng sĩ khất thực tại Luang Prabang, Lào Người dân bố thí các tiểu tăng tại Thái Lan Bố thí (zh. 布施, sa., pi. dāna) hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bố thí · Xem thêm »

Biểu tình chống chính phủ tại Myanma 2007

tiếng Myanma Những làn sóng biểu tình đã diễn ra tại Myanma (Miến Điện) từ ngày 15 tháng 8 đến 23 tháng 9 năm 2007.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Biểu tình chống chính phủ tại Myanma 2007 · Xem thêm »

Borommakot

Borommakot (บรมโกศ) hay Borommarachathirat III (บรมราชาธิราชที่ 3) là vua của Ayutthaya từ năm 1733 đến năm 1758.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Borommakot · Xem thêm »

Bun Rany

Bun Rany (Khmer: ប៊ុន រ៉ានី) (sinh 15 tháng 12 năm 1954) là phu nhân Thủ tướng Campuchia Hun Sen và cũng là người đứng đầu Hội Chữ Thập Đỏ Campuchia.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Bun Rany · Xem thêm »

Campuchia

Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA:, tên chính thức: Vương quốc Campuchia, tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp Cambodge /kɑ̃bɔdʒ/), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Campuchia · Xem thêm »

Các quốc gia Môn ở Myanma

Người Môn là một trong những tộc người ở Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Các quốc gia Môn ở Myanma · Xem thêm »

Các sắc tộc Thái

Các sắc tộc Thái hay các sắc tộc Thái-Kadai là cụm từ được sử dụng để nói một cách tổng thể về một số các nhóm sắc tộc ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, trải dài từ đảo Hải Nam tới miền đông Ấn Độ và từ miền nam Tứ Xuyên tới Lào, Thái Lan, một phần Việt Nam, với ngôn ngữ sử dụng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai và chia sẻ một số các truyền thống cùng lễ hội tương tự, bao gồm cả Songkran (Lễ đón năm mới của các sắc tộc Thái).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Các sắc tộc Thái · Xem thêm »

Các tông phái Phật giáo

Đạo Phật có một lịch sử phát triển rất thăng trầm trong suốt hơn 2500 năm và nó lan toả từ Ấn Độ ra khắp nơi.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Các tông phái Phật giáo · Xem thêm »

Các thị quốc Pyu

Các thị quốc Pyu là tên gọi chung cho các thành bang của người Pyu từng tồn tại ở miền Trung và miền Bắc Myanma hiện đại từ thế kỷ 1 TCN cho đến năm 840.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Các thị quốc Pyu · Xem thêm »

Các thuật ngữ và khái niệm Phật giáo

Các thuật ngữ và khái niệm Phật giáo thường có nguồn gốc từ các tư tưởng triết lý đến từ Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản...

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Các thuật ngữ và khái niệm Phật giáo · Xem thêm »

Cờ Phật giáo

Cờ Phật giáo Cờ Phật giáo là một lá cờ được thiết kế vào cuối thế kỉ XIX nhằm tượng trưng và đại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Cờ Phật giáo · Xem thêm »

Chùa Hang (Kiên Giang)

Chùa Hải Sơn, tục gọi là Chùa Hang; tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Hang (Kiên Giang) · Xem thêm »

Chùa Kyaik Pun

Chùa Kyaik Pun (ကျိုက်ပွန်ဘုရား)(trong tiếng Môn, Kyaik (Phật) & Pon (Bốn), là một ngôi chùa ở thành phố Bago, vùng Bago, Myanmar. Chùa này nổi tiếng với điện thờ với bốn tượng Phật ngồi xoay lưng vào nhau và trông ra bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Các tượng Phật này cao 27 m và là hình ảnh của bốn vị Phật ở kiếp hiện tại là Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-nàm-mâu-ni, Phật Ca-Diếp, và Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Các pho tượng được vua Migadippa cho dựng vào thế kỷ VI và được vua Dhammazedi cho sửa sang lại vào thế kỷ XV. Image:KyaikPunBuddha.jpg|Các ảnh tượng Phật ở chùa Kyaik Pun.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Kyaik Pun · Xem thêm »

Chùa Kyauktan Yele

Chùa Yele, tên đầy đủ là Chùa Kyauktan Yele (ကျောက်တန်းရေလယ်ဘုရား) để phân biệt với một chùa Yele khác ở Kyaikkami thuộc bang Môn, trước đây hay gọi là Chùa Kyaikhmawwun Yele là một ngôi chùa ở quận Kyauktan, Yangon, Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Kyauktan Yele · Xem thêm »

Chùa Phật Lớn (Hà Tiên)

Chùa Phật Lớn, tên chữ là Thiên Trúc tự, là một ngôi chùa cổ Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Phật Lớn (Hà Tiên) · Xem thêm »

Chùa Shwemawdaw

Chùa Shwemawdaw (ရွှေမောဓော ဘုရား; ကျာ်မုဟ်တ), còn gọi là Chùa Vàng Bago, là một chùa tháp ở Bago, Myanmar.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Shwemawdaw · Xem thêm »

Chùa Tam Bảo (định hướng)

Chùa Tam Bảo có thể là.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Tam Bảo (định hướng) · Xem thêm »

Chùa Vàm Ray

Chùa Vàm Ray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông lớn nhất Việt Nam ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và theo phong cách Angkor Khmer.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chùa Vàm Ray · Xem thêm »

Chữ Khmer

Chữ Khmer xưa khắc trên bia đá Chữ Khmer (អក្សរខ្មែរ)Huffman, Franklin.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chữ Khmer · Xem thêm »

Chuỗi tràng hạt (Phật giáo)

Chuỗi tràng hạt là một vật dụng trong việc tụng kinh Phật giáo gồm một vòng xâu hạt.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Chuỗi tràng hạt (Phật giáo) · Xem thêm »

Dhammazedi

Dhammazedi (ဓမ္မစေတီ,; c. 1409–1492) là vị vua thứ 16 của Vương quốc Hanthawaddy ở Myanmar từ năm 1471 đến năm 1492.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Dhammazedi · Xem thêm »

Di-lặc

Tượng Di Lặc, Viện bảo tàng Patan, Kathmandu Phật tương lai Di Lặc (ở giữa), Gandhara, thế kỷ thứ 3 Di-lặc hay Di Lặc (zh. 彌勒, sa. maitreya, pi. metteyya là cách phiên âm, dịch nghĩa là Từ Thị (慈氏), "người có lòng từ", cũng có thuyết có tên là Vô Năng Thắng (zh. 無能勝, sa. ajita), phiên âm Hán-Việt là A-dật-đa. Di Lặc là một vị Bồ Tát hay là Chuyển luân thánh vương. Trong Phật giáo Tây Tạng, bồ tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi. Trong Phật giáo Trung Hoa, từ thế kỷ 10, hòa thượng Bố Đại được xem là hiện thân của Di Lặc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Di-lặc · Xem thêm »

Duyên khởi

Thuyết Duyên khởi (zh. 縁起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda, bo. rten cing `brel bar `byung ba རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བ་), cũng được gọi là Nhân duyên sinh (zh. 因縁生), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đạo Phật.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Duyên khởi · Xem thêm »

Dvaravati

Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Dvaravati Bánh xe luân hồi với các nét mỹ thuật phong cách Dvaravati Đầu tượng Phật theo phong cách Dvaravati Vương quốc Dvaravati (อาณาจักรทวารวดี., đọc là Tha-wa-ra-wa-đi) là một tập hợp các quốc gia đô thị của người Môn ở dọc sông Chao Phraya, với địa điểm nay là Mueang Nakhon Pathom là trung tâm.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Dvaravati · Xem thêm »

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (viết tắt là GHPGVNTN), thành lập vào tháng 1 năm 1964, là một trong những tổ chức Phật giáo hoạt động ở Việt Nam và trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất · Xem thêm »

Hoàn Vương

Hoàn Vương (tiếng Hán: 環王國, tiếng Chăm: Panduranga) là một tiểu quốc của người Chăm, định đô tại Virapura (Hùng Tráng thành), sau là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, nay là xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, trên quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 310 km.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Hoàn Vương · Xem thêm »

Htin Kyaw

Htin Kyaw (tiếng Miến Điện: ထင်ကျော်; sinh 20 tháng 7 năm 1946) là một nhà văn, học giả và chính trị gia người Myanmar; làm tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar (Miến Điện) từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 đến ngày 21 tháng 3 năm 2018, tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Htin Kyaw · Xem thêm »

Huyền Không Sơn Thượng

Huyền Không Sơn Thượng tọa lạc tại thôn Chầm, phường Hương Hồ, Thị xã Hương Trà là một ngôi chùa nổi tiếng, một thắng cảnh của cố đô Huế.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Huyền Không Sơn Thượng · Xem thêm »

Khmer Loeu

Khmer Lơ hay Khmer Loeu (tiếng Khmer: ខ្មែរលើ, phát âm:, "Khmer vùng cao"), là tên gọi chung cho nhóm các dân tộc bản địa khác nhau Điều tra dân số "2008 Cambodian census" không hề nói đến sắc tộc của công dân.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Khmer Loeu · Xem thêm »

Khuang Abhaiwongse

Khuang Aphaiwong (17 tháng 5 năm 1902 - 15 tháng 3 năm 1968; ควง อภัยวงศ์., cũng viết Kuang, Abhaiwong, hoặc Abhaiwongse) đã ba lần so với Thủ tướng Thái Lan: từ tháng 8 năm 1944 đến năm 1945, từ tháng Giêng đến tháng 5 năm 1946, và từ tháng năm 1947 đến tháng 4 năm 1948.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Khuang Abhaiwongse · Xem thêm »

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Kinh Ðại Bát Niết Bàn là bộ kinh do Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trước khi ông qua đời.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kinh Đại Bát Niết Bàn · Xem thêm »

Kinh điển Phật giáo

Kinh điển Phật giáo có số lượng rất lớn.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kinh điển Phật giáo · Xem thêm »

Kinh tế học Phật giáo

Kinh tế học Phật giáo (tiếng Anh: Buddhist economics) là một cách tiếp cận của Phật giáo đối với kinh tế học.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kinh tế học Phật giáo · Xem thêm »

Kukrit Pramoj

Mom Rajawongse (M.R.) Kukrit Pramoj หม่อมราชวงศ์คึกฤทธิ์ ปราโมช; (20 tháng 4 năm 1911 - 9 tháng 10 năm 1995) là một chính trị gia và học giả Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kukrit Pramoj · Xem thêm »

Kyansittha

Kyansittha (tiếng Myanma: ကျန်စစ်သား, phiên âm quốc tế:; còn viết: Kyanzittha; 1041–1113) là một vị vua nhà Pagan, Myanma, trị vì từ năm 1084 đến năm 1113.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kyansittha · Xem thêm »

Kyaukse

Kyaukse (ကျောက်ဆည် မြို့) là một thị trấn nhở ở vùng Mandalay, Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Kyaukse · Xem thêm »

Lan Na

Lan Na (tiếng Thái: ล้านนา, phát âm như Lán Nà) là tên một vương quốc cổ từng tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến gần cuối thế kỷ 18 ở miền núi phía Bắc của Thái Lan hiện nay.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lan Na · Xem thêm »

Lan Xang

Lan Xang (có khi viết là Lan Ch'ang, Lanexang, tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: ລ້ານຊ້າງ - lâansâang, chữ Nho: 南掌 - Nam Chưởng hay 萬象 - Vạn Tượng), nghĩa là "đất nước triệu voi" (Lan: triệu, Xang: voi), là quốc gia đầu tiên của người Lào, được vua Phà Ngừm khai sáng năm 1354.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lan Xang · Xem thêm »

Lào

Lào (ລາວ,, Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lào · Xem thêm »

Lào Lùm

Lào Lùm (tiếng Lào: ລາວລຸ່ມ; tiếng Thái: ลาวลุ่ม, tiếng Pháp và chuyển tự Latin: Lao Loum) là tên chính thức được nước Lào chỉ định cho các nhóm sắc tộc có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai, trong đó có dân tộc Lào.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lào Lùm · Xem thêm »

Lào Sủng

Người Lào Sủng (tiếng Lào: ລາວສູງ, tiếng Pháp và chuyển tự Latin: Lao Soung, còn viết là Lao Sung) là tên chính thức ở Lào để chỉ chung những người Lào thuộc các sắc tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lào Sủng · Xem thêm »

Lê Văn Kiển

Võ sư Lê Văn Kiển (1914-2003), còn gọi là Tám Kiển, quê quán Sóc Trăng.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lê Văn Kiển · Xem thêm »

Lễ Phật Đản

Phật Đản (chữ Nho 佛誕 -nghĩa là ngày sinh của đức Phật); hay là Vesak (Pali; Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lễ Phật Đản · Xem thêm »

Lịch sử Phật giáo

Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN.Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lịch sử Phật giáo · Xem thêm »

Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ

accessdate.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ · Xem thêm »

Lịch sử Phật giáo Việt Nam

Hiện vẫn chưa định được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam và Phật giáo Việt Nam đã thành hình như thế nào.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Lịch sử Phật giáo Việt Nam · Xem thêm »

Linh hồn

Linh hồn, trong tư tưởng tín ngưỡng và triết học, trong niềm tin của nhân loại là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Linh hồn · Xem thêm »

Luang Por Dhammajayo

Dhammajayo (ธมฺมชโย.,, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1944), còn được biết đến bởi tên gọi Chaiyabun Suddhipol ไชยบูลย์ สุทธิผล và danh hiệu tôn giáo trước đây của ông là Phrathepyanmahamuni (พระเทพญาณมหามุนี)) là một nhà sư Phật giáo Thái Lan. Ngài là trụ trì của chùa Wat Phra Dhammakaya, nơi ông giữ cho đến năm 1999 và một lần nữa từ năm 2006 đến tháng 12 năm 2011. Trong tháng 12 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm trụ trì ngôi chùa. Ông cũng là chủ tịch Tổ chức Dhammakaya. Ngôi đền và nền móng là một phần của Phong trào Đứchamamaya. Ông là một sinh viên của Maechi Chandra Khonnokyoong và là giáo viên nổi tiếng nhất của thiền Dhammakaya. Ông đã bị chỉ trích nặng nề và một số phản ứng của chính phủ. Mặc dù những tranh cãi này, ông vẫn tiếp tục là "có lẽ về mặt chính trị, kinh tế, giáo dục và xã hội liên quan đến các nhà sư trong giai đoạn hiện đại" (McDaniel).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Luang Por Dhammajayo · Xem thêm »

Luận sư

Luận sư (zh. 論 師, sa. ābhidharmika, pi. ābhidhammika), là danh từ chỉ một Tỉ-khâu hoặc Tỉ-khâu-ni chuyên nghiên cứu A-tì-đạt-ma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Luận sư · Xem thêm »

Luật tạng

Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka) là phần thứ hai của Tam tạng, quy định về việc sống tập thể của chư tăng, chư ni.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Luật tạng · Xem thêm »

Manisanda

Manisanda Khin U (မဏိစန္ဒာ ခင်ဦး) là một công chúa người Môn và là hoàng hậu của 3 đời vua nhà Pagan liên tiếp.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Manisanda · Xem thêm »

Mawlamyaing

Mawlamyine (còn gọi là Mawlamyaing; မတ်မလီု), tên cũ Moulmein, là một thành phố của Myanmar, cách Yangon 300 km về phía đông nam và cách Thaton 70 km về phía nam, nằm ngay cửa sông Thanlwin (Salween).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Mawlamyaing · Xem thêm »

Mạt Pháp

Mạt Pháp (tiếng Trung: Mòfǎ 末法; tiếng Nhật: Mappō 末法), trong tư tưởng Phật giáo Đại thừa Đông Á nhất là Tịnh độ tông, là từ chỉ giai đoạn ở đó các giáo lý mà Phật dạy (Pháp) trở nên mai một (Mạt) và chỉ còn hình thức.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Mạt Pháp · Xem thêm »

Mục Kiền Liên

Mục Kiền Liên cứu mẹ Mục-kiền-liên (tiếng Pali: Moggallāna; Tạng ngữ: མོའུ་འགལ་གྱི་བུ་, chữ Hán: 目犍連; tên Latinh hóa: Maudgalyayana, Mahamaudgalyayana hay Mahāmoggallāna) hay gọi tắt là Mục-liên (目連) (sinh khoảng năm 568 - mất khoảng năm 484 trước Công nguyên ở nước Magadha, nay thuộc miền Bắc Ấn Độ) là một vị Tỳ-kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích-ca Mâu-ni tại thế.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Mục Kiền Liên · Xem thêm »

Mogok

Mogok (မိုးကုတ်,; Shan) là một thành phố 15 vạn dân ở huyện Pyin Oo Lwin, vùng Mandalay, Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Mogok · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Myanmar · Xem thêm »

Myitkyina

Myitkyina (tiếng Miến Điện: မြစ် ကြီး နား မြို့) Là các thành phố thủ phủ bang Kachin của Myanma (Miến Điện), thành phố có cự ly 1.480 km so với Yangon, và 785 km so với Mandalay.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Myitkyina · Xem thêm »

Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Nam Á · Xem thêm »

Nam tông (định hướng)

Nam Tông hay là Nam tông, có thể là.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Nam tông (định hướng) · Xem thêm »

Năm mới

Năm mới là thời gian một năm lịch bắt đầu và phép đếm năm tăng thêm một đơn vị.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Năm mới · Xem thêm »

Ne Win

Ne Win (နေဝင်း; 1910–2002), là một chính khách và tướng lĩnh Myanmar.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ne Win · Xem thêm »

Ngựa Kiền Trắc

Ngựa Kiền Trắc hay Kiền Trắc Mã (tiếng Phạn: Kanthaka) hay còn gọi là ngựa Kiền là con ngựa trắng ưa thích của thái tử gia Tất Đạt Đa (Siddhartha) tức là Phật Thích Ca sau này.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ngựa Kiền Trắc · Xem thêm »

Nghệ thuật Phật giáo

Thai tạng giới Mạn-đà-la (tiếng Phạn: ''garbhadhātumaṇḍala'') Vòng Pháp luân Nghệ thuật Phật giáo là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội họa có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Nghệ thuật Phật giáo · Xem thêm »

Người Động

Người Động (chữ Hán: 侗族, bính âm: Dòngzú; Hán-Việt: Động tộc; tên tự gọi: Gaeml, trong, còn gọi là Kam) là một nhóm sắc tộc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Động · Xem thêm »

Người Bố-lãng

Người Bố Lãng, một vài từ điển phiên thành người Bu-răng (chữ Hán: 布朗族), còn gọi là Bulong hay Blang, là một dân tộc thiểu số thuộc 56 dân tộc được Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Bố-lãng · Xem thêm »

Người Campuchia gốc Việt

Người Campuchia gốc Việt (tiếng Khmer: យួន Yuon) là nhóm người sinh sống tại Campuchia nhưng về mặt huyết thống, xuất phát từ Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Campuchia gốc Việt · Xem thêm »

Người Chơ Ro

Người Chơ Ro còn gọi là người Đơ-Ro, Châu Ro, là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Chơ Ro · Xem thêm »

Người Khmer

Người Khmer (phiên âm: Khơ-me hay Khờ-me, tiếng Khmer: ខ្មែរ, phát âm: hoặc)), trước đây tại Việt Nam có khi gọi là người Miên, là dân tộc cư trú ở nửa phía nam bán đảo Đông Dương. Người Khmer chiếm khoảng 90% dân số tại Campuchia, và một số tại Việt Nam, Thái Lan, Lào... Ngôn ngữ của người Khmer là tiếng Khmer, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á, có mặt khắp Đông Nam Á. Tại Campuchia, chính phủ phân loại công dân làm ba nhóm Khmer. Người Khmer đa số được gọi là người Khmer Kandal (Khmer trung tâm), phân biệt với các sắc tộc Khmer thiểu số là Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và Khmer Loeu (Khmer vùng cao). của Campuchia không hề đề cập đến sắc tộc của công dân.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Khmer · Xem thêm »

Người Khorat Thai

Người Khorat Thai hoặc Korat Thai (tiếng Thái: ไทยโคราช) là nhóm sắc tộc được đặt tên theo nơi định cư chính của họ là tỉnh Nakhon Ratchasima, được gọi một cách không chính thức là "Korat".

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Khorat Thai · Xem thêm »

Người khuyết tật

Biểu tượng thường dùng cho người khuyết tật Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người khuyết tật · Xem thêm »

Người Lào

Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là một phần bắc bán đảo Đông Dương.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Lào · Xem thêm »

Người Lào (Việt Nam)

Người Lào tại Việt Nam, còn gọi tên khác là Lào Bốc hoặc Lào Nọi, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Lào (Việt Nam) · Xem thêm »

Người Môn

Dân tộc Môn (tiếng Myanma: မွန်လူမျိုး)) là một dân tộc ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, họ sống ở khu vực xung quanh biên giới phía Nam Thái Lan và Myanma, là khu vực Hạ Miến Điện. Người Môn là những người đầu tiên ở bán đảo Trung Ấn tiếp nhận Phật giáo Nguyên thủy từ Sri Lanka và truyền bá lại xung quanh. Nhiều vị sư người Môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển Phật giáo ở Thái Lan, Campuchia. Người ta cho rằng người Môn có khoảng 8 triệu dân tự cho mình là hậu duệ của dân tộc Môn và duy trì văn hóa và ngôn ngữ nhưng đa số dân Môn (khoảng 4 triệu người) sử dụng tiếng Myanma hiện đại trong công việc hàng ngày và chỉ đọc được chữ Myanma chứ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Như nhiều dân tộc thiểu số khác tại Miến Điện, họ bị buộc phải đồng hóa vào văn hóa Myanma hoặc buộc phải bỏ đi. Cộng đồng Môn tị nạn đông nhất hiện nay là ở Thái Lan. Nhiều người gốc Môn có vai trò quan trọng trong tôn giáo và chính trường Thái Lan. Vua Rama I có cha và vợ là người Môn. Các cộng đồng nhỏ hơn ở Hoa Kỳ, Úc, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan và một số nước khác trên thế giới. Đa số người Môn sống quanh thành phố Bago hoặc tại những địa điểm kinh đô lịch sử của họ, cảng Mawlamyaing. Họ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể phía Nam vùng đất thấp duyên hải của thành phố Ye. Hình:MonLumyo.jpg Image:MND61.jpg Image:YoungMon.jpg Image:MonVirgins.jpg -->.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Môn · Xem thêm »

Người Mạ

Người Mạ (có tên gọi khác Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn) là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, cư trú chủ yếu tại nam Trung phần.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Mạ · Xem thêm »

Người Miến

Người Miến, còn gọi là người Miến Điện, người Bamar (tiếng Miến Điện: ဗမာလူမျိုး; chuyển tự Latinh: ba ma lu myui:; phiên âm quốc tế) là sắc tộc đông dân nhất ở Myanmar, với tổng số khoảng 30 triệu người, chiếm 68% dân số cả nước.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Miến · Xem thêm »

Người Rakhine

Người Rakhine, trước gọi là người Arakan, là một sắc tộc sinh sống chủ yếu tại Myanma, Bangladesh và Ấn Đ. Người Rakhine là dân tộc đa số ở bang Rakhine ở phía Tây Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Rakhine · Xem thêm »

Người Shan

Người Shan (25px;, ရှမ်းလူမျိုး;;; 傣族) là một sắc tộc thuộc nhóm sắc tộc Thái sử dụng ngữ hệ Tai-Kadai, sống chủ yếu ở bang Shan cùng một số nơi khác của Myanma (các bang như Kachin, Kayin) và các khu vực cận kề tại Trung Quốc, Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Shan · Xem thêm »

Người Thái (Thái Lan)

Người Thái, hay còn gọi là người Xiêm trước kia, một dân tộc phân nhóm của nhóm sắc tộc Thái, là dân tộc chiếm đa số sống tại lãnh thổ Thái Lan và một số khu vực miền nam Trung Quốc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Thái (Thái Lan) · Xem thêm »

Người Thái (Trung Quốc)

Người Thái tại Trung Quốc (tiếng Thái Lặc: tai51 lɯ11, phiên âm Hán-Việt: Thái tộc) là tên gọi được công nhận chính thức cho một vài nhóm sắc tộc sinh sống trong khu vực Châu tự trị người Thái Tây Song Bản Nạp, Châu tự trị người Thái-Cảnh Pha Đức Hoành cùng Huyện tự trị người Thái, người Ngõa Cảnh Mã thuộc địa cấp thị Lâm Thương và Huyện tự trị người Thái, Lạp Hỗ, người Ngõa Mạnh Liên thuộc địa cấp thị Tư Mao (cả hai châu, huyện tự trị này đều ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), nhưng có thể áp dụng mở rộng cho các nhóm tại Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanma khi từ Thái được đặc biệt sử dụng để chỉ Thái Lặc, Shan Trung Hoa hoặc thậm chí các sắc tộc Thái nói chung.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Người Thái (Trung Quốc) · Xem thêm »

Nhiên Đăng Cổ Phật

Tượng Nhiên Đăng Cổ Phật tại Kathmandu, Nepal. Nhiên Đăng Cổ Phật (tiếng Phạn là Dipankara hay Dipanikara) là vị Phật thứ tư trong danh sách 28 vị Phật.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Nhiên Đăng Cổ Phật · Xem thêm »

Norodom Sihamoni

Norodom Sihamoni (sinh 14 tháng 5 năm 1951 tại Phnôm Pênh) là đương kim Quốc vương Campuchia.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Norodom Sihamoni · Xem thêm »

Nyanasamvara Suvaddhana

Somdet Phra Nyanasamvara Somdet Phra Sangharaja Sakalamahasanghaparinayaka (Charoen Suvaḍḍhano) (tiếng Thái: สมเด็จพระญาณสังวร สมเด็จพระสังฆราช สกลมหาสังฆปริณายก (เจริญ สุวฑฒฺโน) là đức thượng phụ tối cao của Phật giáo Thái Lan. Ông sinh ngày 3 tháng 10 năm 1913 với tên gọi Charoen Gajavatra ở tỉnh Kanchanaburi, miền tây Thái Lan và được thọ giới Sa-di khi 14 tuổi. Ông trở thành Đức thượng phụ tối cao năm 1989 và được giới phật tử khắp thế giới tôn kính. Ngày 24 tháng 10 năm 2013, ông viên tịch ở tuổi 100. Tang lễ sẽ kéo dài 30 ngày, trong đó có ba ngày quốc tang. Thi hài của ông được đưa từ bệnh viện tới chùa Wat Bowon Niwet để làm lễ khâm liệm và lễ viếng. Các văn phòng chính phủ và cơ quan giáo dục được lệnh treo cờ rủ trong vòng ba ngày và Thủ tướng Yingluck Shinawatra kêu gọi các công chức cùng công chúng theo dõi 30 ngày tang lễ. AFP cho hay cảnh sát yêu cầu những tụ điểm giải trí trong nước không tổ chức các chương trình nhạc sống hay cho phép nhảy đầm cho tới ngày 8 tháng 11, còn những du khách muốn đến thăm Cung điện hoàng gia Thái Lan không được mặc đồ sáng màu trong thời gian diễn ra tang lễ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Nyanasamvara Suvaddhana · Xem thêm »

Panduranga

Panduranga (Hindi: पाण्डुराग; chữ Hán: ? / Phan-lung, 環王 / Hoàn-vương) là một tiểu quốc tồn tại trong giai đoạn 757 - 1832, tương ứng khu vực hiện nay là Ninh Thuận và Bình Thuận.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Panduranga · Xem thêm »

Phà Ngừm

Phà Ngừm (1316 – 1393), còn gọi là Chậu Phà Ngừm; Phraya Fa Ngum, tên đầy đủ là Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara, sinh ra ở muang Sua, mất ở muang Nan), là vị vua đã sáng lập vương quốc Lan Xang của Lào vào năm 1354. Phà Ngừm là cháu nội của Souvanna Khamphong, chẩu mường xứ muang Sua và là hậu duệ của Khun Lo. Vì cha của Phà Ngừm dụ dỗ một vương phi của Souvanna Khamphong, nên cả hai cha con ông bị đẩy đi làm con tin của muang Sua ở Angkor. Tại đó, ông đã kết hôn cùng công chúa Khmer tên là Keo Keng Nya. Cuối năm 1351, Angkor bị Vương quốc Ayutthaya nổi lên cạnh tranh. Triều đình Angkor giao cho ông chỉ huy một đội quân phần lớn là tướng sĩ người Khmer để đi giành lại sự kiểm soát của Angkor ở miền bắc cao nguyên Khorat. Càng chiến đấu, đội quân của ông càng đông và càng mạnh. Trong trận giao chiến với chẩu mường vùng Viêng Chăn ngày nay, ông không thắng được. Nhưng một quý tộc ở muang Phuan (Cánh đồng Chum ngày nay) tên là Khio Kamyor giúp đỡ ông chinh phạt muang Phan và từ đó đánh tới muang Sua. Chú của Phà Ngừm phải tự sát và Phà Ngừm trở thành thủ lĩnh muang Sua vào năm 1353. Những chiến thắng của ông đã khiến các chẩu mường nhiều nơi phải thần phục. Phà Ngừm tiếp tục phái quân lên phía Bắc và thu phục các chẩu mường ở đó. Điều này đã thách thức Lan Na. Tiếp theo, Phà Ngừm quay lại tấn công vùng Viêng Chăn và dọc sông Mê Công tới tận Nakhon Phanom (Thái Lan) ngày nay, khuất phục các chẩu mường ở đó. Khi đã khuất phục được rất nhiều muang, ông quyết định xây dựng nhà nước Lan Xang Hom Khao (nghĩa đen là "triệu thớt voi che lọng trắng"), đổi tên muang Sua thành Xieng Dong Xieng Thong và lấy đó làm kinh đô, ban hành luật kotmai thammasat Khun Bulom để cai trị đất nước. Angkor không ngăn cản được điều này vì còn phải đối phó với Ayutthaya và Sukhothai. Vì đồng minh của Phà Ngừm ở muang Phuan là Khio Kamyor không theo ông nữa, nên Phà Ngừm đã tiến quân chinh phạt muang Phuan và tấn công sang cả lãnh thổ Đại Việt. Phà Ngừm cai trị đất nước của mình bằng hệ thống chính trị trung ương tập quyền mà ông đã tiếp thu từ Đế quốc Angkor. Hệ thống này trái với hệ thống chính trị-văn hóa Mandala ở Lào trước đó. Ngoài ra, mặc dù người dân theo Phật giáo Thượng tọa bộ, Phà Ngừm lại theo Phật giáo Đại thừa mà ông tiếp thu cũng khi ở Angkor. Trong khi trị vì, Phà Ngừm dựa nhiều vào các tướng lĩnh người Khmer theo vợ chồng ông từ Angkor. Tuy nhiên, sau khi người vợ Khmer của ông qua đời, ông mất đi sự ủng hộ của các tướng lĩnh này. Năm 1374, Phà Ngừm bị các quý tộc nổi dậy phế truất do lạm quyền quấy rối thê thiếp của các quý tộc và bị đầy đi lưu vong ở muang Nan (nay là tỉnh Nan) của Thái Lan. Phà Ngừm qua đời ở muang Nan năm 1393. Kế vị ông là Unhoen, tức vua Samsenethai.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phà Ngừm · Xem thêm »

Phật

Tượng Phật tại Borobudur, Indonesia Phật (chữ Hán: 佛) trong Phật giáo thường dùng để chỉ đến một con người, chính xác hơn là một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí của chúng sinh ấy đã vắng mặt hoàn toàn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử, do đó chúng sinh ấy cũng có những khả năng siêu vượt và hoàn hảo như Lục thông ở mức độ cao nhất, một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật · Xem thêm »

Phật Âm

Phật Âm (zh. fóyīn 佛音, ja. button, sa. buddhaghoṣa, pi. buddhagosa), thế kỷ thứ 4, cũng còn được gọi là Giác Âm, là một Đại luận sư của Thượng tọa bộ (pi. theravāda).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật Âm · Xem thêm »

Phật Ca Diếp

Theo tín ngưỡng Phật giáo, Ca Diếp (tiếng Pāli: Kassapa) là tên gọi của một vị Phật, là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp (Bhaddakappe), và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong các phần viết ra sớm hơn của Đại Tạng Kinh Pali.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật Ca Diếp · Xem thêm »

Phật Câu Lưu Tôn

Trong tín ngưỡng Phật giáo, Câu Lưu Tôn hay Câu Lâu Tôn (tiếng Pali: Kakusandha, tiếng Phạn: Krakucchanda, tiếng Tạng: Khorvadjig) là tên gọi của vị Phật thứ 25, cũng là vị Phật đầu tiên của hiền kiếp (kiếp hiện tại), và là vị Phật thứ 4 trong số Bảy vị Phật quá khứ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật Câu Lưu Tôn · Xem thêm »

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni

Phật Câu Na Hàm Mâu Ni hay Phật Câu Na Hàm (Koṇāgamana Buddha) là một trong số các vị Phật của hiền kiếp.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật Câu Na Hàm Mâu Ni · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo · Xem thêm »

Phật giáo Myanmar

Phật giáo ở Miến Điện (còn gọi là Myanmar) là chủ yếu của Theravada truyền thống, có 89% dân số của đất nước là tín đồ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Myanmar · Xem thêm »

Phật giáo Nguyên thủy

Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Sơ kỳ là cách gọi các tư tưởng Phật giáo thời kỳ đầu, từ khi được Tất-đạt-đa Cồ-đàm giác ngộ, truyền bá cho đến khi Phật giáo bị phân chia thành các bộ, phái.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Nguyên thủy · Xem thêm »

Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với Phật giáo của các nước khác trên thế giới.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Việt Nam · Xem thêm »

Phật giáo Việt tông (Thái Lan)

Phật giáo Việt tông là một tông phái của Phật giáo Thái Lan, du nhập nước Thái từ thế kỷ 18 do di dân người Việt mang đến.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật giáo Việt tông (Thái Lan) · Xem thêm »

Phật Tỳ Bà Thi

Phật Tỳ Bà Thi (Pāli: Vipassī) là tên gọi của vị phật thứ 22 trong 28 vị Phật được miêu tả ở chương 27 của quyển Buddhavamsa.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phật Tỳ Bà Thi · Xem thêm »

Phnôm Pênh

Một nhà sư bước đi qua trước Cung điện Hoàng gia Campuchia ở Phnôm Pênh Phnôm Pênh (tiếng Khmer: ភ្ន៓ពេញ; chuyển tự: Phnum Pénh; IPA), hay Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Phnôm Pênh · Xem thêm »

Plaek Phibunsongkhram

Thống chế Plaek Phibunsongkhram (แปลก พิบูลสงคราม.;; cách khác chép như Pibulsongkram hoặc Pibulsonggram; 14 tháng 7 năm 1897 - 11 tháng 6 năm 1964), địa phương gọi là Chomphon Por (จอมพล ป.), hiện đại gồm gọi là Phibun (Pibul) ở phương Tây, là Thủ tướng Chính phủ và các nhà độc tài quân sự ảo của Thái Lan 1938-1944 và 1948-1957.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Plaek Phibunsongkhram · Xem thêm »

Polonnaruwa

Đức Phật vào lúc tịch diệt tại chùa Gal Vihara ở Polonnaruwa. Những tấm đá cung điện của vua Parakramabahu ở Polonnaruwa. Tượng A-nan-đà đứng bên đức Phật Polonnaruwa đã được vua Vijayabahu I chọn làm kinh đô vào thế kỷ thứ 8 và từ thế kỷ 12, nó là trung tâm của truyền thống Phật giáo Therevada ở Sri Lanka.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Polonnaruwa · Xem thêm »

Pracheachon

Pracheachon hoặc Krom Pracheachon (nghĩa là Hội Liên hiệp Công dân hoặc Hội Liên hiệp Nhân dân) là một đảng phái chính trị Campuchia từng tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 1955, 1958 và 1972.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Pracheachon · Xem thêm »

Prem Tinsulanonda

Tướng Prem Tinsulanonda (tiếng Thái: เปรม ติณสูลานนท์; RTGS: Prem Tinnasulanon; IPA:; sinh ngày 26 tháng 8 năm 1920) là Đại tướng Quân đội hoàng gia Thái Lan đã nghỉ hưu, từng là Thủ tướng Thái Lan từ 03 tháng 3 năm 1980 đến ngày 04 tháng 8, năm 1988.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Prem Tinsulanonda · Xem thêm »

Quốc kỳ Campuchia

Quốc kỳ Campuchia được chọn lại vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa quốc gia này trở lại thời kỳ quân chủ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Quốc kỳ Campuchia · Xem thêm »

Ram Khamhaeng

Ram Khamhaeng (พ่อขุนรามคำแหงมหาราช; Pho Khun Ramkhamhaeng, đọc như tiếng Việt: Ram khăm hẻng; sinh khoảng 1237-1247; mất: 1298) là Vua thứ ba của vương triều Phra Ruang của vương quốc Sukhothai.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ram Khamhaeng · Xem thêm »

Rama III

Rama III, miếu hiệu là Phra Nangklao Chaoyuhua, là vị vua thứ ba của Vương triều Chakri, Xiêm La.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Rama III · Xem thêm »

Ratnasiri Wickremanayake

Ratnasiri Wickremanayake (රත්නසිරි වික්‍රමනායක, ரத்னசிறி விக்கிரமநாயக்க; 5 tháng 5 năm 1933 – 27 tháng 12 năm 2016) là một chính khách Sri Lanka, là thủ tướng Sri Lanka từ 2000 đến 2001 và từ 2005 đến 2010.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Ratnasiri Wickremanayake · Xem thêm »

Sangkum

Sangkum Reastr Niyum (tiếng Khmer: សង្គម រាស្រ្ត និយម; nghĩa là Cộng đồng xã hội chủ nghĩa bình dân) thường được gọi đơn giản là Sangkum, là một tổ chức chính trị do Hoàng thân Norodom Sihanouk của Vương quốc Campuchia thành lập vào năm 1955.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sangkum · Xem thêm »

Sanya Dharmasakti

Sanya Dharmasakti (สัญญา ธรรมศักดิ์; 5 tháng 4 năm 1907 - 6 tháng 1 năm 2002) là một luật sư Thái Lan, giáo sư đại học và chính trị gia.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sanya Dharmasakti · Xem thêm »

Sáu cõi luân hồi

Tác phẩm "Bánh xe luân hồi" tại tu viện Sera, Tây Tạng. Theo quan điểm Phật giáo, tùy vào nghiệp của chúng sinh (những thực thể có ý thức, cảm giác, có sự sống) mà sau khi chết, chúng sinh đó có thể tồn tại dưới dạng thân trung ấm một thời gian (nhiều tài liệu cho rằng thời gian tối đa là 49 ngày).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sáu cõi luân hồi · Xem thêm »

Sử Di Viễn

Sử Di Viễn (chữ Hán: 史彌遠, 1164 - 1233), tên tự là Đồng Thúc (同叔), là Hữu Thừa tướng nhà Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sử Di Viễn · Xem thêm »

Seni Pramoj

Mom Rajawongse Seni Pramoj (26 tháng 5 năm 1905 - 28 tháng 7 năm 1997) (หม่อมราชวงศ์เสนีย์ ปราโมช;. Là một thành viên của gia đình Thái Lan, ông là cháu nội của vua Rama II và là Thủ tướng thứ 6 của Thái Lan giai đoạn 1945-1946.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Seni Pramoj · Xem thêm »

Singapore

Singapore (phiên âm Tiếng Việt: Xin-ga-po), tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Singapore · Xem thêm »

Sirindhorn

Công chúa Maha Chakri Sirindhorn (มหาจักรีสิรินธร), tên khai sinh Công chúa Sirindhorn Debaratanarajsuda Kitivadhanadullasobhak (สิรินธรเทพรัตนสุดา กิติวัฒนาดุลโสภาคย์) vào ngày 2 tháng 4 năm 1955 là con gái thứ hai của vua Bhumibol Adulyadej.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sirindhorn · Xem thêm »

Sisowath Sirik Matak

Rajavong Sisowath Sirik Matak (1914 – 1975) là chính trị gia và Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Khmer, xuất thân từ hoàng tộc Campuchia thuộc vương triều Varman dưới sự trị vì của dòng họ Sisowath.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sisowath Sirik Matak · Xem thêm »

Sok An

Sok An (សុខ អាន; 1950-2017) là một nhà chính trị người Campuchia.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sok An · Xem thêm »

Sri Lanka

Sri Lanka (phiên âm tiếng Việt: Xri Lan-ca), tên chính thức Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka (ශ්රී ලංකා trong Tiếng Sinhala, இலங்கை trong tiếng Tamil; từng được gọi là Ceylon trước năm 1952), tiếng Việt xưa gọi là Tích Lan, là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 33 dặm ngoài khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn Đ. Nước này thường được gọi là Hòn ngọc Ấn Độ Dương.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Sri Lanka · Xem thêm »

Srindravarman

Srindravarman là vị vua của đế quốc Khmer từ năm 1295 đến năm 1308.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Srindravarman · Xem thêm »

Taungoo

Cảnh Taungoo trong một bưu ảnh cũ (Ahuja) Taungoo là một thành phố của Myanma ở Vùng Bago, cách Yangon khoảng 220 km.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Taungoo · Xem thêm »

Tawee Boonyaket

Thawi Bunyaket (ngày 10 tháng 11 năm 1904 - 03 tháng 11 năm 1971, ทวี บุณยเกตุ) là một chính trị gia Thái Lan và Thủ tướng trong thời hạn ngắn.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tawee Boonyaket · Xem thêm »

Tì-kheo

Các tăng sĩ tại Thái Lan Tăng sĩ tại Luang Prabang, Lào đi khất thực Tăng sĩ tại Thái Lan Tì-kheo hayTỳ-kheo (chữ Nho: 比丘) là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là "người khất thực" (khất sĩ 乞士, khất sĩ nam 乞士男).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tì-kheo · Xem thêm »

Tôn giáo

Một số hoạt động tôn giáo trên thế giới. Baha'i giáo, Jaina giáo Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác. Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tôn giáo · Xem thêm »

Tôn giáo tại Sri Lanka

Bản đồ phân bố tôn giáo tại Sri Lanka, D.S. Divisions, 2011. Người dân Sri Lanka là các tín đồ của nhiều tôn giáo khác nhau.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tôn giáo tại Sri Lanka · Xem thêm »

Tông phái Đạo giáo Trung Quốc

Trong Tam giáo thì Nho giáo (儒教) và Đạo giáo (道教) là hai hệ thống tín ngưỡng/tôn giáo bản địa của Trung Quốc; còn Phật giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Đ. Riêng về Đạo giáo, chính tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng Đế 黃帝 - Lão Tử 老子) hay tư tưởng Đạo gia, Vu thuật (巫術, shamanism), và khát vọng trường sinh bất tử đã dẫn đến sự hình thành tôn giáo này.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tông phái Đạo giáo Trung Quốc · Xem thêm »

Từ kinh

Từ kinh (zh. 慈經, pi. mettā-sutta), cũng được gọi là Từ bi kinh, là một bài kinh văn hệ Pali, giúp Phật tử phát huy lòng từ ái.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Từ kinh · Xem thêm »

Thanh tịnh đạo

Thanh tịnh đạo (zh. 清淨道, pi. visuddhi-magga), nghĩa là "con đường dẫn đến thanh tịnh", là tên của một bộ luận cơ bản của Thượng toạ bộ (pi. theravādin), được Phật Âm (pi. buddhaghosa) soạn trong khoảng thế kỉ thứ 5.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thanh tịnh đạo · Xem thêm »

Thawal Thamrong Navaswadhi

Thawan Thamrongnawasawat (ถวัลย์ ธำรงนาวาสวัสดิ์,, Phiên âm thay thế Thawal Thamrong Navaswadhi, ngắn Thamrong), sinh ra Thawan Tharisawat (ถวัลย์ ธารีสวัสดิ์; 21 tháng 11 năm 1901 - 3 tháng 12 năm 1988), là Thủ tướng thứ 8 của Thái Lan từ năm 1946 đến năm 1947.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thawal Thamrong Navaswadhi · Xem thêm »

Thái Đỏ

Thái Đỏ là một dân tộc cư trú ở vùng phía tây tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, và đông nam tỉnh Houaphan, Lào.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thái Đỏ · Xem thêm »

Thái Đen

Thái Đen (tiếng Thái:ไทดำ - ꪼꪕꪒꪾ Tày Đăm) là dân tộc sinh sống chủ yếu tại Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thái Đen · Xem thêm »

Thái Lan

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thái Lan · Xem thêm »

Thái Trắng

Thái Trắng hay Táy Đón, Táy Khao là dân tộc sinh sống tại Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thái Trắng · Xem thêm »

Thích Nhất Hạnh

Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình người Việt Nam.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thích Nhất Hạnh · Xem thêm »

Thích Quảng Đức

Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh Lâm Văn Tức, (1897—11 tháng 6 năm 1963) là một hòa thượng phái Đại thừa, người đã tẩm xăng tự thiêu tại một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thích Quảng Đức · Xem thêm »

Thibaw Min

Thibaw Min cũng TheBaw hoặc Thibaw (tiếng Miến Điện: သီပေါ မင်း, phát âm:; ngày 01 tháng 1 năm 1859 - ngày 19 tháng 12 năm 1916) là vị vua cuối cùng của triều Konbaung của Miến Điện (Myanmar) và cũng là cuối cùng trong lịch sử Miến Điện.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thibaw Min · Xem thêm »

Thingyan

Thingyan (từ bắt nguồn từ tiếng Pali sankanta, nghĩa là sự di chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu) là Tết té nước năm mới của Miến Điện (nay là Myanmar), thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thingyan · Xem thêm »

Thuyết nhất thiết hữu bộ

Thuyết nhất thiết hữu bộ (zh. 說一切有部, sa. sarvāstivādin), còn gọi ngắn gọn là Nhất thiết hữu bộ (zh. 一切有部), là một bộ phái Phật giáo cho rằng mọi sự đều có, đều tồn tại (nhất thiết hữu, sa. "sarvam asti").

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ · Xem thêm »

Thượng tọa

Thượng tọa (chữ Hán: 上座) là một danh hiệu chỉ các vị Tăng sĩ Phật giáo, là một người đã thọ Tỳ kheo giới, nên còn gọi là chung là Tỳ kheo.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thượng tọa · Xem thêm »

Thương-na-hòa-tu

Thương-na-hòa-tu (Hán tự: 商那和修), ngoài ra còn được viết theo phiên âm tiếng Phạn là Shanavasa, Sambhūta, Śāṇavāsi hoặc Sanakavasa, là một tăng sĩ Phật giáo Ấn Độ cổ đại.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Thương-na-hòa-tu · Xem thêm »

Tiếng Pali

Pāli (पाऴि) còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya Trung cổ hay prakrit.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tiếng Pali · Xem thêm »

Tiểu thừa

Tiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna, bo. theg dman) nghĩa là "cỗ xe nhỏ".

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Tiểu thừa · Xem thêm »

Triều Pagan

Triều Pagan là vương triều đầu tiên thống nhất các vùng lãnh thổ mà ngày nay là Myanma.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Triều Pagan · Xem thêm »

Trưởng Lão

Trưởng Lão có thể là.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Trưởng Lão · Xem thêm »

Trường bộ kinh

Trường bộ kinh (zh. 長部經, sa. dīrghāgama, pi. dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm Bộ kinh trong Kinh tạng Phật giáo.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Trường bộ kinh · Xem thêm »

U Nu

Nu(25 tháng 5 năm 1907 - 14 tháng 2 năm 1995), được biết đến như là U Nu (ဦး နု) hoặc Thakin Nu, là một Miến Điện hàng đầ tiểu bang, chính trị gia, quốc gia, và nhân vật chính trị của ngày 20 thế kỷ.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và U Nu · Xem thêm »

Urak Lawoi

Người Urak Lawoi (tiếng Mã Lai: Orang Laut, tiếng Thái: อูรักลาโว้ย U-rak La-woi) là một dân tộc bản địa Malay sống trên các hòn đảo ở biển Andaman ngoài khơi bờ biển phía tây Thái Lan, gồm Phuket, đảo Phi Phi, Jum, Ko Lanta, Bulon, Ko Lipe và Ko Adang, quần đảo Adang.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Urak Lawoi · Xem thêm »

Uthong

U-thongThe Royal Institute.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Uthong · Xem thêm »

Vô ngã

Vô ngã (無我, sa. anātman, pi. anattā), là một trong Ba pháp ấn (sa. trilakṣaṇa) (Tam Pháp Ấn) của sự vật theo Phật giáo.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vô ngã · Xem thêm »

Văn hóa Campuchia

Một nghệ sĩ múa Khmer truyền thống ở Siem Reap Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Đ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Văn hóa Campuchia · Xem thêm »

Văn hóa Lào

Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa b. Sự ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của Lào.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Văn hóa Lào · Xem thêm »

Văn hóa Thái Lan

Băng Cốc Văn hóa Thái Lan là một khái niệm bao hàm những niềm tin và các đặc trưng văn hóa bản địa trên vùng đất mà ngày nay được biết đến như là đất nước Thái Lan hiện đại, cùng với những ảnh hưởng văn hóa đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và ảnh hưởng từ các nền văn hóa sơ sử của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khác.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Văn hóa Thái Lan · Xem thêm »

Võ thuật

Một môn sinh Vovinam Võ thuật (Hán tự: 武術, Hán Việt: Vũ thuật) là kĩ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến thắng đối phương.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Võ thuật · Xem thêm »

Vi diệu pháp

Vi diệu pháp (Abhidhamma) là môn học nghiên cứu về con người và sự tiến hóa hay thụt lùi của nó, cũng áp dụng luôn cho các sinh vật khác (chúng sanh khác) trong và ngoài trái đất.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vi diệu pháp · Xem thêm »

Vương quốc Ayutthaya

Vương quốc Ayutthaya (tiếng Thái: อยุธยา; phiên âm tiếng Việt: A-dút-tha-da) là một vương quốc của người Thái tồn tại từ năm 1351 đến 1767.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vương quốc Ayutthaya · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy

Vương quốc Hanthawaddy (tiếng Myanma: ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်; còn gọi Hanthawaddy Pegu hoặc đơn giản là Pegu) từng là một quốc gia lớn của người Môn cai trị miền Hạ Miến (Myanma) trong thời kỳ 1287-1539.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vương quốc Hanthawaddy · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy phục hồi

Hanthawaddy phục hồi (ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်) là một quốc gia cổ của người Môn, thống trị miền Hạ Miến và một số nơi ở Thượng Miến trong một thời kỳ ngắn ngủi 15 năm (từ năm 1740 đến 1757).

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vương quốc Hanthawaddy phục hồi · Xem thêm »

Vương quốc Sukhothai

Vương quốc Sukhothai (tiếng Thái: อาณาจักรสุโขทัย, phát âm như Xụ-khổ-thay) là một vương quốc cổ của người Thái ở nửa phía Nam của vùng Bắc Thái Lan hiện đại.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Vương quốc Sukhothai · Xem thêm »

Wareru

Wareru (ဝါရီရူး,; 1253–1307) là người sáng lập Vương quốc Ramanya tại Hạ Miến ngày nay.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Wareru · Xem thêm »

Wat Phou

Ngôi đền thượng Wat Phou Wat Phou (Vat Phu) hay chùa Núi là di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Wat Phou · Xem thêm »

Wat Phra Dhammakaya

300px Wat Phra Dhammakaya là một ngôi chùa ở Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Wat Phra Dhammakaya · Xem thêm »

Wat Phra Kaew

Chùa Phật Ngọc ở Bangkok được xem là một chùa linh thiêng nhất ở Thái Lan.

Mới!!: Phật giáo Thượng tọa bộ và Wat Phra Kaew · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy, Nam Tông, Nam tông, Nam tông Phật pháp, Phật Giáo Nam Tông, Phật Giáo Theravada, Phật giáo Nam Tông, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông, Phật giáo Theravada, Phật giáo Therevada, Phật giáo nguyên thuỷ, Phật giáo nguyên thủy, Theravada, Therevada, Thượng Toạ bộ, Thượng Tọa Bộ, Thượng Tọa bộ, Thượng toạ bộ, Thượng tọa bộ, Thượng tọa bộ Phật giáo.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »