Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Phương diện quân Belorussia 3

Mục lục Phương diện quân Belorussia 3

Phương diện quân Byelorussia 3 (tiếng Nga: 3-й Белорусский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

20 quan hệ: Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy, Aleksey Innokent'evich Antonov, Chiến dịch Šiauliai, Chiến dịch Bobruysk, Chiến dịch Gorodok (1943), Chiến dịch Kaunas, Chiến dịch Lublin-Brest, Chiến dịch Minsk, Chiến dịch Mogilev, Chiến dịch Polotsk, Chiến dịch Praha, Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău, Chiến dịch tấn công Memel, Chiến dịch Vilnius, Chiến dịch Vitebsk-Orsha, Chiến tranh Xô-Đức, Phương diện quân, Phương diện quân (Liên Xô), Phương diện quân Belorussia (định hướng), Phương diện quân Tây.

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy (tiếng Nga: Алекса́ндр Миха́йлович Василе́вский) (1895-1977) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng, từ năm 1943 là Nguyên soái Liên bang Xô viết.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy · Xem thêm »

Aleksey Innokent'evich Antonov

(tiếng Nga: Алексе́й Инноке́нтьевич Анто́нов; 1896-1962) là một Đại tướng trong Hồng quân Liên Xô, tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên Xô vào giai đoạn kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, được tặng thưởng Huân chương Chiến thắng Liên Xô vì công lao đã hoạch định các chiến dịch chiến đấu và phối hợp hành động của các mặt trận (người duy nhất tại thời điểm được trao huân chương Chiến thắng không mang hàm nguyên soái và danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong số các công dân Liên Xô được thưởng huân chương Chiến thắng Liên Xô).

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Aleksey Innokent'evich Antonov · Xem thêm »

Chiến dịch Šiauliai

Chiến dịch Šiauliai hay Chiến dịch Shyaulyay diễn ra từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 29 tháng 8 năm 1944 là một trong các hoạt động quân sự lớn của Hồng quân Liên Xô nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã thuộc tiến trình Chiến dịch Bagration trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Šiauliai · Xem thêm »

Chiến dịch Bobruysk

Chiến dịch Bobruysk là một trong ba chiến dịch mở màn cho các hoạt động tấn công lớn nhất năm 1944 của Quân đội Liên Xô trên chiến trường Byelorussia, diễn ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 29 tháng 6 năm 1944, đúng ba năm sau ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Bobruysk · Xem thêm »

Chiến dịch Gorodok (1943)

Chiến dịch Gorodok (1943) là hoạt động quân sự quy mô lớn đầu tiên của Phương diện quân Pribaltic 1 (Liên Xô) kể từ khi nó được đổi tên từ Phương diện quân Kalinin ngày 20 tháng 10 năm 1943. Chiến dịch được thực hiện từ ngày 2 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12 năm 1943 nhằm đánh tiêu hao Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đang phòng thủ trên khu vực đông bắc của cái gọi là "Ban công Byelorussia" do tuyến phòng thủ lồi sang phía đông của quân đội Đức Quốc xã tạo nên. Sau 18 ngày chiến đấu, Quân đội Liên Xô đã đánh bại 11 sư đoàn Đức, trong đó, tiêu diệt 3 sư đoàn; mở rộng khu vực bàn đạp Nevel sang phía tây bắc, phía tây và phía nam, đánh chiếm thị trấn Gorodok, cắt đứt đường sắt Vitebsk - Polotsk và bao vây Vitebsk từ phía tây, phía bắc và phía đông. Mặc dù chưa chiếm được Vitebsk như mục tiêu đề ra nhưng Phương diện quân Pribaltic 1 (Liên Xô) đã cải thiện được thế trận vững chắc trên cánh Bắc của mặt trận Byelorussia, tạo điều kiện để phối hợp với các Phương diện quân Byelorussia 1, 2 và 3 tiến hành thành công Chiến dịch Bagration sau đó nửa năm, đánh đuổi quân đội Đức Quốc xã ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, giải phóng Byelorussia sau 3 năm bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Gorodok (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch Kaunas

Chiến dịch Kaunas (28 tháng 7 - 28 tháng 8 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Kaunas · Xem thêm »

Chiến dịch Lublin-Brest

Chiến dịch Lyublin–Brest hay Chiến dịch Lublin-Brest là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tiếp tục tấn công vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm (tái lập) của quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Lublin-Brest · Xem thêm »

Chiến dịch Minsk

Chiến dịch Minsk, một phần của Chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia vào mùa hè năm 1944, mang mật danh "Bagration", là hoạt động tấn công, hợp vây của quân đội Liên Xô nhằm vào Tập đoàn quân 4 và các đơn vị quân đội Đức Quốc xã đóng ở khu vực Minsk (Belarus) và các vùng phụ cận, diễn ra từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Minsk · Xem thêm »

Chiến dịch Mogilev

Chiến dịch Mogilev (23 tháng 6 - 28 tháng 6 năm 1944) là một trận tấn công của quân đội Liên Xô nhằm vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Mogilev · Xem thêm »

Chiến dịch Polotsk

Chiến dịch Polotsk (29 tháng 6 - 4 tháng 7 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Polotsk · Xem thêm »

Chiến dịch Praha

Chiến dịch Praha là chiến dịch lớn cuối cùng của Quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Praha · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău

Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău hay Chiến dịch tấn công chiến lược Jassy-Kishinev (Ясско-кишинёвская стратегическая наступательная операция,, gọi tắt là Chiến dịch Iaşi-Chişinău hay Chiến dịch Jassy-Kishinev là một chiến dịch tấn công chiến lược của Liên Xô nhằm vào phát xít Đức và các nước phụ thuộc trong Chiến tranh Xô-Đức, diễn ra trên phần đất thuộc Moldova và phía Đông Romania ngày nay. Tên chiến dịch được đặt theo hai thành phố lớn là Iaşi và Chişinău, nơi đánh dấu vị trí diễn ra chiến dịch. Chiến dịch Iaşi-Chişinău diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng 8 năm 1944, do Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân Ukraina 3 thực thi chống lại Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina bao gồm các đơn vị Đức và Romania. Mục tiêu của chiến dịch là đánh tan Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina, thu hồi lãnh thổ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, mở đường vào Romania và bán đảo Balkan. Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău là chiến dịch mở màn cho các hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô trong năm 1944 tại khu vực bán đảo Balkan. Chỉ sau 10 ngày chiến đấu, quân đội Liên Xô đã đánh tan 18 trong số 26 sư đoàn Đức Quốc xã, 12 trong số 23 sư đoàn Romania. Riêng số quân Đức và Romania bị hợp vây tại "cái chảo" lớn ở phía Nam Chişinău và 5 "cái chảo" nhỏ hơn ở Huşi, Vaslui, Birlad, Onesti và Akkerman đã lên đến gần hơn 20 sư đoàn, trong đó có 16 sư đoàn Đức. Tại đó, Tập đoàn quân 6 (Đức) và các tập đoàn quân 3, 4 Romania đều là các đơn vị tái lập sau chiến dịch Stalingrad và được Hitler mệnh danh là những "đạo quân báo thù" nhưng lại bị tiêu diệt một lần nữa tại khu vực Iaşi-Chişinău. Chỉ có Tập đoàn quân 8 và Quân đoàn độc lập 17 (Đức) tạm thời tránh được các đòn tấn công ban đầu do quân đội Liên Xô không hướng mũi tấn công chính vào họ. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của chiến dịch, khi quân đội Liên Xô mở các mũi tấn công sang vùng Transilvania thì các đơn vị này cũng bị thiệt hại nặng, buộc phải bỏ Romania tháo chạy sang Hungary. Chiến dịch Iaşi-Chişinău là một thắng lợi lớn của Hồng quân Liên Xô với việc toàn bộ quân Đức và Romania đồn trú trong khu vực bị bao vây và tiêu diệt, tạo tiền đề cho các cuộc tấn công chiến lược của Hồng quân vào Đông Âu trong các năm 1944 và 1945. Chiến thắng này cũng khiến Romania rời bỏ phe Trục và chuyển sang liên minh với Liên Xô, chống lại nước Đức Quốc xã. Chiến thắng này còn ảnh hưởng đến các đồng minh của Đức và các chính quyền thân Đức trong khu vực. Chính quyền thân Đức tại Bulgaria mặc dù nắm trong tay hai tập đoàn quân nhưng hầu hết sĩ quan chỉ huy các tập đoàn quân này đều đã đứng về lập trường chống lại chế độ Đức Quốc xã. Các cụm tập đoàn quân F và G của Đức ở Nam Tư và Hy Lạp bắt đầu phải tính đến việc rút khỏi bán đảo này khi phong trào chiến tranh du kích chống Đức Quốc xã phát triển và quân đội Liên Xô đang tấn công tỏa ra khắp bán đảo Balkan sau chiến dịch. Chỉ còn các chính quyền Slovakia và Hungary là vẫn giữ lập trường thân Đức và cung cấp các sư đoàn cho quân đội Đức Quốc xã chống lại Liên Xô và các đồng minh.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Memel

Chiến dịch tấn công Memel là một trận tấn công của Hồng quân Liên Xô nhằm vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Xô-Đức thuộc thế chiến thứ hai.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch tấn công Memel · Xem thêm »

Chiến dịch Vilnius

Chiến dịch Vilnius là đòn phát triển tiếp tục tấn công phát huy chiến quả sau Chiến dịch Minsk của Phương diện quân Byelorussia 3 (Liên Xô) chống lại các lực lượng Đức Quốc xã thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (tái lập) và tàn quân của Tập đoàn quân 4 vừa thua trận từ phía Tây Minsk rút về.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Vilnius · Xem thêm »

Chiến dịch Vitebsk-Orsha

Chiến dịch Vitebsk-Orsha là một trong ba chiến dịch mở màn cho các hoạt động tấn công lớn nhất năm 1944 của Quân đội Liên Xô trên Chiến trường Byelorussia, diễn ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 28 tháng 6 năm 1944, đúng ba năm sau ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến dịch Vitebsk-Orsha · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Phương diện quân

Phương diện quân (tiếng Nga: Военный фронт, chữ Hán: 方面軍) là tổ chức quân sự binh chủng hợp thành cấp chiến dịch chiến lược cao nhất của Quân đội Đế quốc Nga, Quân đội Liên Xô (trước đây), đồng thời cũng là một biên chế trong quân đội Đế quốc Nhật Bản (trong Chiến tranh thế giới thứ hai).

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Phương diện quân · Xem thêm »

Phương diện quân (Liên Xô)

Cờ hiệu của 10 Phương diện quân Liên Xô có mặt trong giai đoạn cuối cùng của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại Phương diện quân (tiếng Nga: Фронт) là tổ chức tác chiến cấp chiến lược cao nhất của Hồng quân Liên Xô, trên cấp Tập đoàn quân.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Phương diện quân (Liên Xô) · Xem thêm »

Phương diện quân Belorussia (định hướng)

Phương diện quân Belorussia (tiếng Nga: Белору́сский фро́нт) là phiên hiệu của tổ chức biên chế quân sự của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Phương diện quân Belorussia (định hướng) · Xem thêm »

Phương diện quân Tây

Phương diện quân Tây (tiếng Nga: Западный фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Phương diện quân Belorussia 3 và Phương diện quân Tây · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Phương diện quân Byelorussia 3.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »