Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Người Môn

Mục lục Người Môn

Dân tộc Môn (tiếng Myanma: မွန်လူမျိုး)) là một dân tộc ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, họ sống ở khu vực xung quanh biên giới phía Nam Thái Lan và Myanma, là khu vực Hạ Miến Điện. Người Môn là những người đầu tiên ở bán đảo Trung Ấn tiếp nhận Phật giáo Nguyên thủy từ Sri Lanka và truyền bá lại xung quanh. Nhiều vị sư người Môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển Phật giáo ở Thái Lan, Campuchia. Người ta cho rằng người Môn có khoảng 8 triệu dân tự cho mình là hậu duệ của dân tộc Môn và duy trì văn hóa và ngôn ngữ nhưng đa số dân Môn (khoảng 4 triệu người) sử dụng tiếng Myanma hiện đại trong công việc hàng ngày và chỉ đọc được chữ Myanma chứ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Như nhiều dân tộc thiểu số khác tại Miến Điện, họ bị buộc phải đồng hóa vào văn hóa Myanma hoặc buộc phải bỏ đi. Cộng đồng Môn tị nạn đông nhất hiện nay là ở Thái Lan. Nhiều người gốc Môn có vai trò quan trọng trong tôn giáo và chính trường Thái Lan. Vua Rama I có cha và vợ là người Môn. Các cộng đồng nhỏ hơn ở Hoa Kỳ, Úc, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan và một số nước khác trên thế giới. Đa số người Môn sống quanh thành phố Bago hoặc tại những địa điểm kinh đô lịch sử của họ, cảng Mawlamyaing. Họ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể phía Nam vùng đất thấp duyên hải của thành phố Ye. Hình:MonLumyo.jpg Image:MND61.jpg Image:YoungMon.jpg Image:MonVirgins.jpg -->.

68 quan hệ: Alaungpaya, Anand Panyarachun, Anawrahta, Bago, Myanmar, Bayinnaung, Bi sắt, Các quốc gia Môn ở Myanma, Chùa Shwemawdaw, Chùa Shwethalyaung, Chiến tranh Ayutthaya - Myanma, Chiến tranh Ayutthaya - Myanma (1538–1549), Chiến tranh Konbaung-Hanthawaddy, Chiến tranh Xiêm - Miến Điện (1766-1767), Danh sách vua Myanmar, Dawei, Dvaravati, Ekkathat, Hariphunchai, Hạ Miến, Hsinbyushin, Innwa, Kayin, Kyansittha, Lan Na, Lịch sử Myanmar, Lịch sử Thái Lan, Manisanda, Mawlamyaing, Mông Bì La Các, Mon, Mon (bang), Myanmar, Nghệ thuật Phật giáo, Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, Nguyên Thành Tông, Người Khmer, Người Khmer (Việt Nam), Người Lào, Người Mã Lai, Người Miến, Người Thái (Thái Lan), Nhà Nguyên, Pathein, Pathum Thani (tỉnh), Phật giáo, Phật giáo Thượng tọa bộ, Phetchaburi (tỉnh), Phra Pradaeng (huyện), Phrae (tỉnh), Rama I, ..., Sam Khok (huyện), Tabinshwehti, Tôn giáo tại Campuchia, Thái Lan, Thời kỳ đầu của lịch sử Thái Lan, Thep Sathit (huyện), Tiếng Môn, Tiếng Nyah Kur, Triều Konbaung, U Thant, Văn hóa Myanmar, Vương quốc Hanthawaddy, Vương quốc Hanthawaddy phục hồi, Vương quốc Lavo, Vương triều Chakri, Wareru, Wiang Kum Kam, Yangon. Mở rộng chỉ mục (18 hơn) »

Alaungpaya

Alaungpaya (tiếng Myanma: အလောင်းဘုရား, phiên âm quốc tế: ʔəláuɴ pʰəjá) là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử Myanma, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760.

Mới!!: Người Môn và Alaungpaya · Xem thêm »

Anand Panyarachun

Chữ ký Anand Panyarachun (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1932) là Thủ tướng Thái Lan hai lần giữa giai đoạn 1991-1992 và một lần nữa và năm 1992.

Mới!!: Người Môn và Anand Panyarachun · Xem thêm »

Anawrahta

Anawrahta Minsaw (အနော်ရထာ မင်းစော,; 1015–1078) là một vị vua nhà Pagan, người sáng lập đế quốc Myanma thứ nhất. Ông được các sử gia coi là vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Myanma. Anawrahta đã biến nhà nước của người Miến từ một tiểu quốc ở vùng đất khô ở Thượng Miến thành một đế quốc, tạo lập cơ sở cho đất nước Myanma hiện nay. Lịch sử thành văn của Myanma chỉ chính thức bắt đầu từ khi ông lên ngôi vào năm 1044. Anawrahta đã thống nhất toàn thể thung lũng sông Ayeyarwady, và đó là lần thống nhất đầu tiên trong lịch sử, và đặt các vùng ngoại vi, tức là các nhà nước của người Shan và người Arakan, dưới bá chủ của triều đình Pagan. Ông đã ngăn chặn thành công đế quốc Khmer tiến về bờ biển Tenasserim và vào lưu vực thượng lưu sông Menam, giúp cho Myanma trở thành một trong hai đế quốc ở Đông Nam Á lục địa. Anawrahta đã thực hiện một loạt cải cách xã hội, tín ngưỡng và kinh tế quan trọng để lại những tác động lâu dài tới lịch sử Myanma. Những cải cách xã hội và tín ngưỡng của ông sau đó đã phát triển thành văn hóa Myanma hiện đại. Ông đã cho xây dựng một loạt đập nước, biến vùng đất khô cằn quanh Pagan thành một trung tâm sản xuất lúa gạo ở Thượng Miến, giúp cho Thượng Miến có một cơ sở kinh tế bền vững để dựa vào đó thống trị lưu vực sông Ayeyarwady và các vùng ngoại vi của nó trong các thế kỷ tiếp theo. Ông đã để lại một hệ thống hành chính mạnh mà tất cả các vua nhà Pagan tiếp sau đều áp dụng cho đến tận khi vương triều này bị diệt vong vào năm 1287. Quyền bá chủ bền vững của vương triều Pagan ở lưu vực sông Ayeyarwady đã tạo lập cơ sở cho văn hóa và ngôn ngữ Miến phát triển, cho dân tộc Miến mở rộng phạm vi cư trú ở Thượng Miến. Di sản của Anawrahta đã vượt ra ngoài cả biên giới Myanma hiện đại. Việc ông hậu thuẫn Phật giáo Thượng tọa bộ và việc ông ngăn chặn thành công sự mở rộng về phía tây của đế quốc Khmer, một nhà nước theo đạo Hindu, đã giúp cho tông Phật giáo này có được chỗ dựa an toàn. Ông đã giúp Phật giáo Thượng tọa bộ phục hưng ở Ceylon, quê hương của nó. Sự thành công của triều Pagan đã giúp cho Phật giáo Thượng tọa bộ sau này phát triển ở Lan Na (miền Bắc Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Sukhothai (miền Trung Thái Lan ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), và Đế quốc Khmer ở thế kỷ 13 và 14.

Mới!!: Người Môn và Anawrahta · Xem thêm »

Bago, Myanmar

Thành phố Bago, tên trong quá khứ vinh quang là Pegu, Hanthawaddy, là thủ phủ của vùng Bago.

Mới!!: Người Môn và Bago, Myanmar · Xem thêm »

Bayinnaung

Bayinnaung (ဘုရင့်နောင်,; sinh: 13/11/1516 – mất 11/1581) là vị vua đời thứ ba của nhà Taungoo ở Myanma.

Mới!!: Người Môn và Bayinnaung · Xem thêm »

Bi sắt

Những người đang chơi bi sắt Môn bi sắt (tên gọi quốc tế là pétanque) đã ra đời và phát triển từ rất xa xưa và được nhiều người yêu thích.

Mới!!: Người Môn và Bi sắt · Xem thêm »

Các quốc gia Môn ở Myanma

Người Môn là một trong những tộc người ở Myanma.

Mới!!: Người Môn và Các quốc gia Môn ở Myanma · Xem thêm »

Chùa Shwemawdaw

Chùa Shwemawdaw (ရွှေမောဓော ဘုရား; ကျာ်မုဟ်တ), còn gọi là Chùa Vàng Bago, là một chùa tháp ở Bago, Myanmar.

Mới!!: Người Môn và Chùa Shwemawdaw · Xem thêm »

Chùa Shwethalyaung

Shwethalyaung Buddha Chùa Shwethalyaung là một ngôi chùa ở phía tây của thành phố Bago (Pegu), Miến Điện (Myanmar).

Mới!!: Người Môn và Chùa Shwethalyaung · Xem thêm »

Chiến tranh Ayutthaya - Myanma

Chiến tranh Ayutthya - Myanma là cuộc chiến tranh giữa hai nước láng giềng ở Đông Nam Á. Vương quốc Ayutthaya là một trong những nhà nước tiền thân của Thái Lan hiện đại.

Mới!!: Người Môn và Chiến tranh Ayutthaya - Myanma · Xem thêm »

Chiến tranh Ayutthaya - Myanma (1538–1549)

Chiến tranh Ayutthaya - Myanma (1538–1549) là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên giữa vương quốc Ayutthaya và vương quốc Myanma dưới triều Taungoo.

Mới!!: Người Môn và Chiến tranh Ayutthaya - Myanma (1538–1549) · Xem thêm »

Chiến tranh Konbaung-Hanthawaddy

Chiến tranh Konbaung-Hanthawaddy (tiếng Miến Điện: ကုန်းဘောင်-ဟံသာဝတီ စစ်) là cuộc chiến tranh giữa triều Konbaung triều Hanthawaddy phục hồi của Miến Điện (Myanmar) giai đoạn 1752-1757.

Mới!!: Người Môn và Chiến tranh Konbaung-Hanthawaddy · Xem thêm »

Chiến tranh Xiêm - Miến Điện (1766-1767)

Xiêm La và Miến Điện là hai nước láng giềng nằm ở phía tây của bán đảo Đông Nam Á, vốn có những mối quan hệ phức tạp về nhiều mặt.

Mới!!: Người Môn và Chiến tranh Xiêm - Miến Điện (1766-1767) · Xem thêm »

Danh sách vua Myanmar

Đây là danh sách các vua của Myanma (Miến Điện), bao gồm quốc vương của tất cả các vương quốc chính từng tồn tại trên lãnh thổ Myanmar ngày nay.

Mới!!: Người Môn và Danh sách vua Myanmar · Xem thêm »

Dawei

Dawei (trước đây là Tavoy Tiếng Thái:ทวาย), là một thành phố ở đông nam của Myanma, là thủ phủ của vùng Tanintharyi, nằm cách Yangon khoảng về phía nam bên bờ bắc của sông Dawei.

Mới!!: Người Môn và Dawei · Xem thêm »

Dvaravati

Vị trí và phạm vi ảnh hưởng của Dvaravati Bánh xe luân hồi với các nét mỹ thuật phong cách Dvaravati Đầu tượng Phật theo phong cách Dvaravati Vương quốc Dvaravati (อาณาจักรทวารวดี., đọc là Tha-wa-ra-wa-đi) là một tập hợp các quốc gia đô thị của người Môn ở dọc sông Chao Phraya, với địa điểm nay là Mueang Nakhon Pathom là trung tâm.

Mới!!: Người Môn và Dvaravati · Xem thêm »

Ekkathat

Borommaracha Kasat Bowon Sucharit, Somdet Phra Chao Yu Hua Phra Thi Nang Suriyat Amarin, Chaofa Ekathat, hoặc Krom Khun Anurak Montri, là vị vua thứ 33 và cuối cùng của vương quốc Ayutthaya, trị vì từ 1758 đến ngày 7 tháng Tư 1767 trước khi vương quốc sụp đổ.

Mới!!: Người Môn và Ekkathat · Xem thêm »

Hariphunchai

Cương vực của Haribhunjaya. Hariphunchai, hoặc Haribhunjaya (Hãi Lê Bằng Sai), (tiếng Pali: Haripunjaya) là một vương quốc cổ của người Môn tồn tại suốt nhiều thế kỷ tại nơi là miền Bắc Thái Lan ngày nay.

Mới!!: Người Môn và Hariphunchai · Xem thêm »

Hạ Miến

Hạ Miến, hay theo cách gọi của người Anh là Lower Burma, là vùng đất của Myanma mà triều Konbaung chấp nhận nhượng cho thực dân Anh sau chiến tranh Anh-Miến lần thứ hai (năm 1852) cộng với lãnh thổ của vương quốc Arakan và Tenasserim mà người Anh đã chiếm được vào năm 1826.

Mới!!: Người Môn và Hạ Miến · Xem thêm »

Hsinbyushin

Hsinbyushin (tiếng Miến: ဆင်ဖြူ ရှင်, IPA:; tiếng Thái: พระเจ้า มั ง ระ; 12 tháng 9 năm 1736 - ngày 10 tháng 6 năm 1776) là vua thứ 3 của nhà Konbaung nước Miến Điện (Myanmar), cai trị từ năm 1763 đến năm 1776.

Mới!!: Người Môn và Hsinbyushin · Xem thêm »

Innwa

Innwa là một thành phố của Myanma ở Vùng Mandalay.

Mới!!: Người Môn và Innwa · Xem thêm »

Kayin

Kayin là một bang của Myanma và cũng còn được gọi là bang Karen theo tên của dân tộc Karen.

Mới!!: Người Môn và Kayin · Xem thêm »

Kyansittha

Kyansittha (tiếng Myanma: ကျန်စစ်သား, phiên âm quốc tế:; còn viết: Kyanzittha; 1041–1113) là một vị vua nhà Pagan, Myanma, trị vì từ năm 1084 đến năm 1113.

Mới!!: Người Môn và Kyansittha · Xem thêm »

Lan Na

Lan Na (tiếng Thái: ล้านนา, phát âm như Lán Nà) là tên một vương quốc cổ từng tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến gần cuối thế kỷ 18 ở miền núi phía Bắc của Thái Lan hiện nay.

Mới!!: Người Môn và Lan Na · Xem thêm »

Lịch sử Myanmar

Myanmar có một bề dày lịch sử dài, rực rỡ và tương đối phức tạp.

Mới!!: Người Môn và Lịch sử Myanmar · Xem thêm »

Lịch sử Thái Lan

Lịch sử Thái Lan bắt đầu từ những người Thái di cư vào khu vực Thái Lan hiện nay trong thiên niên kỷ thứ nhất.

Mới!!: Người Môn và Lịch sử Thái Lan · Xem thêm »

Manisanda

Manisanda Khin U (မဏိစန္ဒာ ခင်ဦး) là một công chúa người Môn và là hoàng hậu của 3 đời vua nhà Pagan liên tiếp.

Mới!!: Người Môn và Manisanda · Xem thêm »

Mawlamyaing

Mawlamyine (còn gọi là Mawlamyaing; မတ်မလီု), tên cũ Moulmein, là một thành phố của Myanmar, cách Yangon 300 km về phía đông nam và cách Thaton 70 km về phía nam, nằm ngay cửa sông Thanlwin (Salween).

Mới!!: Người Môn và Mawlamyaing · Xem thêm »

Mông Bì La Các

Khun Borom Rachathirath là tổ tiên theo thần thoại của các sắc tộc Thái, được người Lào và các dân tộc khác coi là tổ phụ của dân tộc mình.

Mới!!: Người Môn và Mông Bì La Các · Xem thêm »

Mon

Mon có thể chỉ đến:;Địa danh.

Mới!!: Người Môn và Mon · Xem thêm »

Mon (bang)

Mon là một bang của Myanma.

Mới!!: Người Môn và Mon (bang) · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Myanmar · Xem thêm »

Nghệ thuật Phật giáo

Thai tạng giới Mạn-đà-la (tiếng Phạn: ''garbhadhātumaṇḍala'') Vòng Pháp luân Nghệ thuật Phật giáo là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau – nhất là các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và hội họa có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng – bắt đầu từ thời ban sơ trước đây 2.500 năm đã phát triển một hệ thống đồ tượng biểu trưng đa dạng và phức tạp.

Mới!!: Người Môn và Nghệ thuật Phật giáo · Xem thêm »

Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc có vùng cư trú truyền thống là lãnh thổ nước Việt Nam hiện nay.

Mới!!: Người Môn và Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam · Xem thêm »

Nguyên Thành Tông

Nguyên Thành Tông (chữ Hán: 元成宗) hay Hoàn Trạch Đốc Khả hãn (ᠥᠯᠵᠡᠶᠢᠲᠦ ᠬᠠᠭᠠᠨ, Өлзийт хаан, Öljeitü qaγan, Öljeytü qaγan, Öljiyt qaγan) (1265- 1307) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyên.

Mới!!: Người Môn và Nguyên Thành Tông · Xem thêm »

Người Khmer

Người Khmer (phiên âm: Khơ-me hay Khờ-me, tiếng Khmer: ខ្មែរ, phát âm: hoặc)), trước đây tại Việt Nam có khi gọi là người Miên, là dân tộc cư trú ở nửa phía nam bán đảo Đông Dương. Người Khmer chiếm khoảng 90% dân số tại Campuchia, và một số tại Việt Nam, Thái Lan, Lào... Ngôn ngữ của người Khmer là tiếng Khmer, một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á, có mặt khắp Đông Nam Á. Tại Campuchia, chính phủ phân loại công dân làm ba nhóm Khmer. Người Khmer đa số được gọi là người Khmer Kandal (Khmer trung tâm), phân biệt với các sắc tộc Khmer thiểu số là Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và Khmer Loeu (Khmer vùng cao). của Campuchia không hề đề cập đến sắc tộc của công dân.

Mới!!: Người Môn và Người Khmer · Xem thêm »

Người Khmer (Việt Nam)

Người Khmer tại Việt Nam (hay còn gọi là Khmer Krom, Khơ-me Crộm, Khơ-me hạ, Khơ-me dưới) là bộ phận dân tộc Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.

Mới!!: Người Môn và Người Khmer (Việt Nam) · Xem thêm »

Người Lào

Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là một phần bắc bán đảo Đông Dương.

Mới!!: Người Môn và Người Lào · Xem thêm »

Người Mã Lai

Người Mã Lai (Melayu; chữ Jawi: ملايو) là một dân tộc Nam Đảo chủ yếu sinh sống trên bán đảo Mã Lai cùng các khu vực ven biển phía đông đảo Sumatra, các khu vực cực nam của Thái Lan, bờ biển phía nam Myanma, quốc đảo Singapore; các khu vực ven biển của đảo Borneo: bao gồm cả Brunei, Tây Kalimantan, vùng ven biển Sarawak và Sabah, cùng các đảo nhỏ nằm giữa các khu vực này - tập hợp lại thành Alam Melayu.

Mới!!: Người Môn và Người Mã Lai · Xem thêm »

Người Miến

Người Miến, còn gọi là người Miến Điện, người Bamar (tiếng Miến Điện: ဗမာလူမျိုး; chuyển tự Latinh: ba ma lu myui:; phiên âm quốc tế) là sắc tộc đông dân nhất ở Myanmar, với tổng số khoảng 30 triệu người, chiếm 68% dân số cả nước.

Mới!!: Người Môn và Người Miến · Xem thêm »

Người Thái (Thái Lan)

Người Thái, hay còn gọi là người Xiêm trước kia, một dân tộc phân nhóm của nhóm sắc tộc Thái, là dân tộc chiếm đa số sống tại lãnh thổ Thái Lan và một số khu vực miền nam Trung Quốc.

Mới!!: Người Môn và Người Thái (Thái Lan) · Xem thêm »

Nhà Nguyên

Nhà Nguyên (chữ Hán: 元朝, Hán Việt: Nguyên triều, tiếng Mông Cổ trung cổ: 70px Dai Ön Yeke Mongghul Ulus; tiếng Mông Cổ hiện đại: 70px Их Юань улс) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập, là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.

Mới!!: Người Môn và Nhà Nguyên · Xem thêm »

Pathein

Thành phố Pathein là thủ phủ của Vùng Ayeyarwady ở Myanma.

Mới!!: Người Môn và Pathein · Xem thêm »

Pathum Thani (tỉnh)

Tỉnh Pathum Thani (ปทุมธานี) là một tỉnh (changwat) ở miền Trung của Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Pathum Thani (tỉnh) · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Người Môn và Phật giáo · Xem thêm »

Phật giáo Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông là một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa, xuất hiện đầu tiên ở Sri Lanka, rồi sau đó được truyền rộng rãi ra nhiều xứ ở Đông Nam Á. Ngày nay, Thượng tọa bộ Phật giáo vẫn rất phổ biến ở Sri Lanka và Đông Nam Á, đồng thời cũng có nhiều tín đồ phương Tây.

Mới!!: Người Môn và Phật giáo Thượng tọa bộ · Xem thêm »

Phetchaburi (tỉnh)

Tỉnh Phetchaburi (thường viết tắt Phet'buri; tiếng Thái: เพชรบุรี) là một tỉnh (changwat) ở miền Trung của Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Phetchaburi (tỉnh) · Xem thêm »

Phra Pradaeng (huyện)

Phra Pradaeng (พระประแดง) là một huyện (amphoe) của tỉnh Samut Prakan, Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Phra Pradaeng (huyện) · Xem thêm »

Phrae (tỉnh)

Phrae (tiếng Thái Lan: แพร่) là một tỉnh ở miền Bắc Thái Lan trong thung lũng sông Yom.

Mới!!: Người Môn và Phrae (tỉnh) · Xem thêm »

Rama I

Rama I, miếu hiệu là Phrabat Somdej Phra Buddha Yotfa Chulaloke là vị vua đầu tiên của Vương triều Chakri, Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Rama I · Xem thêm »

Sam Khok (huyện)

Sam Khok (สามโคก) là một huyện (amphoe) ở phía bắc của tỉnh Pathum Thani, miền trung Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Sam Khok (huyện) · Xem thêm »

Tabinshwehti

Tabinshwehti (16 tháng 4, 1516 – 30 tháng 4, 1550) là vua của Taungoo, Miến Điện (Myanmar) từ 1530 cho đến 1550, và là người sáng lập nên Đế quốc Taungoo hùng mạnh.  Đặt căn cứ ở vùng thung lũng sông Sittaung, Tabinshwehti và người anh rể Bayinnaung bắt đầu những chiến thuật quân sự vào năm 1534 chống lại vương quốc Hanthawaddy, sau đó đã chinh phục được Hanthawaddy vốn mạnh hơn nhưng không thống nhất và sát nhập nó vào Taungoo hoàn toàn năm 1541.

Mới!!: Người Môn và Tabinshwehti · Xem thêm »

Tôn giáo tại Campuchia

Phật giáo là tôn giáo chính thức của Campuchia.

Mới!!: Người Môn và Tôn giáo tại Campuchia · Xem thêm »

Thái Lan

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

Mới!!: Người Môn và Thái Lan · Xem thêm »

Thời kỳ đầu của lịch sử Thái Lan

Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Thời kỳ đầu của lịch sử Thái Lan · Xem thêm »

Thep Sathit (huyện)

Thep Sathit (เทพสถิต) là một huyện (‘‘amphoe’’) ở tây nam tỉnh Chaiyaphum, phía đông Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Thep Sathit (huyện) · Xem thêm »

Tiếng Môn

Tiếng Môn (ဘာသာ မန်; မွန်ဘာသာ) là ngôn ngữ của người Môn, một dân tộc sống tại Myanmar và Thái Lan.

Mới!!: Người Môn và Tiếng Môn · Xem thêm »

Tiếng Nyah Kur

Tiếng Nyah Kur là một ngôn ngữ Nam Á, được nói bởi hậu duệ của những người Môn tại Dvaravati (người Nyah Kur), Thái Lan ngày nay.

Mới!!: Người Môn và Tiếng Nyah Kur · Xem thêm »

Triều Konbaung

Triều Konbaung (tiếng Myanma: ကုန်းဘောင်ခေတ), hoặc triều Cống Bảng theo tiếng Hán, là vương triều cuối cùng ở Miến Điện, thành lập năm 1752 và diệt vong năm 1885.

Mới!!: Người Môn và Triều Konbaung · Xem thêm »

U Thant

Thant (22 tháng 1 năm 190925 tháng 11 năm 1974), gọi kính trọng là U Thant là một nhà ngoại giao người Miến Điện và là Tổng Thư ký thứ ba của Liên Hiệp Quốc từ năm 1961 đến năm 1971; là người ngoài châu Âu đầu tiên giữ chức vụ này.

Mới!!: Người Môn và U Thant · Xem thêm »

Văn hóa Myanmar

Văn hóa của Myanmar chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và người Môn.

Mới!!: Người Môn và Văn hóa Myanmar · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy

Vương quốc Hanthawaddy (tiếng Myanma: ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်; còn gọi Hanthawaddy Pegu hoặc đơn giản là Pegu) từng là một quốc gia lớn của người Môn cai trị miền Hạ Miến (Myanma) trong thời kỳ 1287-1539.

Mới!!: Người Môn và Vương quốc Hanthawaddy · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy phục hồi

Hanthawaddy phục hồi (ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်) là một quốc gia cổ của người Môn, thống trị miền Hạ Miến và một số nơi ở Thượng Miến trong một thời kỳ ngắn ngủi 15 năm (từ năm 1740 đến 1757).

Mới!!: Người Môn và Vương quốc Hanthawaddy phục hồi · Xem thêm »

Vương quốc Lavo

Vương quốc Lavo (tiếng Thái: เมืองละโว้) là một thể chế chính trị ở tả ngạn sông Chao Phraya trong thung lũng Thượng Chao Phraya, tồn tại từ khoảng thế kỷ 7 cho đến năm 1388.

Mới!!: Người Môn và Vương quốc Lavo · Xem thêm »

Vương triều Chakri

Triều đại Chakri cai trị Thái Lan kể từ khi thiết lập thời đại Ratthanakosin năm 1782 sau khi vua Taksin của Thonburi đã bị tuyên bố là điên và kinh đô của Xiêm được dời đến Bangkok.

Mới!!: Người Môn và Vương triều Chakri · Xem thêm »

Wareru

Wareru (ဝါရီရူး,; 1253–1307) là người sáng lập Vương quốc Ramanya tại Hạ Miến ngày nay.

Mới!!: Người Môn và Wareru · Xem thêm »

Wiang Kum Kam

Chùa Wat Kuu Kham Wiang Kum Kam là một khu định cư xưa, bị ngập nước và bị bỏ hoang hơn 700 năm, có niên đại trước Chiang Mai nay được phục hồi dọc theo sông Ping.

Mới!!: Người Môn và Wiang Kum Kam · Xem thêm »

Yangon

Yangon hay Ngưỡng Quang (ရန်ကုန်, MLCTS rankun mrui) trước đây gọi là Rangoon là thành phố lớn nhất Myanma (trước đây là Miến Điện)) với dân số 4.082.000 (2005). Thành phố nằm ở ngã ba sông Yangon và sông Bago, cách Vịnh Martaban 30 km. Tọa độ của Yangon là 16°48' vĩ bắc, 96°09' độ kinh đông (16.8, 96.15), theo múi giờ UTC/GMT +6:30 h. Tháng 11 năm 2005, Hội đồng hành chính quân sự Myanma đã quyết định dời đô từ Yangon về Naypyidaw thuộc tỉnh Mandalay. Naypyidaw chính thức trở thành thủ đô mới của Myanma từ ngày 26 tháng 3 năm 2006. So với các thành phố lớn ở Đông Nam Á, Yangon tương đối kém phát triển. Việc bùng nổ xây dựng phần lớn là do đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc và Singapore. Nhiều cao ốc thương mại và nhà ở đã được xây dựng ở trung tâm thành phố. Yangon có nhiều tòa nhà thời thuộc địa nhất Đông Á hiện nay. Các văn phòng chính phủ ở trong các tòa nhà được xây thời thuộc địa (ví dụ: Tòa án Tối cao Myanma, Tòa thị chính, Chợ Bogyoke và Bệnh việc đa khoa đang được đưa vào kế hoạch gia cố nâng cấp.

Mới!!: Người Môn và Yangon · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Môn, Người Mon.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »