Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)

Mục lục Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất)

Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm các chiến trường ở Đông Âu và Trung Âu.

77 quan hệ: Alexander von Linsingen, Alfred von Briesen, August von Mackensen, Đế quốc Áo-Hung, Đồng minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga, Bộ đội xung kích, Cụm tập đoàn quân (Đức Quốc Xã), Chiến dịch Đông Phổ (1914), Chiến dịch Faustschlag, Chiến dịch Serbia (Thế chiến thứ nhất), Chiến dịch tấn công Švenčionys, Chiến dịch tấn công Bug, Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów, Chiến dịch tấn công hồ Naroch, Chiến tranh giành độc lập Ukraina, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cuộc tổng tấn công của Brusilov, Cuộc tổng tấn công của Kerensky, Danh sách điểm cực trị của Nga, Erich von Falkenhayn, Erich von Manstein, Fedor von Bock, Felix Barth, Felix Graf von Bothmer, Franz Graf Conrad von Hötzendorf, Friedrich von Bernhardi, Friedrich von Scholtz, Hans Hartwig von Beseler, Hans von Seeckt, Helmuth Johannes Ludwig von Moltke, Hermann Balck, Hermann Hoth, Hermann von Eichhorn, Hugh Walpole, Johannes Blaskowitz, Joseph Joffre, Lục quân Đế quốc Áo-Hung, Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất, Leopold của Bayern, Liên minh Trung tâm, Manfred von Richthofen, Max von Gallwitz, Mặt trận Ý (Chiến tranh thế giới thứ nhất), Otto von Emmich, Rákosi Mátyás, Remus von Woyrsch, Rumpler C.I, Tác chiến chiều sâu, Tổng tấn công Mùa xuân 1918, Trận Łódź (1914), ..., Trận Bolimov, Trận Caporetto, Trận Cer, Trận Champagne lần thứ hai, Trận Champagne lần thứ nhất, Trận Gumbinnen, Trận hồ Masuren lần thứ hai, Trận hồ Masuren lần thứ nhất, Trận Kolubara, Trận Komarów (1914), Trận Kraśnik, Trận Krivolak, Trận Lemberg (1914), Trận Limanowa-Lapanów, Trận Neuve Chapelle, Trận sông Aisne lần thứ hai, Trận sông Marne lần thứ hai, Trận sông Marne lần thứ nhất, Trận sông Wisla, Trận Stallupönen, Trận Tannenberg, Trận Verdun, Trận Ypres lần thứ hai, Vladimir Ilyich Lenin, Wilhelm von Leeb, 1917, 30 tháng 8. Mở rộng chỉ mục (27 hơn) »

Alexander von Linsingen

Alexander Adolf August Karl von Linsingen (10 tháng 2 năm 1850 – 5 tháng 6 năm 1935) là một chỉ huy quân sự của Đức, làm đến cấp Thượng tướng.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Alexander von Linsingen · Xem thêm »

Alfred von Briesen

Alfred von Briesen (29 tháng 7 năm 1849 – 12 tháng 11 năm 1914 tại Wloclawek) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã tham gia trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được phong quân hàm Thượng tướng Bộ binh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Alfred von Briesen · Xem thêm »

August von Mackensen

August von Mackensen, tên khai sinh là Anton Ludwig Friedrich August Mackensen (6 tháng 12 năm 1849 – 8 tháng 11 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời kỳ đế quốc.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và August von Mackensen · Xem thêm »

Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và một phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburg ở châu Âu.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Đế quốc Áo-Hung · Xem thêm »

Đồng minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga

Đồng minh can thiệp vào Nội chiến Nga (Интервенция союзников в Россию) đề cập đến sự can thiệp vũ trang của các nước Đồng minh vào cuộc Nội chiến Nga trong giai đoạn từ 1918-1920.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Đồng minh can thiệp vào cuộc Nội chiến Nga · Xem thêm »

Bộ đội xung kích

Bộ đội xung kích là các đơn vị bộ đội được thành lập với mục đích dẫn đầu các cuộc tấn công quân sự.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Bộ đội xung kích · Xem thêm »

Cụm tập đoàn quân (Đức Quốc Xã)

Cụm tập đoàn quân (tiếng Đức: Heeresgruppe) là tổ chức tác chiến cấp chiến lược cao nhất của Quân đội Đức Quốc xã, trên cấp Tập đoàn quân.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Cụm tập đoàn quân (Đức Quốc Xã) · Xem thêm »

Chiến dịch Đông Phổ (1914)

Chiến dịch tấn công Đông Phổ đã diễn ra trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cuộc tiến công của quân đội Đế quốc Nga vào tỉnh Đông Phổ thuộc Đế quốc Đức trong tháng 8 và tháng 9 năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch Đông Phổ (1914) · Xem thêm »

Chiến dịch Faustschlag

Chiến dịch Faustschlag (có thể dịch là Quả thụi, Cú đấm hoặc Tiếng sét) là một chiến dịch tấn công của khối Liên minh Trung tâm trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 18 tháng 2 cho đến ngày 3 tháng 3 năm 1918, sau khi Lev D. Trotsky rời khỏi vòng đàm phán.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch Faustschlag · Xem thêm »

Chiến dịch Serbia (Thế chiến thứ nhất)

Chiến dịch Serbia là tên của một chuỗi các trận giao tranh giữa Vương quốc Serbia và Vương quốc Montenegro với các nước Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Áo-Hung, Đế quốc Đức và Vương quốc Bulgaria kéo dài từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến tháng 11 năm 1915 tại Serbia và một phần nhỏ khu vực Bosna và Hercegovina, là một phần của Mặt trận Balkan trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch Serbia (Thế chiến thứ nhất) · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Švenčionys

Chiến dịch tấn công Švenčionys, hay còn gọi là Cuộc tổng tấn công Sventiany là một chiến dịch quân sự chủ yếu là do Tập đoàn quân số 10 của Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Hermann von Eichhorn nhằm vào Tập đoàn quân số 10 của Đế quốc Nga dưới sự chỉ huy của tướng Yevgeniy Radkevich, trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch tấn công Švenčionys · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Bug

Chiến dịch tấn công Bug là một trong 3 chiến dịch quân sự do khối Liên minh Trung tâm tổ chức nhằm vào quân đội Nga vào cuối năm 1915 trên Mặt trận phía Đông của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch tấn công Bug · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów

Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów là một chiến dịch quân sự lớn do khối Liên minh Trung tâm tổ chức nhằm vào quân đội Nga trên Mặt trận phía Đông của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów · Xem thêm »

Chiến dịch tấn công hồ Naroch

Chiến dịch tấn công hồ Naroch là một trận đánh giữa Quân đội Đế quốc Nga và Quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 18 tháng 3 cho đến ngày 14 tháng 4 năm 1916.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến dịch tấn công hồ Naroch · Xem thêm »

Chiến tranh giành độc lập Ukraina

Chiến tranh giành độc lập Ukraina là giai đoạn xảy ra xung đột kiểu chiến tranh giữa các lực lượng chính trị và quân sự khác nhau, kéo dài từ 1917 đến 1921, dẫn đến việc thành lập và phát triển một nước cộng hòa Ukraina, sau này là nước CHXHCN Xô viết Ukraina trong thành phần Liên Xô.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến tranh giành độc lập Ukraina · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Cuộc tổng tấn công của Brusilov

Chiến dịch tấn công Brusilov là cuộc tấn công diễn ra từ 4 tháng 6 đến ngày 20 tháng 9 năm 1916 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất của Đế quốc Nga nhằm vào Đế quốc Áo-Hung tại Galicia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Cuộc tổng tấn công của Brusilov · Xem thêm »

Cuộc tổng tấn công của Kerensky

Cuộc tổng tấn công của Kerensky hay chiến dịch Kerensky, còn gọi là cuộc Tổng tấn công lần thứ hai của Brusilov, là đợt tấn công cuối cùng của quân đội Nga trong đệ nhất thế chiến.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Cuộc tổng tấn công của Kerensky · Xem thêm »

Danh sách điểm cực trị của Nga

Các điểm cực của Nga Đây là danh sách các điểm cực và cao nhất tại Nga.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Danh sách điểm cực trị của Nga · Xem thêm »

Erich von Falkenhayn

Erich von Falkenhayn Erich von Falkenhayn (11 tháng 9 năm 1861 - 8 tháng 4 năm 1922) là một trong các chỉ huy quan trọng của quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Erich von Falkenhayn · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Erich von Manstein · Xem thêm »

Fedor von Bock

Fedor von Bock (3 tháng 12 năm 1880 – 4 tháng 5 năm 1945) là một Thống chế quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Fedor von Bock · Xem thêm »

Felix Barth

Felix Barth (12 tháng 10 năm 1851 tại Lichtenwalde ở Chemnitz – 22 tháng 9 năm 1931 ở Dresden) là một sĩ quan quân đội Sachsen, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Felix Barth · Xem thêm »

Felix Graf von Bothmer

Felix Graf von Bothmer (10 tháng 12 năm 1852 – 18 tháng 3 năm 1937) là một tướng lĩnh quân đội Đức, đã góp phần ngăn chặn Chiến dịch tấn công Brusilov của Nga vào năm 1916.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Felix Graf von Bothmer · Xem thêm »

Franz Graf Conrad von Hötzendorf

Franz Xaver Joseph Conrad von Hötzendorf, hoặc Bá tước Francis Conrad von Hötzendorf (11 tháng 11 năm 1852 – 25 tháng 8 năm 1925) là quân nhân người Áo và ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Franz Graf Conrad von Hötzendorf · Xem thêm »

Friedrich von Bernhardi

Friedrich Adolf Julius von Bernhardi (22 tháng 11 năm 1849 – 11 tháng 12 năm 1930) là tướng lĩnh quân đội Phổ và là một nhà sử học quân sự quan trọng trong thời đại của ông, là người có nguồn gốc Đức - Estonia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Friedrich von Bernhardi · Xem thêm »

Friedrich von Scholtz

Friedrich von Scholtz (24 tháng 3 năm 1851 tại Flensburg – 30 tháng 4 năm 1927 tại Ballenstedt) là một tướng lĩnh quân đội Đức, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Friedrich von Scholtz · Xem thêm »

Hans Hartwig von Beseler

Hans Hartwig von Beseler (27 tháng 4 năm 1850 – 20 tháng 12 năm 1921) là một Thượng tướng trong quân đội Đức.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hans Hartwig von Beseler · Xem thêm »

Hans von Seeckt

Johannes Friedrich "Hans" von Seeckt (22 tháng 4 năm 1866 – 27 tháng 12 năm 1936) là một vị Sĩ quan Quân đội Đức, ông là người có công gầy dựng lực lượng Quân đội Liên bang Đức (Reichswehr) trong thời kỳ Cộng hòa Weimar.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hans von Seeckt · Xem thêm »

Helmuth Johannes Ludwig von Moltke

Helmuth Johannes Ludwig von Moltke (23 tháng 5 năm 1848, Biendorf – 18 tháng 6 năm 1916, Berlin), còn được gọi là Moltke Nhỏ để phân biệt với người bác của mình là Thống chế Bá tước Moltke, là Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức từ năm 1906 cho đến cuối năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Helmuth Johannes Ludwig von Moltke · Xem thêm »

Hermann Balck

Hermann Balck (7 tháng 12 năm 1893 – 29 tháng 11 năm 1982) một sĩ quan quân đội Đức, đã tham gia cả Chiến tranh thế giới thứ nhất lẫn thứ hai và được thăng đến cấp Thượng tướng Thiết giáp (General der Panzertruppe).

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hermann Balck · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hermann Hoth · Xem thêm »

Hermann von Eichhorn

Mộ Hermann von Eichhorn (1918) ở nghĩa trang Invalidenfriedhof (Berlin). Hermann Emil Gottfried von Eichhorn (13 tháng 2 năm 1848 – 30 tháng 7 năm 1918) là một sĩ quan quân đội Phỏ, về sau đã lên quân hàm Thống chế trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hermann von Eichhorn · Xem thêm »

Hugh Walpole

Sir Hugh Walpole Seymour, (ngày 13 tháng 3 năm 1884 - ngày 01 tháng 6 năm 1941) là một nhà văn Anh sinh ra ở New Zealand.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Hugh Walpole · Xem thêm »

Johannes Blaskowitz

Johannes Albrecht Blaskowitz (10 tháng 7 năm 1883 – 5 tháng 2 năm 1948) là một Đại tướng quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Johannes Blaskowitz · Xem thêm »

Joseph Joffre

Joseph Jacques Césaire Joffre (12 tháng 1 năm 1852 - 3 tháng 1 năm 1931) là Thống chế Pháp gốc Catalan, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp từ 1914 đến 1916 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Joseph Joffre · Xem thêm »

Lục quân Đế quốc Áo-Hung

Lục quân Đế quốc Áo-Hung là lực lượng lục quân của Đế quốc Áo-Hung tồn tại từ năm 1867 khi đế quốc này được thành lập cho đến năm 1918 khi đế quốc này tan rã sau thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất trước khối Hiệp ước.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Lục quân Đế quốc Áo-Hung · Xem thêm »

Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất

Quốc kỳ Đế quốc Áo-Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung là nước thuộc khối quân sự Liên minh Trung tâm gồm Đế quốc Đức, Đế quốc Ottoman và Bungary.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Lịch sử đế quốc Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất · Xem thêm »

Leopold của Bayern

Leopold Maximilian Joseph Maria Arnulf, Vương tử của Bayern (9 tháng 2 năm 1846 – 28 tháng 9 năm 1930), sinh ra tại München, là con trai của Vương tử Nhiếp chính Luitpold của Bayern (1821 – 1912) và người vợ của ông này là Đại Công nương Augusta của Áo (1825 – 1864).

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Leopold của Bayern · Xem thêm »

Liên minh Trung tâm

Franz Joseph I của Đế quốc Áo-Hung: Ba vị toàn quyền của phe Liên minh Trung tâm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Liên minh Trung tâm là một trong hai khối quân sự đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 đến năm 1918; đối thủ của họ là phe Hiệp ước.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Liên minh Trung tâm · Xem thêm »

Manfred von Richthofen

Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (2 tháng 5 năm 1892 – 21 tháng 4 năm 1918) là phi công ách chủ bài của Không quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, biệt danh "Nam tước Đỏ" (Der Rote Baron), nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 80 máy bay đối phương.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Manfred von Richthofen · Xem thêm »

Max von Gallwitz

Max Karl Wilhelm von Gallwitz (2 tháng 5 năm 1852 tại Breslau – 18 tháng 4 năm 1937 tại Napoli) là Thượng tướng pháo binh quân đội Đức thời kỳ Đế quốc.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Max von Gallwitz · Xem thêm »

Mặt trận Ý (Chiến tranh thế giới thứ nhất)

Mặt trận Ý (Chiến tranh thế giới thứ nhất) là nơi diễn ra những trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất giữa Ý và Đế quốc Áo-Hung cùng với các đồng minh của họ.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Mặt trận Ý (Chiến tranh thế giới thứ nhất) · Xem thêm »

Otto von Emmich

Otto von Emmich Albert Theodor Otto Emmich, từ năm 1912 là von Emmich (4 tháng 7 năm 1848 tại Minden – 22 tháng 12 năm 1915 tại Hannover) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Otto von Emmich · Xem thêm »

Rákosi Mátyás

Chân dung Thủ tướng Rákosi Mátyás Rákosi Mátyás (9 tháng 3 năm 1892- 5 tháng 2 năm 1971), tên khai sinh là Mátyás Rosenfeld, là một nhà chính trị, nhà hoạt động cách mạng theo Chủ nghĩa Cộng sản Hungary, sinh ra ở vùng đất mà ngày nay là Serbia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Rákosi Mátyás · Xem thêm »

Remus von Woyrsch

Martin Wilhelm Remus von Woyrsch (4 tháng 2 năm 1847 – 6 tháng 8 năm 1920) là một Thống chế của Phổ đã từng tham chiến trong các cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Chiến tranh Pháp-Đức và Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Remus von Woyrsch · Xem thêm »

Rumpler C.I

Rumpler C.I là kiểu máy bay trinh sát hai tầng cánh hai chỗ ngồi được Không quân đế quốc Đức (Luftstreitkräfte) sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Rumpler C.I · Xem thêm »

Tác chiến chiều sâu

Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky trong bộ quân phục Tư lệnh Quân khu (''Командующий войсками военного округа'') - một tác giả quan trọng của học thuyết. Tác chiến chiều sâu (Tiếng Nga: Теория глубокой операции | Teoriya glubokoy operazhy; tiếng Anh: Deep operations) hay Chiến đấu có chiều sâu là một học thuyết quân sự của Hồng quân Liên Xô được phát triển trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới bởi các nhà chiến lược và lý luận quân sự xuất sắc của Hồng quân mà nổi bật là Nguyên soái Liên Xô M.N. Tukhachevsky, A.A. Svechin, N.E. Varfolomeev, V.K. Triandafillov, G.S. Isserson.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Tác chiến chiều sâu · Xem thêm »

Tổng tấn công Mùa xuân 1918

Cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918, còn gọi là Các cuộc Tổng tấn công Ludendorff, Trận chiến của Hoàng đế (Kaiserschlacht)David Raab, Battle of the Piave: Death of the Austro-Hungarian Army, 1918, trang 59 hay Chiến dịch LudendorffSpencer C. Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 438-442.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Tổng tấn công Mùa xuân 1918 · Xem thêm »

Trận Łódź (1914)

Trận Łódź là trận đánh giữa tập đoàn quân số 9 Đức do thượng tướng kỵ binh August von Mackensen chỉ huy với phương diện quân Tây Bắc của Nga do tướng Nikolai V. Ruzsky chỉ huy trên chiến trường Đông Âu thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 11 tháng 11 cho đến ngày 16 tháng 12 năm 1914 gần thành phố Łódź, Ba Lan thuộc Nga.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Łódź (1914) · Xem thêm »

Trận Bolimov

Trận Bolimov là trận đánh diễn ra vào ngày 31 tháng 1 1915 giữa đế quốc Nga và đế quốc Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Bolimov · Xem thêm »

Trận Caporetto

Trận Caporetto là trận đánh diễn ra giữa Ý và Đế quốc Áo-Hung có sự yểm trợ của Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra từ ngày 24 tháng 10 đến 9 tháng 11 năm 1917 tại Caporetto thuộc thung lũng Isonzo, ngày nay là Kobarid (Slovenia).

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Caporetto · Xem thêm »

Trận Cer

Trận Cer (Tiếng Serbia: Церска битка/Cerska bitka; Tiếng Đức: Schlacht von Cer; Tiếng Hungary: Ceri csata), hay còn gọi là Trận sông Jadar (Јадарска битка/Jadarska bitka, Schlacht von Jadar, Jadar csata) là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Áo-Hung và Serbia vào tháng 8 năm 1914, giai đoạn mở đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Áo-Hung bắt đầu tấn công Serbia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Cer · Xem thêm »

Trận Champagne lần thứ hai

Trận Champagne lần thứ hai là một trận đánh lớn diễn ra giữa Đế chế Đức và Đệ tam Cộng hòa Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 6 tháng 11 năm 1915 tại Champagne, nước Pháp, mà kết thúc là thất bại của quân Pháp.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Champagne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận Champagne lần thứ nhất

̪̼ Trận Champagne lần thứ nhất, còn gọi là Trận chiến Mùa đông Champagne, là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 20 tháng 12 năm 1914 cho đến ngày 17 tháng 3 năm 1915 tại miền Champagne (Pháp), giữa Tập đoàn quân số 4 Pháp do tướng Fernand Louis Langle de Cary chỉ huy và Tập đoàn quân số 3 Đức do tướng Karl von Einem chỉ huy.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Champagne lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Gumbinnen

Trận Gumbinnen là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Nga và Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vào ngày 20 tháng 8 năm 1914 tại Gumbinnen, vùng Đông Phổ.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Gumbinnen · Xem thêm »

Trận hồ Masuren lần thứ hai

Trận hồ Masuren lần thứ hai, còn gọi là Trận chiến Mùa đông Masuren, diễn ra từ ngày 7 đến ngày 22 tháng 2 năm 1915 trên Mặt trận phía Đông thời Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận hồ Masuren lần thứ hai · Xem thêm »

Trận hồ Masuren lần thứ nhất

Trận hồ Masuren lần thứ nhất là một trận đánh tiêu biểu trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 9 cho đến ngày 14 tháng 9 năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận hồ Masuren lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận Kolubara

Trận Kolubara (Tiếng Đức: Schlacht an der Kolubara, Tiếng Serbia: Kolubarska bitka, Колубарска битка) là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Áo-Hung và Serbia vào tháng 11 và tháng 12 năm 1914 tại mặt trận Serbia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Kolubara · Xem thêm »

Trận Komarów (1914)

Trận Komarów (Tiếng Đức: Schlacht von Komarów; Tiếng Nga: Битва при Комарове) là một trận đánh giữa Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Nga, một phần của Trận Galicia, Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 26 tháng 8 cho đến ngày 2 tháng 9 năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Komarów (1914) · Xem thêm »

Trận Kraśnik

Trận Kraśnik là một trận giao tranh giữa Quân đội Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Nga trong trận Galicia của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 23 tháng 8 cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Kraśnik · Xem thêm »

Trận Krivolak

Trận Krivolak (Tiếng Bulgaria: Криволашко сражение) là một trận đánh trong Thế chiến thứ nhất diễn ra từ ngày 21 tháng 10 đến 22 tháng 11 năm 1915 giữa Vương quốc Bulgaria và Pháp, một phần của Chiến dịch Serbia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Krivolak · Xem thêm »

Trận Lemberg (1914)

Trận Lemberg là trận đánh diễn ra giữa đế quốc Nga và đế quốc Áo-Hung từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 11 tháng 9 1914 trong thế chiến thứ nhất tại Lemberg, Galicia.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Lemberg (1914) · Xem thêm »

Trận Limanowa-Lapanów

Trận Limanowa-Lapanów là một trận đánh trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 6 cho đến ngày 12 tháng 12 năm 1914.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Limanowa-Lapanów · Xem thêm »

Trận Neuve Chapelle

Trận Neuve Chapelle là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 10 tháng 3 cho đến ngày 13 tháng 3 năm 1915 giữa Tập đoàn quân số 1 của Vương quốc Anh và Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức tại Artois.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Neuve Chapelle · Xem thêm »

Trận sông Aisne lần thứ hai

Trận sông Aisne lần thứ hai, còn gọi là Trận Chemin des Dames (La bataille du Chemin des Dames, hoặc là Seconde bataille de l'Aisne), là một trận chiến tiêu biểu giữa Pháp và Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận sông Aisne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận sông Marne lần thứ hai

Trận sông Marne lần thứ hai, còn gọi là Cuộc Tổng tấn công Marne-ReimsRandal Gray, Kaiserschlacht 1918: The Final German Offensive, trang 6 hoặc là Trận chiến Reims (15 tháng 7 - 16 tháng 9 năm 1918) là một trận đánh lớn trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận sông Marne lần thứ hai · Xem thêm »

Trận sông Marne lần thứ nhất

Trận sông Marne lần thứ nhất là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Đức và liên quân Anh - Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 5 tháng 9 cho đến ngày 12 tháng 9 năm 1914 tại sông Marne gần thủ đô Paris của Pháp.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận sông Marne lần thứ nhất · Xem thêm »

Trận sông Wisla

Trận sông Wisla, còn gọi là Trận đánh vì Warszawa lần thứ nhất hay Trận Ivangorod (Deblin) là một trận đánh trên Mặt trận phía Đông thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã kéo dài từ ngày 28 tháng 9 cho đến ngày 31 tháng 10 năm 1914 tại Trung Âu.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận sông Wisla · Xem thêm »

Trận Stallupönen

Trận Stallupönen là một trận đánh ở Trung Âu trên Mặt trận phía Đông, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đồng thời là trận đánh lớn đầu tiên giữa quân đội Đế quốc Nga và Đế quốc Đức tại vùng Đông Phổ.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Stallupönen · Xem thêm »

Trận Tannenberg

Trận Tannenberg (Tiếng Đức:Schlacht bei Tannenberg, Tiếng Nga:Битва при Танненберге) là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Đức tại Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1914 gần Allenstein thuộc Đông Phổ.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Tannenberg · Xem thêm »

Trận Verdun

Trận Verdun là một trận lớn chính của mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Verdun · Xem thêm »

Trận Ypres lần thứ hai

Trận Ypres lần thứ hai là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 22 tháng 4 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1915.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Trận Ypres lần thứ hai · Xem thêm »

Vladimir Ilyich Lenin

Vladimir Ilyich LeninВладимир Ильич Ленин Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô Nhiệm kỳ 30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Alexey Rykov Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Nhiệm kỳ 8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Alexey Rykov Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô Nhiệm kỳ 17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924 Kế nhiệm Joseph Stalin Tiểu sử Đảng Đảng Cộng sản Liên Xô Sinh 22 tháng 4 năm 1870Simbirsk, Đế quốc Nga Mất 21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi) Gorki, Liên Xô Quốc tịch Liên Xô Tôn giáo Không Hôn nhân Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская) Chữ kí 100px Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Vladimir Ilyich Lenin · Xem thêm »

Wilhelm von Leeb

Wilhelm Ritter von Leeb (5 tháng 9 năm 1876 – 29 tháng 4 năm 1956) là một trong những thống chế Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tư lệnh cụm tập đoàn quân C đánh Pháp và tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc bao vây Leningrad trong chiến dịch Barbarossa.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và Wilhelm von Leeb · Xem thêm »

1917

1917 (số La Mã: MCMXVII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và 1917 · Xem thêm »

30 tháng 8

Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ 242 (243 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ nhất) và 30 tháng 8 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến tranh Nga - Đức lần I, Chiến tranh Nga-Đức lần 1, Chiến tranh Nga-Đức lần I, Chiến tranh Nga-Đức lần thứ 1, Chiến tranh Nga-Đức lần thứ nhất, Chiến tranh Đức - Nga lần 1, Chiến tranh Đức - Nga lần I, Chiến tranh Đức - Nga lần thứ nhất, Chiến tranh Đức-Nga lần 1, Chiến tranh Đức-Nga lần I, Chiến tranh Đức-Nga lần thứ 1, Chiến tranh Đức-Nga lần thứ nhất, Chiến trường Đông Âu (Thế chiến thứ nhất), Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất), Mặt trận Đông Âu (Chiến tranh thế giới thứ nhất), Mặt trận Đông Âu (Thế chiến thứ nhất).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »