Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Mômen lưỡng cực từ

Mục lục Mômen lưỡng cực từ

Moment từ Mômen từ, hay mômen lưỡng cực từ (magnetic dipole moment) là đại lượng vật lý, đặc trưng cho độ mạnh yếu của nguồn từ.

59 quan hệ: Đômen từ, Định lý Earnshaw, Độ từ hóa, Điện động lực học lượng tử, Điện tử học spin, Đơn đômen, Đường cong từ hóa, Đường cong từ nhiệt, Bohr magneton, Cặp electron, Cổ địa từ, Cộng hưởng từ hạt nhân, Chụp ảnh từ, Dị hướng từ tinh thể, Felix Bloch, Hans Georg Dehmelt, Hành tinh, Hệ hai trạng thái lượng tử, Hiệu ứng Hall spin, Hiệu ứng từ quang Kerr, Kính hiển vi điện tử quét có phân tích phân cực, Kính hiển vi Lorentz, Khử từ, Lực kháng từ, Lepton, Máy đo từ proton, Mômen lưỡng cực điện, Nam châm samarium coban, Năng lượng vi từ, Neutron, Nguyên tử, Nguyên tử hydro, Nước nặng, Phản hạt, Phản hydro, Phản sắt từ, Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert, Polykarp Kusch, Richard Feynman, Sao Hải Vương, Sắt từ, Siêu thuận từ, Từ điện trở chui hầm, Từ điện trở siêu khổng lồ, Từ giảo, Từ hóa, Từ hóa dư, Từ hóa dư tự nhiên, Từ học vi mô, Từ kế, ..., Từ quyển Sao Mộc, Từ trễ, Từ trường, Thí nghiệm Stern–Gerlach, Thế năng, Thuận từ, Tinh thể học, Truyền mômen spin, William Daniel Phillips. Mở rộng chỉ mục (9 hơn) »

Đômen từ

Sự phân chia thành các đômen từ trong màng mỏng hợp kim NiFe quan sát trên kính hiển vi điện tử truyền qua Lorentz ở chế độ Fresnel. Các đường đen, trắng là các vách đômen, mũi tên chỉ chiều của mômen từ trong các đômen. Trong quá trình từ hóa, cấu trúc đômen bị thay đổi Đômen từ (xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh: magnetic domain) là những vùng trong chất sắt từ mà trong đó các mômen từ hoàn toàn song song với nhau tạo nên từ độ tự phát của vật liệu sắt từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Đômen từ · Xem thêm »

Định lý Earnshaw

Định lý Earnshaw là một định lý trong điện động lực học cổ điển, phát biểu về trạng thái cân bằng không bền của các điện tích điểm hoặc các lưỡng cực từ trong điện trường hoặc từ trường không đổi.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Định lý Earnshaw · Xem thêm »

Độ từ hóa

Độ từ hóa hay từ độ (tiếng Anh: Magnetization) là một đại lượng sử dụng trong từ học được xác định bằng tổng mômen từ nguyên tử trên một đơn vị thể tích của vật từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Độ từ hóa · Xem thêm »

Điện động lực học lượng tử

Trong vật lý hạt, điện động lực học lượng tử (QED) là lý thuyết trường lượng tử tương đối tính của điện động lực học.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Điện động lực học lượng tử · Xem thêm »

Điện tử học spin

Điện tử học spin (tiếng Anh: spintronics) là một ngành đa lĩnh vực mà mục tiêu chính là thao tác và điều khiển các bậc tự do của spin trong các hệ chất rắn.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Điện tử học spin · Xem thêm »

Đơn đômen

Đơn đômen (tiếng Anh: Single domain) là một dạng cấu trúc từ của vật từ gồm các hạt, mà mỗi hạt được cấu tạo bởi một đômen từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Đơn đômen · Xem thêm »

Đường cong từ hóa

Đường cong từ hóa có dạng tuyến tính trong các chất thuận từ và nghịch từ Đường cong từ hóa (hay đầy đủ là đường cong từ hóa ban đầu) là đồ thị mô tả quá trình từ hóa vật từ từ trạng thái ban đầu chưa nhiễm từ (trạng thái khử từ), mà thể hiện trên đồ thị là sự thay đổi của tính chất từ (thông qua giá trị của từ độ, cảm ứng từ...) theo giá trị của từ trường ngoài.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Đường cong từ hóa · Xem thêm »

Đường cong từ nhiệt

Đường cong từ nhiệt (tiếng Anh: thermomagnetic curve) là thuật ngữ trong ngành từ học, chỉ đường cong mô tả sự phụ thuộc nhiệt độ của độ từ hóa của các vật liệu từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Đường cong từ nhiệt · Xem thêm »

Bohr magneton

Bohr magneton (thường được ký hiệu là μB) là một đại lượng vật lý được đặt theo tên nhà vật lý Niels Bohr.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Bohr magneton · Xem thêm »

Cặp electron

Quỹ đạo phân tử mô tả liên kết hóa trị (trái) và cực trị (bên phải) trong một phân tử 2 nguyên tử. Trong cả hai trường hợp, liên kết được tạo ra bởi sự hình thành một cặp electron. Trong hóa học một cặp electron, hay cặp điện tử, cặp Lewis, bao gồm hai điện tử có cùng quỹ đạo phân tử nhưng lại có spin ngược nhau.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Cặp electron · Xem thêm »

Cổ địa từ

Cổ địa từ (Paleomagnetism) là môn nghiên cứu các dấu vết lưu giữ từ trường Trái Đất thời quá khứ trong các đá núi lửa, trầm tích, hoặc các di vật khảo cổ học.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Cổ địa từ · Xem thêm »

Cộng hưởng từ hạt nhân

Cộng hưởng từ hạt nhân (viết tắt NMR-Nuclear Magnetic Resonance) là hiện tượng một hạt nhân nguyên tử nằm trong từ trường hấp thu hoặc phát xạ một bức xạ điện từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Cộng hưởng từ hạt nhân · Xem thêm »

Chụp ảnh từ

chế độ Fresnel, cho tương phản về các vách đômen 90o và các gợn sóng. Chụp ảnh từ (tiếng Anh: Magnetic imaging) hay đầy đủ là Chụp ảnh cấu trúc từ là thuật ngữ trong ngành từ học và vật liệu từ, chỉ tên gọi chung của các kỹ thuật quan sát và ghi lại cấu trúc điện từ của vật rắn, mà cụ thể là các vật liệu từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Chụp ảnh từ · Xem thêm »

Dị hướng từ tinh thể

Dị hướng từ tinh thể là dạng năng lượng trong các vật có từ tính có nguồn gốc liên quan đến tính đối xứng tinh thể và sự định hướng của mômen từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Dị hướng từ tinh thể · Xem thêm »

Felix Bloch

Felix Bloch (23.10.1905 – 10.9.1983) là nhà vật lý học người Mỹ gốc Thụy Sĩ, đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1952 chung với Edward Mills Purcell.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Felix Bloch · Xem thêm »

Hans Georg Dehmelt

Hans Georg Dehmelt (9 tháng 9 năm 1922, 7 tháng 3 năm 2017) là nhà vật lý thực nghiệm người Mỹ gốc Đức, đã phát triển kỹ thuật bẫy ion cùng với Wolfgang Paul, và cùng được trao chung một nửa Giải Nobel Vật lý năm 1989.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Hans Georg Dehmelt · Xem thêm »

Hành tinh

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium, và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vi thể hành tinh.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Hành tinh · Xem thêm »

Hệ hai trạng thái lượng tử

Trong cơ học lượng tử, một hệ hai trạng thái là một hệ có 2 trạng thái lượng tử khả thi, ví dụ spin của một hạt spin-1/2 như electron có thể nhận giá trị +ħ/2 hoặc −ħ/2, với ħ là hằng số Planck rút gọn.Một ví dụ thường được nghiên cứu trong vật lý nguyên tử, là sự thay đổi trạng thái của nguyên tử từ bình thường sang trạng thái kích thích.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Hệ hai trạng thái lượng tử · Xem thêm »

Hiệu ứng Hall spin

Hiệu ứng Hall spin là một hiệu ứng được dự đoán bởi nhà vật lý người Nga Mikhail I.Dyakonov và Vladimir I.Perel vào năm 1971.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Hiệu ứng Hall spin · Xem thêm »

Hiệu ứng từ quang Kerr

Hiệu ứng từ quang Kerr (tiếng Anh: Magneto-optic Kerr effect, viết tắt là MOKE) là một hiệu ứng quang từ mà ở đó ánh sáng phản xạ trên các bề mặt của bị từ hóa thì bị thay đổi cả về tính chất phân cực cũng như độ phản xạ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Hiệu ứng từ quang Kerr · Xem thêm »

Kính hiển vi điện tử quét có phân tích phân cực

Sơ đồ nguyên lý của SEMPA SEMPA, là tên viết tắt của Scanning electron microscope with polarisation analysis (Kính hiển vi điện tử quét có phân tích phân cực) là kỹ thuật chụp ảnh cấu trúc từ bằng kính hiển vi điện tử quét, dựa trên việc ghi lại độ phân cực spin của chùm điện tử thứ cấp phát ra từ bề mặt mẫu vật rắn khi có chùm điện tử hẹp quét trên bề mặt.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Kính hiển vi điện tử quét có phân tích phân cực · Xem thêm »

Kính hiển vi Lorentz

Kính hiển vi Lorentz hay đầy đủ là Kính hiển vi điện tử truyền qua Lorentz là tên gọi của một loại kính hiển vi điện tử truyền qua, được sử dụng để phân tích cấu trúc từ của vật rắn dựa trên hiện tượng lệch quỹ đạo của điện tử dưới tác dụng của lực Lorentz do tương tác với trường tĩnh điện và từ trường của mẫu vật rắn khi truyền qua vật.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Kính hiển vi Lorentz · Xem thêm »

Khử từ

Khử từ (Degaussing) là quá trình giảm hoặc loại bỏ Từ hóa dư cho một khối vật liệu hay thiết bị.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Khử từ · Xem thêm »

Lực kháng từ

vật liệu sắt từ cho phép xác định lực kháng từ.Lực kháng từ, đôi khi còn được gọi là trường kháng từ, hoặc trường đảo từ, là một đại lượng ngoại sử dụng trong ngành từ học, được định nghĩa bằng giá trị của từ trường cần đặt vào để triệt tiêu từ độ hoặc cảm ứng từ của vật từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Lực kháng từ · Xem thêm »

Lepton

Lepton (tiếng Việt đọc là Lép tôn hay Lép tông) là những hạt cơ bản, có spin bán nguyên (spin) không tham gia vào tương tác mạnh, nhưng tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Lepton · Xem thêm »

Máy đo từ proton

Máy đo từ proton (Proton Magnetometer), còn gọi là Máy đo từ Tuế sai Proton (Proton Precession Magnetometer) hay Máy đo từ Cộng hưởng từ Hạt nhân, là máy đo từ hoạt động dựa trên đo tần số tín hiệu tuế sai của proton tức hạt nhân Hydro 1H1 khi trục quay của hạt nhân định hướng lại theo trường từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Máy đo từ proton · Xem thêm »

Mômen lưỡng cực điện

Trong vật lý, moment lưỡng cực điện là một đại lượng đo về sự tách biệt của các điện tích dương và âm trong một hệ hạt điện tích.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Mômen lưỡng cực điện · Xem thêm »

Nam châm samarium coban

Nam châm samarium-côban (đôi khi được viết gọn là nam châm SmCo, hoặc còn được gọi là nam châm nhiệt độ cao) là một loại nam châm đất hiếm mạnh, dựa trên hợp chất của hai kim loại chính là samarium (Sm) và côban (Co), cộng với một số nguyên tố phụ gia khác.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Nam châm samarium coban · Xem thêm »

Năng lượng vi từ

phương trình Landau-Liftshitz-Gilbert Năng lượng vi từ (tiếng Anh: Micromagnetic energy) là tổng hợp các dạng năng lượng thể hiện các tương tác vi mô giữa các mômen từ với nhau và với trường tương tác bên ngoài trong một vật sắt từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Năng lượng vi từ · Xem thêm »

Neutron

Neutron (tiếng Việt đọc là nơ t-rôn hay nơ t-rông) là một hạt hạ nguyên tử có trong thành phần hạt nhân nguyên tử, trung hòa về điện tích và có khối lượng bằng 1,67492716(13) × 10−27 kg.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Neutron · Xem thêm »

Nguyên tử

Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân ở trung tâm bao quanh bởi đám mây điện tích âm các electron.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Nguyên tử · Xem thêm »

Nguyên tử hydro

Mô phỏng một nguyên tử hydro cho thấy đường kính bằng xấp xỉ hai lần bán kính mô hình Bohr. (Ảnh mang tính minh họa) Một nguyên tử hydro là một nguyên tử của nguyên tố hóa học hydro.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Nguyên tử hydro · Xem thêm »

Nước nặng

Nước nặng là nước chứa một tỷ lệ đồng vị đơteri (deuterium) cao hơn thông thường, hoặc là đơteri ôxít, D2O hay ²H2O, hoặc là đơteri proti ôxít, HDO hay H¹H²O.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Nước nặng · Xem thêm »

Phản hạt

Phản hạt của một hạt sơ cấp là hạt có cùng khối lượng như hạt đã cho, song có một hoặc một số tính chất vật lý khác cùng độ lớn nhưng có chiều ngược lại.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Phản hạt · Xem thêm »

Phản hydro

Ngược với hydro, phản hydro có một phản proton và một positron. Phản Hydro là nguyên tố phản vật chất tương ứng với hydro.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Phản hydro · Xem thêm »

Phản sắt từ

Cấu trúc từ của vật liệu phản sắt từ, gồm 2 phân mạng spin đối song và bằng nhau Phản sắt từ là nhóm các vật liệu từ có trật tự từ mà trong cấu trúc gồm có 2 phân mạng từ đối song song và cân bằng nhau về mặt giá trị.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Phản sắt từ · Xem thêm »

Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert

Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert (Landau-Lifshitz-Gilbert equation, viết tắt là phương trình LLG) là một phương trình vi phân đạo hàm riêng được đặt tên theo các nhà vật lý Lev Landau, Evgeny Lifshitz và T. L. Gilbert mô tả chuyển động hồi chuyển của mômen từ hay độ từ hóa trong chất rắn.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Phương trình Landau-Lifshitz-Gilbert · Xem thêm »

Polykarp Kusch

Polykarp Kusch (26.01.1911 – 20.3.1993) là nhà vật lý người Mỹ gốc Đức đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1955 chung với Willis Lamb cho việc xác định chính xác của ông là mômen lưỡng cực từ của điện tử lớn hơn giá trị lý thuyết của nó, do đó dẫn đến việc xem xét lại và đổi mới trong Điện động lực học lượng tử (quantum electrodynamics).

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Polykarp Kusch · Xem thêm »

Richard Feynman

Richard Phillips Feynman (11 tháng 5, 1918 – 15 tháng 2, 1988) là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ được biết đến với công trình về phương pháp tích phân đường trong cơ học lượng tử, lý thuyết điện động lực học lượng tử, và vật lý của tính siêu lỏng của heli lỏng siêu lạnh, cũng như trong vật lý hạt với đề xuất của ông về mô hình parton.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Richard Feynman · Xem thêm »

Sao Hải Vương

Sao Hải Vương là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Sao Hải Vương · Xem thêm »

Sắt từ

Đường cong từ trễ - Đặc trưng quan trọng nhất của chất sắt từ Sắt từ là các chất có từ tính mạnh, hay khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài, mà tiêu biểu là sắt (Fe), và tên gọi "sắt từ" được đặt cho nhóm các chất có tính chất từ giống với sắt.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Sắt từ · Xem thêm »

Siêu thuận từ

Siêu thuận từ (tiếng Anh: Superparamagnetism) là một hiện tượng, một trạng thái từ tính xảy ra ở các vật liệu từ, mà ở đó chất biểu hiện các tính chất giống như các chất thuận từ, ngay ở dưới nhiệt độ Curie hay nhiệt độ Neél.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Siêu thuận từ · Xem thêm »

Từ điện trở chui hầm

Từ điện trở chui hầm hay Từ điện trở xuyên hầm, (tiếng Anh: Tunnelling magnetoresistance, thường viết tắt là TMR) là một hiệu ứng từ điện trở xảy ra trong các màng mỏng đa lớp có các lớp sắt từ được ngăn cách bởi các lớp điện môi.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ điện trở chui hầm · Xem thêm »

Từ điện trở siêu khổng lồ

Cấu trúc tinh thể của vật liệu gốm kiểu perovskite có khả năng cho hiệu ứng CMRTừ điện trở siêu khổng lồ (tiếng Anh: Colossal magnetoresistance, viết tắt là CMR) là một hiệu ứng từ điện trở xảy ra trong các vật liệu gốm, ôxit có cấu trúc kiểu perovskite mà trong đó sự thay đổi của điện trở suất của vật liệu dưới tác dụng của từ trường ngoài đạt tới vài cấp so với giá trị ban đầu của nó.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ điện trở siêu khổng lồ · Xem thêm »

Từ giảo

đám mây điện tử: a) dạng đối xứng cầu: không có từ giảo; b) không có đối xứng cầu: có từ giảo Từ giảo (tiếng Anh: magnetostriction) là hiện tượng hình dạng, kích thước của các vật từ (thường là sắt từ) bị thay đổi dưới tác dụng của từ trường ngoài (từ giảo thuận) hoặc ngược lại, tính chất từ của vật từ bị thay đổi khi có sự thay đổi về hình dạng và kích thước (từ giảo nghịch).

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ giảo · Xem thêm »

Từ hóa

Cấu trúc từ của màng mỏng hợp kim permalloy (dày 20 nm) thay đổi trong quá trình từ hóa (ảnh quan sát bằng kính hiển vi Lorentz Philips CM20. Từ hóa là quá trình thay đổi các tính chất từ (cấu trúc từ, mômen từ...) của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ hóa · Xem thêm »

Từ hóa dư

Từ hóa dư (Remanence) hoặc Từ dư là từ hóa còn giữ lại trong một khối vật liệu sắt từ (như sắt) sau khi từ trường bên ngoài đã dỡ bỏ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ hóa dư · Xem thêm »

Từ hóa dư tự nhiên

Từ hóa dư tự nhiên (Natural remanent magnetization, NRM) là từ hóa vĩnh cửu của những khoáng vật từ tính có trong đá hay trầm tích ở tự nhiên.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ hóa dư tự nhiên · Xem thêm »

Từ học vi mô

Vi từ học hay Từ học vi mô (tiếng Anh: Micromagnetism) là một lĩnh vực, một phương pháp nghiên cứu cấu trúc và các tính chất vi mô của vật liệu và linh kiện từ tính dựa trên việc xác định các tương tác giữa các mômen từ hoặc giữa mômen từ với từ trường ngoài ở thang vĩ mô (kích thước dưới mức micromet).

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ học vi mô · Xem thêm »

Từ kế

Từ kế hay máy đo từ là thiết bị dùng để đo đạc cường độ và có thể cả hướng của từ trường trong vùng đặt cảm biến từ trường.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ kế · Xem thêm »

Từ quyển Sao Mộc

Từ quyển của Sao Mộc là khoang rỗng trong luồng gió mặt trời sinh ra bởi từ trường của hành tinh này.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ quyển Sao Mộc · Xem thêm »

Từ trễ

Đường cong từ trễ của hai loại vật liệu sắt từ, vật liệu từ cứng và vật liệu từ mềm, và các thông số của vật liệu được xác định trên đường cong từ trễTừ trễ (tiếng Anh: magnetic hysteresis) là hiện tượng bất thuận nghịch giữa quá trình từ hóa và đảo từ ở các vật liệu sắt từ do khả năng giữ lại từ tính của các vật liệu sắt từ.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ trễ · Xem thêm »

Từ trường

Từ trường của một thanh nam châm hình trụ. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ như nam châm.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Từ trường · Xem thêm »

Thí nghiệm Stern–Gerlach

Thí nghiệm Stern–Gerlach: các nguyên tử Bạc bay qua một từ trường không đồng đều và bị lệch hướng lên hoặc xuống phụ thuộc vào spin của chúng. Thí nghiệm Stern–Gerlach chỉ ra rằng hướng không gian của mômen động lượng bị lượng tử hóa.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Thí nghiệm Stern–Gerlach · Xem thêm »

Thế năng

Trong cơ học, thế năng là trường thế vô hướng của trường véctơ lực bảo toàn.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Thế năng · Xem thêm »

Thuận từ

nam châm nhỏ, độc lập, không tương tác.Thuận từ là những chất có từ tính yếu (trong ngành từ học xếp vào nhóm phi từ, có nghĩa là chất không có từ tính).

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Thuận từ · Xem thêm »

Tinh thể học

Tinh thể học là ngành khoa học thực nghiệm nghiên cứu sự sắp xếp của các nguyên tử ở thể rắn.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Tinh thể học · Xem thêm »

Truyền mômen spin

Spin torque transfer (chưa có thuật ngữ tiếng Việt chính xác, có thể tạm dịch đơn giản là Sự truyền mômen spin) là một hiệu ứng vật lý mô tả sự truyền mômen động lượng spin của một điện tử cho một mômen từ mà kết quả của quá trình là mômen từ bị quay đi theo chiều của mônen xung lượng spin đó.

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và Truyền mômen spin · Xem thêm »

William Daniel Phillips

William Daniel Phillips (sinh ngày 5.11.1948 tại Wilkes-Barre, Pennsylvania) là nhà vật lý người Mỹ đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1997 (chung với Steven Chu và Claude Cohen-Tannoudji).

Mới!!: Mômen lưỡng cực từ và William Daniel Phillips · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Momen từ, Mômen từ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »