Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Messiah

Mục lục Messiah

Samuel xức dầu cho David, Dura Europos, Syria, niên đại: Thế kỷ 3 CN. Messiah (tiếng Việt: Mê-si-a, dịch nghĩa là "người được xức dầu") được xem là một vị cứu tinh đến giải phóng một nhóm người, phổ biến nhất trong các tôn giáo Abraham.

32 quan hệ: Abraham, Anrê Tông đồ, Augustinô thành Hippo, Ân điển, Bahá'u'lláh, Belial, Bethlehem, Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma, Các nhà thờ chính tòa ở Tây Ban Nha, Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước, Cuộc thập tự chinh thứ nhất, Dụ ngôn Lazarus và phú ông, Do Thái giáo Hasidim, Elaine Paige, Elijah, Giê-su, Hiệp thông, Kitô giáo, Kitô hữu Do Thái, Laodicea ad Lycum, Maimonides, Martin Luther, Messiah (Handel), Sứ đồ Phaolô, Sự phục sinh của Chúa Giêsu, Tứ thánh địa Do Thái, Tội lỗi, Thanh tẩy, Thiên đường đã mất, Thiên Chúa, 2012 (phim).

Abraham

Cuộc hành trình của Abraham từ thành Ur tới xứ Canaan Abraham (phiên âm Áp-ra-ham; Hê-brơ: אַבְרָהָם, Tiêu chuẩn Avraham Ashkenazi Avrohom hay Avruhom Tibrơ; Ảrập: ابراهيم, Ibrāhīm; Ge'ez: አብርሃም), theo Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập.

Mới!!: Messiah và Abraham · Xem thêm »

Anrê Tông đồ

Thánh An-rê (tiếng Hy Lạp: Ανδρέας, Andreas, tiếng Anh: Andrew) một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giê-su.

Mới!!: Messiah và Anrê Tông đồ · Xem thêm »

Augustinô thành Hippo

Augustinô thành Hippo (tiếng Latinh: Aurelius Augustinus Hipponensis; tiếng Hy Lạp: Αὐγουστῖνος Ἱππῶνος, Augoustinos Hippōnos; 13 tháng 11, 354 - 28 tháng 8, 430), còn gọi là Thánh Augustinô hay Thánh Âu Tinh, là một nhà thần học và triết học có nhiều ảnh hưởng trong Cơ Đốc giáo Tây phương và triết học phương Tây.

Mới!!: Messiah và Augustinô thành Hippo · Xem thêm »

Ân điển

Ân điển (hoặc ân sủng), theo quan điểm Cơ Đốc, là ân huệ của Thiên Chúa tể trị nhằm ban phước hạnh cho con người mà không phải vì bởi công đức của họ.

Mới!!: Messiah và Ân điển · Xem thêm »

Bahá'u'lláh

Bahá'u'lláh (/bɑːhɑːʊlə/; tiếng Ả Rập: بهاء الله, nghĩa là Vinh quang của Thượng đế; 12 tháng 11 năm 1817 - 29 tháng 5 năm 1892), tên khai sinh Mirza Husayn-`Alí Nuri (Ba Tư: میرزا حسینعلی نوری), là người sáng lập tôn giáo Bahá'í.

Mới!!: Messiah và Bahá'u'lláh · Xem thêm »

Belial

Belial (còn được gọi là Beliar, Belias) là một thuật ngữ trong Kinh thánh Hebrew mà sau này được nhân cách hóa trở thành ma quỷ trong các văn bản Do Thái và Cơ Đốc.

Mới!!: Messiah và Belial · Xem thêm »

Bethlehem

Bethlehem (tiếng Ả Rập: بيت لحم,, nghĩa đen: "Nhà thịt cừu non"; tiếng Hy Lạp: Βηθλεέμ Bethleém; בית לחם, Beit Lehem, nghĩa đen: "Nhà bánh mì"; tiếng Việt còn gọi là Bêlem từ tiếng Bồ Đào Nha: Belém) là một thành phố của Palestine ở miền trung Bờ Tây, phía nam thành phố Jerusalem khoảng 10 km.

Mới!!: Messiah và Bethlehem · Xem thêm »

Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma

Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma này ghi lại nhiều sự kiện xảy ra trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma trải dài gần hai nghìn năm, song song cùng lịch sử Kitô giáo.

Mới!!: Messiah và Biên niên sử Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Các nhà thờ chính tòa ở Tây Ban Nha

Nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela là một trong những nơi được viếng thăm nhiều nhất ở Tây Ban Nha Nhà thờ chính tòa ở Tây Ban Nha là các nhà thờ đặt ngai tòa của giám mục các giáo phận ở Tây Ban Nha và là một phần quan trọng trong Di sản Lịch sử quốc gia tùy theo giá trị kiến trúc, lịch sử tôn giáo lớn lao.

Mới!!: Messiah và Các nhà thờ chính tòa ở Tây Ban Nha · Xem thêm »

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham

Biểu trưng thường gặp của các tôn giáo Abraham: Ngôi sao David (ở trên cùng) của Do Thái giáo, Thánh giá (ở dưới bên trái) của Cơ Đốc giáo, và từ Allah được viết theo tiếng Ả Rập (ở dưới bên phải) của Hồi giáo. Ngôi sao David, Thập tự giá, và Trăng lưỡi liềm cùng ngôi sao Các tôn giáo Abrahamic (hay các tôn giáo Semit) là các tôn giáo độc thần (monotheistic) tới từ Tây Á cổ xưa, nhấn mạnh và có nguồn gốc chung từ Abraham, hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông, là người được miêu tả trong Kinh Torah, Kinh Thánh và Kinh Qur'an.

Mới!!: Messiah và Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham · Xem thêm »

Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước

Bốn sách Phúc âm trong Tân Ước là nguồn tư liệu chính cho câu chuyện kể của tín hữu Cơ Đốc về cuộc đời Chúa Giê-su.

Mới!!: Messiah và Cuộc đời Giêsu theo Tân Ước · Xem thêm »

Cuộc thập tự chinh thứ nhất

Thập tự chinh Thứ nhất (1095 - 1099) là cuộc Thập tự chinh đầu tiên, được phát động vào năm 1095 bởi Giáo hoàng Urban II với mục đích chiếm lại những vùng đất đã mất, trong đó có Đất Thánh Jerusalem, từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo.

Mới!!: Messiah và Cuộc thập tự chinh thứ nhất · Xem thêm »

Dụ ngôn Lazarus và phú ông

Lazarus và Phú ông là một dụ ngôn được chép trong Phúc âm Lu-ca.

Mới!!: Messiah và Dụ ngôn Lazarus và phú ông · Xem thêm »

Do Thái giáo Hasidim

Hà Tây Đức Giáo tại thành phố New York Nước Mỹ Hoa Kỳ Do Thái giáo Hasidim là một nhánh của Do Thái giáo Chính thống.

Mới!!: Messiah và Do Thái giáo Hasidim · Xem thêm »

Elaine Paige

Elaine Paige OBE (tên con gái Elaine Bickerstaff;Fox, Sue.. The Times, ngày 23 tháng 5 năm 2004. Lấy lại ngày 5 tháng 1 năm 2008. sinh ngày 5 tháng 3 năm 1948) là một ca sĩ kiêm diễn viên người Anh, nổi tiếng nhất với thể loại nhạc kịch.

Mới!!: Messiah và Elaine Paige · Xem thêm »

Elijah

Elijah (tiếng Do Thái: אֱלִיָּהוּ, Eliyahu, nghĩa là " Chúa là Yahu") hay Elias (Elías; Xi-ri: Elyāe; á rập: إلياس hay إليا, Ilyās hay Ilyā) là một nhà tiên tri sống ở phía bắc Vương quốc Israel (Samaria) trong thời đại của Ahab (thế kỷ 9 TCN), theo Sách của các vị Vua. Theo Sách của các vị Vua, Elijah đã bảo vệ sự thờ phụng Yahweh thay vì Canaanite Baal. Theo sách trên, Chúa cũng đã nhiều phép màu qua Elijah, kể cả việc triệu hồi người chết, mang lửa từ trên trời, và đưa cái nhà tiên tri lên thiên đường "bằng một cơn gió lốc". Sách của Malachi tiên đoán Elijah trở về "trước khi ngày vĩ đại và tồi tệ của Chúa sẽ tới", khiến ông trở thành một dấu hiệu của đấng cứu thế và ngày tận thế trong nhiều giáo phái tin vào kinh thánh Hebrew. Các đoạn nhắc đến Elijah xuất hiện trong các kinh sách Tân ước, Talmud, Mishnah, và Qur'an.

Mới!!: Messiah và Elijah · Xem thêm »

Giê-su

Giêsu (có thể viết khác là Giê-su, Giê-xu, Yêsu, Jesus, Gia-tô, Da-tô), cũng được gọi là Giêsu Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo.

Mới!!: Messiah và Giê-su · Xem thêm »

Hiệp thông

Hiệp thông (hoặc thông công) là một thuật ngữ được sử dụng trong Kitô giáo để chỉ về mối quan hệ giữa tín hữu với Thiên Chúa và giữa những người trong Hội Thánh (hoặc giáo hội) với nhau.

Mới!!: Messiah và Hiệp thông · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Messiah và Kitô giáo · Xem thêm »

Kitô hữu Do Thái

Kitô hữu Do Thái là những người Do Thái thuộc thành viên nguyên thủy của phong trào Do Thái mà sau này theo Kitô giáo.

Mới!!: Messiah và Kitô hữu Do Thái · Xem thêm »

Laodicea ad Lycum

Một thành phố ở Tây Nam Phrygia, trong một tỉnh thuộc La Mã của châu Á, ở miền Tây thành này ngày nay là vùng Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á. Nó được Seleucid Antiochus III lập nên vào thế kỷ thứ 3 TC, và sau đó được gọi bằng tên của vợ Sebucid Antichus III này, Laodice.

Mới!!: Messiah và Laodicea ad Lycum · Xem thêm »

Maimonides

Moshe ben Maimon (משה בן-מימון), or Mūsā ibn Maymūn (موسى بن ميمون), hay còn được gọi là Rambam (רמב"ם – viết tắt cho tên "Rabbeinu Moshe Ben Maimon", "Our Rabbi/Teacher Moses Son of Maimon"), và được Latin hóa là Moses Maimonides, là nhà triết học và nhà thiên văn học người Do Thái.

Mới!!: Messiah và Maimonides · Xem thêm »

Martin Luther

Martin Luther (Martin Luder hay Martinus Luther; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustino, và là nhà cải cách tôn giáo.

Mới!!: Messiah và Martin Luther · Xem thêm »

Messiah (Handel)

Messiah (HWV 56) là bản oratorio tiếng Anh do George Frideric Handel sáng tác năm 1741 với nội dung dẫn ý từ Kinh Thánh do Charles Jennens viết ca từ theo bản dịch King James, và những chương Thánh Vịnh trích từ Sách cầu nguyện chung của Anh giáo.

Mới!!: Messiah và Messiah (Handel) · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Messiah và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Sự phục sinh của Chúa Giêsu

Sự phục sinh của Chúa Giêsu là đức tin trong Kitô giáo, rằng sau khi Giêsu chịu khổ nạn và chết, ông đã sống lại.

Mới!!: Messiah và Sự phục sinh của Chúa Giêsu · Xem thêm »

Tứ thánh địa Do Thái

Thế kỷ thứ 19, bản đồ vẽ mối quan hệ giữa bốn thành phố thánh Do Thái Giáo. Vùng đất thánh Jerusalem ở phía trên tay phải, ở dưới Jerusalem là miền đất thánh Hebron. Dòng sông Jordan chạy từ trên xuống dưới. Mảnh đất thánh Safed ở phía trên tay trái, và khu đất thánh Tiberias nằm ở phía dưới vùng thánh địa Safed. Tứ thánh địa Do Thái (Tiếng Hebrew: ארבע ערי הקודש‎) (Tiếng Yiddish: פיר רוס שטעט) là thuật ngữ chung trong truyền thống Do Thái dùng để nói về bốn thành phố thánh địa Do Thái là: Jerusalem,Hebron, Safed và, Tiberias.

Mới!!: Messiah và Tứ thánh địa Do Thái · Xem thêm »

Tội lỗi

Theo định nghĩa phổ biến nhất, tội lỗi là sự vi phạm luật lệ tôn giáo hay đạo đức.

Mới!!: Messiah và Tội lỗi · Xem thêm »

Thanh tẩy

Thanh Tẩy (hay còn gọi là rửa tội hoặc báp têm phiên âm từ tiếng Pháp: baptême) là nghi thức được thực hành với nước trong các tôn giáo như Kitô giáo (Cơ Đốc giáo), đạo Mandae, đạo Mormon, đạo Sikh và một số giáo phái của Do Thái giáo.

Mới!!: Messiah và Thanh tẩy · Xem thêm »

Thiên đường đã mất

Thiên đường đã mất (tiếng Anh: Paradise Lost) – là một thiên sử thi bằng thơ không vần (blank verse) của John Milton kể về lịch sử của con người đầu tiên – Adam.

Mới!!: Messiah và Thiên đường đã mất · Xem thêm »

Thiên Chúa

Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, từ Brahma (Đại Ngã, Phạm Thiên) của Ấn Độ giáo, Waheguru của đạo Sikh, Jah của phong trào Rastafari cho đến Giavê của Do Thái giáo, Allah của Hồi giáo và Thiên Chúa ba ngôi của Cơ Đốc giáo.

Mới!!: Messiah và Thiên Chúa · Xem thêm »

2012 (phim)

2012 là một phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn Roland Emmerich, phát hành năm 2009.

Mới!!: Messiah và 2012 (phim) · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chúa Cứu Thế, Chúa cứu thế, Messiah (đấng cứu thế), Đấng Messiah, Đấng Mêsia.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »