Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Lý thuyết đồ thị

Mục lục Lý thuyết đồ thị

Hình vẽ một đồ thị có 6 đỉnh và 7 cạnh Trong toán học và tin học, lý thuyết đồ thị nghiên cứu các tính chất của đồ thị.

84 quan hệ: Đa thức màu, Đẳng cấu đồ thị, Đếm số đồng phân ankan, Đồ thị, Đồ thị (lý thuyết đồ thị), Đồ thị đối ngẫu, Đồ thị bánh xe, Đồ thị cánh bướm, Đồ thị cạnh đơn vị, Đồ thị chính quy, Đồ thị chu trình, Đồ thị hai phía, Đồ thị hai phía đầy đủ, Đồ thị liên thông, Đồ thị ngẫu nhiên, Đồ thị phẳng, Đồ thị vô hướng, Định lý Kirchhoff, Định lý năm màu, Đường đi (Lý thuyết đồ thị), Đường đi Euler, Bài toán đường đi ngắn nhất, Bài toán bảy cây cầu Euler, Bậc (lý thuyết đồ thị), Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Cây (cấu trúc dữ liệu), Cây (lý thuyết đồ thị), Cây quyết định, Cạnh (hình học), Chu trình (lý thuyết đồ thị), Chu trình trung bình nhỏ nhất, Clique, Danh sách các bài toán học, Danh sách kề, David Eppstein, Dây chuyền, Giải thuật tìm kiếm, Horst Sachs, Không gian tôpô, Khoa học máy tính, L (độ phức tạp), Lát cắt (lý thuyết đồ thị), Lý thuyết độ phức tạp tính toán, Leonhard Euler, Logic, Luồng trên mạng, Ma trận (toán học), Ma trận bậc, Ma trận Laplace, Ma trận liên thuộc, ..., Mô hình xác suất dạng đồ thị, Mặt phẳng (toán học), NoSQL, Paul Erdős, Phép đồng cấu đồ thị, Phép đồng phôi (lý thuyết đồ thị), Phương pháp Đường găng, Ralph Faudree, RDF, Sơ đồ mạng (dự án), Sơ đồ mạng MPM, Tìm kiếm theo chiều rộng, Tính chẵn lẻ của số không, Tô màu đồ thị, Tô pô, Tổ hợp độc lập, Thành phần liên thông, The Art of Computer Programming, Thuật ngữ lý thuyết đồ thị, Thuật ngữ tin học, Thuật toán Edmonds–Karp, Thuật toán ghép cặp của Edmonds, Thuật toán Karger, Thuật toán Kruskal, Thuật toán tìm đường đi trong mê cung, Thuật toán tìm thành phần liên thông mạnh của Tarjan, Thuật toán tô màu tham lam, Tin học, Tin học kinh tế, Toán học, Toán học là gì?, Toán học rời rạc, Toán học tổ hợp, Vận trù học. Mở rộng chỉ mục (34 hơn) »

Đa thức màu

Trong lý thuyết đồ thị, Đa thức màu (tiếng Anh: Chromatic polynomial) của một đồ thị biểu diễn số cách tô màu các đỉnh của đồ thị đó theo số màu.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đa thức màu · Xem thêm »

Đẳng cấu đồ thị

Hai đồ thị G1 và G2 được gọi là đẳng cấu với nhau, ký hiệu là G1 ≈ G2, nếu có thể vẽ lại (bằng cách dời đỉnh, dời cạnh...) sao cho hai đồ thị này có hình vẽ y hệt nhau.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đẳng cấu đồ thị · Xem thêm »

Đếm số đồng phân ankan

Để đếm số đồng phân ankan, người ta dùng lý thuyết đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đếm số đồng phân ankan · Xem thêm »

Đồ thị

Đồ thị trong tiếng Việt có thể chỉ các khái niệm.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị · Xem thêm »

Đồ thị (lý thuyết đồ thị)

Một đồ thị vô hướng với 6 đỉnh (nút) và 7 cạnh. Trong toán học và tin học, đồ thị là đối tượng nghiên cứu cơ bản của lý thuyết đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Đồ thị đối ngẫu

Trong toán học, đồ thị đối ngẫu của một đồ thị mặt phẳng G là một đồ thị G' trong đó có một đỉnh tương ứng cho mỗi miền mặt phẳng của đồ thị G, và có mỗi cạnh tương ứng với mỗi cạnh của G kết nối hai miền kề nhau của G. Thuật ngữ "đối ngẫu" được dùng để chỉ tính đối xứng này: nếu H là đối ngẫu của G thì G cũng là đối ngẫu của H (nếu G liên thông).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị đối ngẫu · Xem thêm »

Đồ thị bánh xe

Trong lý thuyết đồ thị, đồ thị bánh xe (tiếng Anh: wheel graph) W_n được tạo thành từ đồ thị chu trình C_ bằng cách thêm 1 đỉnh và các cạnh nối đỉnh đó với tất cả các đỉnh còn lại.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị bánh xe · Xem thêm »

Đồ thị cánh bướm

Trong Lý thuyết đồ thị, đồ thị cánh bướm (tiếng Anh: butterfly graph) hay còn gọi là đồ thị hình nơ (tiếng Anh: bowtie graph) là một đồ thị phẳng, có 5 đỉnh và 6 cạnh.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị cánh bướm · Xem thêm »

Đồ thị cạnh đơn vị

Đồ thị Petersen là đồ thị cạnh đơn vị, nó có thể vẽ trong mặt phẳng với độ dài tất cả các cạnh đều bằng một. Đồ thị cạnh đơn vị (tiếng Anh: unit distance graph) là đồ thị mà ta có thể vẽ nó trong mặt phẳng Euclid với tất cả các cạnh có độ dài bằng một.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị cạnh đơn vị · Xem thêm »

Đồ thị chính quy

Trong lý thuyết đồ thị, một đồ thị chính quy, còn gọi là đồ thị đều (tiếng Anh: regular graph) là một đồ thị trong đó mỗi đỉnh có số láng giềng bằng nhau, nghĩa là các đỉnh có bậc bằng nhau.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị chính quy · Xem thêm »

Đồ thị chu trình

Hình:Cycle Graphs.PNG| Các đồ thị chu trình C_3,C_4,C_5,C_6.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị chu trình · Xem thêm »

Đồ thị hai phía

Ví dụ về đồ thị hai phía không có chu trình Trong Lý thuyết đồ thị, đồ thị hai phía (đồ thị lưỡng phân hay đồ thị hai phần) (tiếng Anh: bipartite graph) là một đồ thị đặc biệt, trong đó tập các đỉnh có thể được chia thành hai tập không giao nhau thỏa mãn điều kiện không có cạnh nối hai đỉnh bất kỳ thuộc cùng một tập.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị hai phía · Xem thêm »

Đồ thị hai phía đầy đủ

Trong lý thuyết đồ thị, một đồ thị hai phía đầy đủ (tiếng Anh: Complete bipartite graph hoặc biclique) là một dạng đồ thị hai phía đặc biệt, trong đó mỗi đỉnh của tập thứ nhất nối với mọi đỉnh thuộc tập thứ hai và ngược lại.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị hai phía đầy đủ · Xem thêm »

Đồ thị liên thông

Tính liên thông Connectivity (graph theory) là một trong những tính chất quan trọng nhất của đồ thị nói riêng và lý thuyết đồ thị nói chung.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị liên thông · Xem thêm »

Đồ thị ngẫu nhiên

Trong toán học, một đồ thị ngẫu nhiên là một đồ thị được sinh ra bởi một quá trình ngẫu nhiên.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị ngẫu nhiên · Xem thêm »

Đồ thị phẳng

Trong Lý thuyết đồ thị, một đồ thị phẳng là một đồ thị có thể được nhúng vào mặt phẳng, tức là có thể được vẽ trên mặt phẳng sao cho các cạnh chỉ gặp nhau ở các đỉnh.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị phẳng · Xem thêm »

Đồ thị vô hướng

Cho đồ thị G.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đồ thị vô hướng · Xem thêm »

Định lý Kirchhoff

Trong lý thuyết đồ thị, định lý Kirchhoff, hay định lý Kirchhoff cho ma trận và cây, đặt tên theo Gustav Kirchhoff, là một định lý về số cây bao trùm của một đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Định lý Kirchhoff · Xem thêm »

Định lý năm màu

Định lý năm màu (còn gọi là định lý bản đồ năm màu): Mọi đồ thị phẳng (G) đều có số màu \gamma(G) \le 5 \,.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Định lý năm màu · Xem thêm »

Đường đi (Lý thuyết đồ thị)

Không có mô tả.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đường đi (Lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Đường đi Euler

Hỏi: Các hình này có vẽ được một nét không? Trả lời: Được! Nhưng điểm cuối không trùng điểm xuất phát Trả lời: Được! Và điểm cuối trùng điểm xuất phát Trong lý thuyết đồ thị, một đường đi trong đồ thị G.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Đường đi Euler · Xem thêm »

Bài toán đường đi ngắn nhất

nhỏ Trong lý thuyết đồ thị, bài toán đường đi ngắn nhất nguồn đơn là bài toán tìm một đường đi giữa hai đỉnh sao cho tổng các trọng số của các cạnh tạo nên đường đi đó là nhỏ nhất.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Bài toán đường đi ngắn nhất · Xem thêm »

Bài toán bảy cây cầu Euler

Bản đồ Königsberg thời Euler, mô tả vị trí thực của bay cây cầu và sông Pregel. Bài toán bảy cây cầu Euler, còn gọi là Bảy cầu ở Königsberg nảy sinh từ nơi chốn cụ thể.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Bài toán bảy cây cầu Euler · Xem thêm »

Bậc (lý thuyết đồ thị)

Trong Lý thuyết đồ thị, bậc của một đỉnh v là số cạnh liên thuộc với v (trong đó, khuyên được tính hai lần).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Bậc (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor

Bộ lưu trữ Lịch sử Toán học MacTutor (tiếng Anh: MacTutor History of Mathematics archive) là một trang web do John J. O'Connor và Edmund F. Robertson trông nom gìn giữ, thuộc Đại học St Andrews ở Scotland.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor · Xem thêm »

Cây (cấu trúc dữ liệu)

Ví dụ về một cây nhị phân Trong khoa học máy tính, cây là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng rộng rãi gồm một tập hợp các nút (tiếng Anh: node) được liên kết với nhau theo quan hệ cha-con.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Cây (cấu trúc dữ liệu) · Xem thêm »

Cây (lý thuyết đồ thị)

Một cây có dán nhãn với 6 đỉnh và 5 cạnh Cây là khái niệm quan trọng trong lý thuyết đồ thị, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Cây (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Cây quyết định

Quyết định bản chất nó là sự lựa chọn Trong lý thuyết quyết định (chẳng hạn quản lý rủi ro), một cây quyết định (tiếng Anh: decision tree) là một đồ thị của các quyết định và các hậu quả có thể của nó (bao gồm rủi ro và hao phí tài nguyên).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Cây quyết định · Xem thêm »

Cạnh (hình học)

Trong hình học, một cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh trong một đa giác, đa diện, hoặc trong một đa diện chiều cao hơn 3.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Cạnh (hình học) · Xem thêm »

Chu trình (lý thuyết đồ thị)

Một đồ thị đơn có chu trình. Trong lý thuyết đồ thị, chu trình trong đồ thị là một dây chuyền đóng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Chu trình (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Chu trình trung bình nhỏ nhất

Trong lý thuyết đồ thị, bài toán chu trình trung bình nhỏ nhất yêu cầu tìm trong một đồ thị có hướng cho trước một chu trình có trọng số trung bình nhỏ nhất.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Chu trình trung bình nhỏ nhất · Xem thêm »

Clique

Một đồ thị đầy đủ K5 (5 đỉnh). Nếu đây là một đồ thị con thì tập đỉnh của nó sẽ tạo nên một clique kích thước 5. Đồ thị ''G'' có: 23 clique 1 đỉnh (bằng số đỉnh của ''G''), 42 clique 2 đỉnh (bằng số cạnh của ''G''), 19 clique 3 đỉnh (tô bởi màu xanh nhạt), và 2 clique 4 đỉnh (tô bởi màu xanh sẫm). ''G'' có 6 clique cực đại 2 đỉnh và 11 clique cực đại 3 đỉnh. 2 clique 4 đỉnh đồng thời là các clique cực đại và lớn nhất của ''G'', như thế chỉ số clique của ''G'' là 4. Trong lý thuyết đồ thị, một clique (tiếng Anh, phát âm là) trong đồ thị vô hướng G là tập các đỉnh V (V là tập con của tập các đỉnh của G) thoả mãn: với mỗi cặp đỉnh thuộc V luôn tồn tại một cạnh của G nối chúng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Clique · Xem thêm »

Danh sách các bài toán học

Bài này nói về từ điển các bài toán học.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Danh sách các bài toán học · Xem thêm »

Danh sách kề

Trong lý thuyết đồ thị, danh sách kề (tiếng Anh: adjacency list) là danh sách biểu diễn tất cả các cạnh hoặc cung trong một đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Danh sách kề · Xem thêm »

David Eppstein

David Arthur Eppstein (sinh năm 1963) là một nhà khoa học máy tính và nhà toán học người Mỹ.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và David Eppstein · Xem thêm »

Dây chuyền

* Cho đồ thị G.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Dây chuyền · Xem thêm »

Giải thuật tìm kiếm

Trong ngành khoa học máy tính, một giải thuật tìm kiếm là một thuật toán lấy đầu vào là một bài toán và trả về kết quả là một lời giải cho bài toán đó, thường là sau khi cân nhắc giữa một loạt các lời giải có thể.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Giải thuật tìm kiếm · Xem thêm »

Horst Sachs

PAGENAME Horst Sachs (1927-2016) là nhà toán học người Đức, một chuyên gia về lý thuyết đồ thị, Ông đậu bằng tiến sĩ khoa học ở Martin-Luther-Universität Halle-Wittenberg năm 1958.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Horst Sachs · Xem thêm »

Không gian tôpô

Không gian tôpô là những cấu trúc cho phép người ta hình thức hóa các khái niệm như là sự hội tụ, tính liên thông và tính liên tục.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Không gian tôpô · Xem thêm »

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của thông tin và tính toán, cùng với các kỹ thuật thực tiễn để thực hiện và áp dụng các cơ sở này.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Khoa học máy tính · Xem thêm »

L (độ phức tạp)

Trong lý thuyết độ phức tạp tính toán, L (còn gọi là LSPACE) là lớp độ phức tạp bao gồm các bài toán quyết định có thể giải bằng máy Turing đơn định trong không gian/bộ nhớ lôgarit.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và L (độ phức tạp) · Xem thêm »

Lát cắt (lý thuyết đồ thị)

Trong lý thuyết đồ thị, một lát cắt là một cách phân chia tập hợp các đỉnh của một đồ thị thành hai tập hợp con không giao nhau.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Lát cắt (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Lý thuyết độ phức tạp tính toán

Lý thuyết độ phức tạp tính toán là một nhánh của lý thuyết tính toán trong lý thuyết khoa học máy tính và toán học tập trung vào phân loại các vấn đề tính toán theo độ khó nội tại của chúng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Xem thêm »

Leonhard Euler

Leonhard Euler (đọc là "Lê-ô-na Ơ-le" theo phiên âm từ tiếng Pháp hay chính xác hơn là "Lê-ôn-hát Ôi-lơ" theo phiên âm tiếng Đức; 15 tháng 4 năm 1707 – 18 tháng 9 năm 1783) là một nhà toán học và nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà lý luận và kỹ sư người Thụy Sĩ.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Leonhard Euler · Xem thêm »

Logic

Logic hay luận lý học, từ tiếng Hy Lạp cổ điển λόγος (logos), nghĩa nguyên thủy là từ ngữ, hoặc điều đã được nói, (nhưng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đã trở thành có ý nghĩa là suy nghĩ hoặc lập luận hay lý trí).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Logic · Xem thêm »

Luồng trên mạng

Trong lý thuyết đồ thị, một luồng trên mạng, thường được gọi tắt là luồng, là một cách gán các luồng (dòng chảy) cho các cung của một đồ thị có hướng (trong trường hợp này được gọi là một mạng vận tải) trong đó mỗi cung có một khả năng thông qua, sao cho dung lượng luồng qua một cung không vượt quá khả năng thông qua của nó.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Luồng trên mạng · Xem thêm »

Ma trận (toán học)

Mỗi phần tử của một ma trận thường được ký hiệu bằng một biến với hai chỉ số ở dưới. Ví dụ, a2,1 biểu diễn phần tử ở hàng thứ hai và cột thứ nhất của ma trận '''A'''. Trong toán học, ma trận là một mảng chữ nhật—các số, ký hiệu, hoặc biểu thức, sắp xếp theo hàng và cột—mà mỗi ma trận tuân theo những quy tắc định trước.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Ma trận (toán học) · Xem thêm »

Ma trận bậc

Trong Lý thuyết đồ thị, ma trận bậc (tiếng Anh: degree matrix) là một ma trận đường chéo (diagonal matrix) chứa thông tin về bậc của mỗi đỉnh.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Ma trận bậc · Xem thêm »

Ma trận Laplace

Trong lý thuyết đồ thị, ma trận Laplace, hay còn gọi là ma trận Kirchhoff, hoặc ma trận dẫn nạp, là một cách biểu diễn đồ thị bằng ma trận.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Ma trận Laplace · Xem thêm »

Ma trận liên thuộc

Trong Lý thuyết đồ thị, ta có thể biểu diễn 1 đồ thị G.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Ma trận liên thuộc · Xem thêm »

Mô hình xác suất dạng đồ thị

Một mô hình xác suất đồ thị là một mô hình xác suất sử dụng đồ thị để biểu diễn phụ thuộc có điều kiện giữa các biến ngẫu nhiên một cách trực quan.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Mô hình xác suất dạng đồ thị · Xem thêm »

Mặt phẳng (toán học)

Hai mặt phẳng giao nhau trong không gian ba chiều Trong toán học, mặt phẳng là một mặt hai chiều phẳng kéo dài vô hạn. Một mặt phẳng là mô hình hai chiều tương tự như một điểm (không chiều), một đường thẳng (một chiều) và không gian ba chiều. Các mặt phẳng có thể xuất hiện như là không gian con của một không gian có chiều cao hơn, như là những bức tường của một căn phòng dài ra vô hạn, hoặc chúng có thể có quyền tồn tại độc lập, như trong các điều kiện của hình học Euclid.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Mặt phẳng (toán học) · Xem thêm »

NoSQL

Cơ sở dữ liệu NoSQL (tên gốc là "Non SQL" (phi SQL) hoặc "non relational" (phi quan hệ)) cung cấp một cơ chế để lưu trữ và truy xuất dữ liệu được mô hình hóa khác với các quan hệ bảng được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ. Các cơ sở dữ liệu như vậy đã tồn tại kể từ cuối những năm 1960, nhưng không được gọi là "NoSQL" cho đến khi nổi tiếng đột ngột đầu thế kỷ XXI tạo nên bởi sự cần thiết cho các công ty Web 2.0 như Facebook, Google và Amazon.com.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và NoSQL · Xem thêm »

Paul Erdős

Paul Erdős (Erdős Pál; sinh ngày 26 tháng 3 năm 1913 - mất 20 tháng 9 năm 1996) là nhà toán học người Hungary.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Paul Erdős · Xem thêm »

Phép đồng cấu đồ thị

Trong Lý thuyết đồ thị, phép đồng cấu đồ thị (tiếng Anh: graph homomorphism) là ánh xạ giữa hai đồ thị trong khi tôn trọng cấu trúc của chúng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Phép đồng cấu đồ thị · Xem thêm »

Phép đồng phôi (lý thuyết đồ thị)

Trong lý thuyết đồ thị, tồn tại một phép đồng phôi (tiếng Anh: homeomorphism, còn gọi là phép biến đổi tôpô) giữa hai đồ thị G và G′nếu tồn tại một đồ thị H sao cho cả G và G′ đều là kết quả thu được sau khi thực hiện một số phép chia cạnh đối với đồ thị H. Nếu các cạnh của một đồ thị được coi là các đường nối từ một đỉnh tới một đỉnh khác (như chúng thường được vẽ trong các minh họa về đồ thị), thì trong ngữ cảnh lý thuyết đồ thị hai đồ thị được gọi là đồng phôi với nhau nếu chúng được coi là đồng phôi với nhau theo nghĩa của thuật ngữ này trong ngành tôpô học.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Phép đồng phôi (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Phương pháp Đường găng

Phương pháp Đường găng hay Phương pháp Đường găng CPM, Sơ đồ mạng CPM, (tiếng Anh là Critical Path Method, viết tắt là CPM) loại kỹ thuật phân tích mạng tiến độ, công cụ quan trọng để quản lý dự án có hiệu qu.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Phương pháp Đường găng · Xem thêm »

Ralph Faudree

Ralph Jasper Faudree là nhà toán học người Mỹ chuyên về toán học tổ hợp, đặc biệt lý thuyết đồ thị và lý thuyết Ramsey.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Ralph Faudree · Xem thêm »

RDF

Framework Mô Tả Tài nguyên (RDF) là một nhóm các đặc tả của tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) có nguồn gốc được thiết kế như là mô hình dữ liệu siêu liên kết.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và RDF · Xem thêm »

Sơ đồ mạng (dự án)

Sơ đồ mạng hay phương pháp sơ đồ mạng (tiếng Anh: Network diagram) là các phương pháp áp dụng lý thuyết đồ thị, cụ thể là cấu trúc mạng lưới (một dạng đồ thị có hướng), vào trong các thuật toán để lập kế hoạch tiến độ và tổ chức thực hiện dự án.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Sơ đồ mạng (dự án) · Xem thêm »

Sơ đồ mạng MPM

Sơ đồ mạng MPM, còn gọi là Sơ đồ mạng nút công việc MPM hay Phương pháp tiềm lực Metra (MPM) (tiếng Pháp: Méthode des potentiels Métra, tiếng Anh: Metra potential method) là một phương pháp sơ đồ mạng áp dụng phương pháp phân tích mạng trong lý thuyết đồ thị, để trở thành một phương tiện mô tả việc tổ chức và lập kế hoạch tiến độ của một dự án (một khâu trong quản lý dự án).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Sơ đồ mạng MPM · Xem thêm »

Tìm kiếm theo chiều rộng

Mô phỏng tìm kiếm trên cây tìm kiếm theo thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng Trong lý thuyết đồ thị, tìm kiếm theo chiều rộng (BFS) là một thuật toán tìm kiếm trong đồ thị trong đó việc tìm kiếm chỉ bao gồm 2 thao tác: (a) cho trước một đỉnh của đồ thị; (b) thêm các đỉnh kề với đỉnh vừa cho vào danh sách có thể hướng tới tiếp theo.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tìm kiếm theo chiều rộng · Xem thêm »

Tính chẵn lẻ của số không

Hai đĩa cân thăng bằng này chứa không đồ vật, chia ra làm hai nhóm bằng nhau. Không là một số chẵn.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tính chẵn lẻ của số không · Xem thêm »

Tô màu đồ thị

Đồ thị Petersen có sắc số bằng 3. Trong Lý thuyết đồ thị, tô màu đồ thị (tiếng Anh: graph coloring) là trường hợp đặc biệt của gán nhãn đồ thị, mà trong đó mỗi đỉnh hay mỗi cạnh hay mỗi miền của đồ thị có thể được gán bởi một màu hay một tập hợp các màu nào đó.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tô màu đồ thị · Xem thêm »

Tô pô

Dưới con mắt tôpô học, cái cốc và cái vòng là một Tô pô hay tô pô học có gốc từ trong tiếng Hy Lạp là topologia (tiếng Hy Lạp: τοπολογία) gồm topos (nghĩa là "nơi chốn") và logos (nghiên cứu), là một ngành toán học nghiên cứu các đặc tính còn được bảo toàn qua các sự biến dạng, sự xoắn, và sự kéo giãn nhưng ngoại trừ việc xé rách và việc dán dính.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tô pô · Xem thêm »

Tổ hợp độc lập

Trong lý thuyết đồ thị, tổ hợp độc lập là tập hợp các đỉnh của một đồ thị, sao cho không có đỉnh nào trong đó liên kết với nhau.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tổ hợp độc lập · Xem thêm »

Thành phần liên thông

Một đồ thị với ba thành phần liên thông. Trong lý thuyết đồ thị, một thành phần liên thông của một đồ thị vô hướng là một đồ thị con trong đó giữa bất kì hai đỉnh nào đều có đường đi đến nhau, và không thể nhận thêm bất kì một đỉnh nào mà vẫn duy trì tính chất trên.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thành phần liên thông · Xem thêm »

The Art of Computer Programming

The Art of Computer Programming (tạm dịch Nghệ thuật lập trình máy tính) là một chuyên khảo toàn diện của Donald Knuth bao trùm rất nhiều chủng loại giải thuật lập trình và những phân tích về chúng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và The Art of Computer Programming · Xem thêm »

Thuật ngữ lý thuyết đồ thị

Lưu ý: Danh sách thuật ngữ lý thuyết đồ thị này chỉ là điểm khởi đầu cho những người mới nhập môn làm quen với một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật ngữ lý thuyết đồ thị · Xem thêm »

Thuật ngữ tin học

Dưới đây là danh sách các thuật ngữ dùng trong tin học, xếp theo thứ tự chữ cái của các từ tiếng Anh.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật ngữ tin học · Xem thêm »

Thuật toán Edmonds–Karp

Trong khoa học máy tính và lý thuyết đồ thị, thuật toán Edmonds–Karp là một trường hợp đặc biệt của thuật toán Ford–Fulkerson cho việc tìm luồng cực đại trong mạng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán Edmonds–Karp · Xem thêm »

Thuật toán ghép cặp của Edmonds

Thuật toán ghép cặp của Edmonds (còn gọi là thuật toán bông hoa) là một thuật toán trong lý thuyết đồ thị để tìm cặp ghép cực đại trong đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán ghép cặp của Edmonds · Xem thêm »

Thuật toán Karger

Trong khoa học máy tính và lý thuyết đồ thị, thuật toán Karger là một thuật toán Monte Carlo để tìm lát cắt nhỏ nhất của một đồ thị vô hướng.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán Karger · Xem thêm »

Thuật toán Kruskal

Thuật toán Kruskal là một thuật toán trong lý thuyết đồ thị để tìm cây bao trùm nhỏ nhất của một đồ thị liên thông có trọng số.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán Kruskal · Xem thêm »

Thuật toán tìm đường đi trong mê cung

Các thuật toán tìm đường đi trong mê cung là những phương pháp được tự động hóa để giải một mê cung.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán tìm đường đi trong mê cung · Xem thêm »

Thuật toán tìm thành phần liên thông mạnh của Tarjan

Tarjan's Algorithm Animation Thuật Toán Tarjan (được đặt theo tên của người tìm ra nó - Robert Tarjan) là một thuật toán trong lý thuyết đồ thị dùng để tìm thành phần liên thông mạnh trong một đồ thị.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán tìm thành phần liên thông mạnh của Tarjan · Xem thêm »

Thuật toán tô màu tham lam

Trong lý thuyết đồ thị và trí tuệ nhân tạo, Thuật toán tô màu tham lam (tiếng Anh: Greedy coloring) là một trong những phương pháp tô màu cho đồ thị áp dụng giải thuật tham lam (tiếng Anh: Greedy algorithm).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Thuật toán tô màu tham lam · Xem thêm »

Tin học

Tin học, tiếng Anh: informatics, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tin học · Xem thêm »

Tin học kinh tế

Tin học kinh tế là một ngành khoa học nghiên cứu, thiết kế, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống truyền thông trong các doanh nghiệp.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Tin học kinh tế · Xem thêm »

Toán học

Euclid, nhà toán học Hy Lạp, thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, theo hình dung của họa sĩ Raphael, trong một chi tiết của bức họa "Trường Athens".Người đời sau không biết Euclid trông như thế nào, do đó miêu tả về Euclid trong các tác phẩm nghệ thuật tùy thuộc vào trí tượng tượng của người nghệ sĩ (''xem Euclid''). Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Toán học · Xem thêm »

Toán học là gì?

Toán học là gì?, với phụ đề Phác thảo sơ cấp về tư tưởng và phương pháp (tên tiếng Anh: What is mathematics? An Elementary Approach to Ideas and Methods) là cuốn sách toán học do Richard Courant và Herbert Robbins hợp tác soạn thảo.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Toán học là gì? · Xem thêm »

Toán học rời rạc

Toán học rời rạc (tiếng Anh: discrete mathematics) là tên chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính.

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Toán học rời rạc · Xem thêm »

Toán học tổ hợp

Toán học tổ hợp (hay giải tích tổ hợp, đại số tổ hợp, lý thuyết tổ hợp) là một ngành toán học rời rạc, nghiên cứu về các cấu hình kết hợp các phần tử của một tập hợp có hữu hạn phần t. Các cấu hình đó là các hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp,...

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Toán học tổ hợp · Xem thêm »

Vận trù học

Vận trù học là một nhánh liên ngành của toán học ứng dụng và khoa học hình thức, sử dụng các phương pháp giải tích tiên tiến như mô hình toán học, giải tích thống kê, và tối ưu hóa để tìm ra được lời giải tối ưu hoặc gần tối ưu của những vấn đề ra quyết định phức tạp (phức hợp).

Mới!!: Lý thuyết đồ thị và Vận trù học · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Lí thuyết đồ thị.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »