Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Loài chủ chốt

Mục lục Loài chủ chốt

Hàu, một loài chủ chốt quan trọng Loài chủ chốt (Keystone) là thuật ngữ sinh học chỉ về một loài có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và sự thành công của một chuỗi hệ sinh thái.

18 quan hệ: Đa dạng loài, Đập hải ly, Ăn lọc, Bảo tồn sinh học, Cầy thảo nguyên, Cua đước, Fossa, Hàu, Kỹ sư hệ sinh thái, Loài bảo trợ, Loài biểu trưng, Loài chỉ thị, Loài vành đai, Nam Đại Dương, Presbyornithidae, Quy luật cực tiểu của Liebig, Rừng tảo bẹ, Tục thờ hổ.

Đa dạng loài

Đa dạng loài (tiếng Anh: Species diversity) là sự đa dạng, phong phú giữa các loài động thực vật khác nhau, được hiện diện trong cùng một cộng đồng sinh thái nhất định hoặc hệ sinh thái nhất định, được đặc trưng về số lượng loài và sinh khốiHill, M. O. (1973) Diversity and evenness: a unifying notation and its consequences.

Mới!!: Loài chủ chốt và Đa dạng loài · Xem thêm »

Đập hải ly

Đập hải ly là những con đập do hải ly xây dựng để cung cấp ao cũng như việc bảo vệ chống lại những kẻ săn mồi như chó sói và gấu, đồng thời tạo đường kiếm ăn dễ dàng trong mùa đông.

Mới!!: Loài chủ chốt và Đập hải ly · Xem thêm »

Ăn lọc

Cá mòi dầu Đại Tây Dương là loài ăn lọc và góp phần kiểm soát hiện tượng thủy triều đỏ do chúng lọc và ăn sạch các loại vi tảo Ăn lọc là một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng và ở đây, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng.

Mới!!: Loài chủ chốt và Ăn lọc · Xem thêm »

Bảo tồn sinh học

thác Hopetoun, Úc. Bảo tồn sinh học (conservation biology) là việc nghiên cứu khoa học về bản chất và đa dạng sinh học của Trái Đất với mục đích bảo vệ các loài, môi trường sống của chúng và cả hệ sinh thái khỏi việc bị xóa bỏ hoặc xâm phạm quá mức về tương tác sinh học.

Mới!!: Loài chủ chốt và Bảo tồn sinh học · Xem thêm »

Cầy thảo nguyên

Cầy thảo nguyên, còn gọi là sóc đồng cỏ, sóc chó tên khoa học Cynomys là loài gặm nhấm ăn cỏ biết đào hang có nguồn gốc từ những đồng cỏ ở Bắc Mỹ.

Mới!!: Loài chủ chốt và Cầy thảo nguyên · Xem thêm »

Cua đước

Một con cua ở rừng ngập mặn Cua đước hay còn gọi là cua rừng ngập mặn (tiếng Anh: Mangrove crab) là thuật ngữ chỉ về những loài cua sống trong rừng ngập mặn, và có thể thuộc nhiều loài khác nhau và thậm chí cả họ hàng nhà cua có thể thuộc nhóm này.

Mới!!: Loài chủ chốt và Cua đước · Xem thêm »

Fossa

Fossa (hay; tiếng Malagasy:; danh pháp hai phần: Cryptoprocta ferox) là một loài động vật hữu nhũ ăn thịt hình dạng giống mèo, đặc hữu tại Madagascar.

Mới!!: Loài chủ chốt và Fossa · Xem thêm »

Hàu

Một con hàu Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ trong họ hàng nghêu, sò nhỏ sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển....

Mới!!: Loài chủ chốt và Hàu · Xem thêm »

Kỹ sư hệ sinh thái

đập nó xây lên đối với dòng chảy của kênh nước, địa mạo học và sinh thái học. Tảo bẹ là kỹ sự hệ sinh thái nội sinh, bằng cách tạo ra cấu trúc cần thiết cho rừng tảo bẹ Một kỹ sư hệ sinh thái là bất kỳ sinh vật nào tạo ra, làm thay đổi một cách quan trọng, duy trì hoặc phá hủy một sinh cảnh.

Mới!!: Loài chủ chốt và Kỹ sư hệ sinh thái · Xem thêm »

Loài bảo trợ

Hổ là loài bảo trợ của hệ sinh thái nơi chúng hiện diện, ở châu Á chúng cũng được coi là loài chủ chốt và là loài biểu trưng Loài bảo trợ (hay cũng còn gọi là loài bảo hộ hay là loài chủ chốt) là một thuật ngữ sinh thái học chỉ về một hoặc một vài loài nào đó có vai trò kiểm soát và chế ngự sự phát triển của các loài khác có chung hệ sinh thái, duy trì sự ổn định của quần xã sinh vật.

Mới!!: Loài chủ chốt và Loài bảo trợ · Xem thêm »

Loài biểu trưng

Khỉ đỏ Colombus Zanzibar (Procolobus kirkii) là loài biểu trưng của vùng Zanzibar Loài biểu trưng (Flagship species) là một thuật ngữ trong lĩnh vực bảo tồn sinh học chỉ về các loài mang ý nghĩa biểu tượng cao hoặc có một vị trí đặc biệt tượng trưng cho một khu vực sinh thái, thậm chí là cả một quốc gia, chúng còn là một loài đặc biệt và người ta có thể tận dụng hình ảnh của chúng để hỗ trợ nhiều hơn cho việc bảo tồn đa dạng sinh học trong một bối cảnh cụ thể thông qua việc thông tin, quảng bá, truyền thông, tuyên truyền.

Mới!!: Loài chủ chốt và Loài biểu trưng · Xem thêm »

Loài chỉ thị

Loài chỉ thị (Indicator species) là thuật ngữ chỉ về bất kỳ loài sinh học nào mà sự hiện diện của chúng tại một khu vực, một thời điểm có thể chỉ ra tình trạng của hệ sinh thái và điều kiện môi trường nơi chúng tồn tại.

Mới!!: Loài chủ chốt và Loài chỉ thị · Xem thêm »

Loài vành đai

Bản đồ phân bố của các loài thằn lằn trong chi Ensatina đang vây quanh một khu vực lõi sinh thái Loài vành đai (Ring species) là thuật ngữ sinh thái học đề cập đến một chuỗi liên kết của các quần thể loài có mối quan hệ láng giềng, mỗi loài có thể liên kết với các quần thể liên quan chặt chẽ, nhưng trong đó có ít nhất hai quần thể đóng vai trò kết thúc trong chuỗi, chúng có huyết thống quá xa để dẫn đến việc lai tạo, mặc dù có một dòng gen tiềm ẩn giữa mỗi quần thể liên kết.

Mới!!: Loài chủ chốt và Loài vành đai · Xem thêm »

Nam Đại Dương

Nam Đại Dương, còn gọi là Nam Băng Dương, là vùng nước nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới, nhìn chung nó nằm ở phía nam vĩ tuyến 60°N và bao quanh châu Nam Cực.

Mới!!: Loài chủ chốt và Nam Đại Dương · Xem thêm »

Presbyornithidae

Presbyornithidae là một nhóm chim tiền sử đã tuyệt chủng có hình dạng của những con ngỗng hiện đại mà chúng từng phân bố toàn cầu.

Mới!!: Loài chủ chốt và Presbyornithidae · Xem thêm »

Quy luật cực tiểu của Liebig

Quy luật cực tiểu của Liebig, thường được gọi đơn giản là Quy luật Liebig hoặc Quy luật cực tiểu, là một nguyên lý được Carl Sprengel phát triển trong khoa học nông nghiệp năm 1828 và sau đó được Justus von Liebig phổ biến rộng rãi năm 1840.

Mới!!: Loài chủ chốt và Quy luật cực tiểu của Liebig · Xem thêm »

Rừng tảo bẹ

Rừng tảo bẹ là các khu vực dưới nước có mật độ tảo bẹ dày đặc.

Mới!!: Loài chủ chốt và Rừng tảo bẹ · Xem thêm »

Tục thờ hổ

Hổ môn bài, di chỉ thẻ mộc triều Lê vào thế kỷ thứ 17, được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam Tục thờ Hổ hay tín ngưỡng thờ Hổ là sự tôn sùng, thần thánh hóa loài hổ cùng với việc thực hành hoạt động thờ phượng hình tượng con hổ bằng các phương thức khác nhau được phổ biến ở một số quốc gia châu Á, đặc biệt là những quốc gia có hổ sinh sống.

Mới!!: Loài chủ chốt và Tục thờ hổ · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »