Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Khosrau II

Mục lục Khosrau II

Khosrau II, hay Khosrow II, Chosroes II hoặc Xosrov II tên hiệu của ông là Apavez, "Người Chiến Thắng" - (tiếng Trung Ba Tư: 𐭧𐭥𐭮𐭫𐭥𐭣𐭩 Husrō (y); còn được gọi là Khusraw Parvez, tiếng Tân Ba Tư: خسرو پرویز Khosrow Parviz), là vị vua có năng lực cuối cùng của nhà Sassanid (Ba Tư), trị vì từ năm 590 đến năm 628.

40 quan hệ: Ai Cập thuộc La Mã, Ardashir III, Azarmidokht, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Parthia, Đế quốc Sasanian, Đường Thái Tông, Bahrām Chobin, Borandukht, Chiến tranh La Mã-Ba Tư, Ctesiphon, Cuộc bao vây Constantinopolis năm 626, Danh sách vua Ba Tư, Farrukh Hormizd, Farrukhzad Khosrau V, Heraclius, Heraklonas, Hormizd VI, Justinianus I, Kavadh II, Khosrau I, Khosrau III, Lịch sử Iraq, Mauricius, Najd, Nhà Kayani, Nhà Mihran, Nhà nguyện Chúa lên trời (Jerusalem), Nhà thờ Giáng Sinh, Nhà thờ Mộ Thánh, Phả hệ các Hoàng đế Đông La Mã, Phocas, Shahnameh, Shahrbaraz, Shapur-i Shahrvaraz, Trận Yarmouk, Trung Cổ, Vistahm, Yazdegerd III, 28 tháng 2.

Ai Cập thuộc La Mã

Tỉnh Ai Cập của La Mã (Tiếng La Tinh: Aegyptus, tiếng Hy Lạp: Αἴγυπτος Aigyptos) được thành lập vào năm 30 TCN sau khi Octavian (sau này là hoàng đế tương lai Augustus) đánh bại Mark Antony cùng người tình Cleopatra VII và sáp nhập vương quốc Ptolemaios của Ai Cập vào đế chế La Mã.

Mới!!: Khosrau II và Ai Cập thuộc La Mã · Xem thêm »

Ardashir III

Ardashir III (Tiếng Trung Ba Tư:75px, tiếng tân Ba Tư: اردشیر سوم), (sinh khoảng năm 621-27 tháng 4 năm 629) là vua của đế chế Sassanid từ ngày 06 tháng 9 năm 628-27 tháng 4 năm 629.

Mới!!: Khosrau II và Ardashir III · Xem thêm »

Azarmidokht

Azarmidokht (tiếng Trung Ba Tư: Āzarmīgdukht, tiếng Ba Tư: آزرمیدخت) là nữ hoàng nhà Sassanid của Ba Tư trong giai đoạn 630-631, bà còn là con gái của vua Khosrau II.

Mới!!: Khosrau II và Azarmidokht · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Khosrau II và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

Mới!!: Khosrau II và Đế quốc Parthia · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Khosrau II và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Đường Thái Tông

Đường Thái Tông (chữ Hán: 唐太宗, 23 tháng 1, 599 – 10 tháng 7, 649), là vị Hoàng đế thứ hai của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 626 đến năm 649 với niên hiệu duy nhất là Trinh Quán (貞觀).

Mới!!: Khosrau II và Đường Thái Tông · Xem thêm »

Bahrām Chobin

Bahram Chōbīn (tiếng Tân Ba Tư: بهرام چوبین; tiếng Trung Ba Tư: Wahrām Chōbēn), còn có biệt danh là Mehrbandak (tiếng Trung Ba Tư: Mihrewandak), là một spahbed nổi tiếng (tướng lĩnh quân đội cấp cao) vào cuối thế kỷ thứ 6 ở Ba Tư.

Mới!!: Khosrau II và Bahrām Chobin · Xem thêm »

Borandukht

Borandukht, (còn được phát âm là Boran, Poran, và Purandokht, tiếng Ba Tư: بوراندخت), là con gái của vua Sassanid Khosrau II (từ năm 590-628).

Mới!!: Khosrau II và Borandukht · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Ba Tư

Bản đồ cho thấy Đế quốc La Mã (màu tím) và Parthia (màu vàng) cùng nhau chia xẻ Đế quốc Seleukos (màu xanh ở giữa) và qua đó giúp họ trở thành quốc gia mạnh nhất Tây Á Chiến tranh La Mã - Ba Tư là một loạt các cuộc xung đột vũ trang giữa La Mã-Byzantine và hai Đế quốc Ba Tư kế tiếp nhau: Parthia và Sassanid.

Mới!!: Khosrau II và Chiến tranh La Mã-Ba Tư · Xem thêm »

Ctesiphon

Ctesiphon (تيسفون Tīsfūn; قطيسفون) là thủ đô của Đế quốc Parthia và Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Khosrau II và Ctesiphon · Xem thêm »

Cuộc bao vây Constantinopolis năm 626

Cuộc vây hãm Constantinopolis năm 626 bởi người Avar, được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội từ các đồng minh Slav và Đế quốc Sassanid của Ba Tư, đã kết thúc bằng một chiến thắng mang tính chiến lược của Đông La Mã.

Mới!!: Khosrau II và Cuộc bao vây Constantinopolis năm 626 · Xem thêm »

Danh sách vua Ba Tư

Danh sách dưới đây bao gồm các vị vua và nữ hoàng của các triều đại chính thức đã từng cai trị trên mảnh đất thuộc về Iran ngày nay.

Mới!!: Khosrau II và Danh sách vua Ba Tư · Xem thêm »

Farrukh Hormizd

Farrukh Hormizd hoặc Farrokh Hormizd (tiếng Ba Tư: فرخهرمز), là một spahbed ở miền bắc Ba Tư, ông là một hoàng tử của Atropatene Sau đó, ông đã gây ra sự tranh giành quyền lực với các quý tộc Sassanid, "làm suy yếu các nguồn lực của đất nước" SASANIAN DYNASTY, A. Shapur Shahbazi, Encyclopaedia Iranica, (ngày 20 tháng 7 năm 2005).

Mới!!: Khosrau II và Farrukh Hormizd · Xem thêm »

Farrukhzad Khosrau V

Farrukhzad Khosrau V là vua của đế chế Sassanid trong một thời gian ngắn từ tháng 3 năm 631 đến tháng 4 năm 631.

Mới!!: Khosrau II và Farrukhzad Khosrau V · Xem thêm »

Heraclius

Flavius ​​Heraclius Augustus (tiếng Hy Lạp: Φλάβιος ȳράκλειος) khoảng 575 – 11 tháng 2 năm 641) hay còn được biết đến là Heraclius hay Herakleios, là Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã từ ngày 5 tháng 10 năm 610 đến ngày 11 tháng 2 năm 641. Ông chịu trách nhiệm đưa Ngôn ngữ Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Đông La Mã. Sự vươn tới quyền lực của ông bắt đầu năm 608, khi ông và cha của mình, Heraclius Già, quan trấn phủ tỉnh Africa, lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa chống lại Phocas - một ông vua cướp ngôi mất lòng dân. Triều đại Heraclius cho thấy nhiều cuộc chiến diễn ra. Năm ông đăng quang ngôi Hoàng đế, biên giới đế quốc bị đe dọa các nước lân bang. Ngay lập tức, ông quyết định nhúng tay vào cuộc chiến tranh đang diễn ra chống lại Đế quốc Sassanid. Trận đánh đầu tiên của chiến dịch kết thúc với thất bại của người La Mã; quân Ba Tư tiếp tục đánh phá sâu vào lãnh thổ Đông La Mã và hành quân cho tới tận Eo biển Bosphorus; tuy nhiên, thành Constantinopolis được bảo vệ bởi những bức tường không thể công phá và được hỗ trợ bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh nên Heraclius đã tránh được một thất bại toàn diện. Ngay sau đó, ông bắt đầu cải cách và củng cố lại quân đội. Heraclius bắt đầu đánh vào lãnh thổ Ba Tư từ khu vực Tiểu Á, và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ địch và giành được chiến thắng quyết định trước chiến thắng quyết định trước nhà Sassanid trong trận Nineveh năm 627. Vua Ba Tư, Khosrau II bị ám sát ngay sau khi hiệp ước hòa bình giữa hai kẻ thù truyền kiếp của nhau được ký kết. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trước người Ba Tư qua đi chưa lâu, ông đã phải đối mặt với một mối đe dọa mới, các cuộc xâm lược của người Hồi giáo. Nổi lên từ bán đảo Ả Rập, những người Hồi giáo nhanh chóng chinh phục toàn đế chế Ba Tư. Năm 634, người Hồi giáo phát động cuộc xâm lược tỉnh Syria của La Mã, tại đây họ đánh bại em trai của Heraclius là Theodorus. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, người Ả Rập đã chinh phục toàn bộ Lưỡng Hà, Armenia và Ai Cập. Về vấn đề tôn giáo, Heraclius được biết đến như là người đã ủng hộ việc di cư nhiều tộc người đến bán đảo Balkan. Ông đã thỉnh cầu Giáo hoàng Gioan IV (640-642) gửi các thầy giảng đạo Cơ Đốc đến Dalmatia, tức Tỉnh Croatia, cấm quyền bởi Porga, một người theo đạo đa thần Slavic, và gia tộc của ông ta.

Mới!!: Khosrau II và Heraclius · Xem thêm »

Heraklonas

Konstantinos Herakleios (Κωνσταντῖνος Ἡράκλειος), tên gọi theo kiểu tiếng Anh là Heraklonas, Heraclonas, hoặc Heracleonas (626 – 641), là con trai của Herakleios với người cháu gái Martina của mình, là Hoàng đế Đông La Mã một thời gian ngắn từ tháng 2 đến tháng 9 năm 641.

Mới!!: Khosrau II và Heraklonas · Xem thêm »

Hormizd VI

Hormizd VI là hoàng đế thứ 28 của nhà Sassanid Ba Tư, là một trong những viên quan trở thành hoàng đế Ba Tư sau khi hoàng đế Khosrau II (590-628) bị ám sát năm 628.

Mới!!: Khosrau II và Hormizd VI · Xem thêm »

Justinianus I

Justinian I (Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (482 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Mới!!: Khosrau II và Justinianus I · Xem thêm »

Kavadh II

Kavadh II (tiếng Ba Tư: قباد Qobād hoặc Qabād), còn được gọi là Sheroya hoặc Shiruya (Siroes, Shiroye), là vua của đế quốc Sassanid, ông chỉ trị vì vài tháng trong năm 628.

Mới!!: Khosrau II và Kavadh II · Xem thêm »

Khosrau I

Cảnh Khosrau I đi săn Khosrau I (hay Chosroes I, Khosrow I, cũng được biết tới như Anushiravan Công bằng) là người con yêu quý và người kế vị của Kavadh I (488-531), và là vị hoàng đế thứ 20 của nhà Sassanid ở Đế quốc Ba Tư, trị vì từ năm 531 đến 579.

Mới!!: Khosrau II và Khosrau I · Xem thêm »

Khosrau III

Khosrau III (629) là một vị vua Sassanid tự phong, ông đã cai trị vùng đất Khorasan trong một thời gian ngắn vào giai đoạn viên tướng nhà Mihran Shahrbaraz nắm quyền kiểm soát toàn bộ đế chế Sassanid sau khi ông ta vây hãm Ctesiphon.

Mới!!: Khosrau II và Khosrau III · Xem thêm »

Lịch sử Iraq

Bài lịch sử Iraq gồm một khái quát chung từ thời tiền sử cho tới hiện tại ở vùng hiện nay là đất nước Iraq tại Lưỡng Hà.

Mới!!: Khosrau II và Lịch sử Iraq · Xem thêm »

Mauricius

­ Mauricius (Flavius Mauricius Tiberius Augustus) (539 – 27 tháng 11, 602) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 582 đến 602.

Mới!!: Khosrau II và Mauricius · Xem thêm »

Najd

Najd hay Nejd (نجد, Najd) là khu vực trung tâm địa lý của Ả Rập Xê Út, đây là nơi sinh sống của 28% người dân nước này.

Mới!!: Khosrau II và Najd · Xem thêm »

Nhà Kayani

Nhà Kayani (còn gọi là Kay, Kaianid hay Kayanian) là một triều đại bán thần thoại trong truyền thống dân gian nước Đại Iran.

Mới!!: Khosrau II và Nhà Kayani · Xem thêm »

Nhà Mihran

Nhà Mihrān hay Mehrān là một gia đình quý tộc Iran (šahrdārān), là một bảy đại gia tộc của Đế quốc Sassanid Ba Tư và tự nhận là hậu duệ của nhà Arsaces trước đó.

Mới!!: Khosrau II và Nhà Mihran · Xem thêm »

Nhà nguyện Chúa lên trời (Jerusalem)

Nhà nguyện Chúa lên trời (קפלת העלייה, Εκκλησάκι της Αναλήψεως) là một nơi linh thiêng tôn giáo trên Núi Olives.

Mới!!: Khosrau II và Nhà nguyện Chúa lên trời (Jerusalem) · Xem thêm »

Nhà thờ Giáng Sinh

Nhà thờ Giáng Sinh là một vương cung thánh đường ở Bethlehem, thuộc vùng lãnh thổ của Nhà nước Palestine.

Mới!!: Khosrau II và Nhà thờ Giáng Sinh · Xem thêm »

Nhà thờ Mộ Thánh

Hai Mái vòm của Nhà thờ Mộ Thánh, Mái vòm bên trên Rotunda ở trên nóc có lá cờ Thập Tự Thánh Georges và mái vòm nhỏ hơn ở phía trên Catholicon, Tháp giáo đường phía bên trái là của Giáo đường Hồi giáo Omar. Cửa chính vào Nhà thờ Mộ Thánh rotunda (nhà tròn) nhìn thấy ở bên trên. Nhà thờ Mộ Thánh (Kitô giáo Đông phương gọi là Nhà thờ Phục sinh), là một nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem.

Mới!!: Khosrau II và Nhà thờ Mộ Thánh · Xem thêm »

Phả hệ các Hoàng đế Đông La Mã

Dưới đây là một cây phả hệ của tất cả các Hoàng đế La Mã, những nhà cai trị của thành phố Constantinopolis.

Mới!!: Khosrau II và Phả hệ các Hoàng đế Đông La Mã · Xem thêm »

Phocas

Phocas (Flavius Phocas Augustus; Φωκᾶς, Phokas), (547 – 610) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 602 đến 610.

Mới!!: Khosrau II và Phocas · Xem thêm »

Shahnameh

Cảnh cuộc chiến giữa quân đội Ả Rập với quân Ba Tư minh họa trong ''Shâhnameh'' Shāhnāmé (شاهنامه "Cuốn sách Đế vương") là một thiên sử thi do nhà thơ Ba Tư Ferdowsi viết trong khoảng năm 1000 và là sử thi quốc gia trong thế giới nói tiếng Ba Tư.

Mới!!: Khosrau II và Shahnameh · Xem thêm »

Shahrbaraz

Shahrbaraz, còn được gọi là Shahrvaraz (tiếng Ba Tư: شهربراز, tiếng trung Ba Tư: 𐭧𐭱𐭨𐭥𐭥𐭥𐭰 Šahrwarāz, qua đời ngày 17 tháng 6 năm 629), là vua của đế chế Sassanid từ ngày 27 tháng 4 năm 629-17 tháng 6 năm 629.

Mới!!: Khosrau II và Shahrbaraz · Xem thêm »

Shapur-i Shahrvaraz

Shapur-i Shahrvaraz (Tiếng trung Ba Tư: 𐭱𐭧𐭯𐭥𐭧𐭥𐭩𐭩 𐭧𐭱𐭨𐭥𐭥𐭥𐭰), còn được gọi là Shapur V, là một kẻ tiếm vị của nhà Sassanid, ông đã trị vì trong một thời gian ngắn cho đến khi ông bị lật đổ bởi những người ủng hộ Azarmidokht.

Mới!!: Khosrau II và Shapur-i Shahrvaraz · Xem thêm »

Trận Yarmouk

Trận Yarmouk (معركة اليرموك, còn được viết là Yarmuk, Yarmuq, hay trong tiếng Hy Lạp là Hieromyax, Ἱερομύαξ, hoặc Iermouchas, Ιερμουχάς) là một trận đánh lớn giữa quân đội Hồi giáo của quốc vương Ả Rập Hồi giáo Rashidun với quân đội của Đế quốc Đông La Mã.

Mới!!: Khosrau II và Trận Yarmouk · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Khosrau II và Trung Cổ · Xem thêm »

Vistahm

Bistam hoặc Vistahm (tiếng Ba Tư: بیستام), là một vị vua Parthia xuất thân từ gia tộc Ispahbudhan, và là người cậu của vua Sassanid, Khosrau II (trị vì từ năm 591-628).

Mới!!: Khosrau II và Vistahm · Xem thêm »

Yazdegerd III

Yazdegerd III (624-651), cũng gọi là Yazdgerd hay Yazdiger (tiếng Trung Ba Tư: 𐭩𐭦𐭣𐭪𐭥𐭲𐭩 Yazdākird, có nghĩa là "được tạo nên bởi Chúa"; tiếng Ba Tư mới: یزدگرد) là hoàng đế thứ 38 và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của Vương triều Sassanid, ông là cháu của hoàng đế Khosrau II (590-628), người đã bị con trai Kavadh II của Ba Tư sát hại vào năm 628.

Mới!!: Khosrau II và Yazdegerd III · Xem thêm »

28 tháng 2

Ngày 28 tháng 2 là ngày thứ 59 trong lịch Gregory.

Mới!!: Khosrau II và 28 tháng 2 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chosroes II, Khosrau II của Ba Tư, Khosrow II, Xosrov II.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »