Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hải lưu

Mục lục Hải lưu

Các hải lưu năm (1911) Các hải lưu năm (1943) phải Hải lưu hay dòng biển là dòng chuyển động trực tiếp, liên tục và tương đối ổn định của nước biển và lưu thông ở một trong các đại dương của Trái Đất.

76 quan hệ: Đại dương, Đảo Liancourt, Đất bùn, Đối lưu, Địa lý châu Á, Độ nghiêng trục quay, Bãi biển Bondi, New South Wales, Bắc Băng Dương, Bắc Mỹ, Biến đổi khí hậu, Biển, Biển Bắc, Biển Celebes, Biển Sargasso, Cape Horn, Cá hề, Cá kiếm, Cá sa ba, Các loại hình thủy vực nước mặn, Côn Đảo, Cồn (đảo), Cồn Mang, Chondrocladia lyra, Chương động, Danh sách xoáy thuận nhiệt đới Đông Bắc Thái Bình Dương cấp 5, Dừa, Eo biển Bonifacio, Formosa thuộc Tây Ban Nha, Hải dương học, Hải lưu Alaska, Hải lưu Angola, Hải lưu Đông Greenland, Hải lưu đảo Baffin, Hải lưu Bắc Thái Bình Dương, Hải lưu California, Hải lưu Cromwell, Hải lưu Davidson, Hải lưu Guinea, Hải lưu Gulf Stream, Hải lưu Humboldt, Hải lưu Kuroshio, Hải lưu Na Uy, Hải lưu Oyashio, Hải lưu Tây Greenland, Hải lưu vòng Nam Cực, Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc, HMS Ark Royal (91), Hoàn lưu khí quyển, JDS Oyashio (SS-511), Khí hậu, ..., Màu sắc động vật, Mũi đất Kursh, Mũi Hảo Vọng, Mùa, Năng lượng sóng, Nhiệt dịch, Nước, Nước trồi, Phân loại khí hậu Köppen, Sắc tố sinh học, Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ, Scandinavie, Sinh cảnh đại dương, Sinh vật phù du, Tập san Sử Địa, Tự nhiên, Thế Eocen, Thời kỳ băng hà nhỏ, Trái Đất, Tương lai của Trái Đất, Vùng đặc quyền kinh tế, Vùng Caribe, Vệ tinh khí tượng, Viện Hải dương học (Việt Nam), Westerlies, Xoắn ốc Ekman. Mở rộng chỉ mục (26 hơn) »

Đại dương

Đại dương thế giới (toàn cầu) được chia thành một số các khu vực cơ bản. Sự phân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp nhất trong ba đại dương đầu tiên. Đại dương là khối nước mặn tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh.

Mới!!: Hải lưu và Đại dương · Xem thêm »

Đảo Liancourt

Đảo Liancourt là tên quốc tế gọi nhóm đảo nhỏ nằm giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, cách đảo Honshu của Nhật Bản và góc đông nam bán đảo Triều Tiên thuộc Hàn Quốc khoảng 220 km.

Mới!!: Hải lưu và Đảo Liancourt · Xem thêm »

Đất bùn

Đất bùn hay bột là các loại hạt đất hay đá với kích thước xác định trong một khoảng nhỏ (xem kích thước hạt).

Mới!!: Hải lưu và Đất bùn · Xem thêm »

Đối lưu

lớp phủ của Trái Đất. Mảu đỏ là vùng nóng, màu xanh ứng với vùng lạnh. Đối lưu là sự di chuyển của những nhóm phân tử trong chất lưu như chất lỏng, chất khí hay chất lưu biến (rheid).

Mới!!: Hải lưu và Đối lưu · Xem thêm »

Địa lý châu Á

Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất.

Mới!!: Hải lưu và Địa lý châu Á · Xem thêm »

Độ nghiêng trục quay

Trong thiên văn học và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó.

Mới!!: Hải lưu và Độ nghiêng trục quay · Xem thêm »

Bãi biển Bondi, New South Wales

Bãi biển Bondi hay Vịnh Bondi là một bãi biển nổi tiếng ở Sydney, tiểu bang New South Wales, nước Úc.

Mới!!: Hải lưu và Bãi biển Bondi, New South Wales · Xem thêm »

Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương trên bản đồ thế giới Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm.

Mới!!: Hải lưu và Bắc Băng Dương · Xem thêm »

Bắc Mỹ

Vị trí của Bắc Mỹ Bắc Mỹ là một lục địa nằm ở Bắc Bán cầu của Trái Đất, phía đông của Thái Bình Dương và phía tây của Đại Tây Dương, phía nam của Bắc Băng Dương, phía bắc của Nam Mỹ.

Mới!!: Hải lưu và Bắc Mỹ · Xem thêm »

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Mới!!: Hải lưu và Biến đổi khí hậu · Xem thêm »

Biển

Bờ biển miền trung Chile Một con sóng đánh vào bờ biển tại Vịnh Santa Catalina Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết.

Mới!!: Hải lưu và Biển · Xem thêm »

Biển Bắc

Bắc Hải hay Biển Bắc (trước đây còn có tên gọi là Đại dương Đức - German Ocean) là một vùng biển phía bắc Đại Tây Dương.

Mới!!: Hải lưu và Biển Bắc · Xem thêm »

Biển Celebes

Biển Celebes Biển Celebes (hay biển Sulawesi (tiếng Mã Lai: Laut Sulawesi) là một vùng nước ở miền tây Thái Bình Dương có ranh giới phía bắc là quần đảo Sulu và biển Sulu cũng như đảo Mindanao của Philippines, ở phía đông là chuỗi các đảo của quần đảo Sangihe, ở phía nam là đảo Sulawesi và ở phía tây là Kalimantan (thuộc đảo Borneo) của Indonesia. Biển này có hình dạng địa văn học là một bồn địa lớn và nó hạ độ sâu xuống tới 6.200 m (20.341 ft). Nó trải dài khoảng 675 km (420 dặm) theo chiều bắc-nam và 837 km (520 dặm) theo chiều tây-đông, với diện tích bề mặt khoảng 280.000 km² (110.000 dặm vuông). Biển này thông về phía tây nam qua eo biển Makassar vào biển Java. Biển Celebes là một mảng của bồn địa đại dương cổ đã hình thành khoảng 42 triệu năm trước trong khung cảnh xa từ bất kỳ khối đất liền nào. Vào khoảng 20 triệu năm trước, chuyển động của lớp vỏ Trái Đất đã xô đẩy bồn địa Celebes đủ gần với các núi lửa Indonesia và Philippines để nhận được các mảnh vụn núi lửa. Vào khoảng 10 triệu năm trước, biển Celebes đã tràn ngập bằng các mảnh vụn lục địa, bao gồm cả than đá, bị bóc ra từ các ngọn núi trẻ phát triển nhanh trên đảo Borneo. Ranh giới giữa biển Celebes và biển Sulu là sống biển Sibutu-Basilan. Các hải lưu mạnh, các rãnh đại dương sâu và các ngọn núi ngầm dưới biển kết hợp cùng nhau và cùng các đảo núi lửa hoạt động đã tạo ra các đặc trưng hải dương học phức tạp.

Mới!!: Hải lưu và Biển Celebes · Xem thêm »

Biển Sargasso

xxxxnhỏ|Biển Sargasso Biển Sargasso là một vùng biển ở giữa Bắc Đại Tây Dương, bị bao phủ bởi những dòng hải lưu.

Mới!!: Hải lưu và Biển Sargasso · Xem thêm »

Cape Horn

Cape Horn nhìn từ phía Nam Cape Horn (tiếng Hà Lan: Kaap Hoorn; tiếng Tây Ban Nha: Cabo de Hornos; có nghĩa là "Mũi Sừng") là mũi đất, điểm cực Nam của quần đảo Tierra del Fuego, miền Nam Chile.

Mới!!: Hải lưu và Cape Horn · Xem thêm »

Cá hề

Cá hề ocellaris nép mình trong một cây hải quỳ ''Heteractis magnifica''. Một cặp cá hề hồng (''Amphiprion perideraion'') trong ngôi nhà hải quỳ của chúng. Cá hề đang quẫy đuôi bơi để di chuyển. Một con cá hề đang bơi. cá hề Cinnamon đang bơi vòng quay một cây hải quỳ. Cá hề (tiếng Anh: Amphiprioninae hay Clownfish) là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô, nằm trong nhánh cá hề thuộc gia đình họ Cá thia.

Mới!!: Hải lưu và Cá hề · Xem thêm »

Cá kiếm

Cá kiếm, cá mũi kiếm, đôi khi còn gọi là cá đao (danh pháp khoa học: Xiphias gladius) là một loài cá ăn thịt loại lớn, có tập tính di cư với mỏ dài và phẳng, ngược lại với mỏ tròn và trơn nhẵn của các loài cá maclin.

Mới!!: Hải lưu và Cá kiếm · Xem thêm »

Cá sa ba

Cá thu Nhật hay Cá sa ba hay sa pa (danh pháp hai phần: Scomber japonicus), còn biết đến như là cá thu Thái Bình Dương, cá thu Nhật Bản, cá thu lam hoặc cá thu bống, đôi khi còn gọi là "cá thu đầu cứng" hay "cá thu mắt bò", là một loài cá thu có họ gần với cá thu Đại Tây Dương (Scomber scombrus) trong họ Cá thu ngừ (Scombridae).

Mới!!: Hải lưu và Cá sa ba · Xem thêm »

Các loại hình thủy vực nước mặn

Các đại dương kết hợp với biển tạo thành hệ thống "đại dương thế giới", một khoảng nước rộng bao quanh Địa Cầu, chứa một lượng nước và muối trên Trái Đất.

Mới!!: Hải lưu và Các loại hình thủy vực nước mặn · Xem thêm »

Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Mới!!: Hải lưu và Côn Đảo · Xem thêm »

Cồn (đảo)

Cồn san hô Heron thuộc nước Úc Cồn (cồn san hô) là loại đảo nhỏ và thấp, cấu tạo chủ yếu từ cát và hình thành trên bề mặt của một rạn san hô.

Mới!!: Hải lưu và Cồn (đảo) · Xem thêm »

Cồn Mang

Cồn Mang là một dải đá và là một điểm nghỉ mát thuộc thôn Tràng Vỹ, xã Trà Cổ, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Mới!!: Hải lưu và Cồn Mang · Xem thêm »

Chondrocladia lyra

Chondrocladia lyra hay còn biết đến với tên gọi là Bọt biển đàn hạc là một loài bọt biển ăn thịt đã được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi bang California (Hoa Kỳ) ở vịnh Monterey vào năm 2012, nó đã lần đầu tiên được tìm thấy bằng thiết bị thăm dò tự hành ở độ sâu.

Mới!!: Hải lưu và Chondrocladia lyra · Xem thêm »

Chương động

Tự quay (lục), Tuế sai (lam), Chương động (đỏ) Chương động là chuyển động không đều rất nhỏ trong trục tự quay của một hành tinh, vì các lực thủy triều sinh ra tuế sai của các điểm phân dao động theo thời gian, vì thế vận tốc của tuế sai không phải là một hằng số.

Mới!!: Hải lưu và Chương động · Xem thêm »

Danh sách xoáy thuận nhiệt đới Đông Bắc Thái Bình Dương cấp 5

Quỹ đạo của tất cả các xoáy thuận nhiệt đới Đông Bắc Thái Bình Dương cấp 5 trên khu vực phía Đông đường đổi ngày quốc tế tính đến thời điểm kết thúc năm 2014. Xoáy thuận nhiệt đới cấp 5 (hay bão cấp 5) là những xoáy thuận nhiệt đới có cường độ đạt đến cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson.

Mới!!: Hải lưu và Danh sách xoáy thuận nhiệt đới Đông Bắc Thái Bình Dương cấp 5 · Xem thêm »

Dừa

Dừa, hay cọ dừa, (danh pháp hai phần: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae).

Mới!!: Hải lưu và Dừa · Xem thêm »

Eo biển Bonifacio

Eo biển Bonifacio trên bản đồ Eo biển Bonifacio (Bucchi di Bunifaziu, Bouches de Bonifacio, tiếng Gallura: Bocchi di Bunifaciu, Bocche di Bonifacio) là một eo biển giữa Corse và Sardegna, được đặt tên theo đô thị Bonifacio trên đảo Corse.

Mới!!: Hải lưu và Eo biển Bonifacio · Xem thêm »

Formosa thuộc Tây Ban Nha

Formosa thuộc Tây Ban Nha là một thuộc địa tồn tại từ năm 1626 đến 1642 của đế quốc Tây Ban Nha ở phía bắc đảo Đài Loan.

Mới!!: Hải lưu và Formosa thuộc Tây Ban Nha · Xem thêm »

Hải dương học

Dòng hoàn lưu biển Hải dương học là một nhánh của các Khoa học về Trái Đất nghiên cứu về đại dương.

Mới!!: Hải lưu và Hải dương học · Xem thêm »

Hải lưu Alaska

Hải lưu Alaska là một hải lưu nước ấm chảy theo hướng bắc dọc theo vùng duyên hải British Columbia và Alaska Panhandle.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Alaska · Xem thêm »

Hải lưu Angola

Hải lưu Angola là một hải lưu chảy dọc theo vùng ven biển phía tây châu Phi theo hướng nam.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Angola · Xem thêm »

Hải lưu Đông Greenland

Hải lưu Đông Greenland Hải lưu Đông Greenland là một hải lưu bắt nguồn từ Bắc Băng Dương và đem nước lạnh có độ mặn thấp về phía nam,.dọc theo vùng duyên hải phía đông Greenland.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Đông Greenland · Xem thêm »

Hải lưu đảo Baffin

Hải lưu đảo Baffin Hải lưu đảo Baffin (hay hải lưu Baffin) là một hải lưu chảy về phía nam từ phía tây của vịnh Baffin trong Bắc Băng Dương, dọc theo phía đông đảo Baffin.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu đảo Baffin · Xem thêm »

Hải lưu Bắc Thái Bình Dương

Hải lưu Bắc Thái Bình Dương Hải lưu Bắc Thái Bình Dương là một hải lưu nước ấm chảy chậm, chuyển động từ tây sang đông trong khoảng vĩ độ từ khoảng 40 tới 50° vĩ bắc trong Thái Bình Dương.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Bắc Thái Bình Dương · Xem thêm »

Hải lưu California

Hải lưu California là một hải lưu trong Thái Bình Dương, chuyển động về phía nam dọc theo vùng biển miền duyên hải phía tây Bắc Mỹ, bắt đầu từ ngoài khơi phía nam British Columbia và kết thúc tại ngoài khơi phía nam Baja California.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu California · Xem thêm »

Hải lưu Cromwell

Hải lưu Cromwell (còn gọi là Dòng ngầm xích đạo Thái Bình Dương hay Dòng ngầm xích đạo) là một sông ngầm dưới biển: Một dạng cụ thể của hải lưu như một con sông chảy dưới bề mặt đại dương.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Cromwell · Xem thêm »

Hải lưu Davidson

Trong hải dương học, hải lưu Davidson là một phản hải lưu vùng duyên hải Thái Bình Dương chảy về hướng bắc dọc theo vùng ven bờ miền duyên hải phía tây México và Hoa Kỳ, từ Baja California (Mexico) tới phía bắc California (Hoa Kỳ) ở vĩ độ ít nhất là khoảng 40° vĩ bắc, đôi khi có thể tới vùng duyên hải bang Washington tại vĩ độ khoảng 48° vĩ bắc.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Davidson · Xem thêm »

Hải lưu Guinea

Hải lưu Guinea là một hải lưu chảy chậm nước ấm dọc theo bờ biển phía tây châu Phi.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Guinea · Xem thêm »

Hải lưu Gulf Stream

Hải lưu Gulf Stream có màu da cam và vàng trong bản đồ nhiệt độ nước Đại Tây Dương này.Nguồn: NASA Hải lưu Gulf Stream (hay "dòng Vịnh") hoặc phiên âm hải lưu Gơn strim, là một hải lưu mạnh, ấm và chảy nhanh ở Đại Tây Dương xuất phát từ vịnh Mexico, chảy qua eo biển Florida tới bờ biển phía đông nước Mỹ và Newfoundland.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Gulf Stream · Xem thêm »

Hải lưu Humboldt

Hải lưu Humboldt (hay hải lưu Peru) là một hải lưu lạnh chảy theo hướng bắc ngoài bờ biển phía tây Nam Mỹ.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Humboldt · Xem thêm »

Hải lưu Kuroshio

Hải lưu Kuroshio hay hải lưu Nhật Bản là một dòng hải lưu ở tây Thái Bình Dương ngoài bờ biển phía đông Đài Loan chảy theo hướng đông bắc ngang qua Nhật Bản, ở đó nó hợp lưu với dòng chảy phía đông của hải lưu Bắc Thái Bình Dương.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Kuroshio · Xem thêm »

Hải lưu Na Uy

Hải lưu Na Uy (còn gọi là hải lưu duyên hải Na Uy) là một hải lưu chảy từ eo biển Skagerrak trong biển Bắc về cơ bản theo hướng đông bắc, dọc theo bờ biển của Na Uy ven Đại Tây Dương tới biển Barents thuộc Bắc Băng Dương ở độ sâu khoảng 50 –100 m. So sánh với hải lưu Bắc Đại Tây Dương thì nó lạnh hơn và có độ mặn thấp hơn, do phần lớn nguồn cấp nước cho nó đến từ nước lợ của biển Baltic cũng như từ các fio (fjord) và các con sông ở Na Uy.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Na Uy · Xem thêm »

Hải lưu Oyashio

Hải lưu Oyashio là một hải lưu lạnh dưới bắc cực, nó chuyển động về phía nam và xoay ngược chiều kim đồng hồ ở miền tây của bắc Thái Bình Dương.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Oyashio · Xem thêm »

Hải lưu Tây Greenland

Hải lưu Tây Greenland Hải lưu Tây Greenland là một hải lưu yếu và nước lạnh chảy về phía bắc, dọc theo vùng duyên hải phía tây Greenland.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu Tây Greenland · Xem thêm »

Hải lưu vòng Nam Cực

Hải lưu vòng Nam Cực (ACC) là một dòng hải lưu chảy chiều kim đồng hồ từ phía tây sang đông xung quanh Nam Cực.

Mới!!: Hải lưu và Hải lưu vòng Nam Cực · Xem thêm »

Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc

Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc năm 2017 là một hội nghị của Liên Hợp Quốc đã diễn ra từ ngày 5-9 tháng 6 năm 2017 nhằm huy động các hành động bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển.

Mới!!: Hải lưu và Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

HMS Ark Royal (91)

HMS Ark Royal (91) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Mới!!: Hải lưu và HMS Ark Royal (91) · Xem thêm »

Hoàn lưu khí quyển

Mô tả được lý tưởng hóa (ở điểm phân) của hoàn lưu khí quyển trên diện rộng trên Trái Đất. Lượng mưa trung bình dài hạn tính theo tháng Hoàn lưu khí quyển là sự tuần hoàn của không khí trên diện rộng, và cùng với hải lưu là cách thức mà nhiệt năng được tái phân phối trên bề mặt Trái Đất.

Mới!!: Hải lưu và Hoàn lưu khí quyển · Xem thêm »

JDS Oyashio (SS-511)

Oyashio (SS-511) là một tàu ngầm thuộc biên chế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF), được đặt tên theo Hải lưu Oyashio, một hải lưu lạnh dưới bắc cực, nó chuyển động về phía nam và xoay ngược chiều kim đồng hồ ở miền tây của bắc Thái Bình Dương.

Mới!!: Hải lưu và JDS Oyashio (SS-511) · Xem thêm »

Khí hậu

Phân loại các vùng khí hậu trên thế giới Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Mới!!: Hải lưu và Khí hậu · Xem thêm »

Màu sắc động vật

Một con bò tót đực với sắc lông đen tuyền bóng lưỡng và cơ thể vạm vỡ. Màu sắc và thể vóc của nó cho thấy sự cường tráng, sung mãn của cá thể này, giúp thu hút bạn tình, cảnh báo đến đối thủ và kẻ thù, đồng thời cho thấy vị thế của nó trong đàn. Một con công lam với sắc lông sặc sỡ để thu hút con mái Một con cá trạng nguyên với màu sắc sặc sỡ để hòa lẫn vào môi trường sống Màu sắc của động vật là sự xuất hiện chung của một hoặc nhiều sắc màu ở động vật (trừ con người) do sự phản xạ hoặc phát chiếu ánh sáng từ bề mặt của chúng.

Mới!!: Hải lưu và Màu sắc động vật · Xem thêm »

Mũi đất Kursh

Mũi đất Kursh (tiếng Litva: Kuršių nerija, tiếng Nga: Куршская коса, tiếng Đức: Kurische Nehrung) là một dải đất cát hẹp dài 98 km, uốn cong, tạo thành một bán đảo bao gồm các cồn cát chia tách phá Kursh ra khỏi biển Baltic.

Mới!!: Hải lưu và Mũi đất Kursh · Xem thêm »

Mũi Hảo Vọng

Bản đồ năm 1888 về mũi Hảo Vọng. Mũi Hảo Vọng (tiếng Afrikaans: Kaap die Goeie Hoop, tiếng Hà Lan: Kaap de Goede Hoop) được sử dụng theo hai ngữ cảnh.

Mới!!: Hải lưu và Mũi Hảo Vọng · Xem thêm »

Mùa

Trên Trái Đất, mùa là sự phân chia của năm, nói chung dựa trên sự thay đổi chung nhất theo chu kỳ của thời tiết.

Mới!!: Hải lưu và Mùa · Xem thêm »

Năng lượng sóng

Năng lượng sóng là việc thu năng lượng của sóng biển để làm những công có ích – ví dụ, sản xuất điện, khử muối trong nước hoặc bơm nước.

Mới!!: Hải lưu và Năng lượng sóng · Xem thêm »

Nhiệt dịch

Nhiệt dịch (tiếng Anh là hydrothermal), trong hầu hết các trường hợp là sự tuần hoàn của nước nóng; trong tiếng Hy Lạp 'hydros' nghĩa là nước và 'thermos' là nhiệt.

Mới!!: Hải lưu và Nhiệt dịch · Xem thêm »

Nước

Mô hình phân tử nước Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

Mới!!: Hải lưu và Nước · Xem thêm »

Nước trồi

Nước trồi là một hiện tượng hải dương nói về dòng nước lạnh, nhiều dinh dưỡng và đặc quánh di chuyển từ phía sâu lên vùng nước nông, thay thế cho dòng nước nóng hơn.

Mới!!: Hải lưu và Nước trồi · Xem thêm »

Phân loại khí hậu Köppen

Vùng cực, băng giá không vĩnh cửu Phân loại khí hậu Köppen là một trong những hệ thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất.

Mới!!: Hải lưu và Phân loại khí hậu Köppen · Xem thêm »

Sắc tố sinh học

Loài Vẹt yến phụng có được màu vàng là từ sắc tố Psittacofulvin, còn màu xanh lục là từ sự kết hợp của cùng loại sắc tố vàng như trên với màu cấu trúc xanh lam. Con vẹt xanh lam và trắng ở phía sau thì thiếu sắc tố màu vàng. Những điểm đen trên cả hai con vẹt là do sắc tố màu đen eumelanin. Sắc tố sinh học (biochrome) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống mà có màu sắc do sự hấp thu màu sắc chọn lọc.

Mới!!: Hải lưu và Sắc tố sinh học · Xem thêm »

Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ

Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ (date meteorological bomb, explosive development, or bombogenesis) là một khu vực áp suất thấp xoáy thuận ngoài nhiệt đới phát triển nhanh chóng về cường đ. Để được liệt vào danh mục này, áp lực trung tâm của vùng áp suất thấp ở 60 ° vĩ độ là cần thiết để giảm 24 mb (hPa) hoặc nhiều hơn trong 24 gi.

Mới!!: Hải lưu và Sự hình thành xoáy thuận bùng nổ · Xem thêm »

Scandinavie

Scandinavie Scandinavie (tiếng Pháp, được phát âm trong tiếng Việt như Xcan-đi-na-vi hoặc Xcăng-đi-na-vi) là khái niệm chỉ một phần hay toàn bộ vùng Bắc Âu.

Mới!!: Hải lưu và Scandinavie · Xem thêm »

Sinh cảnh đại dương

Môi trường đại dương cung cấp rất nhiều dạng sinh cảnh giúp nuôi sống sự sống dưới đại dương.

Mới!!: Hải lưu và Sinh cảnh đại dương · Xem thêm »

Sinh vật phù du

Hình vẽ một số plankton Sinh vật phù du, hay phiêu sinh vật, là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương.

Mới!!: Hải lưu và Sinh vật phù du · Xem thêm »

Tập san Sử Địa

Tập san ''Sử Địa'' số cuối cùng, 1975 Tập san Sử Địa là một tập san học thuật sưu tầm, khảo cứu chuyên ngành do nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ trương thực hiện, phát hành mỗi 3 tháng, với Nguyễn Nhã làm chủ nhiệm và Phạm Thị Hồng Liên quản lý, và với sự bảo trợ của nhà sách Khai Trí tại Sài Gòn.

Mới!!: Hải lưu và Tập san Sử Địa · Xem thêm »

Tự nhiên

Thác Hopetoun, Australia Sét đánh xuống núi lửa Galunggung đang phun trào, Tây Java, năm 1982. Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiên, thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất.

Mới!!: Hải lưu và Tự nhiên · Xem thêm »

Thế Eocen

Thế Eocen hay thế Thủy Tân (55,8 ± 0,2 – 33,9 ± 0,1 triệu năm trước (Ma)) là một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất và là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh.

Mới!!: Hải lưu và Thế Eocen · Xem thêm »

Thời kỳ băng hà nhỏ

Lập lại lịch sử biến đổi thời tiết của thời kỳ băng hà nhỏ theo các nghiên cứu khác nhau (các dị thường thể hiện giai đoạn 1950-1980). Thời tiểu băng hà là một giai đoạn thời tiết lạnh đi trên trái đất xảy ra sau thời kỳ ấm Trung cổ.

Mới!!: Hải lưu và Thời kỳ băng hà nhỏ · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Hải lưu và Trái Đất · Xem thêm »

Tương lai của Trái Đất

Tương lai của Trái Đất về mặt sinh học và địa chất có thể được ngoại suy dựa trên việc ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những tương tác trọng lực với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, và sự tăng dần lên trong độ sáng của Mặt Trời.

Mới!!: Hải lưu và Tương lai của Trái Đất · Xem thêm »

Vùng đặc quyền kinh tế

Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải.

Mới!!: Hải lưu và Vùng đặc quyền kinh tế · Xem thêm »

Vùng Caribe

Vùng Caribe (phát âm: Ca-ri-bê) (tiếng Tây Ban Nha: Caribe, tiếng Anh: Caribbean, tiếng Pháp: Caraïbe, tiếng Hà Lan: Caraïben) là khu vực giáp Nam Mỹ về phía nam, Trung Mỹ về phía tây và Bắc Mỹ về phía tây bắc.

Mới!!: Hải lưu và Vùng Caribe · Xem thêm »

Vệ tinh khí tượng

nh hiện tượng cực quang được chụp từ vệ tinh Vệ tinh khí tượng là một loại vệ tinh nhân tạo được dùng chủ yếu để quan sát thời tiết và khí hậu trên Trái Đất.

Mới!!: Hải lưu và Vệ tinh khí tượng · Xem thêm »

Viện Hải dương học (Việt Nam)

Viện Hải dương học Nha Trang Viện Hải dương học Nha Trang Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

Mới!!: Hải lưu và Viện Hải dương học (Việt Nam) · Xem thêm »

Westerlies

westerlies (xanh) và gió mậu dịch (vàng) Westerlies, tiếng Anh còn được gọi là anti-trades, hay prevailing westerlies, là gió thổi một chiều từ Tây sang Đông ở vĩ độ trung giữa 30 và 60 độ vĩ đ. Chúng bắt nguồn từ các khu vực áp suất cao ở vĩ độ ngựa và có xu hướng hướng về cực và chỉ đạo các cơn lốc xoáy thuận ngoài nhiệt đới, theo hướng nói chung này.

Mới!!: Hải lưu và Westerlies · Xem thêm »

Xoắn ốc Ekman

Hiệu ứng xoắn ốc Ekman Hiệu ứng xoắn ốc Ekman là xu hướng của các dòng hải lưu lan truyền theo một góc với hướng gió bề mặt.

Mới!!: Hải lưu và Xoắn ốc Ekman · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Các dòng biển, Dòng biển.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »