Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hoàng Kế Viêm

Mục lục Hoàng Kế Viêm

Mộ Hoàng Kế Viêm tại làng Văn La,huyện Quảng Ninh, Quảng Bình Hoàng Kế Viêm (1820 - 1909) là phò mã và là một danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

49 quan hệ: Anatole Amédée Prosper Courbet, Đặng Huy Trứ, Đồng Khánh, Đinh Công Tráng, Ông Ích Khiêm, Bùi Văn Dị, Biểu tự, Chiến dịch Bắc Kỳ, Chiến tranh Pháp-Thanh, Chiến tranh Pháp–Đại Nam, Danh nhân Quảng Bình, Hà Thành thất thủ ca, Hòa ước Giáp Tuất (1874), Henri Rivière, Hiệp Hòa, Hoàng (họ), Hoàng Sùng Anh, Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Bãi Sậy, Kiến Phúc, Lê Tuấn, Lưu Vĩnh Phúc, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Thiện Dương, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Văn Tường, Nhà Nguyễn, Phan Đỉnh Tân, Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945), Quân đội nhà Nguyễn, Quảng Bình, Tôn Thất Thuyết, Thành cổ Sơn Tây, Thành Hưng Hóa, Trần Đình Túc, Trần Văn Dư, Trận Cầu Giấy (1873), Trận Gia Quất-Gia Lâm, Trận Hưng Hóa (1884), Trận Kinh thành Huế 1885, Trận Phủ Hoài (1883), Trận Sơn Tây (1883), Trận thành Hà Nội (1882), Trận Tuyên Quang (1884), Trương Gia Hội, Trương Quang Đản, Võ Trọng Bình.

Anatole Amédée Prosper Courbet

Anatole-Amédée-Prosper Courbet (26 tháng 6 năm 1827 - 11 tháng 6 năm 1885) là một đô đốc Pháp đã giành được một loạt chiến thắng trên biển và chiếm được nhiều đất đai quan trọng trong chiến dịch Bắc Kỳ (1883–86) và Chiến tranh Trung-Pháp (1884 - 1885/1885).

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Anatole Amédée Prosper Courbet · Xem thêm »

Đặng Huy Trứ

Đặng Huy Trứ (鄧輝𤏸, 16 tháng 5 năm 1825 - 7 tháng 8 năm 1874) là một nhà cải cách Việt Nam thời cận đại, ông tổ nghề nhiếp ảnh ở Việt Nam và là người đầu tiên đưa kỹ nghệ đóng tàu phương Tây du nhập vào Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Đặng Huy Trứ · Xem thêm »

Đồng Khánh

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) và Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện (阮福昪), là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh nguyên là con nuôi của vua Tự Đức. Năm 1885, sau khi triều đình Huế bị thất bại trước quân đội Pháp trong trận Kinh Thành Huế, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bỏ chạy ra Quảng Trị, người Pháp đã lập ông lên làm vua, lập ra chính quyền Nam triều bù nhìn dưới sự Bảo hộ của Pháp. Trong thời gian trị vì của ông, thực dân Pháp bắt đầu những công việc đầu tiên để thiết lập nền đô hộ kéo dài hơn 60 năm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, trong khi triều đình Huế tỏ thái độ thần phục và hòa hoãn, không dám gây xích mích với người Pháp. Đồng Khánh chủ trương tiếp thu nền văn minh Pháp, dùng các mặt hàng Tây phương và từng được người Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Cũng vì nguyên do đó mà các sử sách của Việt Nam sau thời Nguyễn thường đánh giá ông như một ông vua phản động, vì quyền lợi của riêng mình mà cam tâm làm bù nhìn, tay sai cho ngoại bang. Đầu năm 1889, Đồng Khánh nhuốm bệnh nặng và qua đời khi còn khá trẻ, chỉ trị vì được 4 năm, miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗)Đại Nam thực lục, tập 9, trang 542 (bản điện tử). Kế nhiệm ông là vua Thành Thái.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Đồng Khánh · Xem thêm »

Đinh Công Tráng

Đinh Công Tráng (1842 - 1887) là lãnh tụ chính của khởi nghĩa Ba Đình (tên cứ điểm ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Đinh Công Tráng · Xem thêm »

Ông Ích Khiêm

Ông Ích Khiêm (翁益謙, 1829-1884) tự Mục Chi, là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Ông Ích Khiêm · Xem thêm »

Bùi Văn Dị

Bùi Văn Dị (裴文禩, 1833-1895), còn được gọi là Bùi Dị, tự là Ân Niên(殷年), các tên hiệu: Tốn Am(遜庵), Do Hiên(輶軒), Hải Nông(海農), Châu Giang(珠江); là danh sĩ, nhà ngoại giao và là một đại thần trải 7 đời vua Nguyễn: Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Bùi Văn Dị · Xem thêm »

Biểu tự

Biểu tự tức tên chữ (chữ Hán: 表字) là phép đặt tên cho người trưởng thành theo quan niệm nho lâm.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Biểu tự · Xem thêm »

Chiến dịch Bắc Kỳ

Chiến dịch Bắc Kỳ (Campagne du Tonkin) là một chiến dịch diễn ra từ tháng 6 năm 1883 đến tháng 4 năm 1886 do Pháp tổ chức, nhằm chống lại các đội quân của người Việt, quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Quảng Tây và Vân Nam của nhà Thanh, với mục tiêu chiếm đóng Bắc Kỳ và giữ vững sự bảo hộ của Pháp tại đó.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Chiến dịch Bắc Kỳ · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp-Thanh

Quân Pháp hạ thành Bắc Ninh năm 1884 Chiến tranh Pháp-Thanh là cuộc chiến giữa Đệ Tam Cộng hòa Pháp và Đế quốc Mãn Thanh, diễn ra từ tháng 9 năm 1884 tới tháng 6 năm 1885.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Chiến tranh Pháp-Thanh · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp–Đại Nam

Chiến tranh Pháp-Đại Nam hoặc chiến tranh Pháp-Việt, hay còn được gọi là Pháp xâm lược Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại Nam và Đế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Chiến tranh Pháp–Đại Nam · Xem thêm »

Danh nhân Quảng Bình

Danh sách danh nhân sinh ra ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam theo từng lĩnh vực.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Danh nhân Quảng Bình · Xem thêm »

Hà Thành thất thủ ca

Hà thành thất thủ ca, chưa rõ tác giả, là một trong số ít bài thơ tiêu biểu trong thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ (Việt Nam) lần thứ hai (1882).

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Hà Thành thất thủ ca · Xem thêm »

Hòa ước Giáp Tuất (1874)

Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn - Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Hòa ước Giáp Tuất (1874) · Xem thêm »

Henri Rivière

Henri Laurent Rivière (12 tháng 7 năm 1827 - 19 tháng 5 năm 1883) là một sĩ quan hải quân và một nhà văn người Pháp.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Henri Rivière · Xem thêm »

Hiệp Hòa

Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 1847 – 29 tháng 11 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), là vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Hiệp Hòa · Xem thêm »

Hoàng (họ)

Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Triều Tiên.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Hoàng (họ) · Xem thêm »

Hoàng Sùng Anh

Hoàng Sùng Anh (? - 1875) là một thủ lĩnh thổ phỉ người Tráng chống triều đình nhà Thanh.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Hoàng Sùng Anh · Xem thêm »

Khởi nghĩa Ba Đình

Khởi nghĩa Ba Đình là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra vào năm 1886-1887 tại Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Khởi nghĩa Ba Đình · Xem thêm »

Khởi nghĩa Bãi Sậy

Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của nhân dân Việt Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Khởi nghĩa Bãi Sậy · Xem thêm »

Kiến Phúc

Kiến Phúc (chữ Hán: 建福, 12 tháng 2 năm 1869 – 31 tháng 7 năm 1884), thụy hiệu đầy đủ là Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị hoàng đế, tên thật Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), là vị Hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Kiến Phúc · Xem thêm »

Lê Tuấn

Lê Tuấn (chữ Hán: 黎峻, 1818- 1874) là một đại thần nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Lê Tuấn · Xem thêm »

Lưu Vĩnh Phúc

Lưu Vĩnh Phúc (tiếng Trung: 劉永福/刘永福) (1837—1917), tự Uyên Đình (淵亭), người Khâm Châu, Quảng Đông (nay thuộc Quảng Tây), là một quân nhân Trung Quốc thời kỳ nhà Thanh.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc · Xem thêm »

Nguyễn Quang Bích

Nguyễn Quang Bích (tranh vẽ) Nguyễn Quang Bích (chữ Hán: 阮光碧, 1832 – 1890), còn có tên là Ngô Quang Bích, tự Hàm Huy, hiệu Ngư Phong; là quan nhà Nguyễn, nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại vùng Tây Bắc (Việt Nam).

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Quang Bích · Xem thêm »

Nguyễn Thiện Dương

Nguyễn Thiện Dương (?-1888), còn gọi là Lãnh Giang, là 1 thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp của khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Thiện Dương · Xem thêm »

Nguyễn Trọng Hợp

nh chân dung quan đại thần Nguyễn Trọng Hợp. Nguyễn Tuyên (chữ Hán: 阮瑄, 1834 - 1902), tự Trọng Hợp (仲合), hiệu Kim Giang (金江), là một quan đại thần triều Nguyễn,làm quan trải bảy đời vua từ Tự Đức đến Thành Thái.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Trọng Hợp · Xem thêm »

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Tri Phương · Xem thêm »

Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (chữ Hán: 阮長祚, 1830 ? – 1871), còn được gọi là Thầy Lân; là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Trường Tộ · Xem thêm »

Nguyễn Văn Tường

Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥; 1824-1886), là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nguyễn Văn Tường · Xem thêm »

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Phan Đỉnh Tân

Phan Đỉnh Tân (chữ Hán: 潘鼎新, Pan Dingxin; 1828-1888), tự Cầm Hiên (琴轩), là một nhân vật chính trị, quân sự thời nhà Thanh.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Phan Đỉnh Tân · Xem thêm »

Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945)

Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam nhằm mục tiêu giành lại độc lập cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1885 và kết thúc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885-1945) · Xem thêm »

Quân đội nhà Nguyễn

Quân đội nhà Nguyễn (chữ Nho: 軍次 / Quân thứ) là tên gọi các lực lượng vũ trang chính quy của triều Nguyễn từ thời điểm lập quốc cho đến đời Tự Đức.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Quân đội nhà Nguyễn · Xem thêm »

Quảng Bình

Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Quảng Bình · Xem thêm »

Tôn Thất Thuyết

Chân dung Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Tôn Thất Thuyết · Xem thêm »

Thành cổ Sơn Tây

Thành Sơn Tây, tháng 4 năm 1884 một trong 4 thành trong Thăng Long tứ trấn Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Thành cổ Sơn Tây · Xem thêm »

Thành Hưng Hóa

Tranh vẽ quân Pháp tấn công thành Hưng Hóa năm 1884.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Thành Hưng Hóa · Xem thêm »

Trần Đình Túc

Trần Đình Túc Trần Đình Túc (陳廷肅, 1818-1899), quê làng Hà Trung xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị, quan đại thần nhà Nguyễn (thời Tự Đức), từng giữ các chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình), Hiệp biện Đại học sĩ.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trần Đình Túc · Xem thêm »

Trần Văn Dư

Trần Văn Dư (1839-1885), húy: Tự Dư, tên thụy: Hoán Nhược; là quan nhà Nguyễn và là thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam trong phong trào Cần Vương tại Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trần Văn Dư · Xem thêm »

Trận Cầu Giấy (1873)

Trận Cầu Giấy diễn ra ngày 21 tháng 12 năm 1873 là một trận đánh giữa Quân cờ đen và quân đội viễn chinh Đệ tam Cộng hòa Pháp do Đại úy Francis Garnier chỉ huy.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Cầu Giấy (1873) · Xem thêm »

Trận Gia Quất-Gia Lâm

Trận Gia Quất-Gia Lâm là một trận đánh trong chiến dịch Bắc Kỳ 1883, giữa quân đội Viễn chinh Pháp và quân đội nhà Nguyễn diễn ra vào các ngày 27-28 tháng 3 năm 1883 tại bờ bắc (tả ngạn) sông Hồng trên các làng Gia Quất, Thượng Cát, thuộc tổng Gia Thụy huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (quân Việt vây đánh quân Pháp phản công phá vây).

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Gia Quất-Gia Lâm · Xem thêm »

Trận Hưng Hóa (1884)

Trận Hưng Hóa hay Pháp đánh thành Hưng Hóa là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 diễn ra từ ngày 11 tháng 4 năm 1884 và kết thúc vào ngày 12 tháng 4 cùng năm.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Hưng Hóa (1884) · Xem thêm »

Trận Kinh thành Huế 1885

Trận kinh thành Huế năm 1885 là một sự kiện chính trị, một trận tập kích của quân triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh vào lực lượng Pháp.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Kinh thành Huế 1885 · Xem thêm »

Trận Phủ Hoài (1883)

Trận Phủ Hoài năm 1883 còn gọi là Trận Vọng hay Trận Dịch Vọng, diễn ra trong các ngày 15-16 tháng 8 năm 1883, là trận tấn công của quân Pháp ở Hà Nội vào phòng tuyến vây quanh Hà Nội về phía Tây Bắc của quân nhà Nguyễn và quân Cờ Đen.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Phủ Hoài (1883) · Xem thêm »

Trận Sơn Tây (1883)

Trận Sơn Tây (1883), là trận đánh mà quân đội viễn chinh Pháp tấn công vào thành Sơn Tây, diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1883, kết thúc vào tối ngày 16 tháng 12 cùng năm.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Sơn Tây (1883) · Xem thêm »

Trận thành Hà Nội (1882)

Trận thành Hà Nội 1882 hay còn gọi là trận Hà Nội lần thứ hai là một phần của cuộc chiến tranh Pháp Việt (1858-1884) diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận thành Hà Nội (1882) · Xem thêm »

Trận Tuyên Quang (1884)

Trận Tuyên Quang hay Pháp đánh thành Tuyên Quang là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884 diễn ra từ khoảng cuối tháng 5 năm 1884 và kết thúc vào ngày 3 tháng 3 năm 1885.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trận Tuyên Quang (1884) · Xem thêm »

Trương Gia Hội

Trương Gia Hội (張嘉會, 1822-1877) tự Trọng Hanh(仲亨), là sĩ phu yêu nước và là quan triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trương Gia Hội · Xem thêm »

Trương Quang Đản

Trương Quang Đản (hay Trương Đăng Đản, chữ Hán: 張光憻 1833 - 1914), tự Tử Minh (chữ Hán: 子明), hiệu Cúc Viên (chữ Hán: 菊園), là một danh thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Trương Quang Đản · Xem thêm »

Võ Trọng Bình

Võ Trọng Bình hay Vũ Trọng Bình (武仲平, 1808-1898), tự Sư Án, là một đại thần thời nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hoàng Kế Viêm và Võ Trọng Bình · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hoàng Tá Viêm.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »