Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Mục lục Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là một giải thưởng về nhân quyền, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lập ra theo Nghị quyết số 2217 năm 1996, nhằm vinh danh và ca ngợi các người, các tổ chức có đóng góp xuất sắc vào việc thúc đẩy cùng bảo vệ nhân quyền được thể hiện trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và trong Các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực của Liên Hiệp Quốc.

9 quan hệ: Benazir Bhutto, Denis Mukwege, Eleanor Roosevelt, Estela Barnes de Carlotto, Helen Suzman, Jimmy Carter, Martin Luther King, Nelson Mandela, René Cassin.

Benazir Bhutto

Benazir Bhutto (tiếng Urdu: بینظیر بھٹو; IPA: bɛnɜziɽ botɔ; 21 tháng 6 năm 1953 tại Karachi - 27 tháng 12 năm 2007 tại Rawalpindi) là một nữ chính trị gia Pakistan, cũng là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đất nước Hồi giáo sau thời kỳ thuộc địa.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Benazir Bhutto · Xem thêm »

Denis Mukwege

Denis Mukwege Denis Mukwege sinh ngày 1.3.1955 tại Bukavu, tỉnh Nam Kivu, là thầy thuốc phụ khoa và là nhà hoạt động nhân đạo người Cộng hòa Dân chủ Congo.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Denis Mukwege · Xem thêm »

Eleanor Roosevelt

Anna Eleanor Roosevelt (11 tháng 10 năm 1884 – 7 tháng 11 năm 1962) là chính khách Mỹ, từng sử dụng địa vị Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, từ năm 1933 đến 1945 để cổ xuý kế hoạch New Deal của chồng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt, cũng như vận động cho quyền công dân.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Eleanor Roosevelt · Xem thêm »

Estela Barnes de Carlotto

Enriqueta Estela Barnes de Carlotto (sinh ngày 22 tháng 10 năm 1930) là một nhà hoạt động nhân quyền người Argentine và là lãnh đạo của Grandmothers of the Plaza de Mayo.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Estela Barnes de Carlotto · Xem thêm »

Helen Suzman

Helen Suzman (7.11.1917 – 01.01.2009) là chính trị gia và nhà hoạt động chống apartheid người Nam Phi.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Helen Suzman · Xem thêm »

Jimmy Carter

James Earl "Jimmy" Carter, Jr (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách, và là Tổng thống thứ 39 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ (1977–1981), cũng là quán quân Giải Nobel Hòa bình năm 2002.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Jimmy Carter · Xem thêm »

Martin Luther King

Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Martin Luther King · Xem thêm »

Nelson Mandela

Nelson Rolihlahla Mandela, 18 tháng 7 năm 1918 - 5 tháng 12 năm 2013) là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Vào năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Mandela là một nhân vật gây tranh cãi trong suốt cuộc đời của ông. Mặc dù các nhà phê bình cánh hữu đã tố cáo ông là một kẻ khủng bố theo cộng sản và những người cánh tả cực đoan cho rằng ông quá nhiệt tình đàm phán và hòa giải với những người ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc, ông đã nhận được sự hoan nghênh tầm quốc tế vì những hoạt động của ông. Được coi là biểu tượng của dân chủ và công bằng xã hội, Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Tại Nam Phi, Mandela được đặc biệt kính trọng và được coi là Cha già dân tộc. Ông còn được gọi là Madiba, một tước hiệu danh dự của bộ lạc Xhosa của ông.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và Nelson Mandela · Xem thêm »

René Cassin

René Cassin Đài tưởng niệm René Cassin ở Forbach, Pháp René Samuel Cassin sinh ngày 5.10.1887 tại Bayonne, Pháp – qua đời ngày 20.2.1976 tại Paris, là luật gia, thẩm phán người Pháp và là giáo sư luật học của Đại học Lille, bắc Pháp, người đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1968 cho công trình soạn thảo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn ngày 10.12.1948.

Mới!!: Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và René Cassin · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »