Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Giao thức truyền thông

Mục lục Giao thức truyền thông

Giao thức giao tiếp hay còn gọi là giao thức truyền thông, giao thức liên mạng, giao thức tương tác, giao thức trao đổi thông tin (tiếng Anh là communication protocol) - trong công nghệ thông tin gọi tắt là giao thức (protocol), tuy nhiên, tránh nhầm với giao thức trong các ngành khác - là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu - những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau.

54 quan hệ: ARP spoofing, Asterisk (PBX), Độ phức tạp truyền thông, Điện toán di động, Điện toán phân tán, BGP, Bitcoin, Chồng giao thức, Chuyển mạch ảo, Chương trình nghe trộm gói tin, Dịch vụ mạng, DHCPv6, EtherType, FileZilla Client, FlexRay, Giao diện lập trình ứng dụng, Giao thức Kerberos, Giao thức mật mã, Giao thức Needham-Schroeder, Giao thức Otway-Rees, Hạ tầng khóa công khai, Hệ thống kế thừa, Hệ thống X Window, Internet Vạn Vật, Janus Friis, Kết nối các hệ thống mở, Khoa học máy tính, Lôgic BAN, Liên mạng, Local area network, Mạng máy tính, Mật mã hóa khóa công khai, MediaFire, MIME, MINIX, MPI, Nối chuyển, NFC, Payload (máy tính), RFC, Số sêri, SCTP, So sánh các chương trình quản lý tải xuống, SSH, STUN, TCP/IP, Telnet, Thuật ngữ tin học, Thư điện tử, URI, ..., URL, User Agent, VLC media player, Wi-Fi. Mở rộng chỉ mục (4 hơn) »

ARP spoofing

Một tấn công ARP spoofing (poisoning) thành công cho phép kẻ xâm nhập thay đổi việc chuyển giao dữ liệu trên một mạng, đưa tới một cuộc tấn công man-in-the-middle. Trong mạng máy tính, ARP spoofing, ARP cache poisoning, hay ARP poison routing, là một kỹ thuật qua đó kẻ tấn công giả thông điệp ARP trong mạng cục b. Nói chung, mục tiêu là kết hợp địa chỉ MAC của kẻ tấn công với địa chỉ IP của máy chủ khác, chẳng hạn như cổng mặc định (default gateway), làm cho bất kỳ lưu lượng truy cập nào dành cho địa chỉ IP đó được gửi đến kẻ tấn công.

Mới!!: Giao thức truyền thông và ARP spoofing · Xem thêm »

Asterisk (PBX)

Asterisk là một phần mềm tự do nguồn mở, ban đầu do Mark Spencer viết, với mục đích tạo nên một hệ thống tổng đài cá nhân (PBX - private branch exchange) kết nối đến hầu hết các mạng có sẵn như IP, PSTN, và sử dụng các chuẩn SIP, MGCP, H323.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Asterisk (PBX) · Xem thêm »

Độ phức tạp truyền thông

Khái niệm độ phức tạp truyền thông được đưa ra bởi Andrew Yao năm 1979, khi nghiên cứu về việc hai người độc lập nhau (Alice và Bob) cùng cộng tác để thực hiện một công việc tính toán.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Độ phức tạp truyền thông · Xem thêm »

Điện toán di động

Điện toán di động là một lĩnh vực thuộc tương tác người máy trong đó máy tính có thể được di chuyển (cùng với người dùng) trong trạng thái sử dụng thông thường, cho phép truyền tải dữ liệu, tiếng nói và video.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Điện toán di động · Xem thêm »

Điện toán phân tán

Điện toán phân tán (tiếng Anh: Distributed computing) là một ngành khoa học máy tính nghiên cứu các hệ thống phân tán.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Điện toán phân tán · Xem thêm »

BGP

BGP, viết tắt của từ tiếng Anh Border Gateway Protocol, là giao thức tìm đường nòng cốt trên Internet.

Mới!!: Giao thức truyền thông và BGP · Xem thêm »

Bitcoin

Logo hay gặp của Bitcoin. Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Bitcoin · Xem thêm »

Chồng giao thức

Một chồng giao thức (tiếng Anh: protocol stack) là hình thức cài đặt phần mềm cho một bộ giao thức mạng máy tính (computer networking protocol suite).

Mới!!: Giao thức truyền thông và Chồng giao thức · Xem thêm »

Chuyển mạch ảo

Minh hoạ cách truyền thông tin của kỹ thuật nối-chuyển gói mạch ảo Chuyển mạch ảo (tiếng Anh:virtual circuit switching), tên đầy đủ là chuyển mạch gói ảo (virtual circuit packet switching), gọi tắt là mạch ảo (virtual circuit), là một kỹ thuật nối-chuyển dùng trong các mạng nhằm tận dụng ưu điểm của hai kỹ thuật nối-chuyển gói và kỹ thuật nối-chuyển mạch.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Chuyển mạch ảo · Xem thêm »

Chương trình nghe trộm gói tin

Một chương trình nghe trộm gói tin (tiếng Anh: packet sniffer) (còn gọi là chương trình phân tích mạng, chương trình phân tích giao thức hay chương trình nghe trộm Ethernet) là một phần mềm máy tính có khả năng chặn và ghi lại giao thông dữ liệu qua một mạng viễn thông số hoặc một phần của một mạng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Chương trình nghe trộm gói tin · Xem thêm »

Dịch vụ mạng

Trong mạng máy tính, một dịch vụ mạng là một ứng dụng chạy ở tầng ứng dụng trở lên, cung cấp lưu trữ dữ liệu, thao tác, trình bày, giao tiếp hoặc các khả năng khác.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Dịch vụ mạng · Xem thêm »

DHCPv6

Dynamic Host Configuration Protocol version 6 (DHCPv6 - giao thức cấu hình động máy chủ phiên bản 6) là một Giao thức truyền thông để cấu hình các host IPv6 với địa chỉ IPv6, tiền tố IP và các dữ liệu cấu hình khác cần thiết để hoạt động trong mạng IPv6.

Mới!!: Giao thức truyền thông và DHCPv6 · Xem thêm »

EtherType

EtherType là một trường dài hai octet trong một frame Ethernet.

Mới!!: Giao thức truyền thông và EtherType · Xem thêm »

FileZilla Client

FileZilla Client (còn được gọi tắt là FileZilla) là trình khách FTP tự do, mã nguồn mở, đa nền tảng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và FileZilla Client · Xem thêm »

FlexRay

FlexRay là một giao thức truyền thông mạng nội bộ trong ô tô do FlexRay Consortium phát triển.

Mới!!: Giao thức truyền thông và FlexRay · Xem thêm »

Giao diện lập trình ứng dụng

API với 3 clients, dùng ý niệm UML Một giao diện lập trình ứng dụng (tiếng Anh Application Programming Interface, viết tắt API) là một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, và/hoặc cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Giao diện lập trình ứng dụng · Xem thêm »

Giao thức Kerberos

Kerberos là một giao thức mật mã dùng để xác thực trong các mạng máy tính hoạt động trên những đường truyền không an toàn.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Giao thức Kerberos · Xem thêm »

Giao thức mật mã

Giao thức mật mã (hay giao thức an toàn) là các giao thức (trên lý thuyết hoặc đã thực hiện) nhằm thực hiện các chức năng liên quan tới bảo mật bằng các kỹ thuật mật mã.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Giao thức mật mã · Xem thêm »

Giao thức Needham-Schroeder

Needham-Schroeder là một giao thức truyền thông phục vụ cho việc xác thực trên các mạng máy tính không an toàn.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Giao thức Needham-Schroeder · Xem thêm »

Giao thức Otway-Rees

Giao thức Otway-Rees là một giao thức xác thực dùng trong các mạng máy tính không an toàn (chẳng hạn như Internet).

Mới!!: Giao thức truyền thông và Giao thức Otway-Rees · Xem thêm »

Hạ tầng khóa công khai

Trong mật mã học, hạ tầng khóa công khai (public key infrastructure, viết tắt PKI) là một cơ chế để cho một bên thứ 3 (thường là nhà cung cấp chứng thực số) cung cấp và xác thực định danh các bên tham gia vào quá trình trao đổi thông tin.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Hạ tầng khóa công khai · Xem thêm »

Hệ thống kế thừa

Trong máy tính, một hệ thống kế thừa là một phương pháp cũ, công nghệ, hệ thống máy tính, hoặc chương trình ứng dụng, "của, liên quan đến, hoặc là một hệ thống máy tính trước đó hoặc đã lỗi thời."  Thường thì một thuật ngữ như là "sự kế thừa " thường ngụ ý rằng hệ thống đã lỗi thời hoặc cần thay thế.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Hệ thống kế thừa · Xem thêm »

Hệ thống X Window

KDE 3.5 GNOME 2.12.0 Trong khoa học máy tính, Hệ thống X Window (còn được gọi tắt là X11 hay X) là một hệ thống cửa sổ dùng để hiển thị đồ họa bitmap.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Hệ thống X Window · Xem thêm »

Internet Vạn Vật

Mô tả tương tác của mạng lưới thiết bị kết nối Internet Internet Vạn Vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là "thiết bị kết nối" và "thiết bị thông minh"), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Internet Vạn Vật · Xem thêm »

Janus Friis

Janus Friis (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1976 tại Copenhagen) là người Đan Mạch có sáng kiến lập doanh nghiệp mới, nổi tiếng về việc đồng sáng lập ra việc ứng dụng chia sẻ tập tin (file sharing) KaZaA, và việc ứng dụng điện thoại mạng đồng đẳng Skype.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Janus Friis · Xem thêm »

Kết nối các hệ thống mở

Kết nối các hệ thống mở (tiếng Anh: Open Systems Interconnection, viết tắt là OSI) là một nỗ lực tiêu chuẩn hóa mạng máy tính do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), cùng với Bộ phận Tiêu chuẩn Hoá Viễn thông của ITU (ITU-T) tiến hành từ năm 1982.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Kết nối các hệ thống mở · Xem thêm »

Khoa học máy tính

Khoa học máy tính nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của thông tin và tính toán, cùng với các kỹ thuật thực tiễn để thực hiện và áp dụng các cơ sở này.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Khoa học máy tính · Xem thêm »

Lôgic BAN

Lôgic BAN (tiếng Anh: BAN logic, viết tắt của Burrows-Abadi-Needham logic) là một tập hợp các quy tắc để định nghĩa và phân tích các giao thức truyền thông.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Lôgic BAN · Xem thêm »

Liên mạng

Liên mạng (tiếng Anh: internetwork hoặc viết gọn thành internet) là hai hay nhiều mạng máy tính nối với nhau bằng các thiết bị Gateway cung cấp một phương thức phổ thông để định tuyến các gói thông tin giữa các mạng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Liên mạng · Xem thêm »

Local area network

Local Area Network (tiếng Anh, viết tắt LAN), "mạng máy tính cục bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …). Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số thiết bị khác. Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau. Trong thời đại của hệ điều hành MS-DOS, máy chủ mạng LAN thường sử dụng phần mềm Novell NetWare, tuy nhiên điều này đã trở nên lỗi thời hơn sau khi Windows NT và Windows for Workgroups xuất hiện. Ngày nay hầu hết máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows, và tốc độ mạng LAN có thể lên đến 10 Mbps, 100 Mbps hay thậm chí là 1 Gbps. Một hình thức khác của LAN là WAN (Wide Area Network), có nghĩa là mạng diện rộng, dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua router). Một hình thức khác nữa của mạng LAN, mới xuất hiện trong những năm gần đây là WLAN (Wireless LAN) – mạng LAN không dây.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Local area network · Xem thêm »

Mạng máy tính

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Mạng máy tính · Xem thêm »

Mật mã hóa khóa công khai

Chọn một số ngẫu nhiên lớn để sinh cặp kkhóa. Dùng khoá công khai để mã hóa, nhưng dùng khoá bí mật để giải mã. Dùng khoá bí mật để ký một thông báo;dùng khoá công khai để xác minh chữ ký. Tổ hợp khoá bí mật mình với khoá công khai của người khác tạo ra khoá dùng chung chỉ hai người biết. Mật mã hóa khóa công khai là một dạng mật mã hóa cho phép người sử dụng trao đổi các thông tin mật mà không cần phải trao đổi các khóa chung bí mật trước đó.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Mật mã hóa khóa công khai · Xem thêm »

MediaFire

MediaFire là một dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu miễn phí, có trụ sở tại Harris County, Texas, Hoa Kỳ.

Mới!!: Giao thức truyền thông và MediaFire · Xem thêm »

MIME

Giao thức mở rộng thư điện tử Internet đa mục đích hay MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) là một tiêu chuẩn Internet về định dạng cho thư điện t. Hầu như mọi thư điện tử Internet được truyền qua giao thức SMTP theo định dạng MIME.

Mới!!: Giao thức truyền thông và MIME · Xem thêm »

MINIX

MINIX (từ "mini-Unix") là một hệ điều hành máy tính tương tự Unix dựa trên kiến trúc microkernel và tuân theo chuẩn POSIX (từ phiên bản 2.0), Phiên bản đầu của MINIX được tạo ra bởi Andrew S. Tanenbaum cho mục đích giáo dục.

Mới!!: Giao thức truyền thông và MINIX · Xem thêm »

MPI

Thuật ngữ MPI là viết tắt của Message Passing Interface, chỉ một dạng giao thức kết nối của máy tính.

Mới!!: Giao thức truyền thông và MPI · Xem thêm »

Nối chuyển

Nối-chuyển (Anh ngữ: switching), còn được gọi là chuyển mạch, là một kỹ thuật thông dụng trong việc thiết kế các mạng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Nối chuyển · Xem thêm »

NFC

NFC là thuật ngữ viết tắt tiếng Anh Near-Field Communications, tạm dịch là kết nối trường gần, là một giao thức kết nối giữa hai thiết bị điện tử ở khoảng cách gần.

Mới!!: Giao thức truyền thông và NFC · Xem thêm »

Payload (máy tính)

Trong công nghệ máy tính hay truyền thông, payload là phần dữ liệu vận chuyển của một gói tin giữa 2 đối tác, mà không chứa dữ liệu giao thức hay siêu dữ liệu chỉ được gởi đi để dùng cho việc chuyên chở payload.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Payload (máy tính) · Xem thêm »

RFC

Trong kỹ nghệ liên mạng và mạng máy tính, các tài liệu RFC (tiếng Anh: Request for Comments - Đề nghị duyệt thảo và bình luận) là một chuỗi các bản ghi nhớ chứa đựng những nghiên cứu mới, những đổi mới, và những phương pháp luận ứng dụng cho công nghệ Internet.

Mới!!: Giao thức truyền thông và RFC · Xem thêm »

Số sêri

Số sêri (tiếng Anh: serial number, còn gọi là số sêri nhà sản xuất hay MSN) là một mã duy nhất nhằm nhận diện một đơn vị hàng hóa riêng lẻ.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Số sêri · Xem thêm »

SCTP

Trong mạng máy tính, Giao thức truyền vận điều khiển dòng (tiếng Anh: Stream Control Transmission Protocol hay viết tắt SCTP) là một giao thức truyền thông ở tầng giao vận (số cổng 132), có vai trò tương tự giống hai giao thức phổ biến đó là TCP và UDP.

Mới!!: Giao thức truyền thông và SCTP · Xem thêm »

So sánh các chương trình quản lý tải xuống

Danh sách các trình quản lý tải xuống khác nhau.

Mới!!: Giao thức truyền thông và So sánh các chương trình quản lý tải xuống · Xem thêm »

SSH

SSH (tiếng Anh: Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một cách bảo mật.

Mới!!: Giao thức truyền thông và SSH · Xem thêm »

STUN

STUN (Session Traversal Utilities for NAT) là một giao thức mạng cho phép các máy khách tìm ra địa chỉ công khai của mình, loại NAT mà chúng đang đứng sau và cổng phía Internet được NAT gắn liền với cổng nội bộ nào đó.

Mới!!: Giao thức truyền thông và STUN · Xem thêm »

TCP/IP

Bộ giao thức TCP/IP, (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang chạy trên đó.

Mới!!: Giao thức truyền thông và TCP/IP · Xem thêm »

Telnet

TELNET (viết tắt của TErminaL NETwork) là một giao thức mạng (network protocol) được dùng trên các kết nối với Internet hoặc các kết nối tại mạng máy tính cục bộ LAN.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Telnet · Xem thêm »

Thuật ngữ tin học

Dưới đây là danh sách các thuật ngữ dùng trong tin học, xếp theo thứ tự chữ cái của các từ tiếng Anh.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Thuật ngữ tin học · Xem thêm »

Thư điện tử

nh chụp màn hình hiển thị trang "Hộp thư đến" của hệ thống thư điện tử, nơi người dùng có thể nhìn thấy thư mới và thực hiện các tác vụ như đọc, xóa, lưu trữ và trả lời các thư này df.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Thư điện tử · Xem thêm »

URI

Sơ đồ Euler biểu diễn URI hoặc là một định vị tài nguyên thống nhất (URL), hoặc một tên tài nguyên thống nhất (URN), hoặc cả hai. Trong công nghệ máy tính, một Định dạng tài nguyên thống nhất (URI, viết tắt từ Uniform Resource Identifier) là một chuỗi ký tự được sử dụng để xác định, nhận dạng một tên hoặc một tài nguyên.

Mới!!: Giao thức truyền thông và URI · Xem thêm »

URL

Hình ảnh URL URL, viết tắt của Uniform Resource Locator (Định vị Tài nguyên thống nhất), được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet.

Mới!!: Giao thức truyền thông và URL · Xem thêm »

User Agent

Trong máy tính, user agent (dịch ra tiếng Việt là đại lý người dùng) là phần mềm (một đại lý phần mềm) hoạt động thay mặt cho người dùng.

Mới!!: Giao thức truyền thông và User Agent · Xem thêm »

VLC media player

VLC media player (thường gọi tắt là VLC) là một media player và streaming media server mã nguồn mở di động cao và đa nền tảng được viết bởi VideoLAN project.

Mới!!: Giao thức truyền thông và VLC media player · Xem thêm »

Wi-Fi

Wi-Fi viết tắt từ Wireless Fidelity hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio.

Mới!!: Giao thức truyền thông và Wi-Fi · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Giao diện (khoa học máy tính), Giao thức, Giao thức (khoa học máy tính), Giao thức giao tiếp, Giao thức mạng.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »