Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Danh sách Hoàng đế La Mã

Mục lục Danh sách Hoàng đế La Mã

Augustus, Hoàng đế La Mã đầu tiên của chế độ Nguyên thủ. Danh hiệu ‘"Hoàng đế La Mã"’ được các nhà sử học về sau dùng để gọi người đứng đầu nhà nước La Mã trong thời kỳ đế quốc.

79 quan hệ: Aemilianus, Alexander Severus, Anthemius, Antoninus Pius, Arcadius, Aurelianus, Avitus, Balbinus, Caligula, Caracalla, Carinus, Carus, Castra Praetoria, Chelsea F.C., Claudius, Constantinus Đại đế, Constantius III, Danh sách các pharaon, Danh sách Hoàng đế Đông La Mã, Diadumenianus, Didius Julianus, Domitianus, Flavius Aetius, Flavius Orestes, Florianus, Foederatus, Galba, Galerius, Gallienus, Glycerius, Gordianus I, Gordianus II, Gordianus III, Hadrianus, Herennius Etruscus, Hoàng đế La Mã, Honorius (hoàng đế), Joannes, Julianus (hoàng đế), Julius Nepos, Justinianus I, Khosrau I, Libius Severus, Licinius, Majorianus, Manuel I Komnenos, Marcus Claudius Tacitus, Marcus Julius Philippus, Martinianus, Maximianus, ..., Maximinus Thrax, Người La Mã cuối cùng, Numa Pompilius, Numerianus, Odoacer, Olybrius, Petronius Maximus, Philippus II, Probus, Pupienus, Quintillus, Saloninus, Septimius Severus, Severus II, Shapur II, Syagrius, Theodosius II, Titus, Trebonianus Gallus, Valentinianus I, Valentinianus II, Valentinianus III, Valerius Valens, Vespasianus, Vetranio, Volusianus, Vương quốc Ostrogoth, Vương quốc Soissons, 23 tháng 10. Mở rộng chỉ mục (29 hơn) »

Aemilianus

Aemilianus (Marcus Aemilius Aemilianus Augustus; khoảng 207/213 – 253), là Hoàng đế La Mã được 3 tháng vào năm 253.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Aemilianus · Xem thêm »

Alexander Severus

Marcus Aurelius Severus Alexander Augustus thường được gọi là Alexander Severus hay Severus Alexander (1 tháng 10 năm 208 - 18 hoặc 19 tháng 3 năm 235) là Hoàng đế La Mã từ năm 222 cho đến năm 235.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Alexander Severus · Xem thêm »

Anthemius

Procopius Anthemius (420–472) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 467 tới 472.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Anthemius · Xem thêm »

Antoninus Pius

Antoninus Pius Titus Aurelius Fulvus Boionius Arrius Antoninus (Titus Aelius Hadrianus Antoninus Augustus Pius;Weigel, Antoninus Pius ngày 19 tháng 9 năm 86-7 tháng 3 năm 161), thường được gọi theo tiếng Anh là Antoninus Pius,là hoàng đế La mã từ năm 138-161.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Antoninus Pius · Xem thêm »

Arcadius

Arcadius (Flavius Arcadius Augustus; Ἀρκάδιος; 377/378 – 1 tháng 5, 408) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 395 đến 408.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Arcadius · Xem thêm »

Aurelianus

Lucius Domitius Aurelianus (9 tháng 9 năm 214 hay 215 – tháng 9 hay tháng 10 năm 275), còn gọi là Aurelian, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 270 đến năm 275.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Aurelianus · Xem thêm »

Avitus

Eparchius Avitus (385 – 457) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ ngày 9 tháng 7 năm 455 cho đến ngày 17 tháng 10 năm 456.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Avitus · Xem thêm »

Balbinus

Đồng tiền xu Sestertius của Balbinus. Balbinus (Decimus Caelius Calvinus Balbinus Pius Augustus; 165 – 238), là Hoàng đế La Mã với Pupienus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Balbinus · Xem thêm »

Caligula

Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus (Gaius Julius Caesar Augustus Germanicus; 31 tháng 8 năm 12 – 24 tháng 1 năm 41), thường gọi theo biệt hiệu Caligula, là vị Hoàng đế La Mã thứ ba và là một thành viên của triều đại Julio-Claudia, trị vì từ năm 37 đến năm 41 Công nguyên.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Caligula · Xem thêm »

Caracalla

Caracalla (Marcus Aurelius Severus Antoninus Augustus; 4 tháng 4 năm 188 – 8 tháng 4, 217) là Hoàng đế La Mã gốc Berber từ năm 198 đến 217.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Caracalla · Xem thêm »

Carinus

Carinus (Marcus Aurelius Carinus Augustus; ? – 285) là Hoàng đế La Mã từ năm 282 đến 285.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Carinus · Xem thêm »

Carus

Carus (Marcus Aurelius Carus Augustus; 224Canduci, pg. 105 – 283), là Hoàng đế La Mã từ năm 282 đến 283.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Carus · Xem thêm »

Castra Praetoria

Trại lính Castra Praetoria và thành Roma cổ đại Di tích Cổng Praetoria ngày nay Castra Praetoria là trại lính cổ đại (castra) của đội Cấm vệ quân Praetorian Guard của Đế quốc La Mã.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Castra Praetoria · Xem thêm »

Chelsea F.C.

Câu lạc bộ bóng đá Chelsea (tiếng Anh: Chelsea Football Club) (IPA) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Fulham, Luân Đôn, hiện đang thi đấu tại Premier League của Anh.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Chelsea F.C. · Xem thêm »

Claudius

Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus (Latin: Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus;1 tháng 8 năm 10 TCN – 13 tháng 10 năm 54) (Tiberius Claudius Drusus Nero Germanicus trước khi lên ngôi) là hoàng đế La Mã của triều đại Julio-Claudia, ông trị vì từ ngày 24 tháng 1 năm 41 cho đến khi băng hà năm 54.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Claudius · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Constantinus Đại đế · Xem thêm »

Constantius III

Flavius Constantius (? – 421) còn được biết đến với tên gọi Constantius III, là Hoàng đế Tây La Mã trị vì trong vòng bảy tháng vào năm 421.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Constantius III · Xem thêm »

Danh sách các pharaon

Danh sách các pharaon của Ai Cập cổ đại bắt đầu từ giai đoạn Tiền Vương triều khoảng năm 3100 trước công nguyên tới Vương triều Ptolemy sau khi Ai Cập trở thành một tỉnh La Mã dưới thời Augustus vào năm 30 TCN.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Danh sách các pharaon · Xem thêm »

Danh sách Hoàng đế Đông La Mã

Dưới đây là danh sách các hoàng đế Đông La Mã, bắt đầu từ khi thành phố Constantinopolis được thành lập vào năm 330 CN đến khi nó thất thủ vào tay Đế quốc Ottoman năm 1453 CN.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Danh sách Hoàng đế Đông La Mã · Xem thêm »

Diadumenianus

Diadumenianus (Marcvs Opellivs Antoninvs Diadvmenianvs Avgvstvs; 208 – 218), là con trai của Hoàng đế La Mã Macrinus và được cha mình tấn phong là ''Caesar'' trong một thời gian ngắn từ tháng 5 năm 217 đến 218 và ''Augustus'' vào năm 218.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Diadumenianus · Xem thêm »

Didius Julianus

Didius Julianus (Latin: Marcus Didius Severus Julianus Augustus; 30 Tháng 1 năm 133 hoặc 02 tháng 2 năm 137-1 tháng 6 năm 193), là Hoàng đế La Mã trong ba tháng vào năm 193.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Didius Julianus · Xem thêm »

Domitianus

Titus Flavius Domitianus (Titus Flavius Caesar Domitianus Augustus;24 tháng 10 năm 51 – 18 tháng 9 năm 96), còn được gọi bằng cái tên Anh hoá là Domitian, là một hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 14 tháng 9 năm 81 cho đến khi qua đời.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Domitianus · Xem thêm »

Flavius Aetius

Flavius Aetius, hoặc đơn giản là Aëtius (khoảng 396-454), Quận công kiêm quý tộc ("dux et patricius"), là tướng La Mã vào thời kỳ cuối Đế quốc Tây La Mã.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Flavius Aetius · Xem thêm »

Flavius Orestes

Flavius Orestes (? - 476) là một vị tướng La Mã và chính trị gia gốc German đã nhanh chóng kiểm soát phần còn lại của Đế quốc Tây La Mã vào năm 475-476.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Flavius Orestes · Xem thêm »

Florianus

Florianus (Marcus Annius Florianus Augustus;Jones, pg. 367 ? – 276), là Hoàng đế La Mã tại vị được vài tháng vào năm 276.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Florianus · Xem thêm »

Foederatus

Foederatus, số nhiềuFoederati hoặc là cách La Mã chu cấp những lợi ích nhằm đổi lấy viện trợ quân sự từ bất kỳ một quốc gia xa xôi hẻo lánh.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Foederatus · Xem thêm »

Galba

Servius Sulpicius Galba (Servius Sulpicius Galba Augustus; 24 tháng 12, năm 3 TCN - 15 tháng 1, năm 69) cũng gọi là Servius Sulpicius Galba Caesar Augustus là Hoàng đế La Mã từ năm 68 đến năm 69.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Galba · Xem thêm »

Galerius

Galerius (tiếng Latin: Gaius Galerius Valerius Maximianus Augustus, khoảng năm 260 - tháng 4 hoặc tháng 5 năm 311), là Hoàng đế La Mã trong giai đoạn từ năm 305 đến năm 311.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Galerius · Xem thêm »

Gallienus

Gallienus (Publius Licinius Egnatius Gallienus Augustus; 218 – 268) là Hoàng đế La Mã với cha mình Valerianus từ năm 253 đến 260 và một mình từ năm 260 đến 268.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Gallienus · Xem thêm »

Glycerius

GlyceriusMartindale, pg.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Glycerius · Xem thêm »

Gordianus I

Gordianus I (Marcus Antonius Gordianus Sempronianus Romanus Africanus; 159 – 238) là Hoàng đế La Mã trong một tháng với con trai mình Gordianus II vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Gordianus I · Xem thêm »

Gordianus II

Gordianus II (Marcus Antonius Gordianus Sempronianus Romanus Africanus Augustus; 192 – 238), là Hoàng đế La Mã trong một tháng với cha mình Gordianus I vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Gordianus II · Xem thêm »

Gordianus III

Gordianus III (Marcus Antonius Gordianus Pius Augustus; 225 – 244), là Hoàng đế La Mã từ năm 238 đến 244.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Gordianus III · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Hadrianus · Xem thêm »

Herennius Etruscus

Herennius Etruscus (Quintus Herennius Etruscus Messius Decius Augustus; 227 – 251), là Hoàng đế La Mã vào năm 251 và là đồng hoàng đế với cha mình Decius.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Herennius Etruscus · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Honorius (hoàng đế)

Honorius (Flavius Honorius Augustus; 384 – 423), là một vị Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã, ở ngôi từ năm 395 cho đến khi mất năm 423.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Honorius (hoàng đế) · Xem thêm »

Joannes

Ioannes được biết đến trong tiếng Anh với tên gọi Joannes, là Hoàng đế Tây La Mã đồng thời là kẻ cướp ngôi vua La Mã (423–425) nhằm chống lại Hoàng đế chính danh Valentinian III.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Joannes · Xem thêm »

Julianus (hoàng đế)

Julianus (Flavius Claudius Iulianus Augustus,Φλάβιος Κλαύδιος Ἰουλιανός; 331/332 – 26 tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà hiền triết, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm 363.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Julianus (hoàng đế) · Xem thêm »

Julius Nepos

Julius Nepos (430–480) là vị Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 474 đến 475 và vẫn còn tiếp tục cai trị hợp pháp cho tới năm 480.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Julius Nepos · Xem thêm »

Justinianus I

Justinian I (Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (482 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Justinianus I · Xem thêm »

Khosrau I

Cảnh Khosrau I đi săn Khosrau I (hay Chosroes I, Khosrow I, cũng được biết tới như Anushiravan Công bằng) là người con yêu quý và người kế vị của Kavadh I (488-531), và là vị hoàng đế thứ 20 của nhà Sassanid ở Đế quốc Ba Tư, trị vì từ năm 531 đến 579.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Khosrau I · Xem thêm »

Libius Severus

Flavius Libius Severus Serpentius hoặc còn gọi là Libius Severus (420-465) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ ngày 19 tháng 11 năm 461 cho tới ngày 15 tháng 8 năm 465.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Libius Severus · Xem thêm »

Licinius

Licinius I (tiếng Latin: Gaius Valerius Licinianus Licinius Augustus In Classical Latin, Licinius' name would be inscribed as GAIVS VALERIVS LICINIANVS LICINIVS AVGVSTVS. khoảng năm 263-năm 325), là Hoàng đế La Mã trong giai đoạn từ năm 308 tới năm 324.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Licinius · Xem thêm »

Majorianus

Majorianus (Flavius Julius Valerius Majorianus Augustus) (420 – 461), là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 457 đến 461.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Majorianus · Xem thêm »

Manuel I Komnenos

Manuel I Komnenos "Đại đế" (hay Comnenus) (tiếng Hy Lạp: Μανουήλ Α 'Κομνηνός, Manouēl I Komnenos; ngày 28 tháng 11 năm 1118 - 24 tháng 9 năm 1180) là một Hoàng đế Byzantine vào thế kỷ 12, người trị vì trong một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế quốc Đông La Mã và Địa Trung Hải.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Manuel I Komnenos · Xem thêm »

Marcus Claudius Tacitus

Tacitus (Marcus Claudius Tacitus Augustus;Jones, pg. 873 200 – 276), là Hoàng đế La Mã từ năm 275 đến 276.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Marcus Claudius Tacitus · Xem thêm »

Marcus Julius Philippus

Marcus Julius Philippus (Marcus Julius Philippus Augustus; 204-249), còn được gọi là Philippus I hay Philip người Ả Rập trong tiếng Anh, là một hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 244 đến năm 249.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Marcus Julius Philippus · Xem thêm »

Martinianus

Sextus Marcius Martinianus (? – 325) là Hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 18 tháng 7 đến ngày 18 tháng 9 năm 324.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Martinianus · Xem thêm »

Maximianus

Maximianus hay Maximian (tiếng Latin:;Trong tiếng Latin cổ điển, tên của Maximianus được viết là MARCVS AVRELIVS VALERIVS MAXIMIANVS HERCVLIVS AVGVSTVS sinh 250 - mất tháng 7 năm 310) là Hoàng đế La Mã từ năm 286 đến năm 305.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Maximianus · Xem thêm »

Maximinus Thrax

Maximinus Thrax (Gaius Julius Verus Maximinus Augustus; 173 – 238), còn được gọi là Maximinus I, là Hoàng đế La Mã từ năm 235 đến 238.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Maximinus Thrax · Xem thêm »

Người La Mã cuối cùng

Thuật ngữ người La Mã cuối cùng (Ultimus Romanorum) về mặt lịch sử dùng để mô tả một người là hiện thân cho những giá trị của nền văn minh La Mã cổ đại với ngụ ý rằng những giá trị này sẽ biến mất mãi sau khi anh ta chết.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Người La Mã cuối cùng · Xem thêm »

Numa Pompilius

Numa Pompilius Num Pompilius là một vị vua bán thần thoại và là vua thứ hai của Vương quốc La Mã.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Numa Pompilius · Xem thêm »

Numerianus

Numerianus (Marcus Aurelius Numerius Numerianus Augustus; ? – 284) là Hoàng đế La Mã từ năm 282 đến 284 với người anh trai Carinus.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Numerianus · Xem thêm »

Odoacer

Flavius Odoacer (433Prosopography of the Later Roman Empire, Vol. 2, s.v. Odovacer, pp. 791 - 793 – 493), còn được biết đến với tên gọi Flavius Odovacer hay Odovacar (Odoacre, Odoacer, Odoacar, Odovacar, Odovacris) là Vua Ý vào thế kỷ thứ 5, thời kỳ trị vì của ông đánh dấu sự kết thúc của Đế chế La Mã cổ đại ở Tây Âu và mở đầu thời kỳ Trung Cổ.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Odoacer · Xem thêm »

Olybrius

Anicius Olybrius (? - 472) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ tháng 4 hoặc tháng 5 năm 472 cho tới khi ông mất.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Olybrius · Xem thêm »

Petronius Maximus

Flavius Petronius Maximus (tên gọi đầy đủ là Flavius Anicius Petronius Maximus) (396 – 455) là Hoàng đế Tây La Mã trị vì được khoảng hai tháng rưỡi vào năm 455.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Petronius Maximus · Xem thêm »

Philippus II

Marcus Julius Philippus Severus, còn được gọi là Philippus II và Philippus Con (238 - 249) là con trai và người kế vị của Hoàng đế La Mã Marcus Julius Philippus với vợ là Hoàng hậu La Mã Marcia Otacilia Severa.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Philippus II · Xem thêm »

Probus

Probus (Marcus Aurelius Probus Augustus; 232 – 282), là Hoàng đế La Mã từ năm 276 đến 282.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Probus · Xem thêm »

Pupienus

Pupienus (Marcus Clodius Pupienus Maximus Augustus; 178 – 238), Còn gọi là Pupienus Maximus, là Hoàng đế La Mã với Balbinus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Pupienus · Xem thêm »

Quintillus

Quintillus (Marcus Aurelius Claudius Quintillus Augustus; 220 – 270), là Hoàng đế La Mã ở ngôi được gần một năm vào năm 270.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Quintillus · Xem thêm »

Saloninus

Publius Licinius Cornelius Saloninus Valerianus (242 – 260) là Hoàng đế La Mã vào năm 260.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Saloninus · Xem thêm »

Septimius Severus

Lucius Septimius Severus (Lucius Septimius Severus Augustus; 11 tháng 4, 146 - 4 tháng 2, 211) là Hoàng đế của Đế quốc La Mã (193-211).

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Septimius Severus · Xem thêm »

Severus II

Severus (Flavius Valerius Severus Augustus); (? – 307) đôi khi còn được gọi là Severus II, là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 306 đến 307.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Severus II · Xem thêm »

Shapur II

Shapur II (tiếng Ba Tư trung đại: 𐭱𐭧𐭯𐭥𐭧𐭥𐭩 Šāhpuhr), hay Shapur II Đại đế (tiếng Ba Tư: شاپور دوم بزرگ), là vị vua thứ mười của Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Shapur II · Xem thêm »

Syagrius

Flavius Syagrius (430 – 486 hay 487) là viên chỉ huy quân đội La Mã cuối cùng ở Gaul, sau bị vua Clovis I người Frank đánh bại đánh dấu chấm hết của Đế quốc Tây La Mã bên ngoài nước Ý. Ông giữ vị trí này thông qua thừa kế từ cha mình Aegidius, magister militum per Gallias La Mã cuối cùng.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Syagrius · Xem thêm »

Theodosius II

Theodosius II (tiếng Latin: Flavius Theodosius Junior Augustus; 401 – 450) thường gọi là Theodosius Trẻ hoặc Theodosius Nhà thư pháp, là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 408 đến 450.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Theodosius II · Xem thêm »

Titus

Titus Flavius Vespasianus, thường được gọi là Titus (Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus; ngày 30 tháng 12 năm 39 - 13 tháng 9 năm 81), là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Titus · Xem thêm »

Trebonianus Gallus

Trebonianus Gallus (Gaius Vibius Afinius Trebonianus Gallus Augustus; 206 – 253), là Hoàng đế La Mã từ năm 251 đến 253, đồng cai trị cùng con mình là Volusianus.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Trebonianus Gallus · Xem thêm »

Valentinianus I

Valentinianus I (Augustus Flavius ​​Valentinianus; 321-17 tháng 11 năm 375), cũng gọi là Valentinianus Đại đế, Ông là Hoàng đế La Mã từ năm 364-375. Sau khi trở thành hoàng đế ông, em trai của ông hoàng đế Valens được phong làm đồng hoàng đế với ông, giúp ông cai trị của các tỉnh miền đông, trong khi Valentinianus giữ lại phía tây. Trong suốt triều đại của ông, Valentinianus đã thành công trong việc chống lại người Alamanni, Quadi, và Sarmatia. Đáng chú ý nhất là chiến thắng của ông trước người Alamanni vào năm 367 trong trận Solicinium. Vị tướng tài của ông là Theodosius Già đã đánh bại một cuộc nổi dậy ở châu Phi và Đại âm mưu, một cuộc tấn công phối hợp vào nước Anh bởi người Pict, Scot, và Saxon. Valentinianus cũng là vị hoàng đế cuối cùng tiến hành các chiến dịch vượt qua các con sông Rhine và Danube. Ông xây dựng lại và cải tiến các công sự dọc theo biên giới - ngay cả việc xây dựng pháo đài trong lãnh thổ đối phương. Do sự thành công của triều đại của ông và gần như ngay lập tức đế quốc suy sụp sau khi ông mất, ông thường được coi là "hoàng đế vĩ đại cuối cùng của phía tây". Ông sáng lập ra nhà Valentinianus, với các con trai của ông Gratianus và Valentinianus II kế vị ông ở nửa phía Tây của đế quốc.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Valentinianus I · Xem thêm »

Valentinianus II

Flavius ​​Valentinianus (371 - 15 tháng 5 năm 392), thường được gọi là Valentinianus II, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, ở ngôi từ năm 375 cho đến năm 392.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Valentinianus II · Xem thêm »

Valentinianus III

Flavius Placidius Valentinianus (2 tháng 7, 419 – 16 tháng 3, 455), được biết đến với tên gọi là Valentinianus III, là Hoàng đế Tây La Mã trị vì từ năm 425 đến 455.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Valentinianus III · Xem thêm »

Valerius Valens

Valerius Valens (? – 317) là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ cuối năm 316 đến ngày 1 tháng 3 năm 317.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Valerius Valens · Xem thêm »

Vespasianus

Titus Flavius Vespasianus, thường được gọi là Vespasian (Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus; ngày 17 tháng 11,năm 9 - 23 tháng 6,năm 79), là một hoàng đế La Mã trị vì từ năm 69 cho đến khi ông mất năm 79 SCN.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Vespasianus · Xem thêm »

Vetranio

Vetranio (? – 356), (đôi lúc bị phát âm thành Vetriano) là Hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 1 tháng 3 đến ngày 25 tháng 12 năm 350, không rõ năm sinh của Vetranio mà chỉ biết ông sinh trưởng tại tỉnh Moesia nằm ở khu vực thuộc Serbia ngày nay.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Vetranio · Xem thêm »

Volusianus

Volusianus (Gaius Vibius Volusianus Augustus; ? – 253), là Hoàng đế La Mã từ năm 251 đến 253.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Volusianus · Xem thêm »

Vương quốc Ostrogoth

Vương quốc Ostrogoth hay còn được gọi là Vương quốc Italy (Latin: Regnum Italiae), được người Ostrogoth thiết lập nên ở Ý và các vùng đất lân cận, nó tồn tại từ năm 493 tới năm 553.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Vương quốc Ostrogoth · Xem thêm »

Vương quốc Soissons

Vương quốc Soissons là một quốc gia tàn dư của Đế quốc Tây La Mã ở miền bắc xứ Gaul (đại bộ phận nước Pháp ngày nay) tồn tại trong khoảng hai mươi lăm năm vào cuối thời Cổ đại.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và Vương quốc Soissons · Xem thêm »

23 tháng 10

Ngày 23 tháng 10 là ngày thứ 296 (297 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Danh sách Hoàng đế La Mã và 23 tháng 10 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Danh sách các Hoàng đế La Mã, Danh sách các hoàng đế La Mã, Danh sách hoàng đế La Mã, Hoàng đế Tây La Mã.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »