Mục lục
18 quan hệ: An Nam, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Đại Việt, Đế quốc Việt Nam, Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam, Doãn (họ), Hoàng Lê nhất thống chí, Khải đồng thuyết ước, Minh Mạng, Ngu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà Nguyễn, Quốc huy Việt Nam, Quốc kỳ Việt Nam, Vạn Xuân, Việt Nam, Xích Quỷ.
An Nam
Quốc kỳ An Nam (1920-1945) An Nam (chữ Hán: 安南) là tên gọi cũ của Việt Nam, thông dụng trong giai đoạn 679 - 1945.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và An Nam
Đại Cồ Việt
Toàn cảnh cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt do Đinh Tiên Hoàng Đế sáng lập Phả hệ các triều vua Đại Cồ Việt ở khu di tích cố đô Hoa Lư Đại Cồ Việt (chữ Hán: 大瞿越) được cho là quốc hiệu của Việt Nam dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu thời nhà Lý, với kinh đô ban đầu đặt tại Hoa Lư và từ tháng 7 âm lịch năm 1010 đặt tại Thăng Long.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Đại Cồ Việt
Đại Ngu
Đại Ngu (chữ Hán: 大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Đại Ngu
Đại Việt
Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1805.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Đại Việt
Đế quốc Việt Nam
Đế quốc Việt Nam (chữ Hán: 越南帝國; tiếng Nhật: ベトナム帝国, Betonamu Teikoku) là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945).
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Đế quốc Việt Nam
Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam
Danh sách sinh vật đặt tên theo tên gọi của Việt Nam.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam
Doãn (họ)
Chữ Doãn. Doãn là một họ của người ở vùng Văn hóa Đông Á, phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc (chữ Hán: 尹, Bính âm: Yin) và Triều Tiên (Hangul: 윤 (尹), Romaja quốc ngữ: Yun).
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Doãn (họ)
Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng Lê nhất thống chí (chữ Hán: 皇黎一統志), hay An Nam nhất thống chí (chữ Hán: 安南一統志), hay Lê quý ngoại sử (chữ Hán: 黎季外史) là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán, nằm trong bộ Ngô gia văn phái tùng thư của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Hoàng Lê nhất thống chí
Khải đồng thuyết ước
Khải đồng thuyết ước (啟童說約)là tập sách giáo khoa do Kim Giang Phạm Phục Trai viết bằng chữ Hán và chữ Nôm thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) biên soạn, tiến sĩ Ngô Thế Vinh người Bái Dương huyện Nam Chân nhuận sắc, được biên soạn xong vào cuối mùa xuân năm Tự Đức Quý Sửu (1853) và được in lần đầu tiên vào mùa hạ năm Tự Đức Tân Tỵ (1881).
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Khải đồng thuyết ước
Minh Mạng
Minh Mạng (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Nguyễn nước Đại Nam.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Minh Mạng
Ngu
Ngu trong Tiếng Việt có thể là.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Ngu
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達), tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Nhà Nguyễn
Quốc huy Việt Nam
Quốc huy Việt Nam hiện nay (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính phủ đề nghị.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Quốc huy Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Quốc kỳ Việt Nam
Vạn Xuân
Bản đồ lãnh thổ nước Vạn Xuân thời Tiền Lý Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Vạn Xuân
Việt Nam
Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Việt Nam
Xích Quỷ
Thời đại Hồng Bàng, các cuộc khai quật tại Việt Nam, Trung Quốc đã chứng minh sự tồn tại của một nền văn minh lúa nước cổ đại, họ là một liên minh các bộ tộc lỏng lẻo, sống dọc sông Dương Tử, từ miền nam Trung Quốc kéo dài đến Đông Nam Á lục địa, phương ngữ của họ có liên quan mật thiết đến hệ ngữ Nam Đảo, trong khoảng thời ấy đã di cư đến đảo Đài Loan, đảo Nam Hải.
Xem Các tên gọi của nước Việt Nam và Xích Quỷ
Còn được gọi là Quốc hiệu Việt Nam, Tên gọi Việt Nam, Tên nước Việt Nam, Ðại Nam, Đại Nam quốc.