Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cuộc chiến tranh chưa được biết đến

Mục lục Cuộc chiến tranh chưa được biết đến

Cuộc chiến tranh chưa được biết đến (tiếng Anh: The Unknown War, tiếng Nga: Неизвестная война), hay Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (tiếng Nga: Великая отечественная) là loạt phim tài liệu lịch sử về giai đoạn Thế chiến II của đạo diễn Isaac Kleinerman và Roman Karmen.

25 quan hệ: Aleksey Nikolaevich Krylov, Arseniy Grigoriyevich Golovko, Bộ đội xung kích, Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya, Chiến dịch Cái Vòng (1943), Chiến dịch phản công Salsk-Rostov, Chiến dịch Toropets–Kholm, Chiến dịch Voronezh (1942), Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư, Cuộc đột kích Tatsinskaya, Filipp Ivanovich Golikov, ISU-152, Lev Zakharovich Mekhlis, Mặt trận Baltic (1941), Mẹ Tổ quốc, Mẹ Tổ quốc kêu gọi, Nga, Ngày chiến thắng (9 tháng 5), Ngày chiến thắng (bài hát), Proshchaniye slavyanki, Roman Lazarevich Karmen, SU-100, Sukho, Vasiliy Ivanovich Agapkin, Xe tăng T-34.

Aleksey Nikolaevich Krylov

Aleksey Nikolaevich Krylov (Алексе́й Никола́евич Крыло́в) (– 26 tháng 10 năm 1945) là một kỹ sư hải quân, nhà toán học ứng dụng và nhà viết hồi ký người Nga.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Aleksey Nikolaevich Krylov · Xem thêm »

Arseniy Grigoriyevich Golovko

Arseniy Grigoriyevich Golovko (1906 – 1962) là một Đô đốc của Hải quân Xô Viết.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Arseniy Grigoriyevich Golovko · Xem thêm »

Bộ đội xung kích

Bộ đội xung kích là các đơn vị bộ đội được thành lập với mục đích dẫn đầu các cuộc tấn công quân sự.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Bộ đội xung kích · Xem thêm »

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya (Lozova) (được Thống chế Đức Wilhelm Bodewin Gustav Keitel gọi là Trận Kharkov lần thứ hai) là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Vovchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. Sự cố tình trì hoãn việc dừng chiến dịch khi hậu cứ các cánh quân tấn công bị uy hiếp của nguyên soái S. K. Timoshenko đã khiến Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã phải trả giá đắt. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng bị bốn tập đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 2 Hungary bao vây tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng khác bị thiệt hại nặng. Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam (Liên Xô) phải rút lui về sông Oskol. Một tháng sau, với binh lực lên đến 102 sư đoàn, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tăng cường Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Trung tâm tiếp tục tấn công, đánh chiếm tuyến đường sắt bên hữu ngạn sông Đông, chiếm một loạt các vị trí quan trọng trên bờ Tây sông Đông và mở các chiến dịch Braunschweig tấn công trực diện vào Stalingrad, chiến dịch Edelweiss tràn vào Bắc Kavkaz. Thất bại của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya vô hình trung đã tạo đà cho quân Đức phát huy thế mạnh các lực lượng tăng - thiết giáp của họ còn đang sung sức để hoàn thành bước đầu Kế hoạch Xanh, bổ đôi mặt trận của Liên Xô, tiến ra sông Volga và tràn đến Bắc Kavkaz, uy hiếp vùng dầu mỏ Baku - Grozny cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô. Sau thất bại này, Nguyên soái S. K. Timoshenko phải rời khỏi vị trí tư lệnh Phương diện quân Tây Nam và chỉ còn vài lần được cử ra mặt trận với tư cách đại diện của Đại bản doanh. Kết quả tai hại của chiến dịch này còn làm cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải đưa đến Phương diện quân Tây Nam một phần lực lượng dự bị mà khó khăn lắm, họ mới dành dụm được trong mùa đông 1941-1942. Tất cả cũng chỉ đủ để cứu vãn cho bốn tập đoàn quân còn lại của Phương diện quân này khỏi bị hợp vây và lập được trận tuyến phòng ngự mới trên tả ngạn sông Đông.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya · Xem thêm »

Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Chiến dịch Cái Vòng (Операция Кольцо) là một hoạt động quân sự chiến lược lớn của Quân đội Liên Xô chống lại Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là giai đoạn cuối cùng của Trận Stalingrad. Được khởi đầu ngày 1 tháng 12 và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn cụm quân Đức bị bao vây tại khu vực Stalingrad gồm toàn bộ Tập đoàn quân 6, một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và các đơn vị tàn quân Romania. Chiến dịch này cũng thủ tiêu mối nguy cơ đe dọa phía sau lưng các Phương diện quân Voronezh, Tây Nam và Stalingrad lúc này đã đánh bại các cuộc hành quân giải vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) trong Chiến dịch Bão Mùa đông và đang tiến về phía Tây sau thắng lợi của Chiến dịch Sao Thổ; làm tiêu tan ý đồ của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức sử dụng Cụm quân Stalingrad (Đức) như một lực lượng để kìm chân và làm phân tán lực lượng của các phương diện quân Liên Xô để tranh thủ thời gian rút Cụm tập đoàn quân A khỏi Bắc Kavkaz và Kuban, chỉnh đốn lực lượng để tổ chức phòng thủ trên tuyến sông Bắc Donets và Sumy, chờ thời cơ phản công khi mùa hè đến. Chiến dịch Cái Vòng được tiến hành trong ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất bắt đầu ngày 1 tháng 12 và được đình chỉ sau hai tuần thực hiện không thành công. Tiếp theo là thời gian tạm dừng chiến dịch từ này 14 tháng 12 năm 1942 đến ngày 10 tháng 1 năm 1943. Trong thời gian này, quân đội Đức tập trung nỗ lực vào việc mở một cầu hàng không để tiếp tế cho Cụm quân Stalingrad của họ còn quân đội Liên Xô sử dụng các lực lượng phòng không và không quân để ngăn cản cầu hàng không này, thực hiện chiến thuật bóp nghẹt Tập đoàn cứ điểm Stalingrad của quân Đức. Giai đoạn thứ ba bắt đầu ngày 10 tháng 1 khi bức thư kêu gọi đầu hàng của Tư lệnh Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) bị từ chối và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943 khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn các sĩ quan dưới quyền ra hàng Phương diện quân Sông Đông sau gần một tháng kháng cự ác liệt và lệnh cho các đơn vị Đức và đồng minh của họ hạ vũ khí, chấm dứt chiến sự. Quân số của Đức và đồng minh ra hàng thuộc biên chế của sáu sư đoàn bộ binh (Đức), ba sư đoàn cơ giới (Đức), ba sư đoàn xe tăng (Đức), sư đoàn pháo phòng không tự hành 9, sư đoàn kỵ binh 1 và sư đoàn bộ binh 20 Romania, cuối cùng là trung đoàn Croatia do người Đức chỉ huy. Chiến dịch Cái Vòng là nốt nhấn cuối cùng của toàn bộ chuỗi chiến dịch của hai bên trong Trận Stalingrad kéo dài suốt 6 tháng 20 ngày, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân đội và nhân dân Liên Xô. Với thất bại nặng nề tại Stalingrad, sự thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã một lần nữa được báo trước với những âm hưởng rõ rệt hơn.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến dịch Cái Vòng (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch phản công Salsk-Rostov

Chiến dịch Salsk-Rostov (có tên mã là "Chiến dịch Sông Đông") là chiến dịch phản công có quy mô lớn nhất của quân đội Liên Xô trong năm 1943 tại Mặt trận Kavkaz. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, các tập đoàn quân cận vệ 2, 28 và 51 của Phương diện quân Nam (Liên Xô) đã tấn công dọc theo bờ Nam sông Đông và hai bờ sông Sal từ khu vực Zhukovskoye, Kotelnikovo, Dubovskoye, Khutorskoy và Elista đến tuyến sông Manych. Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) tổ chức kháng cự quyết liệt trên tuyến sông Manych, nơi quân đội Liên Xô đã phá đập nước làm ngập của một vùng rộng lớn để ngăn cản xe tăng Đức tấn công trong mùa hè năm 1942. Sử dụng kỵ binh và cơ giới đột kích từ hướng Bashanta và Yashanta vòng lên phía Bắc, ngày 21 tháng 1, Tập đoàn quân 28 đánh chiếm Salsk và đến ngày 23 tháng 1 đã đẩy lùi quân Đức thêm hơn 100 km về phía Tây Bắc. Ngày 24 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) được điều từ Tập đoàn quân xe tăng 4 đến đã chặn được cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 2 (Liên Xô) tại Manychskaya trên ngã ba sông Đông và sông Sal, cách Rostov 45 km về phía Đông Từ ngày 25 tháng 1, cuộc phản công tiếp tục với sự tham gia của Tập đoàn quân 44 của Phương diện quân Bắc Kavkaz. Được tăng thêm lực lượng, trong đó có hai quân đoàn kỵ binh và một cụm xe tăng nhưng phải đến ngày 4 tháng 2, quân đội Liên Xô mới buộc được Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) phải rút khỏi tuyến sông Manych. Tuy nhiên, ở cánh Bắc, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) vẫn liên tục phản kích vào Tập đoàn quân cận vệ 2 và tập đoàn quân 51 (Liên Xô), không cho các tập đoàn quân này vượt sông đánh sang Rostov. Trên cánh Nam Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) cũng lập được một "vành đai thép" xung quanh hai cứ điểm Azov và Bataisk, chặn đứng cuộc tiến quân của các tập đoàn quân 44 và 28 trước cửa ngõ phía Nam Rostov. Phải đến ngày 12 tháng 2, sau khi được tăng cường Quân đoàn xe tăng 3 từ Tập đoàn quân xung kích 5 của tướng P. A. Rotmistrov Các tập đoàn quân 28 và Cận vệ 2 mới chọc thủng được phòng tuyến phía Đông và phía Nam Rostov. Ngày 14 tháng 2, Quân đoàn xe tăng 3 (Liên Xô) đánh chiếm Rostov nhưng đã muộn. Các tập đoàn quân xe tăng 1 và 4 (Đức) đã rút khỏi Rostov. thống chế Erich von Manstein điều động Cụm tác chiến Hollidt cùng các quân đoàn bộ binh 52, sư đoàn cơ giới 16 (Tập đoàn quân xe tăng 1) và sư đoàn đổ bộ đường không 15 (Tập đoàn quân 57) thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc dọc theo bờ Tây sông Mius từ Taganrog đến phía Bắc Mataveev - Kurgan. Cuộc phản công đầu năm 1943 của quân đội Liên Xô phải dừng lại trên tuyến sông này. Cuộc phản công Slask-Rostov đã không đạt được kết quả mong muốn như Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô hoạch định. Cả hai phía đều có những nguyên nhân của phía mình để dẫn đến kết quả chiến dịch này. Đối với người Đức, đó là việc chủ động rút quân để tiếp tục cuộc chiến ở mặt trận Xô-Đức mà theo Adolf Hitler đánh giá, nó mang ý nghĩa sống còn đối với quân đội Đức Quốc xã và cả "Đế chế thứ ba". Sau những thành công trong việc sử dụng xe tăng làm mũi đột kích chủ yếu có chiều sâu và tốc độ cao, giờ đây, các xe tăng Đức lại được sử dụng cho chiến thuật mới phục vụ cho mục đích phòng ngự: Chiến thuật lá chắn thép. Trong các diễn biến sau này của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức còn tiếp tục sử dụng chiến thuật này trong các trận đánh ở cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây, điển hình là các trận đánh trên bờ sông Mets, vùng Strasburg ở mặt trận phía Tây và các trận Korsun - Shevchenko và giai đoạn cuối chiến dịch phòng ngự trên vùng hồ Balalton ở mặt trận phía Đông. Đối với quân đội Liên Xô, đây là lần đầu tiên họ thực hiện tấn công trên một chiều sâu dài chưa từng có kể từ đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vì vậy đã xảy ra tình trạng gián đoạn phổ biến trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, nhiêu liệu, lương thực và bổ sung quân số. Một nghịch lý đã diễn ra là muốn hợp vây quân Đức đang rút lui thì phải tăng tốc độ hành quân. Nhưng điều đó lại mâu thuẫn với trang thiết bị hiện có cũng như những khó khăn về tiếp tế hậu cần trong điều kiện hầu như không có một tuyến vận chuyển nào không bị phá hoại đến mức các phương tiện thô sơ còn có hiệu quả hơn cả các phương tiện cơ giới. Điều đó đã dẫn đến hậu quả là các cuộc tấn công của các tập đoàn quân Liên Xô đều bị "hụt hơi" ở giai đoạn cuối. Khi gặp phải đội hình phòng ngự vững chắc của quân Đức trên tuyến sông Manych, sức chiến đấu của quân đội Liên Xô bị giảm sút đáng kể, không còn đủ lực lượng và phương tiện để đột phá tuyến phòng thủ của quân Đức.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến dịch phản công Salsk-Rostov · Xem thêm »

Chiến dịch Toropets–Kholm

Chiến dịch Toropets–Kholm là một chiến dịch phản công của Hồng quân Liên Xô diễn ra ở phía Nam Hồ Ilmen trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, kéo dài từ ngày 9 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 1942.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến dịch Toropets–Kholm · Xem thêm »

Chiến dịch Voronezh (1942)

Chiến dịch Voronezh là một trận đánh xảy ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 năm 1942, trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại vị trí gần Voronezh, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược nằm trên bờ sông Đông cách thủ đô Moskva 450 cây số về phía Nam.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến dịch Voronezh (1942) · Xem thêm »

Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư

Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một bộ phận quan trọng của Mặt trận phía đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư · Xem thêm »

Cuộc đột kích Tatsinskaya

Cuộc đột kích Tatsinskaya là một trận đánh nằm trong Chiến dịch Sao Thổ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Cuộc đột kích Tatsinskaya · Xem thêm »

Filipp Ivanovich Golikov

Filipp Ivanovich Golikov trong thời gian làm Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Liên Xô(GRU) Filipp Ivanovich Golikov (Фили́пп Ива́нович Го́ликов, đọc là Philíp Ivannôvích Gôlicốp), (30 tháng 7 năm 1900 - 29 tháng 7 năm 1980) là một sĩ quan chỉ huy của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Filipp Ivanovich Golikov · Xem thêm »

ISU-152

ISU-152 là một pháo tự hành bọc thép của Liên Xô dùng trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và ISU-152 · Xem thêm »

Lev Zakharovich Mekhlis

Lev Zakharovich Mekhlis (Лев Захарович Мехлис, 1 (13) tháng 1 năm 1889, Odessa - 13 tháng 2 năm 1953, Moskva) là một chính trị gia Liên Xô.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Lev Zakharovich Mekhlis · Xem thêm »

Mặt trận Baltic (1941)

Mặt trận Baltic là một trong ba mục tiêu tấn công đầu tiên của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến dịch Barbarossa.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Mặt trận Baltic (1941) · Xem thêm »

Mẹ Tổ quốc

Mẹ Tổ quốc có thể là.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Mẹ Tổ quốc · Xem thêm »

Mẹ Tổ quốc kêu gọi

Tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi (Родина-мать зовёт!, Rodina-Mat' zovyot!), còn gọi là Tượng đài Mẹ Tổ quốc hay Tượng đài Mamayev, là một tượng đài được xây trên đồi Mamayev Kurgan ở Volgograd, Nga nhằm tưởng niệm cuộc kháng cự anh hùng và chiến thắng quyết định của quân đội Liên Xô trong trận Stalingrad.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Mẹ Tổ quốc kêu gọi · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Nga · Xem thêm »

Ngày chiến thắng (9 tháng 5)

Quân đội Nga diễu binh tại Quảng trường Đỏ ngày 9 tháng 5 năm 2005 Ngày Chiến thắng (tiếng Nga: День Победы, chuyển tự La Tinh: Den Pobedy) được coi ngày kỷ niệm chiến thắng hoàn toàn của các nước Đồng Minh chống phát xít (trong đó có Liên Xô) đối với quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Ngày chiến thắng (9 tháng 5) · Xem thêm »

Ngày chiến thắng (bài hát)

"Ngày chiến thắng" (День Победы, Den' Pobedy) là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Liên Xô nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Ngày chiến thắng (bài hát) · Xem thêm »

Proshchaniye slavyanki

Trang bìa của bản nhạc, phiên bản ấn hành năm 1912. Proshchaniye slavyanki (Прощание славянки, tạm dịch là Lời tạm biệt của cô gái Xlavơ) - là một bài hát của Nga viết vào khoảng năm 1912-13 bởi thiếu úy quân nhạc của trung đoàn kỵ binh dự bị số 7 đóng tại Tambov, V. I. Agapkin.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Proshchaniye slavyanki · Xem thêm »

Roman Lazarevich Karmen

Roman Lazarevič Karmen (Роман Лазаревич Кармен) (16 tháng 11 năm 1906 Odessa – 28 tháng 4 năm 1978 Moskva) là một nhà quay phim và đạo diễn phim Xô viết - một trong những hình tượng có tính ảnh hưởng trong quá trình sản xuất phim tài liệu; mặc dù tính ảnh hưởng tuyên truyền của phim còn phải xem xét, ông có thể được coi là Leni Riefenstahl của Liên Xô, dù so sánh không có tính tuyệt đối.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Roman Lazarevich Karmen · Xem thêm »

SU-100

SU-100 là tên một loại pháo tự hành chống tăng của Liên Xô.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và SU-100 · Xem thêm »

Sukho

Sukho (Сухо) là một hòn đảo nhân tạo nằm ở phía Đông Nam của hồ Ladoga, cách bờ Nam của hồ 20 cây số.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Sukho · Xem thêm »

Vasiliy Ivanovich Agapkin

Vasiliy Ivanovich Agapkin (Васи́лий Ива́нович Ага́пкин, 3 tháng 2 năm 1884 - 29 tháng 10 năm 1964) là một nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc của Liên Xô.

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Vasiliy Ivanovich Agapkin · Xem thêm »

Xe tăng T-34

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).

Mới!!: Cuộc chiến tranh chưa được biết đến và Xe tăng T-34 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »