Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Chính sách tiền tệ

Mục lục Chính sách tiền tệ

Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.

Mục lục

  1. 61 quan hệ: Đầu tư gián tiếp nước ngoài, Đường LM, Bảng Anh, Bần cùng hóa người láng giềng, Bẫy thanh khoản, Bộ ba bất khả thi, Bộ Tài chính Trung Quốc, Bitcoin, Cân bằng Ricardo, Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ), Chính sách kinh tế, Chính sách kinh tế vĩ mô, Chính sách tài khóa, Chủ nghĩa tiền tệ, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Chu kỳ kinh tế, Chu Tiểu Xuyên, Cung ứng tiền tệ, Dự trữ bắt buộc, Euro, Hàng hóa công cộng, Hội nhập kinh tế, James Tobin, John B. Taylor, John Maynard Keynes, Kích cầu, Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009, Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Kinh tế học tiền tệ, Kinh tế học vĩ mô, Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới, Kinh tế Paraguay, Krona Thụy Điển, Lãi, Lãi suất, Lãi suất chiết khấu, Lãi suất cơ bản, Lạm phát, Lịch sử kinh tế Nhật Bản, Lịch sử ra đời tiền giấy, Mô hình IS-LM, Mô hình Mundell-Fleming, Mô hình tỷ giá tăng quá mức, Mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái, Michael Woodford, Nền Kinh tế Mới, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, Ngân hàng Thái Lan, Ngân hàng trung ương, ... Mở rộng chỉ mục (11 hơn) »

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới.

Xem Chính sách tiền tệ và Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Đường LM

Đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ.

Xem Chính sách tiền tệ và Đường LM

Bảng Anh

Tờ hai mươi bảng (£20) Bảng Anh (ký hiệu £, mã ISO: GBP) tức Anh kim là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh và các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa.

Xem Chính sách tiền tệ và Bảng Anh

Bần cùng hóa người láng giềng

Bần cùng hóa người láng giềng là thuật ngữ mô tả chính sách tìm kiếm lợi ích cho một quốc gia dựa trên việc làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác.

Xem Chính sách tiền tệ và Bần cùng hóa người láng giềng

Bẫy thanh khoản

Bẫy thanh khoản là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định, khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực.

Xem Chính sách tiền tệ và Bẫy thanh khoản

Bộ ba bất khả thi

Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, ba chính sách gồm tự do dòng vốn (''free capital flow''), tỷ giá hối đoái cố định (''fixed exchange rate'') và chính sách tiền tệ độc lập (''sovereign monetary policy'') không thể thực hiện được đồng thời.

Xem Chính sách tiền tệ và Bộ ba bất khả thi

Bộ Tài chính Trung Quốc

Bộ Tài chính của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan điều hành quốc gia của Chính phủ Nhân dân Trung ương quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô và ngân sách hàng năm quốc gia.

Xem Chính sách tiền tệ và Bộ Tài chính Trung Quốc

Bitcoin

Logo hay gặp của Bitcoin. Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009.

Xem Chính sách tiền tệ và Bitcoin

Cân bằng Ricardo

Cân bằng Ricardo (Ricardian equivalence) cũng còn được gọi là Định lý cân bằng Barro-Ricardo (Barro-Ricardo equivalence theorem) là một lý thuyết kinh tế cho rằng người tiêu dùng sẽ hiểu rõ giới hạn ngân sách của chính phủ, và như vậy thời điểm thay đổi thuế suất sẽ không ảnh hưởng tới thay đổi trong tiêu dùng của họ.

Xem Chính sách tiền tệ và Cân bằng Ricardo

Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)

300pxCục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ.

Xem Chính sách tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)

Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế.

Xem Chính sách tiền tệ và Chính sách kinh tế

Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động.

Xem Chính sách tiền tệ và Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế.

Xem Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa

Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng.

Xem Chính sách tiền tệ và Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (tiếng Anh: Chairman of the Board of Governors of the Federal Reserve System) là người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Xem Chính sách tiền tệ và Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).

Xem Chính sách tiền tệ và Chu kỳ kinh tế

Chu Tiểu Xuyên

Chu Tiểu Xuyên (tiếng Trung: 周小川 bính âm: Zhou Xiǎochuān) (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1948) là một nhà kinh tế, chuyên gia ngân hàng, nhà cải cách và quan chức Trung Quốc.

Xem Chính sách tiền tệ và Chu Tiểu Xuyên

Cung ứng tiền tệ

Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v...

Xem Chính sách tiền tệ và Cung ứng tiền tệ

Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản.

Xem Chính sách tiền tệ và Dự trữ bắt buộc

Euro

Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 18 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.

Xem Chính sách tiền tệ và Euro

Hàng hóa công cộng

Trong kinh tế học, Hàng hóa công cộng hay dịch vụ công cộng là hàng hóa và dịch vụ mang hai tính chất: không cạnh tranh và không thể loại trừ; theo đó không thể loại trừ một cách hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng hàng hóa công cộng và việc một cá nhân sử dụng loại hàng hóa này không làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của nó đối với cá nhân khác.

Xem Chính sách tiền tệ và Hàng hóa công cộng

Hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế: Mercosur Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau.

Xem Chính sách tiền tệ và Hội nhập kinh tế

James Tobin

James Tobin (5 tháng 3 năm 1918 – 11 tháng 3 năm 2002) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ.

Xem Chính sách tiền tệ và James Tobin

John B. Taylor

John Brian Taylor (sinh ngày 8 tháng 12 năm 1946) là một giáo sư (Mary và Robert Raymond) về kinh tế học tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ, và là the George P. Shultz Senior Fellow về kinh tế học tại Viện Hoover của Đại học Standford.

Xem Chính sách tiền tệ và John B. Taylor

John Maynard Keynes

John Maynard Keynes (phát âm /ˈkeɪnz/ 5 tháng 6 1883 – 21 tháng 4 1946) là một nhà kinh tế học người Anh.

Xem Chính sách tiền tệ và John Maynard Keynes

Kích cầu

Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Xem Chính sách tiền tệ và Kích cầu

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay.

Xem Chính sách tiền tệ và Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009

Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

So sánh GDP TQ Kinh tế Trung Quốc đại lục là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP).

Xem Chính sách tiền tệ và Kinh tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Kinh tế học tiền tệ

Kinh tế học tiền tệ là một nhánh của kinh tế học vĩ mô chuyên nghiên cứu những ảnh hưởng của các thể chế tiền tệ và chính sách liên quan đến tiền tệ tới các biến số kinh tế như giá cả hàng hóa, tiền công, lãi suất, số lượng việc làm, tiêu dùng, và sản xuất.

Xem Chính sách tiền tệ và Kinh tế học tiền tệ

Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Xem Chính sách tiền tệ và Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới (Hay Kinh tế học vĩ mô tân cổ điển) (tiếng Anh: New Classical Macroeconomics) là bộ phận kinh tế học vĩ mô dựa trên kinh tế học vi mô tân cổ điển, hình thành từ thập niên 1970.

Xem Chính sách tiền tệ và Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế Paraguay

Paraguay là một nền kinh tế thị trường có khu vực kinh tế phi chính thức lớn.

Xem Chính sách tiền tệ và Kinh tế Paraguay

Krona Thụy Điển

Krona Thụy Điển (viết tắt: kr; mã ISO 4217: SEK) là đơn vị tiền của Thụy Điển từ năm 1873 (dạng số nhiều là kronor).

Xem Chính sách tiền tệ và Krona Thụy Điển

Lãi

Lãi hay lãi vay hay tiền lãi là phí trả cho một khoản vay tài sản cho chủ sở hữu như một hình thức bồi thường cho việc sử dụng của tài sản.

Xem Chính sách tiền tệ và Lãi

Lãi suất

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay.

Xem Chính sách tiền tệ và Lãi suất

Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.

Xem Chính sách tiền tệ và Lãi suất chiết khấu

Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn.

Xem Chính sách tiền tệ và Lãi suất cơ bản

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của 5 thành viên chính của G8 từ 1950 tới 1994 Tỷ lệ lạm phát ở các nước trên thế giới 2007 Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.

Xem Chính sách tiền tệ và Lạm phát

Lịch sử kinh tế Nhật Bản

Lịch sử kinh tế Nhật Bản được quan tâm nghiên cứu chính là vì sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước này và bởi vì Nhật Bản là nền kinh tế quốc gia lớn thứ ba trên thế giới.

Xem Chính sách tiền tệ và Lịch sử kinh tế Nhật Bản

Lịch sử ra đời tiền giấy

Tiền giấy thực sự ra đời ở Trung Quốc, thời Bắc Tống.

Xem Chính sách tiền tệ và Lịch sử ra đời tiền giấy

Mô hình IS-LM

Mô hình IS-LM: cũng được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển.

Xem Chính sách tiền tệ và Mô hình IS-LM

Mô hình Mundell-Fleming

Mô hình Mundell-Fleming (The Mundell-Fleming model) là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa.

Xem Chính sách tiền tệ và Mô hình Mundell-Fleming

Mô hình tỷ giá tăng quá mức

Mô hình tỷ giá tăng quá mức là một mô hình về nền kinh tế vĩ mô mở do Rudi Dornsbusch phát triển cho thấy khi cung tiền tăng đột ngột, tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ lập tức tăng vọt vượt mức tăng dài hạn của nó.

Xem Chính sách tiền tệ và Mô hình tỷ giá tăng quá mức

Mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái

Mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái là mức độ (tính bằng điểm phần trăm) thay đổi của giá hàng hóa nhập khẩu định danh bằng nội tệ do tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi một phần trăm gây ra.

Xem Chính sách tiền tệ và Mức chuyển qua của tỷ giá hối đoái

Michael Woodford

Michael Dean Woodford (sinh 1955, ở Chicopee, Massachusetts) là một nhà kinh tế học vĩ mô người Hoa Kỳ người hiện nay giảng dạy tại Đại học Columbia.

Xem Chính sách tiền tệ và Michael Woodford

Nền Kinh tế Mới

Xu hướng tăng trưởng kinh tế (đường màu lục) và lạm phát (đường màu đỏ) ở Hoa Kỳ. Nền Kinh tế Mới là một hiện tượng kinh tế vĩ mô đặc biệt ở Hoa Kỳ vào nửa sau của thập niên 1990.

Xem Chính sách tiền tệ và Nền Kinh tế Mới

Ngân hàng Anh

Trụ sở Ngân hàng Anh Thống đốc và Đồng sự của Ngân hàng Anh (Governor and Company of Bank of England) là tên gọi đầy đủ của Ngân hàng Anh – ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh.

Xem Chính sách tiền tệ và Ngân hàng Anh

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (tiếng Anh: Bank for International Settlements; viết tắt: BIS) là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí có thể nói nó là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Xem Chính sách tiền tệ và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

Ngân hàng Thái Lan

Ngân hàng Thái Lan (ธนาคารแห่งประเทศไทย) là ngân hàng trung ương của Vương quốc Thái Lan.

Xem Chính sách tiền tệ và Ngân hàng Thái Lan

Ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ.

Xem Chính sách tiền tệ và Ngân hàng trung ương

Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu là Ngân hàng trung ương đối với đồng Euro và điều hành chính sách tiền tệ của Khu vực đồng Euro.

Xem Chính sách tiền tệ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu

Quy tắc Taylor

John B. Taylor Quy tắc Taylor (tiếng Anh: Taylor rule) là quy tắc của chính sách tiền tệ, quy định ngân hàng trung ương nên thay đổi lãi suất danh nghĩa ra sao để đáp ứng các thay đổi của lạm phát, GDP hoặc các điều kiện kinh tế khác.

Xem Chính sách tiền tệ và Quy tắc Taylor

Sách:Kinh tế học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô *.

Xem Chính sách tiền tệ và Sách:Kinh tế học vĩ mô

Sơ đồ DD-AA

Sơ đồ DD-AA là sơ đồ biểu diễn cơ chế xác định điểm cân bằng về sản lượng và tỷ giá hối đoái của một nền kinh tế mở.

Xem Chính sách tiền tệ và Sơ đồ DD-AA

Tổng cầu

Tổng cầu, trong kinh tế học, là lượng nhu cầu có khả năng tài chính của toàn bộ nền kinh tế đối với các hàng hóa cuối cùng.

Xem Chính sách tiền tệ và Tổng cầu

Thập niên mất mát (Nhật Bản)

Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập niên mất mát so với các thời kỳ trước. Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Nhật Bản trong thập niên mất mát so với các thời kỳ trước.

Xem Chính sách tiền tệ và Thập niên mất mát (Nhật Bản)

Thắt chặt tiền tệ

Thắt chặt tiền tệ là một hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông.

Xem Chính sách tiền tệ và Thắt chặt tiền tệ

Thỏa ước Plaza

Thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.

Xem Chính sách tiền tệ và Thỏa ước Plaza

Thị trường ngoại hối

Các tỷ giá ngoại hối chủ yếu đối với USD, 1981-1990. Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ.

Xem Chính sách tiền tệ và Thị trường ngoại hối

Thuyết số lượng tiền tệ

Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài hạn số lượng tiền tệ không phụ thuộc vào quy mô của GDP mà vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của mức giá chung của nền kinh tế (lạm phát) phụ thuộc vào tốc độ tăng số lượng tiền.

Xem Chính sách tiền tệ và Thuyết số lượng tiền tệ

Tiền

:Bài này viết về tiền như là một phương tiện thanh toán trong kinh tế và thương mại.

Xem Chính sách tiền tệ và Tiền

Còn được gọi là Chính sách lưu thông tiền tệ.

, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Quy tắc Taylor, Sách:Kinh tế học vĩ mô, Sơ đồ DD-AA, Tổng cầu, Thập niên mất mát (Nhật Bản), Thắt chặt tiền tệ, Thỏa ước Plaza, Thị trường ngoại hối, Thuyết số lượng tiền tệ, Tiền.