Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cao nguyên Thanh Tạng

Mục lục Cao nguyên Thanh Tạng

Hình vệ tinh NASA chụp phần phía nam cao nguyên Thanh Tạng Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung Á cũng như thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Đ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số.

74 quan hệ: Altyn-Tagh, Ayakum, Đài nguyên, Đông trùng hạ thảo, Đền Kumbum, Địa lý Ấn Độ, Địa lý châu Á, Địa lý Myanmar, Địa lý Trung Quốc, Đới đứt gãy Sông Hồng, Động đất Cửu Trại Câu 2017, Động đất Ngọc Thụ 2010, Bò Tây Tạng, Bồn địa Tứ Xuyên, Bồn trũng Nam Côn Sơn, Cam Túc, Cao nguyên, Cáo cát Tây Tạng, Chiến tranh Trung-Ấn, Dãy núi Côn Lôn, Dãy núi Hoành Đoạn, Gấu xanh Tây Tạng, Hành lang Hà Tây, Hồ Siling, Himalaya, Hoang mạc, Hoàng Hà, Hy Nhĩ, K2, Khedrup Gyatso, Khu tự trị Tây Tạng, Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu, Khu vực sinh thái, Kiến tạo mảng, Lừa hoang Tây Tạng, Lịch sử Tây Tạng, Linh dương Tây Tạng, Mèo núi Trung Hoa, Mảng Ấn Độ, Nai đỏ Tây Tạng, Nai đỏ Trung Á, Nam Á, Nathu La, Nội Mông, Nepal, Nga Mi sơn, Người Hà Nhì, Người Kachin, Người Khương, Nhà Đường, ..., Nhóm ngôn ngữ Tạng, Niên biểu nhà Đường, Qaidam, Quy tắc Gloger, Sa mạc Gobi, Sói Tây Tạng, Sông Ấn, Sông Tarim, Sếu cổ đen, Sơn nguyên, Tây Khang, Tây Tạng, Tần Lĩnh, Tứ Xuyên, Thanh Hải (hồ), Thanh Hải (Trung Quốc), Thời đại đồ sắt, Thitarodes, Trùng Khánh, Trung Á, Trung Quốc, Trung Quốc (khu vực), Trường Giang, Xigazê (thành phố). Mở rộng chỉ mục (24 hơn) »

Altyn-Tagh

Phần phía đông của Altun Shan nằm ở phía dưới của bản đồ Altyn-Tagh, Astyn-Tagh, dãy núi Altun, Altun Shan hay A Nhĩ Kim Sơn (Altyn Tagh có nghĩa là núi Vàng trong ngôn ngữ Turk; bản thân Astyn- Tagh là một phần của dãy núi phía nam của Lop Nur), là một dãy núi ở tây bắc Trung Quốc phân tách phần phía đông của lòng chảo Tarim với cao nguyên Thanh-Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Altyn-Tagh · Xem thêm »

Ayakum

Các vùng châu thổ ở bờ tây nam của hồ Ayakum Hồ Ayakum(ئاياققۇم كۆلى / Ayaqqum köli / Ayaⱪⱪum kɵli; nghĩa là "hồ cát bên dưới"), trong tiếng Hán gọi là A Nhã Khắc Khố Mộc hồ (阿雅克库木湖), A Nhã Cách Khố Mộc Khố Lý (阿雅格库木库里), A Nha Khắc Khố Mộc hồ (阿牙克库木湖) nằm tại phía đông nam của huyện Nhược Khương, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Hồ nằm ở chân núi phía nam của dãy núi Qimantag (祁漫塔格山) và nằm trong ranh giới của khu bảo tồn thiên nhiên Altyn-Tagh và là một hồ nước mặn. Hồ Ayakum cũng nằm gần ranh giới phía bắc của cao nguyên Thanh-Tạng, ở phía đông nam của dãy Côn Lôn.. Hồ Ayakum nằm trên độ cao 3 876 mét trên mực nước biển, dài 47,8 km, chiều rộng tối đa là 17,6 km và chiều rộng bình quân là 11,25 km, diện tích của hồ Ayakum là 537,6 km². Độ sâu tối đa của hồ Ayakum là 50 mét và độ sâu trung bình là 10 mét. Hai cong sông Y Hiệp Khắc Mạt Đề (依协克帕提河) và Sắc Tư Khắc Á đổ vào (色斯克亚河) đổ nước vào hồ Ayakum. Khu vực hồ Ayakum có lượng mưa trung bình năm là 100~200 mm, nhiệt độ trung bình năm dưới 0 °C, nhiệt độ tối cao là 6 °C và nhiệt độ tối thấp là -37 °C, có chênh lệch nhiệt lớn giữa ngày và đêm, cường độ bức xạ mặt trời mạnh mẽ. Trong hồ có nguồn sinh vật phong phú, đồng cỏ tại các đầm lầy quanh hồ là thức ăn của gia súc trong huyện Nhược Khương. Màu nước ngọc lam của hồ Ayakum đang dần bị biến thành màu gỉ sắt do do lớp đất đá trầm tích không ngừng chảy xuống lòng hồ.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Ayakum · Xem thêm »

Đài nguyên

Bản đồ đài nguyên Bắc Cực Trong địa lý tự nhiên, đài nguyên, lãnh nguyên hay đồng rêu là một quần xã sinh vật trong đó sự phát triển của cây gỗ bị cản trở do nhiệt độ thấp và mùa sinh trưởng ngắn.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Đài nguyên · Xem thêm »

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775).

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Đông trùng hạ thảo · Xem thêm »

Đền Kumbum

Kumbum (đền Thập Vạn Phật - Mạn Đà La vĩ đại ba chiều) – thuộc Gyantse – cao nguyên Tây Tạng – cạnh Palkhor.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Đền Kumbum · Xem thêm »

Địa lý Ấn Độ

Địa lý Ấn Độ đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao nguyên.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Địa lý Ấn Độ · Xem thêm »

Địa lý châu Á

Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Địa lý châu Á · Xem thêm »

Địa lý Myanmar

Bản đồ khí hậu Köppen Myanmar. Cháy trên những ngọn đồi và những thung lũng của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam (dán nhãn với chấm đỏ). Myanmar (còn được gọi là Miến Điện) là một quốc gia ở phía tây bắc của Đông Nam Á, có biên giới với Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Lào.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Địa lý Myanmar · Xem thêm »

Địa lý Trung Quốc

Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Địa lý Trung Quốc · Xem thêm »

Đới đứt gãy Sông Hồng

Sông Hồng là trung tâm của đới đứt gãy Sông Hồng Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Đới đứt gãy Sông Hồng · Xem thêm »

Động đất Cửu Trại Câu 2017

Trận động đất Cửu Trại Câu năm 2017 xảy ra vào ngày 8 tháng 8 năm 2017, tại thị trấn Chương Cát, Cửu Trại Câu, Ngawa, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Động đất Cửu Trại Câu 2017 · Xem thêm »

Động đất Ngọc Thụ 2010

Động đất năm 2010 tại Châu Tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ diễn ra vào ngày 14 tháng 4 với cường độ 6,9 độ Richter.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Động đất Ngọc Thụ 2010 · Xem thêm »

Bò Tây Tạng

Bò Tây Tạng (danh pháp khoa học: Bos grunniens) là một loài bò lông dài được tìm thấy trong suốt khu vực Himalaya ở miền nam Trung Á, bao gồm cao nguyên Thanh-Tạng và xa về phía bắc tới tận Mông Cổ.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Bò Tây Tạng · Xem thêm »

Bồn địa Tứ Xuyên

Bồn địa Tứ Xuyên Bồn địa Tứ Xuyên là một vùng đất thấp ở tây nam Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Bồn địa Tứ Xuyên · Xem thêm »

Bồn trũng Nam Côn Sơn

Bồn trũng Nam Côn Sơn hay còn gọi là bể Nam Côn Sơn là một bồn trũng lớn có diện tích khoảng 100.000 km², nằm ở thềm lục địa Nam Việt Nam.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Bồn trũng Nam Côn Sơn · Xem thêm »

Cam Túc

() là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Cam Túc · Xem thêm »

Cao nguyên

Trong địa chất học, địa lý học và một vài khoa học Trái Đất khác, cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Cao nguyên · Xem thêm »

Cáo cát Tây Tạng

Cáo Tây Tạng (danh pháp hai phần: Vulpes ferrilata) llà một loài động vật có vú trong họ Chó, bộ Ăn thịt.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Cáo cát Tây Tạng · Xem thêm »

Chiến tranh Trung-Ấn

Chiến tranh Trung-Ấn (戰爭中印; Hindi: भारत-चीन युद्ध Bhārat-Chīn Yuddh), cũng gọi là Xung đột biên giới Trung-Ấn, là một cuộc chiến tranh giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ấn Đ. Nguyên nhân chính của cuộc chiến là việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Chiến tranh Trung-Ấn · Xem thêm »

Dãy núi Côn Lôn

Thể loại:Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Dãy núi Côn Lôn hay Côn Lôn Sơn (tiếng Trung phồn thể: 崑崙山, giản thể: 昆仑山, bính âm: Kūnlún Shān) là một trong những dãy núi dài nhất tại châu Á, nó trải dài trên 3.000 km với chiều rộng khoảng 130–200 km.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Dãy núi Côn Lôn · Xem thêm »

Dãy núi Hoành Đoạn

Dãy núi Hoành Đoạn (tiếng Trung: 横断山脉; bính âm: Héngduàn Shānmài, Hán-Việt: Hoành Đoạn sơn mạch) là một dãy núi ở Trung Quốc trong khu vực có tọa độ khoảng từ 22° tới 32°05' vĩ bắc và từ 97° tới 103° kinh đông.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Dãy núi Hoành Đoạn · Xem thêm »

Gấu xanh Tây Tạng

Ursus arctos pruinosus (tên tiếng Anh: Gấu xanh Tây Tạng) là một phân loài của gấu nâu (Ursus arctos) được tìm thấy ở đông cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Gấu xanh Tây Tạng · Xem thêm »

Hành lang Hà Tây

Hành lang Hà Tây hay hành lang Cam Túc (âm Hán Việt:Hà Tây tẩu lang) đề cập tới tuyến đường lịch sử tại tỉnh Cam Túc ở Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Hành lang Hà Tây · Xem thêm »

Hồ Siling

Hồ Siling (âm Hán Việt: Sắc Lâm Thác), là một hồ tại Khu tự trị Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Hồ Siling · Xem thêm »

Himalaya

Phiên bản có chú giải) Himalaya (còn có tên Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn lấy từ "Hi Mã Lạp Nhã sơn mạch 喜馬拉雅山脈", do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Himalaya · Xem thêm »

Hoang mạc

Sahara tại Algérie Gobi, chụp từ vệ tinh Ốc đảo tại Texas, Hoa Kỳ Một cảnh sa mạc Sahara Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Hoang mạc · Xem thêm »

Hoàng Hà

Tượng mẫu Hoàng Hà tại Lan Châu Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, nghĩa là "sông màu vàng"), là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Hoàng Hà · Xem thêm »

Hy Nhĩ

Hy Nhĩ hay Khả Khả Tây Lý (tiếng Mông Cổ: Aqênganggyai có nghĩa là Chúa tể của Mười nghìn núi) là một khu vực bị cô lập ở phía Tây bắc Thanh Hải-Thanh Tạng, Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Hy Nhĩ · Xem thêm »

K2

K2 (còn được gọi là đỉnh Godwin-Austen, Lambha Pahar, Chogori, Kechu hay Dapsang), cao 8,611 m (28,251 ft) là đỉnh núi cao thứ nhì trên mặt đất, nằm tại giáp ranh biên giới giữa huyện Taxkorgan, địa khu Kashgar, Tân Cương, Trung Quốc và Pakistan, thuộc dãy núi Karakoram.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và K2 · Xem thêm »

Khedrup Gyatso

Khedrup Gyatso hay phiên âm theo Hán Việt là Khải-châu Gia-mục-thố (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1838 – mất ngày 31 tháng 1 năm 1856) là Đạt-lại Lạt-ma thứ 11 của Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Khedrup Gyatso · Xem thêm »

Khu tự trị Tây Tạng

Khu tự trị Tây Tạng (tiếng Tạng: བོད་རང་སྐྱོང་ལྗོངས་; Wylie: Bod-rang-skyong-ljongs; tiếng Trung giản thể: 西藏自治区; tiếng Trung phồn thể: 西藏自治區; bính âm: Xīzàng Zìzhìqū) là một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Khu tự trị Tây Tạng · Xem thêm »

Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu

Thắng cảnh Cửu Trại Câu, (tiếng Trung: 九寨溝, tiếng Tây Tạng: Sicadêgu có nghĩa là "Thung lũng chín làng") là khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng A Bá, miền bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Khu thắng cảnh Cửu Trại Câu · Xem thêm »

Khu vực sinh thái

Một khu vực sinh thái hay vùng địa sinh (tiếng Anh: ecozone) là cách phân chia bề mặt Trái Đất theo địa sinh.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Khu vực sinh thái · Xem thêm »

Kiến tạo mảng

Các mảng kiến tạo trên thế giới được vẽ vào nửa sau của thế kỷ 20. Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Kiến tạo mảng · Xem thêm »

Lừa hoang Tây Tạng

Lừa hoang Tây Tạng (chữ Hán: 西藏野驴, Tây Tạng dã lư; danh pháp hai phần: Equus kiang), còn gọi là lừa Kiang, là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Lừa hoang Tây Tạng · Xem thêm »

Lịch sử Tây Tạng

Cao nguyên Tây Tạng Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Lịch sử Tây Tạng · Xem thêm »

Linh dương Tây Tạng

Linh dương Tây Tạng hay chiru (danh pháp khoa học: Pantholops hodgsonii) (phát âm;, Hán-Việt: Tạng Linh dương) là một loài động vật cỡ vừa bản địa cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Linh dương Tây Tạng · Xem thêm »

Mèo núi Trung Hoa

Mèo núi Trung Hoa, còn gọi là mèo rừng Trung Hoa hay mèo xá lị là một loài mèo đặc hữu miền tây Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Mèo núi Trung Hoa · Xem thêm »

Mảng Ấn Độ

border.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Mảng Ấn Độ · Xem thêm »

Nai đỏ Tây Tạng

Nai đỏ Tây Tạng (danh pháp khoa học: Cervus canadensis wallichi) còn được gọi là shou là một phân loài của loài nai sừng xám là có nguồn gốc từ phía Nam của cao nguyên Tây Tạng và Bhutan.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nai đỏ Tây Tạng · Xem thêm »

Nai đỏ Trung Á

Nai đỏ Tây Tạng Nai đỏ Trung Á là một phân nhóm phức hợp nguyên thủy của thuộc phân loài của loài nai sừng xám được tìm thấy ở rìa phía Nam và phía đông của cao nguyên Tây Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nai đỏ Trung Á · Xem thêm »

Nam Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nam Á · Xem thêm »

Nathu La

Nathu La (Devanagari: नाथू ला;, IAST: Nāthū Lā, tiếng Trung: 乃堆拉山口) là một đèo trên dãy Himalaya.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nathu La · Xem thêm »

Nội Mông

Nội Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 35px, Öbür Monggol), tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông, là một khu tự trị nằm ở phía bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nội Mông · Xem thêm »

Nepal

Nepal (phiên âm tiếng Việt: Nê-pan; नेपाल), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal (सङ्घीय लोकतान्त्रिक गणतन्त्र नेपाल), là một quốc gia nội lục tại Nam Á. Dân số quốc gia Himalaya này đạt 26,4 triệu vào năm 2011, sống trên lãnh thổ lớn thứ 93 thế giới.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nepal · Xem thêm »

Nga Mi sơn

Nga Mi sơn (tiếng Trung: 峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung Nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền Tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nga Mi sơn · Xem thêm »

Người Hà Nhì

Trang phục thông thường của người Cáp Nê tại Trung Quốc. Ảnh chụp gần Nguyên Dương, tỉnh Vân Nam. Người Hà Nhì (tên tự gọi: Haqniq, tiếng Hán: 哈尼族 Hānízú, Cáp Nê tộc), tên gọi khác: Ha Ni, U Ní, Xá U Ní là một dân tộc sống ở Đông Nam Á và lân cận bên Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Người Hà Nhì · Xem thêm »

Người Kachin

Người Jinghpaw hay người Cảnh Pha (tên tự gọi: Jingpo, Jinghpaw, Tsaiva, Lechi) là một nhóm sắc tộc chủ yếu sinh sống tại miền bắc Myanma (bang Kachin).

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Người Kachin · Xem thêm »

Người Khương

Người Khương (Hán-Việt: Khương tộc) là một nhóm sắc tộc tại Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Người Khương · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nhà Đường · Xem thêm »

Nhóm ngôn ngữ Tạng

Nhóm ngôn ngữ Tạng là một nhóm ngôn ngữ Hán-Tạng được nói chủ yếu bởi các dân tộc Tạng, những người sống trên một khu vực rộng lớn bao gồm cao nguyên Thanh Tạng và phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ (Baltistan, Ladakh, Nepal, Sikkim, và Bhutan).

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Nhóm ngôn ngữ Tạng · Xem thêm »

Niên biểu nhà Đường

Dưới đây là niên biểu của nhà Đường, một thời kì kéo dài 289 năm, từ 618 khi vương triều thành lập, đến 907, khi vị hoàng đế cuối cùng thoái vị nhường ngôi cho Chu Ôn, người sau đó đã lập ra triều Hậu Lương, mở ra giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Niên biểu nhà Đường · Xem thêm »

Qaidam

Bồn địa Qaidam- nhìn từ vệ tinh NASA Bồn địa Qaidam, cũng viết là Tsaidam (từ Цайдам, "dầm muối" hay "thung lũng rộng";, Sài/Trại Đạt Mộc bồn địa) là một vùng lõm cực độ chiếm phần lớn Châu tự trị dân tộc Mông Cổ và dân tộc Tạng Hải Tây tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Qaidam · Xem thêm »

Quy tắc Gloger

Quy tắc Gloger là một quy tắc trong sinh thái học nói rằng các loài động vật hằng nhiệt sống trong môi trường nóng ẩm, ví dụ như gần xích đạo, có xu hướng có nhiều sắc tố trên cơ thể hơn các họ hàng của chúng ở vùng lạnh và khô.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Quy tắc Gloger · Xem thêm »

Sa mạc Gobi

Sa mạc Gobi (Говь,, /ɢɔwʲ/, "semidesert";, Tiểu Nhi Kinh: قْبِ, /kɤ˥pi˥˩/) là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á. Trải rộng trên một phần khu vực Bắc-Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sa mạc Gobi · Xem thêm »

Sói Tây Tạng

Sói Tây Tạng hay sói Mông Cổ (Danh pháp khoa học: Canis lupus chanco), hay còn được gọi là sói mamút, sói len (woolly wolf) là một phân loài của loài sói xám có xuất xứ ở Châu Á từ Turkestan qua Tây Tạng đến Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Đ. Ở vùng Tây Tạng và Ladakh nó được biết đến với tên gọi Chánkú hoặc shankoPocock, R. I. (1941).

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sói Tây Tạng · Xem thêm »

Sông Ấn

Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được ghi lại là Sindhu (tiếng Phạn), Sinthos (tiếng Hy Lạp), và Sindus (tiếng Latinh), là con sông chính của Pakistan.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sông Ấn · Xem thêm »

Sông Tarim

Sông Tarim (tiếng Trung: 塔里木河; bính âm Tǎlǐmù Hé; Hán-Việt: Tháp Lý Mộc Hà, tiếng Duy Ngô Nhĩ: تارىم دەرياسى) là con sông chính tại Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sông Tarim · Xem thêm »

Sếu cổ đen

Sếu cổ đen (danh pháp khoa học: Grus nigricollis) là một loài chim trong họ Sếu.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sếu cổ đen · Xem thêm »

Sơn nguyên

Sơn nguyên Armenia. Sơn nguyên là một phần rộng về diện tích trên bề mặt Trái Đất, là sự kết hợp của các bình sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và khối núi, đôi khi xen kẽ với các vùng lòng chảo bằng phẳng và rộng và nói chung nằm trên các thềm không phân chia ở độ cao lớn (trên 1.000 m).

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Sơn nguyên · Xem thêm »

Tây Khang

Tây Khang (西康省 Xīkāng Shěng), là một tỉnh không còn tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Tây Khang · Xem thêm »

Tây Tạng

Tây Tạng (/ Tạng khu) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Tây Tạng · Xem thêm »

Tần Lĩnh

Tần Lĩnh là một dãy núi chính chạy theo hướng đông-tây ở nam bộ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Tần Lĩnh · Xem thêm »

Tứ Xuyên

Tứ Xuyên là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Tứ Xuyên · Xem thêm »

Thanh Hải (hồ)

Hồ Thanh Hải (tiếng Trung: 青海湖, bính âm: Qīnghăi hú) hay hồ Koko Nor (từ tên gọi trong tiếng Mông Cổ) là hồ lớn nhất Trung Quốc và còn là hồ nước mặn lớn thứ hai thế giới sau Hồ Muối Lớn ở Mỹ.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Thanh Hải (hồ) · Xem thêm »

Thanh Hải (Trung Quốc)

Thanh Hải, là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Thanh Hải (Trung Quốc) · Xem thêm »

Thời đại đồ sắt

Trong khảo cổ học, thời đại đồ sắt là một giai đoạn trong phát triển của loài người, trong đó việc sử dụng các dụng cụ bằng sắt như là các công cụ và vũ khí là nổi bật.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Thời đại đồ sắt · Xem thêm »

Thitarodes

Thitarodes là một chi bướm đêm (nhậy) trong họ Hepialidae.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Thitarodes · Xem thêm »

Trùng Khánh

Trùng Khánh (重庆) là một thành phố lớn ở Tây Nam Trung Quốc và là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Trùng Khánh · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Trung Á · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Trung Quốc · Xem thêm »

Trung Quốc (khu vực)

Vạn Lý Trường Thành, dài hơn 6700 km, bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ III TCN để ngăn quân "du mục" từ phương Bắc, và cũng đã được xây lại nhiều lần. Trung Quốc là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, từ cách đây ít nhất 3.500 năm.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Trung Quốc (khu vực) · Xem thêm »

Trường Giang

Trường Giang (giản thể: 长江; phồn thể: 長江; pinyin: Cháng Jiāng; Wade-Giles: Ch'ang Chiang) hay sông Dương Tử (扬子江, Yángzǐ Jiāng hay Yangtze Kiang; Hán-Việt: Dương Tử Giang) là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nin ở Châu Phi, sông Amazon ở Nam Mỹ.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Trường Giang · Xem thêm »

Xigazê (thành phố)

Xigazê, hay còn được gọi là Shigatse;, Hán Việt: Nhật Khách Tắc), là một đô thị cấp huyện và là thành phố lớn thứ hai tại khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, đô thị có tổng số dân là 92000, nằm cách về phía tây nam của thủ phủ của khu tự trị là Lhasa và cách về phía tây bắc của Gyantse. Thành phố là thủ phủ của địa khu Xigazê. Thành phố nằm trên độ cao và là nơi hợp lưu của sông Yarlung Zangbo (thượng lưu sông Brahmaputra) và sông Nyang (Nyanchue) ở miền tây Tây Tạng và từng là thủ phủ trước đây của tỉnh Ü-Tsang.

Mới!!: Cao nguyên Thanh Tạng và Xigazê (thành phố) · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, Cao nguyên Thanh-Tạng, Cao nguyên Tây Tạng, Mái nhà của thế giới, Nóc nhà của thế giới, Sơn nguyên Thanh Tạng, Sơn nguyên Tây Tạng.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »