Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Địa lý tự nhiên

Mục lục Địa lý tự nhiên

Địa lý tự nhiên là một phân ngành của địa lý chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển.

Mục lục

  1. 31 quan hệ: Đại dương, Đảo, Đất, Địa lý nhân văn, Địa mạo, Địa mạo học, Bờ biển, Biển, Cổ địa lý học, Chu trình nitơ, Hải dương học, Hoang mạc, Khí hậu, Khí hậu học, Khí quyển Trái Đất, Lục địa, Loài, Phong hóa, Sông, Sông băng, Sinh quyển, Sinh thái học, Từ trường, Thạch quyển, Thủy quyển, Thực vật, Thổ nhưỡng học, Trôi dạt lục địa, Tương tác hấp dẫn, Vòng tuần hoàn nước, Xói mòn.

  2. Khoa học Trái Đất
  3. Địa lý học tự nhiên

Đại dương

Đại dương thế giới (toàn cầu) được chia thành một số các khu vực cơ bản. Sự phân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp nhất trong ba đại dương đầu tiên.

Xem Địa lý tự nhiên và Đại dương

Đảo

Đảo nhỏ Pokonji Dol nằm trong biển Adriatic Đảo hay hòn đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa; tuy vậy, không có kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa.

Xem Địa lý tự nhiên và Đảo

Đất

Đại diện cho các lớp đất; B đại diện cho laterite, regolith; C đại diện saprolite, phong hóa ít; lớp dưới cùng là đá cứng Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

Xem Địa lý tự nhiên và Đất

Địa lý nhân văn

Sự "phân chia bắc nam". Điểm quan trong về địa lý phát triển và địa lý kinh tế Địa lý nhân văn là một trong 2 phân ngành của địa lý.

Xem Địa lý tự nhiên và Địa lý nhân văn

Địa mạo

Salta, Argentina được gọi là Cono de Arita này tạo thành một địa mạo. Một địa mạo là một đặc điểm tự nhiên của bề mặt cứng của Trái đất hay của hành tinh khác.

Xem Địa lý tự nhiên và Địa mạo

Địa mạo học

Địa hình bề mặt Trái Đất Salta (Argentina). Địa mạo học (tiếng Hy Lạp: γη, ge, "Trái Đất"; μορφή, morfé, "hình dạng"; và λόγος, logos, "sự hiểu biết") là khoa học nghiên cứu về địa hình và các quá trình thành tạo chúng.

Xem Địa lý tự nhiên và Địa mạo học

Bờ biển

Đại Tây Dương: bờ biển đông của Brasil Bờ biển (hoặc ven biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau.

Xem Địa lý tự nhiên và Bờ biển

Biển

Bờ biển miền trung Chile Một con sóng đánh vào bờ biển tại Vịnh Santa Catalina Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết.

Xem Địa lý tự nhiên và Biển

Cổ địa lý học

accessdate.

Xem Địa lý tự nhiên và Cổ địa lý học

Chu trình nitơ

Sơ đồ biểu diễn quá trình luân chuyển nitơ trong môi trường. Trong quá trình này, vi khuẩn đóng vai trò quan trọng, chúng tạo ra các dạng hợp chất nitơ khác nhau có thể cung cấp cho các sinh vật bậc cao hơn.

Xem Địa lý tự nhiên và Chu trình nitơ

Hải dương học

Dòng hoàn lưu biển Hải dương học là một nhánh của các Khoa học về Trái Đất nghiên cứu về đại dương.

Xem Địa lý tự nhiên và Hải dương học

Hoang mạc

Sahara tại Algérie Gobi, chụp từ vệ tinh Ốc đảo tại Texas, Hoa Kỳ Một cảnh sa mạc Sahara Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô.

Xem Địa lý tự nhiên và Hoang mạc

Khí hậu

Phân loại các vùng khí hậu trên thế giới Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.

Xem Địa lý tự nhiên và Khí hậu

Khí hậu học

Khí hậu học là ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật và hiện tượng của khí hậu và dự đoán thay đổi khí hậu.

Xem Địa lý tự nhiên và Khí hậu học

Khí quyển Trái Đất

Biểu đồ chiếu khí quyển Trái Đất Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.

Xem Địa lý tự nhiên và Khí quyển Trái Đất

Lục địa

Lục địa là một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh.

Xem Địa lý tự nhiên và Lục địa

Loài

200px Trong sinh học, loài là một bậc phân loại cơ bản.

Xem Địa lý tự nhiên và Loài

Phong hóa

Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí.

Xem Địa lý tự nhiên và Phong hóa

Sông

Sông Murray tại Úc Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn.

Xem Địa lý tự nhiên và Sông

Sông băng

Sông băng Baltoro trên dãy núi Karakoram, Baltistan, phía Bắc Pakistan. Với chiều dài 62 km, nó là một trong những sông băng vùng núi dài nhất thế giới Băng vỡ từ điểm cuối của sông băng Perito Moreno, Patagonia, Argentina dãy núi Anpơ, Thụy Sĩ Chỏm băng Quelccaya là khu vực có diện tích sông băng bao phủ lớn nhất ở vùng nhiệt đới, tại Peru Sông băng hay băng hà là một khối băng lâu năm (có tỷ trọng thấp hơn băng thường), di chuyển liên tục bởi trọng lượng của chính nó; nó hình thành ở nơi mà tuyết tích tụ và vượt quá sự tiêu mòn (ablation: gồm có sự tan chảy và thăng hoa) qua rất nhiều năm, thường là hàng thế kỷ.

Xem Địa lý tự nhiên và Sông băng

Sinh quyển

Hỗn hợp màu chỉ sự phân bổ sinh vật quang hợp của đại dương và đất liền, hình ảnh từ 09/2007 đến 08/2000 do Dự án SeaWiFS, NASA/Goddard Space Flight Center and ORBIMAGE. Sơ đồ 5 quyển của Trái Đất Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.

Xem Địa lý tự nhiên và Sinh quyển

Sinh thái học

220px Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố và sinh sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường sống của chúng.

Xem Địa lý tự nhiên và Sinh thái học

Từ trường

Từ trường của một thanh nam châm hình trụ. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt sinh ra quanh các điện tích chuyển động hoặc do sự biến thiên của điện trường hoặc có nguồn gốc từ các mômen lưỡng cực từ như nam châm.

Xem Địa lý tự nhiên và Từ trường

Thạch quyển

Các mảng (đĩa) thạch quyển. Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá.

Xem Địa lý tự nhiên và Thạch quyển

Thủy quyển

Thủy quyển (thủy, phiên âm Hán Việt của 水, nghĩa là nước) trong địa vật lý, được mô tả như là khối lượng chung của nước được tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh.

Xem Địa lý tự nhiên và Thủy quyển

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.

Xem Địa lý tự nhiên và Thực vật

Thổ nhưỡng học

Thổ nhưỡng học là ngành khoa học nghiên cứu về đất trong môi trường tự nhiên của chúng.

Xem Địa lý tự nhiên và Thổ nhưỡng học

Trôi dạt lục địa

Sự trôi dạt của các lục địa đã xảy ra hơn 150 triệu năm qua Các mảng của trái đất theo học thuyết kiến tạo mảng Phân bố hóa thạch qua các lục địa Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất.

Xem Địa lý tự nhiên và Trôi dạt lục địa

Tương tác hấp dẫn

Lực hấp dẫn làm các hành tinh quay quanh Mặt Trời. Trong vật lý học, lực hấp dẫn là lực hút giữa mọi vật chất và có độ lớn tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách của hai vật.

Xem Địa lý tự nhiên và Tương tác hấp dẫn

Vòng tuần hoàn nước

Sơ đồ vòng tuần hoàn nước, do Cục Địa chất Hoa Kỳ vẽ Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Xem Địa lý tự nhiên và Vòng tuần hoàn nước

Xói mòn

Xói mòn là hoạt động của các quá trình bề mặt (như nước hoặc gió) làm phong hóa và vận chuyển hợp phần rắn (trầm tích, đá, đất, …) trong môi trường tự nhiên hoặc từ nguồn và lắng đọng ở vị trí khác.

Xem Địa lý tự nhiên và Xói mòn

Xem thêm

Khoa học Trái Đất

Địa lý học tự nhiên

Còn được gọi là Địa lý học tự nhiên.