Những điểm tương đồng giữa Ý và Binh đoàn La Mã
Ý và Binh đoàn La Mã có 8 điểm chung (trong Unionpedia): Augustus, Đế quốc La Mã, Các dân tộc German, Cộng hòa La Mã, Iran, Julius Caesar, Tây Ban Nha, Vương quốc La Mã.
Augustus
Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.
Ý và Augustus · Augustus và Binh đoàn La Mã ·
Đế quốc La Mã
Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.
Ý và Đế quốc La Mã · Binh đoàn La Mã và Đế quốc La Mã ·
Các dân tộc German
Các dân tộc German (phiên âm từ Germain trong tiếng Pháp thành Giéc-manh; có gốc từ Germanus/Germani tiếng La-tinh, từ nguyên không chắc chắn, có lẽ gốc Celt) là các nhóm dân tộc Ấn-Âu có nguồn gốc từ Bắc Âu: phía đông sông Rhein và sông Danub, ở bên ngoài biên giới Limes Romanus của Đế quốc La Mã cổ đại.
Ý và Các dân tộc German · Binh đoàn La Mã và Các dân tộc German ·
Cộng hòa La Mã
Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.
Ý và Cộng hòa La Mã · Binh đoàn La Mã và Cộng hòa La Mã ·
Iran
Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).
Ý và Iran · Binh đoàn La Mã và Iran ·
Julius Caesar
Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.
Ý và Julius Caesar · Binh đoàn La Mã và Julius Caesar ·
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha (España), gọi chính thức là Vương quốc Tây Ban Nha, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ chủ yếu nằm trên bán đảo Iberia tại phía tây nam châu Âu.
Ý và Tây Ban Nha · Binh đoàn La Mã và Tây Ban Nha ·
Vương quốc La Mã
Vương quốc La Mã (Rēgnum Rōmānum) là mọt giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại đặc trưng bởi hình thức chính quyền phong kiến của thành phố Rome và những thuộc địa của nó.
Ý và Vương quốc La Mã · Binh đoàn La Mã và Vương quốc La Mã ·
Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau
- Trong những gì dường như Ý và Binh đoàn La Mã
- Những gì họ có trong Ý và Binh đoàn La Mã chung
- Những điểm tương đồng giữa Ý và Binh đoàn La Mã
So sánh giữa Ý và Binh đoàn La Mã
Ý có 634 mối quan hệ, trong khi Binh đoàn La Mã có 70. Khi họ có chung 8, chỉ số Jaccard là 1.14% = 8 / (634 + 70).
Tài liệu tham khảo
Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Ý và Binh đoàn La Mã. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: