Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Vương hoàng hậu

Mục lục Vương hoàng hậu

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều hoàng hậu mang họ Vương.

71 quan hệ: Đường Đức Tông, Đường Ý Tông, Đường Cao Tông, Đường Mục Tông, Đường Minh Hoàng, Đường Thuận Tông, Dương Hành Mật, Dương Phổ, Hán Chiêu Vũ Đế, Hán Tuyên Đế, Hậu Lương, Hậu Lương Thái Tổ, Kỷ Thục phi (Minh Hiến Tông), Kim Tuyên Tông, Lưu Tống Hiếu Vũ Đế, Lưu Tống Minh Đế, Lương Giản Văn Đế, Lương Kính Đế, Lương Tuyên Đế, Minh Hiến Tông, Minh Hy Tông, Minh Quang Tông, Minh Thần Tông, Nam Tề Hòa Đế, Ngũ Đại Thập Quốc, Ngô (Thập quốc), Tào Phương, Tôn Hưu, Tôn Quyền, Tấn Ai Đế, Tấn An Đế, Tấn Giản Văn Đế, Tấn Hiếu Vũ Đế, Tấn Hoài Đế, Tấn Vũ Đế, Tống Huy Tông, Tống Thái Tổ, Thác Bạt Úc Luật, Tiêu Chiêu Văn, Tiêu Trưởng Mậu, Trần Phế Đế (Trung Quốc), Tư Mã Chiêu, Vương (họ), Vương Bảo Minh, Vương Chính Quân, Vương Cung phi (Minh Thần Tông), Vương Giản Cơ, Vương Hỉ Thư, Vương Hiến Nguyên, Vương hoàng hậu (Đường Đức Tông), ..., Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông), Vương hoàng hậu (Đường Huyền Tông), Vương hoàng hậu (Hán Bình Đế), Vương hoàng hậu (Hán Cảnh Đế), Vương hoàng hậu (Hán Tuyên Đế), Vương hoàng hậu (Lương Kính Đế), Vương hoàng hậu (Lương Tuyên Đế), Vương hoàng hậu (Minh Hiến Tông), Vương hoàng hậu (Tống Huy Tông), Vương Mãng, Vương Mục Chi, Vương Nguyên Cơ, Vương Pháp Tuệ, Vương tài nhân (Minh Quang Tông), Vương Thái hậu (Đường Hiến Tông), Vương Thái hậu (Đường Kính Tông), Vương Thần Ái, Vương Thiếu Cơ, Vương Thiều Minh, Vương Thuấn Hoa, Vương Trinh Phong. Mở rộng chỉ mục (21 hơn) »

Đường Đức Tông

Đường Đức Tông (chữ Hán: 唐德宗; 27 tháng 5, 742 - 25 tháng 2, 805), là vị Hoàng đế thứ 10 hay thứ 12 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Đức Tông · Xem thêm »

Đường Ý Tông

Đường Ý Tông (chữ Hán: 唐懿宗, bính âm: Tang Yizong, 28 tháng 12 năm 833 - 15 tháng 8 năm 873), thụy hiệu đầy đủ Chiêu Thánh Cung Huệ Hiếu hoàng đế (昭聖恭惠孝皇帝), tên thật là Lý Ôn (李溫) hay Lý Thôi (李漼), là vị hoàng đế thứ 18 hay 20 của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Ý Tông · Xem thêm »

Đường Cao Tông

Đường Cao Tông (chữ Hán: 唐高宗, 21 tháng 7, 628 - 27 tháng 12, 683), là vị Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 649 đến năm 683, tổng cộng 34 năm.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Cao Tông · Xem thêm »

Đường Mục Tông

Đường Mục Tông (chữ Hán: 唐穆宗; 26 tháng 7, 795Cựu Đường thư, quyển 16. - 25 tháng 2, 824), tên thật Lý Hằng (李恆), là vị Hoàng đế thứ 12 hay 15 của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Mục Tông · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Đường Thuận Tông

Đường Thuận Tông (chữ Hán: 唐順宗; 21 tháng 2, 761 - 11 tháng 2, 806Cựu Đường thư, quyển 14), tên thật Lý Tụng (李誦), là vị Hoàng đế thứ 11 hay 13 của nhà Đường trong lịch sử Trung Hoa.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Đường Thuận Tông · Xem thêm »

Dương Hành Mật

Dương Hành Mật (852Thập Quốc Xuân Thu,. – 24 tháng 12 năm 905.Tư trị thông giám, quyển 265.), nguyên danh Dương Hành Mẫn (楊行愍, đổi tên năm 886), tên tự Hóa Nguyên (化源) là người giữ chức Hoài Nam 淮南, trị sở nay thuộc Dương Châu, Giang Tô tiết độ sứ vào cuối thời nhà Đường.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Dương Hành Mật · Xem thêm »

Dương Phổ

Dương Phổ (900-21 tháng 1 năm 939), gọi theo thụy hiệu là Ngô Duệ Đế, tôn hiệu là Cao Thượng Tư Huyền Hoằng Cổ Nhượng hoàng đế (高尚思玄弘古讓皇帝) hay gọi tắt là Nhượng hoàng đế, là quân chủ cuối cùng của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc, cũng là vị quân chủ duy nhất của nước Ngô từng xưng đế.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Dương Phổ · Xem thêm »

Hán Chiêu Vũ Đế

Hán Chiêu Vũ Đế có thể là.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Hán Chiêu Vũ Đế · Xem thêm »

Hán Tuyên Đế

Hán Tuyên Đế (chữ Hán: 漢宣帝; 91 TCN - 49 TCN), tên thật là Lưu Tuân (劉詢), là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 74 TCN đến năm 49 TCN, tổng cộng 25 năm.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Hán Tuyên Đế · Xem thêm »

Hậu Lương

Hậu Lương có thể là.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Hậu Lương · Xem thêm »

Hậu Lương Thái Tổ

Hậu Lương Thái Tổ, tên húy Chu Toàn Trung (朱全忠) (852–912), nguyên danh Chu Ôn (朱溫), sau khi tức vị cải thành Chu Hoảng (朱晃), là một nhân vật quân sự và chính trị vào cuối thời nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Hậu Lương Thái Tổ · Xem thêm »

Kỷ Thục phi (Minh Hiến Tông)

Hiếu Mục hoàng hậu Kỷ thị (chữ Hán: 孝穆皇后紀氏; 1451 - 1475), nguyên là một phi tần của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Kỷ Thục phi (Minh Hiến Tông) · Xem thêm »

Kim Tuyên Tông

Kim Tuyên Tông (chữ Hán: 金宣宗, 18 tháng 4 năm 1163Kim sử, quyển 14 - 14 tháng 1 năm 1224), tên thật là Hoàn Nhan Ngô Đô Bổ (完顏吾睹補), Hoàn Nhan Tòng Gia (完颜從嘉), Hoàn Nhan Tuân (完颜珣), là hoàng đế thứ 8 của vương triều nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Kim Tuyên Tông · Xem thêm »

Lưu Tống Hiếu Vũ Đế

Lưu Tống Hiếu Vũ Đế (chữ Hán: 劉宋孝武帝; 19 tháng 9 năm 430 – 12 tháng 7 năm 464), tên húy là Lưu Tuấn, tên tự Hưu Long (休龍), tiểu tự Đạo Dân (道民), là một hoàng đế của triều Lưu Tống thời Nam-Bắc triều.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Lưu Tống Hiếu Vũ Đế · Xem thêm »

Lưu Tống Minh Đế

Lưu Tống Minh Đế (chữ Hán: 劉宋明帝; 439–472), tên húy là Lưu Úc, tên tự Hưu Bỉnh (休炳), biệt danh Vinh Kì (榮期), là hoàng đế thứ 7 của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Lưu Tống Minh Đế · Xem thêm »

Lương Giản Văn Đế

Lương Giản Văn Đế (梁簡文帝, 503–551), tên húy Tiêu Cương (蕭綱), tên tự Thế Toản (世纘), tiểu tự Lục Thông (六通), là một hoàng đế của triều đại Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Lương Giản Văn Đế · Xem thêm »

Lương Kính Đế

Lương Kính Đế (梁敬帝, 543–558), tên húy là Tiêu Phương Trí, tên tự Huệ Tương (慧相), tiểu tự Pháp Chân (法真), là một hoàng đế của triều đại Lương trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Lương Kính Đế · Xem thêm »

Lương Tuyên Đế

Lương Tuyên Đế trong Tiếng Việt có thể là.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Lương Tuyên Đế · Xem thêm »

Minh Hiến Tông

Minh Hiến Tông (chữ Hán: 明憲宗, 9 tháng 12, 1447 – 19 tháng 9, 1487), là vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Minh Hiến Tông · Xem thêm »

Minh Hy Tông

Minh Hy Tông (chữ Hán: 明熹宗; 23 tháng 12 năm 1605 – 30 tháng 9 năm 1627), tức Thiên Khải Đế (天啟帝), là vị hoàng đế thứ 16 của nhà Minh cai trị Trung Quốc từ năm 1620 đến năm 1627.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Minh Hy Tông · Xem thêm »

Minh Quang Tông

Không có mô tả.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Minh Quang Tông · Xem thêm »

Minh Thần Tông

Minh Thần Tông (chữ Hán: 明神宗, 4 tháng 9, 1563 – 18 tháng 8 năm 1620) hay Vạn Lịch Đế (萬曆帝), là vị hoàng đế thứ 14 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Minh Thần Tông · Xem thêm »

Nam Tề Hòa Đế

Nam Tề Hòa Đế (chữ Hán: 南齊和帝; 488–502), tên húy là Tiêu Bảo Dung, tên tự Trí Chiêu (智昭), là hoàng đế cuối cùng của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Nam Tề Hòa Đế · Xem thêm »

Ngũ Đại Thập Quốc

Ngũ Đại Thập Quốc (907-979) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ khi triều Đường diệt vong, kéo dài đến khi triều Tống thống nhất Trung Quốc bản thổ.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Ngũ Đại Thập Quốc · Xem thêm »

Ngô (Thập quốc)

Tĩnh Hải quân tiết độ sứ (靜海軍節度使) Ngô (tiếng Trung: 吳), còn gọi là Hoài Nam (淮南) hay Dương Ngô (杨吴) hoặc Nam Ngô (南吴), là một trong mười nước tại miền Trung Nam Trung Quốc, tồn tại từ khoảng năm 904 tới năm 937.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Ngô (Thập quốc) · Xem thêm »

Tào Phương

Tào Phương (chữ Hán: 曹芳; 232–274; cai trị: 239 – 254), tên tự là Lan Khanh (蘭卿), là hoàng đế thứ ba của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tào Phương · Xem thêm »

Tôn Hưu

Tôn Hưu (chữ Hán: 孫休, bính âm: Sun Xiu) (234 - 3/9/264), tự là Tử Liệt (子烈), sau này trở Ngô Cảnh Hoàng Đế, vị quân vương thứ ba của nhà Đông Ngô trong thời kỳ Tam Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tôn Hưu · Xem thêm »

Tôn Quyền

Tôn Quyền (5 tháng 7 năm 182 – 21 tháng 5, 252), tức Ngô Thái Tổ (吴太祖) hay Ngô Đại Đế (吴大帝).

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tôn Quyền · Xem thêm »

Tấn Ai Đế

Tấn Ai Đế (341 – 30 tháng 3 năm 365), tên thật là Tư Mã Phi (司馬丕), tên tự Thiên Linh (千齡), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn Ai Đế · Xem thêm »

Tấn An Đế

Tấn An Đế (382–419), tên thật là Tư Mã Đức Tông (司馬德宗), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn An Đế · Xem thêm »

Tấn Giản Văn Đế

Tấn Giản Văn Đế (320 – 12 tháng 12 năm 372), tên thật là Tư Mã Dục (司馬昱), tên tự Đạo Vạn (道萬), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn Giản Văn Đế · Xem thêm »

Tấn Hiếu Vũ Đế

Tấn Hiếu Vũ Đế (362–396), tên thật là Tư Mã Diệu (司馬曜), tên tự Xương Minh (昌明), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn Hiếu Vũ Đế · Xem thêm »

Tấn Hoài Đế

Tấn Hoài đế (chữ Hán: 晉懷帝, 284-313), hay Tấn Hoài vương (晉懷王), tên thật là Tư Mã Xí (司馬熾), tên tự là Phong Đạc (豐度), là vị hoàng đế thứ tư của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn Hoài Đế · Xem thêm »

Tấn Vũ Đế

Tấn Vũ Đế (chữ Hán: 晉武帝; 236 – 16 tháng 5, 290), tên thật là Tư Mã Viêm (司馬炎), biểu tự An Thế (安世), là vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tấn Vũ Đế · Xem thêm »

Tống Huy Tông

Tống Huy Tông (chữ Hán: 宋徽宗, 2 tháng 11, 1082 – 4 tháng 6, 1135), là vị Hoàng đế thứ tám của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tống Huy Tông · Xem thêm »

Tống Thái Tổ

Tống Thái Tổ (chữ Hán: 宋太祖, 21 tháng 3, 927 - 14 tháng 11, 976), tên thật là Triệu Khuông Dận (趙匡胤, đôi khi viết là Triệu Khuông Dẫn), tự Nguyên Lãng (元朗), là vị Hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc, ở ngôi từ năm 960 đến năm 976.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tống Thái Tổ · Xem thêm »

Thác Bạt Úc Luật

Thác Bạt Úc Luật (?-321) là một người cai trị của nước Đại vào thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc từ năm 316 đến 321, thủ lĩnh tối cao của bộc lạc Thác Bạt của người Tiên Ti.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Thác Bạt Úc Luật · Xem thêm »

Tiêu Chiêu Văn

Tiêu Chiêu Văn (480–494), gọi theo thụy hiệu là Hải Lăng Cung vương (海陵恭王), tên tự Quý Thượng (季尚), là vị vua thứ tư của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tiêu Chiêu Văn · Xem thêm »

Tiêu Trưởng Mậu

Tiêu Trưởng Mậu (蕭長懋) (458–493), tên tự Vân Kiều (雲喬), biệt danh Bạch Trạch (白澤), tước hiệu chính thức là Văn Huệ thái tử (文惠太子), sau được truy thụy Văn hoàng đế (文皇帝) cùng miếu hiệu Thế Tông (世宗), là một thái tử của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tiêu Trưởng Mậu · Xem thêm »

Trần Phế Đế (Trung Quốc)

Trần Phế Đế (chữ Hán: 陳廢帝; 554? đoạn 1 chép rằng: 梁承聖三年五月庚寅生 (Lương Thừa Thánh tam niên ngũ nguyệt Canh Dần sinh) nhưng đoạn 32 lại chép rằng: 太建二年四月薨,時年十九 (Thái Kiến nhị niên tứ nguyệt hoăng, thì niên thập cửu, suy ra ông phải sinh năm 552.)- 570), tên húy Trần Bá Tông (陳伯宗), tên tự Phụng Nghiệp (奉業), tiểu tự Dược Vương (藥王), là một hoàng đế của triều đại Trần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Trần Phế Đế (Trung Quốc) · Xem thêm »

Tư Mã Chiêu

Tư Mã Chiêu (chữ Hán: 司馬昭; 211 – 6 tháng 9, 265), biểu tự Tử Thượng (子上), là một chính trị gia, quân sự gia, một quyền thần trứ danh thời kì cuối của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Tư Mã Chiêu · Xem thêm »

Vương (họ)

Vương một họ trong tên gọi đầy đủ có nguồn gốc là người Á Đông.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương (họ) · Xem thêm »

Vương Bảo Minh

Vương Bảo Minh (chữ Hán: 王寶明) (455–512), thụy hiệu: Văn An hoàng hậu (文安皇后), hay còn có hiệu là Tuyên Đức Thái hậu (宣德太后), là thái tử phi của thái tử Tiêu Trưởng Mậu và là hoàng thái hậu dưới triều Phế đế Tiêu Chiêu Nghiệp thuộc triều đại Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Bảo Minh · Xem thêm »

Vương Chính Quân

Vương Chính Quân (chữ Hán: 王政君; 71 TCN - 3 tháng 2, 13), thường được gọi là Hiếu Nguyên Vương hoàng hậu (孝元王皇后) hoặc Hiếu Nguyên hoàng thái hậu (孝元皇太后), là Hoàng hậu duy nhất của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, mẹ của Hán Thành Đế Lưu Ngao trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Chính Quân · Xem thêm »

Vương Cung phi (Minh Thần Tông)

Hiếu Tĩnh hoàng hậu (chữ Hán: 孝靖皇后; 27 tháng 2, 1565 - 18 tháng 10 năm 1611) còn được gọi là Vương Cung phi (王恭妃), là Hoàng quý phi của Minh Thần Tông Vạn Lịch hoàng đế, sinh mẫu của Minh Quang Tông Thái Xương hoàng đế.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Cung phi (Minh Thần Tông) · Xem thêm »

Vương Giản Cơ

Vương Giản Cơ (chữ Hán: 王简姬, ? - ?), nguyên quán ở huyện Tấn Dương, quận Thái Nguyên, là vương phi của Cối Kê vương Tư Mã Dục, người sau này trở thành Tấn Giản Văn Đế, vua thứ 12 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Giản Cơ · Xem thêm »

Vương Hỉ Thư

Hiếu Đoan Hiển hoàng hậu (chữ Hán: 孝端顯皇后; 7 tháng 11, năm 1564 - 7 tháng 5, năm 1620), là Hoàng hậu tại vị duy nhất dưới triều Minh Thần Tông Vạn Lịch hoàng đế.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Hỉ Thư · Xem thêm »

Vương Hiến Nguyên

Vương Hiến Nguyên (chữ Hán: 王憲嫄; 427 – 9 tháng 10, 464), thụy hiệu Văn Mục hoàng hậu (文穆皇后), là hoàng hậu của Lưu Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn, mẹ của Tiền Phế Đế Lưu Tử Nghiệp của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Hiến Nguyên · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Đường Đức Tông)

Đức Tông Vương hoàng hậu (chữ Hán: 德宗王皇后, ? - 6 tháng 12, năm 786), hay còn gọi là Chiêu Đức hoàng hậu (昭德皇后), là Hoàng hậu duy nhất của Đường Đức Tông Lý Quát và là thân mẫu của Đường Thuận Tông Lý Tụng của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Đường Đức Tông) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)

Cao Tông Vương hoàng hậu (chữ Hán: 高宗王皇后; ? - 655), còn gọi là Cao Tông Phế hậu Vương thị (高宗廢后王氏), là chính thất cũng như Hoàng hậu đầu tiên của Đường Cao Tông Lý Trị, Hoàng đế thứ 3 triều đại nhà Đường.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Đường Huyền Tông)

Huyền Tông Vương hoàng hậu (chữ Hán: 玄宗王皇后, ? - 725), là Hoàng hậu duy nhất khi tại vị của Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ, vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9 của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Đường Huyền Tông) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Hán Bình Đế)

Hiếu Bình Vương hoàng hậu (chữ Hán: 孝平王皇后; 4 TCN – 23), còn gọi là Hiếu Bình Vương hậu (孝平王后) hoặc Hoàng hoàng thất chúa (黃皇室主), là Hoàng hậu duy nhất của Hán Bình Đế Lưu Diễn, vị Hoàng đế thứ 14 của Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Hán Bình Đế) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Hán Cảnh Đế)

Hiếu Cảnh Vương hoàng hậu (chữ Hán: 孝景王皇后; ? - 126 TCN), thường gọi Hiếu Cảnh hoàng thái hậu (孝景皇太后), là Hoàng hậu thứ hai của Hán Cảnh Đế Lưu Khải, sinh mẫu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Hán Cảnh Đế) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Hán Tuyên Đế)

Hiếu Tuyên Vương Hoàng hậu (chữ Hán: 孝宣王皇后, ? - 16 TCN), còn gọi là Cung Thành Thái hậu (邛成太后), là Hoàng hậu thứ ba của Hán Tuyên Đế, vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Hán Tuyên Đế) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Lương Kính Đế)

Vương hoàng hậu (chữ Hán: 王皇后), không rõ tên thật, là hoàng hậu của Lương Kính Đế (梁敬帝) Tiêu Phương Trí (萧方智) trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Lương Kính Đế) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Lương Tuyên Đế)

Vương hoàng hậu (chữ Hán: 王皇后) (?-563), không rõ tên thật, thụy hiệu: Tuyên Tĩnh hoàng hậu (宣靜皇后), là hoàng hậu của Lương Tuyên Đế (梁宣帝) Tiêu Sát (萧詧) trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Lương Tuyên Đế) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Minh Hiến Tông)

Hiếu Trinh Thuần hoàng hậu (chữ Hán: 孝贞纯皇后; 6 tháng 8, 1450 - 23 tháng 3, 1518), còn được gọi là Hiến Tông Vương hoàng hậu (憲宗王皇后) hoặc Từ Thánh Thái hoàng thái hậu (慈聖太皇太后), là Hoàng hậu thứ hai được sắc phong dưới triều Minh Hiến Tông Thành Hóa hoàng đế Chu Kiến Thâm, vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Minh Hiến Tông) · Xem thêm »

Vương hoàng hậu (Tống Huy Tông)

Hiển Cung hoàng hậu (chữ Hán: 顯恭皇后; 1084 - 1108), là nguyên phối Hoàng hậu của Tống Huy Tông Triệu Cát, vị Hoàng đế thứ 8 của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương hoàng hậu (Tống Huy Tông) · Xem thêm »

Vương Mãng

Vương Mãng (chữ Hán: 王莽; 12 tháng 12, 45 TCN - 6 tháng 10, năm 23), biểu tự Cự Quân (巨君), là một quyền thần nhà Hán, người về sau trở thành vị Hoàng đế duy nhất của nhà Tân, làm gián đoạn giai đoạn nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Mãng · Xem thêm »

Vương Mục Chi

Vương Mục Chi (chữ Hán: 王穆之, ? - 364), nguyên quán ở huyện Tấn Dương, quận Thái Nguyên là hoàng hậu dưới thời Tấn Ai Đế, vua thứ 10 của nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Mục Chi · Xem thêm »

Vương Nguyên Cơ

Vương Nguyên Cơ (chữ Hán: 王元姬; 217 - 20 tháng 4, năm 268), hay còn gọi là Văn Minh Vương hoàng hậu (文明王皇后) là vợ chính của Tư Mã Chiêu.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Nguyên Cơ · Xem thêm »

Vương Pháp Tuệ

Vương Pháp Tuệ (Chữ Hán: 王法慧, 360 - 380), nguyên quán ở huyện Tấn Dương, quận Thái Nguyên, là hoàng hậu dưới thời Tấn Hiếu Vũ Đế, là cháu gái của Ai Tĩnh Hoàng hậu Vương Mục Chi.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Pháp Tuệ · Xem thêm »

Vương tài nhân (Minh Quang Tông)

Hiếu Hòa hoàng hậu Vương thị (孝和皇后王氏; 1582 - 1619), không rõ tên thật, nguyên là thứ thiếp của Minh Quang Tông Chu Thường Lạc và là mẹ ruột của Minh Hy Tông Chu Do Hiệu.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương tài nhân (Minh Quang Tông) · Xem thêm »

Vương Thái hậu (Đường Hiến Tông)

Vương thái hậu (chữ Hán: 王太后, 763 – 5 tháng 4, 816), còn được biết đến với thụy hiệu Trang Hiến hoàng hậu (莊憲皇后), sử thư ghi là Thuận Tông Vương hoàng hậu (順宗王皇后), là nguyên phối của Đường Thuận Tông Lý Tụng và là Hoàng thái hậu, mẹ của Đường Hiến Tông Lý Thuần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thái hậu (Đường Hiến Tông) · Xem thêm »

Vương Thái hậu (Đường Kính Tông)

Nghĩa An Vương Thái hậu (chữ Hán: 義安王太后, ? - 22 tháng 2, năm 845), còn gọi là Bảo Lịch thái hậu (寶曆太后) hoặc Cung Hi hoàng hậu (恭僖皇后), là một phi tần của Đường Mục Tông Lý Hằng và là mẹ sinh của Đường Kính Tông Lý Đam.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thái hậu (Đường Kính Tông) · Xem thêm »

Vương Thần Ái

Vương Thần Ái (Chữ Hán: 王神愛, 384 - 412), nguyên quán ở huyện Lâm Nghi, quận Lang Gia, là Hoàng hậu dưới thời Tấn An Đế Tư Mã Đức Tông.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thần Ái · Xem thêm »

Vương Thiếu Cơ

Vương Thiếu Cơ (chữ Hán: 王少姬) là hoàng hậu của Phế Đế Trần Bá Tông trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thiếu Cơ · Xem thêm »

Vương Thiều Minh

Vương Thiều Minh (chữ Hán: 王韶明) là hoàng hậu của Phế đế Tiêu Chiêu Văn triều đại Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thiều Minh · Xem thêm »

Vương Thuấn Hoa

Vương Thuấn Hoa (chữ Hán: 王蕣華) là hoàng hậu của Nam Tề Hòa Đế Tiêu Bảo Dung trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Thuấn Hoa · Xem thêm »

Vương Trinh Phong

Vương Trinh Phong (chữ Hán: 王貞風) (436–479), thụy hiệu: Minh Cung hoàng hậu (明恭皇后), là hoàng hậu dưới triều Lưu Tống Minh Đế (劉宋明帝) Lưu Úc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Vương hoàng hậu và Vương Trinh Phong · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »