Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã

Trung Cổ vs. Đế quốc Đông La Mã

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá. Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Những điểm tương đồng giữa Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã

Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã có 63 điểm chung (trong Unionpedia): Attila, Đất Thánh, Đế quốc La Mã, Đế quốc Latinh, Đế quốc Sasanian, Balkan, Basíleios II, Bắc Phi, Bộ luật Justinianus, Belisarius, Biển Adriatic, Biển Đen, Byzantium, Cộng hòa Síp, Cộng hòa Venezia, Charlemagne, Chính thống giáo Đông phương, Chiến tranh La Mã-Ba Tư, Constantinopolis, Constantinopolis thất thủ, Constantinus Đại đế, Cuộc thập tự chinh thứ nhất, Diocletianus, Edirne, Francia, Giáo hoàng, Giáo hoàng Innôcentê III, Giáo hoàng Lêô III, Giáo hoàng Urbanô II, Hagia Sophia, ..., Hồi giáo, Heraclius, Jerusalem, Justinianus I, Khosrau II, Kitô giáo, Mauricius, Người Ả Rập, Người Frank, Người Hung, Người Lombard, Người Ostrogoth, Người Slav, Người Vandal, Nhà Abbas, Nhà Fatimid, Nhà Omeyyad, Những cuộc xâm lược của người Hồi Giáo, Phục Hưng, Ravenna, Romulus Augustus, Rus' Kiev, Syria, Thập tự chinh thứ tư, Theodoric Đại đế, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Latinh, Tiểu Á, Trận Kosovo, Trận Manzikert, Venezia, Vương quốc Hungary, Vương quốc Ostrogoth. Mở rộng chỉ mục (33 hơn) »

Attila

Attila (chữ Hán:阿提拉, phiên âm Hán Việt: A Đề Lạp;http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews.

Attila và Trung Cổ · Attila và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đất Thánh

Đất Thánh (ארץ הקודש; Eretz HaQodesh; tiếng Ả Rập: الأرض المقدسة) là thuật ngữ trong Do Thái giáo chỉ Vương quốc Israel như được xác định trong bộ kinh Tanakh.

Trung Cổ và Đất Thánh · Đất Thánh và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Trung Cổ và Đế quốc La Mã · Đế quốc La Mã và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Latinh

Đế quốc Latinh hay Đế quốc Latinh thành Constantinopolis (tên gốc tiếng Latinh: Imperium Romaniae, "Đế quốc Lãnh địa của người La Mã") là tên gọi mà các nhà sử học đặt cho Quốc gia Thập tự chinh phong kiến được thành lập bởi các nhà lãnh đạo của cuộc Thập tự chinh thứ tư trên lãnh thổ giành được từ Đế quốc Đông La Mã.

Trung Cổ và Đế quốc Latinh · Đế quốc Latinh và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Trung Cổ và Đế quốc Sasanian · Đế quốc Sasanian và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Balkan

Bản đồ địa hình bán đảo Balkan (tạo năm 2006). Lưu ý rằng Serbia và Montenegro đã trở thành hai quốc gia riêng biệt Balkan (phiên âm tiếng Việt: Ban-căng) là một bán đảo thuộc phía đông-nam châu Âu rộng khoảng 550.000 km² với 55 triệu cư dân.

Balkan và Trung Cổ · Balkan và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Basíleios II

Các vua Basíleios II và Constantinus VIII, giữ Thập tự giá. Nomisma histamenon. Basíleios II (Βασίλειος Β΄; 958 – 15 tháng 12 năm 1025), còn gọi là Basileios Porphyrogenitus và Basileios Trẻ để phân biệt với cha là Basíleios I xứ Macedonia, là hoàng đế Đông La Mã từ ngày 10 tháng 1 năm 976 tới ngày 15 tháng 12 năm 1025.

Basíleios II và Trung Cổ · Basíleios II và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Bắc Phi

Khu vực Bắc Phi Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara.

Bắc Phi và Trung Cổ · Bắc Phi và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Bộ luật Justinianus

Bộ luật Justinianus, hay Corpus Juris Civilis là tên gọi hiện đại của một tập hợp các công trình soạn thảo tư pháp, được ban bố từ năm 529 tới 534 theo lệnh của Hoàng đế Đông Rôma Justinianus I. Đương thời đây được xem như bộ luật hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp Byzantine, mặc dù thực tế về sau Justinianus có ban hành thêm một số luật khác mà ngày nay đôi khi được xem là phần mở rộng của bộ luật này.

Bộ luật Justinianus và Trung Cổ · Bộ luật Justinianus và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Belisarius

Flavius Belisarius (Βελισάριος, khoảng. 500 – 565) là một vị tướng của Đế quốc Byzantine.

Belisarius và Trung Cổ · Belisarius và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Biển Adriatic

Biển Adriatic là một vùng biển phân cách bán đảo Ý với bán đảo Balkan, được đặt tên theo thành phố Adria.

Biển Adriatic và Trung Cổ · Biển Adriatic và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Biển Đen và Trung Cổ · Biển Đen và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Byzantium

Byzantium (tiếng Hy Lạp: Βυζάντιον, Byzántion; Latin: BYZANTIVM) là một thành phố Hy Lạp cổ đại, được thành lập bởi thực dân Hy Lạp từ Megara trong 667 trước Công nguyên và được đặt tên theo vua của họ là Byzas (tiếng Hy Lạp: Βύζας, Býzas, thuộc cách Βύζαντος, Býzantos).

Byzantium và Trung Cổ · Byzantium và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Cộng hòa Síp

Síp (Kýpros; Kıbrıs), gọi chính thức là nước Cộng hoà Síp, là một đảo quốc tại phần phía đông của Địa Trung Hải, và là đảo có diện tích và dân số lớn thứ ba tại trong biển này.

Cộng hòa Síp và Trung Cổ · Cộng hòa Síp và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Cộng hòa Venezia

Cộng hòa Venezia (Repubblica di Venezia, Repùblica Vèneta hoặc Repùblica de Venesia) là một quốc gia xuất phát từ thành phố Venezia ở Đông Bắc Ý. Quốc gia này đã tồn tại trong một thiên niên kỷ, từ cuối thế kỷ 7 đến năm 1797.

Cộng hòa Venezia và Trung Cổ · Cộng hòa Venezia và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Charlemagne

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, (Carolus Magnus hay Karolus Magnus, nghĩa là Đại đế Carolus; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank;Susan Wise Bauer, The Middle Ages Activity Book: From the Fall of Rome to the Rise of the Renaissance, trang 71 và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng La Tinh như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm vua Karl I nếm sự thất bại nhất trong đời ông, nhưng giành chiến thắng sau 20 năm gian khổ chiến đấu rửa hận. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Sachsen, và, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài, ông đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của mình. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, sáp nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho nhà Otto (hay nhà Liudolfinger) sau này.Mục từ Saclơmanhơ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam Vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông, lãnh thổ của đế quốc Franhk lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía Nam dãy Pyrénées (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải. Triều đại của ông trở thành một thời kỳ phục hưng của Giáo hội La Mã. Là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dào 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi như là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu ("pater Europae") hay Nguyên thủ của cả thế giới ("capus orbit").Strobe Talbott, The great experiment: the story of ancient empires, modern states, and the quest for a global nation, trang 69 Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476). Trong khi chính trị gia Đức Quốc xã Heinrich Himmler công khai tố cáo ông là "kẻ giết những người Đức", trùm phát xít Adolf Hitler xem ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Đức.

Charlemagne và Trung Cổ · Charlemagne và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Chính thống giáo Đông phương và Trung Cổ · Chính thống giáo Đông phương và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Ba Tư

Bản đồ cho thấy Đế quốc La Mã (màu tím) và Parthia (màu vàng) cùng nhau chia xẻ Đế quốc Seleukos (màu xanh ở giữa) và qua đó giúp họ trở thành quốc gia mạnh nhất Tây Á Chiến tranh La Mã - Ba Tư là một loạt các cuộc xung đột vũ trang giữa La Mã-Byzantine và hai Đế quốc Ba Tư kế tiếp nhau: Parthia và Sassanid.

Chiến tranh La Mã-Ba Tư và Trung Cổ · Chiến tranh La Mã-Ba Tư và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Constantinopolis

Bản đồ Constantinopolis Constantinopolis vào thời Byzantine Constantinopolis (có nghĩa là thành phố của Constantinus, tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis, tiếng Latin: Constantinopolis, tiếng Thổ Ottoman: قسطنطينيه Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330-395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395-1204 và 1261-1453), của Đế quốc La Tinh (1204-1261) và của Đế quốc Ottoman (1453-1922).

Constantinopolis và Trung Cổ · Constantinopolis và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Constantinopolis thất thủ

Sultan Mehmed II cùng đoàn binh chiến thắng tiến vào thành Constantinopolis Sự sụp đổ của thành Constantinopolis, kinh đô của Đế quốc Đông La Mã, xảy ra sau một cuộc vây hãm bởi Đế chế Ottoman, dưới sự chỉ huy Sultan Mehmed II của Ottoman lúc mới 21 tuổi, chống lại quân đội bảo vệ được chỉ huy bởi Hoàng đế Constantinos XI Palaiologos.

Constantinopolis thất thủ và Trung Cổ · Constantinopolis thất thủ và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Constantinus Đại đế và Trung Cổ · Constantinus Đại đế và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Cuộc thập tự chinh thứ nhất

Thập tự chinh Thứ nhất (1095 - 1099) là cuộc Thập tự chinh đầu tiên, được phát động vào năm 1095 bởi Giáo hoàng Urban II với mục đích chiếm lại những vùng đất đã mất, trong đó có Đất Thánh Jerusalem, từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo.

Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trung Cổ · Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Diocletianus

Gaius Valerius Aurelius Diocletianus (khoảng ngày 22 tháng 12 năm 244Barnes, New Empire, 30, 46; Bowman, "Diocletian and the First Tetrarchy" (CAH), 68. – 3 tháng 12 năm 311),Barnes, "Lactantius and Constantine", 32–35; Barnes, New Empire, 31–32.

Diocletianus và Trung Cổ · Diocletianus và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Edirne

Edirne là một thành phố nằm trong tỉnh Edirne của Thổ Nhĩ Kỳ.

Edirne và Trung Cổ · Edirne và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Francia

Franken từ 481 tới 814 Sự mở rộng lãnh thổ của đế quốc Frank Francia, còn gọi là Vương quốc Frank (tiếng Latinh: Regnum Francorum, "Vương quốc của người Frank") hoặc Đế quốc Frank (Imperium Francorum), là lãnh thổ người Frank, một liên minh các bộ lạc Tây Germanic trong thời hậu kỳ cổ đại và sơ kỳ trung đại.

Francia và Trung Cổ · Francia và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Giáo hoàng

Giáo hoàng (tiếng Latinh: papa, tiếng Hy Lạp: πάππας pappas) là vị giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới.

Giáo hoàng và Trung Cổ · Giáo hoàng và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Giáo hoàng Innôcentê III

Innôcentê III (Latinh: Innocens III) là vị giáo hoàng thứ 176 của giáo hội công giáo.

Giáo hoàng Innôcentê III và Trung Cổ · Giáo hoàng Innôcentê III và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Giáo hoàng Lêô III

Lêô III (Tiếng Latinh: Leo III) là vị giáo hoàng thứ 96 của giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Lêô III và Trung Cổ · Giáo hoàng Lêô III và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Giáo hoàng Urbanô II

Urbanô II (Latinh: Urbanus II) là người kế nhiệm Giáo hoàng Victor III và là vị giáo hoàng thứ 159 của Giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Urbanô II và Trung Cổ · Giáo hoàng Urbanô II và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Hagia Sophia

Hagia Sophia nhìn từ bên ngoài Hagia Sophia (tiếng Hy Lạp: Ἁγία Σοφία, "Trí tuệ Thánh thiêng", tiếng Latinh: Sancta Sapientia, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Ayasofya) ban đầu là một Vương cung thánh đường Chính thống giáo Đông phương, sau là thánh đường Hồi giáo, và nay là một viện bảo tàng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Hagia Sophia và Trung Cổ · Hagia Sophia và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Hồi giáo và Trung Cổ · Hồi giáo và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Heraclius

Flavius ​​Heraclius Augustus (tiếng Hy Lạp: Φλάβιος ȳράκλειος) khoảng 575 – 11 tháng 2 năm 641) hay còn được biết đến là Heraclius hay Herakleios, là Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã từ ngày 5 tháng 10 năm 610 đến ngày 11 tháng 2 năm 641. Ông chịu trách nhiệm đưa Ngôn ngữ Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Đông La Mã. Sự vươn tới quyền lực của ông bắt đầu năm 608, khi ông và cha của mình, Heraclius Già, quan trấn phủ tỉnh Africa, lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa chống lại Phocas - một ông vua cướp ngôi mất lòng dân. Triều đại Heraclius cho thấy nhiều cuộc chiến diễn ra. Năm ông đăng quang ngôi Hoàng đế, biên giới đế quốc bị đe dọa các nước lân bang. Ngay lập tức, ông quyết định nhúng tay vào cuộc chiến tranh đang diễn ra chống lại Đế quốc Sassanid. Trận đánh đầu tiên của chiến dịch kết thúc với thất bại của người La Mã; quân Ba Tư tiếp tục đánh phá sâu vào lãnh thổ Đông La Mã và hành quân cho tới tận Eo biển Bosphorus; tuy nhiên, thành Constantinopolis được bảo vệ bởi những bức tường không thể công phá và được hỗ trợ bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh nên Heraclius đã tránh được một thất bại toàn diện. Ngay sau đó, ông bắt đầu cải cách và củng cố lại quân đội. Heraclius bắt đầu đánh vào lãnh thổ Ba Tư từ khu vực Tiểu Á, và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ địch và giành được chiến thắng quyết định trước chiến thắng quyết định trước nhà Sassanid trong trận Nineveh năm 627. Vua Ba Tư, Khosrau II bị ám sát ngay sau khi hiệp ước hòa bình giữa hai kẻ thù truyền kiếp của nhau được ký kết. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trước người Ba Tư qua đi chưa lâu, ông đã phải đối mặt với một mối đe dọa mới, các cuộc xâm lược của người Hồi giáo. Nổi lên từ bán đảo Ả Rập, những người Hồi giáo nhanh chóng chinh phục toàn đế chế Ba Tư. Năm 634, người Hồi giáo phát động cuộc xâm lược tỉnh Syria của La Mã, tại đây họ đánh bại em trai của Heraclius là Theodorus. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, người Ả Rập đã chinh phục toàn bộ Lưỡng Hà, Armenia và Ai Cập. Về vấn đề tôn giáo, Heraclius được biết đến như là người đã ủng hộ việc di cư nhiều tộc người đến bán đảo Balkan. Ông đã thỉnh cầu Giáo hoàng Gioan IV (640-642) gửi các thầy giảng đạo Cơ Đốc đến Dalmatia, tức Tỉnh Croatia, cấm quyền bởi Porga, một người theo đạo đa thần Slavic, và gia tộc của ông ta.

Heraclius và Trung Cổ · Heraclius và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Jerusalem và Trung Cổ · Jerusalem và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Justinianus I

Justinian I (Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (482 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Justinianus I và Trung Cổ · Justinianus I và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Khosrau II

Khosrau II, hay Khosrow II, Chosroes II hoặc Xosrov II tên hiệu của ông là Apavez, "Người Chiến Thắng" - (tiếng Trung Ba Tư: 𐭧𐭥𐭮𐭫𐭥𐭣𐭩 Husrō (y); còn được gọi là Khusraw Parvez, tiếng Tân Ba Tư: خسرو پرویز Khosrow Parviz), là vị vua có năng lực cuối cùng của nhà Sassanid (Ba Tư), trị vì từ năm 590 đến năm 628.

Khosrau II và Trung Cổ · Khosrau II và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Kitô giáo và Trung Cổ · Kitô giáo và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Mauricius

­ Mauricius (Flavius Mauricius Tiberius Augustus) (539 – 27 tháng 11, 602) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 582 đến 602.

Mauricius và Trung Cổ · Mauricius và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Ả Rập

Người Ả Rập (عَرَب, phát âm tiếng Ả Rập) là một cộng đồng cư dân sống trong thế giới Ả Rập.

Người Ả Rập và Trung Cổ · Người Ả Rập và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Frank

Lãnh thổ của đế quốc Frankish, AD 481–814. Người Frank (phát âm như "Phrăng"; tiếng La tinh: Franci hay gens Francorum) là một liên minh bộ lạc dân tộc German được ghi nhận sống ở hạ lưu (và cả trung lưu) sông Rhine lần đầu tiên vào thế kỷ 3.

Người Frank và Trung Cổ · Người Frank và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Hung

# Trại của người Hung. Người Hung là từ để chỉ những người tộc người du cư hay bán du cư Á-Âu trên lưng ngựa trong một liên minh lỏng lẻo ở vùng Trung Á, cụ thể là khu vực từ ven hồ Issyk Kul (ngày nay thuộc Kyrgyzstan) tới Ulan Bator (thủ đô của Mông Cổ ngày nay).

Người Hung và Trung Cổ · Người Hung và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Lombard

vua Ý cho tới năm 1946. Người Lombard hay Langobard (tiếng La Tinh: Langobardī) là một bộ tộc Germanic đã thống trị một vương quốc ở Ý từ năm 568 đến 774.

Người Lombard và Trung Cổ · Người Lombard và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Ostrogoth

Bản đồ vương quốc Ostrogoth bao gồm Italia và vùng Balkan Ostrogoth là một nhánh của người Goth (nhánh còn lại là Visigoth), là một bộ tộc Đông Germanic đã đóng vai trò quan trọng tới nhiều sự kiện chính trị trong những thập kỉ cuối cùng của Đế chế La Mã.

Người Ostrogoth và Trung Cổ · Người Ostrogoth và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Slav

Bản đồ các cộng đồng người Slav tại châu Âu gồm Tây Slav: xanh nhạt; Đông Slav: xanh lục; Nam Slav: xanh thẫm Người Slav (Xla-vơ) là một nhóm chủng tộc tại khu vực châu Âu với ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav.

Người Slav và Trung Cổ · Người Slav và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Người Vandal

Tiếng xấu nổi tiếng của người Vandal, bức tranh khắc màu bằng thép mô tả trận cướp phá thành Rome (455) của Heinrich Leutemann (1824–1904), c. 1860–80 Người Vandal là tên gọi một bộ tộc Đông German, dưới sự lãnh đạo của vua Genseric năm 429, đã xâm chiếm châu Phi và tới năm 439 thành lập một vương quốc bao gồm cả tỉnh châu Phi của người La Mã, bên cạnh các hòn đảo Sicilia, Corse, Sardegna, Malta và Balearics.

Người Vandal và Trung Cổ · Người Vandal và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Nhà Abbas

Nhà Abbas (الخلافة العباسية / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập.

Nhà Abbas và Trung Cổ · Nhà Abbas và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Nhà Fatimid

Nhà Fatima hay al-Fāṭimiyyūn (tiếng Ả Rập الفاطميون) là một Triều đại khalip theo Hồi giáo Shi'a Ismaili đã ngự trị một vùng lãnh thổ rộng lớn trong thế giới Ả Rập, từ Biển Đỏ ở phía Đông tới Đại Tây Dương ở phía Tây.

Nhà Fatimid và Trung Cổ · Nhà Fatimid và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Nhà Omeyyad

Nhà Omeyyad (cũng được viết là Nhà Umayyad) là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua Hồi) cai trị.

Nhà Omeyyad và Trung Cổ · Nhà Omeyyad và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Những cuộc xâm lược của người Hồi Giáo

Lãnh thổ mở rộng bởi Nhà Umayyad, 661–750/A.H. 40-129 Cuộc xâm lược Hồi Giáo (الغزوات, al-Ġazawāt hoặc الفتوحات الإسلامية, al-Fatūḥāt al-Islāmiyya), Cuộc xâm lược của người Ả Rập, Cuộc xâm lược I xơ lam hay Cuộc chinh phục của người Hồi Giáo bắt đầu sau cái chết của vị sứ giả Hồi giáo Muhammad.

Những cuộc xâm lược của người Hồi Giáo và Trung Cổ · Những cuộc xâm lược của người Hồi Giáo và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Phục Hưng

David'' của Michelangelo, (Phòng trưng bày Galleria dell'Accademia, Florence) là một ví dụ cho đỉnh cao nghệ thuật Phục Hưng Phục Hưng (tiếng Pháp: Renaissance,, Rinascimento, từ ri- "lần nữa" và nascere "được sinh ra") là một phong trào văn hóa thường được xem là bao phủ giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khởi đầu tại Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu ở những quy mô và mức độ khác nhauBurke, P., The European Renaissance: Centre and Peripheries 1998). Người ta cũng dùng từ Phục Hưng để chỉ, một cách không nhất quán, thời kỳ lịch sử diễn ra phong trào văn hóa nói trên. Với tư cách một phong trào văn hóa, Phục Hưng bao hàm sự nở rộ của các nền văn học tiếng Latin cũng như các tiếng dân tộc, bắt đầu từ sự phục hồi việc nghiên cứu các tư liệu cổ điển, sự phát triển của phép phối cảnh tuyến tính và các kỹ thuật nhằm biểu diễn hiện thực tự nhiên hơn trong mỹ thuật, và một cuộc cải cách giáo dục tiệm tiến nhưng phổ cập. Trong chính trị, Phục Hưng đã đóng góp vào sự phát triển những hiệp ước ngoại giao, và trong khoa học là một sự quan tâm lớn hơn tới quan sát thực nghiệm. Các sử gia thường lập luận những biến đổi về trí tuệ này là một cầu nối giữa Trung Cổ và thời hiện đại. Mặc dù Phục Hưng chứng kiến những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, cũng như những thay đổi chính trị-xã hội, nó vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật và những cống hiến của những vĩ nhân đa tài như Leonardo da Vinci hay Michelangelo đã làm xuất hiện thuật ngữ Vĩ nhân Phục Hưng ("Renaissance Great Man"). Có một cuộc tranh luận kéo dài trong giới sử học về quy mô, phân kì của văn hóa và thời đại Phục Hưng, cũng như giá trị và ý nghĩa của nó. Bản thân thuật ngữ Renaissance, do nhà sử học Pháp Jules Michelet đặt ra năm 1855Murray, P. and Murray, L. (1963) The Art of the Renaissance. London: Thames & Hudson (World of Art), p. 9. ISBN 978-0-500-20008-7 cũng là đối tượng của những chỉ trích, rằng nó ngụ ý một sự mô tả thái quá về giá trị tích cực của thời kỳ này.Brotton, J., The Renaissance: A Very Short Introduction, OUP, 2006 ISBN 0-19-280163-5. Có một sự đồng thuận rằng thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Firenze, Italia, trong thế kỷ XIV. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đề xuất để giải thích cho nguồn gốc và đặc điểm của nó, tập trung vào một loạt các yếu tố bao gồm đặc thù xã hội và công dân của Firenze tại thời điểm đó, cấu trúc chính trị của nó, sự bảo trợ của dòng họ thống trị, nhà Medici,Strathern, Paul The Medici: Godfathers of the Renaissance (2003) và sự di cư của các học giả và các bản văn Hy Lạp sang Ý sau sự thất thủ của Constantinopolis dưới tay người Thổ OttomanEncyclopædia Britannica, Renaissance, 2008, O.Ed.Har, Michael H. History of Libraries in the Western World, Scarecrow Press Incorporate, 1999, ISBN 0-8108-3724-2Norwich, John Julius, A Short History of Byzantium, 1997, Knopf, ISBN 0-679-45088-2.

Phục Hưng và Trung Cổ · Phục Hưng và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Ravenna

Ravenna là thành phố và comune của Ý.

Ravenna và Trung Cổ · Ravenna và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Romulus Augustus

Đế chế Đông La Mã vào năm 476. Romulus Augustus (khoảng năm 461/463 - sau năm 476, trước năm 488) là vị Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Tây La Mã, trị vì từ ngày 31 tháng 10 năm 475 đến ngày 4 tháng 9 năm 476.

Romulus Augustus và Trung Cổ · Romulus Augustus và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Rus' Kiev

Vùng Rus Kiev vào cuối những năm 1000 Nga Kiev hay Rus Kiev (tiếng Nga: Киевская Русь, tiếng Ukraina: Київська Русь, tiếng Belarus: Кіеўская Русь) là một đại công quốc trung cổ với thủ đô là Kiev từng tồn tại ở Đông Âu từ cuối thế kỷ 9 đến giữa thế kỷ 13.

Rus' Kiev và Trung Cổ · Rus' Kiev và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Syria và Trung Cổ · Syria và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Thập tự chinh thứ tư

Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư (1202-1204) ban đầu được dự định là để chinh phục người Hồi giáo và kiểm soát Jerusalem bằng cách tiến hành một cuộc xâm lược vào Ai Cập.

Thập tự chinh thứ tư và Trung Cổ · Thập tự chinh thứ tư và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Theodoric Đại đế

Theodoric Đại đế (tiếng Goth: Þiudareiks; Flāvius Theodericus; Θευδέριχος, Theuderikhos; tiếng Anh Cổ: Þēodrīc; tiếng Na Uy Cổ: Þjōðrēkr, Þīðrēkr; 454 – 526), là vua của người Ostrogoth (471 – 526), kẻ cai trị nước Ý (493 – 526), nhiếp chính vương của người Visigoth (511 – 526) kiêm tổng trấn của Đế quốc Đông La Mã (còn gọi là Đế quốc Byzantine).

Theodoric Đại đế và Trung Cổ · Theodoric Đại đế và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Tiếng Hy Lạp và Trung Cổ · Tiếng Hy Lạp và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Tiếng Latinh và Trung Cổ · Tiếng Latinh và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Tiểu Á và Trung Cổ · Tiểu Á và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Trận Kosovo

Trận Kosovo (hay Trận Amselfeld; tiếng Serbia: Косовски бој or Бој на Косову, Kosovski boj, hoặc Boj na Kosovu; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kosova Meydan Muharebesi) diễn ra vào ngày thánh Vitus (15 tháng 6, theo lịch hiện nay là 28 tháng 6) năm 1389, mà Đế quốc Serbia và các đồng minh chống lại Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Cổ và Trận Kosovo · Trận Kosovo và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Trận Manzikert

Trận Manzikert là một trận đánh diễn ra vào ngày 26 tháng 8 năm 1071 ở gần Manzikert (Malazgirt, tỉnh Muş, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) giữa đế quốc Byzantium (Đông La Mã) và đế quốc Seljuk.

Trung Cổ và Trận Manzikert · Trận Manzikert và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Venezia

Venezia (tên trong phương ngôn Venezia: Venexia,Venessia), thường gọi "thành phố của các kênh đào" và La Serenissima, là thủ phủ của vùng Veneto và của tỉnh Venezia ở Ý. Trong tiếng Việt, thành phố này được gọi là Vơ-ni-dơ (phiên âm từ Venise trong tiếng Pháp).

Trung Cổ và Venezia · Venezia và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Vương quốc Hungary

Vương quốc Hungary từng là một quốc gia nằm ở Trung Âu có phần lãnh thổ mà ngày nay thuộc Hungary, Slovakia, Transilvania (nay thuộc România), Ruthenia Karpat (nay thuộc Ukraina), Vojvodina (nay thuộc Serbia), Burgenland (nay thuộc Áo) và các phần lãnh thổ nhỏ khác xung quanh biên giới của Hungary ngày nay.

Trung Cổ và Vương quốc Hungary · Vương quốc Hungary và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Vương quốc Ostrogoth

Vương quốc Ostrogoth hay còn được gọi là Vương quốc Italy (Latin: Regnum Italiae), được người Ostrogoth thiết lập nên ở Ý và các vùng đất lân cận, nó tồn tại từ năm 493 tới năm 553.

Trung Cổ và Vương quốc Ostrogoth · Vương quốc Ostrogoth và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã

Trung Cổ có 344 mối quan hệ, trong khi Đế quốc Đông La Mã có 213. Khi họ có chung 63, chỉ số Jaccard là 11.31% = 63 / (344 + 213).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Trung Cổ và Đế quốc Đông La Mã. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập:

Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »