Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Tiếng Hy Lạp Koine

Mục lục Tiếng Hy Lạp Koine

Tiếng Hy Lạp Koine, hay tiếng Hy Lạp Phổ thông (ἡ κοινὴ διάλεκτος, "phương ngữ phổ thông"), còn gọi là tiếng Attica phổ thông hoặc phương ngữ Alexandria, là dạng liên khu vực phổ thông của tiếng Hy Lạp được nói và viết trong suốt Giai đoạn Hellenic và thời Đế quốc La Mã cổ đại.

15 quan hệ: Alexandria, Alexandros Đại đế, Attiki, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc La Mã, Chính thống giáo Hy Lạp, Giáo phụ, Kinh Thánh Hebrew, Lingua franca, Nhóm ngôn ngữ gốc Hy Lạp, Plutarchus, Tân Ước, Thời kỳ Hy Lạp hóa, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hy Lạp cổ đại.

Alexandria

Alexandria (Tiếng Ả Rập, giọng Ai Cập: اسكندريه Eskendereyya; tiếng Hy Lạp: Aλεξάνδρεια), tiếng Copt: Rakota, với dân số 4,1 triệu, là thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập, và là hải cảng lớn nhất xứ này, là nơi khoảng 80% hàng xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước phải đi qua.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Alexandria · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Attiki

Vùng Attica tại Hy Lạp Attiki (Αττική, Attikí) là một vùng lịch sử của Hy Lạp, bao gồm cả thủ đô Athenai.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Attiki · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Chính thống giáo Hy Lạp

Chính thống giáo Hy Lạp là thuật từ đề cập tới một số giáo hội trong khối hiệp thông Chính thống giáo Đông phương mà phụng vụ được cử hành bằng tiếng Hy Lạp Koine, ngôn ngữ gốc của Kinh Thánh Tân Ước, chia sẻ chung lịch sử, truyền thống và thần học bắt nguồn từ các Giáo Phụ tiên khởi và văn hóa của Đế quốc Byzantium.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Chính thống giáo Hy Lạp · Xem thêm »

Giáo phụ

Các Giáo phụ, tiểu họa thế kỷ XI từ Kiev. Các Giáo phụ hay Giáo phụ tiên khởi là những nhà thần học Kitô giáo thời sơ khởi và thường có ảnh hưởng sâu rộng, một số vị là giảng sư hoặc giám mục thời danh.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Giáo phụ · Xem thêm »

Kinh Thánh Hebrew

Bản dịch Targum vào thế kỉ 11 của Kinh Thánh Hebrew Kinh Thánh Hebrew là phần chung của Kinh Thánh quy điển của Do Thái giáo và Kitô giáo.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Kinh Thánh Hebrew · Xem thêm »

Lingua franca

Lingua franca (còn gọi là ngôn ngữ cầu nối/đi làm/du lịch) là ngôn ngữ, một cách hệ thống, dùng để giao tiếp giữa những người không nói cùng tiếng mẹ đẻ.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Lingua franca · Xem thêm »

Nhóm ngôn ngữ gốc Hy Lạp

Nhóm ngôn ngữ gốc Hy Lạp là một nhóm ngôn ngữ nhỏ, bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ, của ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Nhóm ngôn ngữ gốc Hy Lạp · Xem thêm »

Plutarchus

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Đức là Plutarch, và tiếng Pháp là Plutarque, tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã, (46 - 120) là một nhà tiểu luận va nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Plutarchus · Xem thêm »

Tân Ước

Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh Thánh Hi văn, là phần cuối của Kinh Thánh Kitô giáo, được viết bằng tiếng Hy Lạp bởi nhiều tác giả vô danh trong khoảng từ sau năm 45 sau công nguyên tới trước năm 140 sau công nguyên (sau Cựu Ước).

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Tân Ước · Xem thêm »

Thời kỳ Hy Lạp hóa

Các thuộc địa Hy Lạp Thời kỳ Hy Lạp hóa (từ Ελληνισμός hellēnismós trong tiếng Hy Lạp) là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải sau cái chết của Alexandros Đại đế vào năm 323 TCN và sự xuất hiện của đế quốc La Mã, được báo hiệu bằng trận Actium năm 31 TCN và cuộc chinh phục nhà Ptolemaios Ai Cập năm 30 TCN ngay sau đó.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Thời kỳ Hy Lạp hóa · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp cổ đại

Tiếng Hy Lạp cổ đại là hình thức tiếng Hy Lạp được sử dụng trong thế kỷ 9 TCN đến thế kỷ 6 SCN.

Mới!!: Tiếng Hy Lạp Koine và Tiếng Hy Lạp cổ đại · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Koine, Tiếng Hy Lạp Koiné, Tiếng Hy Lạp Phổ thông.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »