Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thủ tướng Đức

Mục lục Thủ tướng Đức

Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, hay còn gọi là Thủ tướng Đức, là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức.

40 quan hệ: Adolf Hitler, Angela Merkel, Đế quốc Đức, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đức, Đức Quốc Xã, Berlin, Cộng hòa Weimar, Chính phủ Đức, Constantin Fehrenbach, Franz von Papen, Friedrich Ebert, Gerhard Schröder, Gustav Bauer, Gustav Stresemann, Hans Luther, Hội đồng châu Âu, Heinrich Brüning, Helmut Kohl, Helmut Schmidt, Joseph Goebbels, Joseph Wirth, Konrad Adenauer, Kurt Georg Kiesinger, Kurt von Schleicher, Leo von Caprivi, Liên bang Bắc Đức, Ludwig Erhard, Lutz Graf Schwerin von Krosigk, Otto von Bismarck, Paul von Hindenburg, Quốc huy Đức, Tổng thống Đức, Thủ tướng, Theobald von Bethmann-Hollweg, Tiếng Đức, Walter Scheel, Wilhelm Cuno, Wilhelm Marx, Willy Brandt.

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Adolf Hitler · Xem thêm »

Angela Merkel

Angela Merkel 2012 Angela Dorothea Merkel (IPA: //; sinh tại Hamburg, Đức, ngày 17 tháng 7 năm 1954) là Thủ tướng đương nhiệm của nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Angela Merkel · Xem thêm »

Đế quốc Đức

Hohenzollern. Bản đồ Đế quốc Đức thumb Các thuộc địa Đế quốc Đức Đế quốc Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức và vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Đế quốc Đức · Xem thêm »

Đế quốc La Mã Thần thánh

Karl IV Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Đức · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Thủ tướng Đức và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Berlin

Berlin cũng còn gọi với tên tiếng Việt là Bá Linh hoặc Béc-lin là thủ đô, và cũng là một trong 16 tiểu bang của Liên bang Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Berlin · Xem thêm »

Cộng hòa Weimar

Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và đảng Quốc xã lên nắm quyền.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Cộng hòa Weimar · Xem thêm »

Chính phủ Đức

Chính phủ Đức là Chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức và thực thi quyền lực điều hành ở cấp độ Liên bang.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Chính phủ Đức · Xem thêm »

Constantin Fehrenbach

Constantin Fehrenbach, đôi khi Konstantin Fehrenbach (11 tháng 1 năm 1852 - 26 tháng 3 năm 1926) là một chính trị gia Công giáo Đức, là một trong những nhà lãnh đạo chính của Đảng Trung tâm.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Constantin Fehrenbach · Xem thêm »

Franz von Papen

Franz Joseph Hermann Michael Maria von Papen zu Köningen (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1879 - 2 tháng 5 năm 1969) là một nhà quý tộc Đức, sĩ quan Tổng Tham mưu và chính trị gia.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Franz von Papen · Xem thêm »

Friedrich Ebert

Friedrich Ebert (phiên âm: Phi-đrích E-be) (4 tháng 2 năm 1871 28 tháng 2 năm 1925) là một chính trị gia của đảng SPD là tổng thống đầu tiên của Đức từ năm 1919 cho tới khi ông ta mất vào năm 1925.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Friedrich Ebert · Xem thêm »

Gerhard Schröder

(sinh ngày 7 tháng 4 năm 1944), là một nhà chính trị Đức, là Thủ tướng Đức từ năm 1998 đến năm 2005.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Gerhard Schröder · Xem thêm »

Gustav Bauer

Gustav Adolf Bauer (6 tháng 1 năm 1870 - 16 tháng 9 năm 1944) là một nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức và Chancellor của Đức từ năm 1919 đến năm 1920.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Gustav Bauer · Xem thêm »

Gustav Stresemann

(10 tháng 5 năm 1878 – 3 tháng 10 năm 1929) là một chính trị gia và chính khách tự do người Đức, ông làm Thủ tướng và Ngoại trưởng nước Đức thời Cộng hòa Weimar.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Gustav Stresemann · Xem thêm »

Hans Luther

Hans Luther (10 tháng 3 năm 1879 - 11 tháng 5 năm 1962) là một chính trị gia người Đức và thủ tướng Đức trong 482 ngày từ năm 1925 đến năm 1926.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Hans Luther · Xem thêm »

Hội đồng châu Âu

Hội đồng châu Âu (European Council, Conseil européen, Europäischer Rat) (ám chỉ tới như Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Hội đồng châu Âu · Xem thêm »

Heinrich Brüning

Heinrich Aloysius Maria Elisabeth Brüning (26 Tháng Mười Một năm 1885 - 30 tháng 3 năm 1970) là một chính trị gia và nhà hoạt động của Trung tâm Đảng Đức, từng là thủ tướng của Đức trong Cộng hòa Weimar từ năm 1930 đến năm 1932.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Heinrich Brüning · Xem thêm »

Helmut Kohl

Helmut Josef Michael Kohl (3 tháng 4 năm 1930 – 16 tháng 6 năm 2017) là một chính khách và chính trị gia bảo thủ Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Helmut Kohl · Xem thêm »

Helmut Schmidt

Helmut Heinrich Waldemar Schmidt (sinh 23 tháng 12 năm 1918, mất ngày 10 tháng 11 năm 2015 tại Hamburg) là một chính trị gia Đức, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, thủ tướng Tây Đức từ 1974 tới 1982.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Helmut Schmidt · Xem thêm »

Joseph Goebbels

Paul Joseph Goebbels ((phiên âm: Giô-xép Gơ-ben) (29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler; ông được biết đến với những lần diễn thuyết trước công chúng cùng tư tưởng bài Do Thái sâu sắc và hiểm độc của mình, bởi vậy Goebbels đã ủng hộ việc tận diệt người Do Thái trong vụ Holocaust. Goebbels có mong muốn trở thành một tác giả, ông giành được tấm bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1921. Ba năm sau, Goebbels gia nhập đảng Quốc xã và cộng tác với Gregor Strasser tại chi nhánh phía Bắc của họ. Năm 1926 Goebbels được bổ nhiệm làm Gauleiter (lãnh đạo địa bàn) của Berlin, tại đây ông bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng biện pháp tuyên truyền để giúp nâng cao vị thế và xúc tiến các kế hoạch của đảng. Sau khi những người Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Bộ Tuyên truyền của Goebbels đã nhanh chóng giành lấy và thực thi quyền giám sát quản lý các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, và thông tin tại Đức. Goebbels tỏ ra đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng các phương thức tương đối mới mẻ như phát thanh và phim ảnh để phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Đề tài tuyên truyền gồm có bài Do Thái, công kích Giáo hội Cơ đốc, và sau sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai là nỗ lực định hướng tinh thần. Vào năm 1943, Goebbels bắt đầu gây áp lực lên Hitler nhằm giới thiệu các biện pháp tạo nên "chiến tranh toàn diện", trong đó có việc đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết, buộc phụ nữ gia nhập lực lượng lao động khổ sai, và tận dụng những nam giới thuộc các ngành nghề được miễn trước đây để cho nhập ngũ. Hitler về sau bổ nhiệm Goebbels làm Toàn quyền Chiến tranh toàn diện vào ngày 23 tháng 7 năm 1944, nhờ đó Goebbels đã tiến hành các biện pháp, đa phần thất bại, nhằm làm tăng quân số phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí và quân đội (Wehrmacht). Khi cuộc chiến gần khép lại cũng là lúc Đức Quốc xã đối mặt với thất bại, thời điểm đó Goebbels đoàn tụ với vợ Magda và những đứa con của mình tại Berlin. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1945 gia đình họ trú ẩn dưới Vorbunker, một phần tổ hợp boongke dưới mặt đất của Hitler. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4. Theo như bản di chúc của Hitler, Goebbels lên kế nhiệm ông trong vai trò Thủ tướng Đức. Goebbels giữ chức vụ này trong vòng một ngày, trước khi cùng vợ hạ độc sáu đứa con rồi tự sát.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Joseph Goebbels · Xem thêm »

Joseph Wirth

Karl Joseph Wirth, được biết đến với cái tên Joseph Wirth, (6 tháng 9 năm 1879 Freiburg im Breisgau - 3 tháng 1 năm 1956 Freiburg im Breisgau) là một chính trị gia người Đức của Đảng Trung tâm Công giáo từng là thủ tướng Đức từ năm 1921 đến 1922 trong 585 ngày.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Joseph Wirth · Xem thêm »

Konrad Adenauer

Konrad Adenauer Konrad Hermann Josef Adenauer (5 tháng 1 1876 - 19 tháng 4 1967) là một chính trị gia người Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Konrad Adenauer · Xem thêm »

Kurt Georg Kiesinger

Kurt Georg Kiesinger, Kanzlergalerie Berlin Kurt Georg Kiesinger (Sinh 6 tháng 4 năm 1904 - mất 9 tháng 3 năm 1988) là một chính trị gia bảo thủ Đức, bang trưởng Baden-Württemberg từ 1958 tới 1966, thủ tướng Tây Đức từ 1 tháng 12 năm 1966 tới 21 tháng 10 năm 1969, đảng trưởng CDU từ 1967 tới 1971.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Kurt Georg Kiesinger · Xem thêm »

Kurt von Schleicher

Kurt Ferdinand Friedrich Hermann von Schleicher (ngày 7 tháng 4 năm 1882 đến ngày 30 tháng 6 năm 1934) là một vị tướng Đức và là vị Thủ tướng thứ hai của Đức trong thời kỳ Cộng hoà Weimar.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Kurt von Schleicher · Xem thêm »

Leo von Caprivi

Georg Leo Graf von Caprivi de Caprera de Montecuccoli (tên khai sinh là Georg Leo von Caprivi; 24 tháng 2 năm 1831 – 6 tháng 2 năm 1899) là một Thượng tướng Bộ binh và chính khách của Đức, người đã kế nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Leo von Caprivi · Xem thêm »

Liên bang Bắc Đức

Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Liên bang Bắc Đức · Xem thêm »

Ludwig Erhard

Ludwig Wilhelm Erhard (4 tháng 2 1897 - 5 tháng 5 1977) là một chính trị gia người Đức và là thủ tướng Tây Đức từ 1963 tới 1966.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Ludwig Erhard · Xem thêm »

Lutz Graf Schwerin von Krosigk

Lutz Graf Schwerin von Krosigk năm 1947 Lutz Graf Schwerin von Krosigk (tháng 8 năm 1887-4 tháng 3 năm 1977) là bộ trưởng tài chính Đế quốc Đức từ 1932 tới 1945, thủ tướng Đức thời kỳ Đức Quốc xã trong tháng 5 năm 1945.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Lutz Graf Schwerin von Krosigk · Xem thêm »

Otto von Bismarck

Otto Eduard Leopold von Bismarck (1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898) là một chính khách, chính trị gia đến từ Phổ và Đức, nổi bật vì đã chi phối nước Đức và châu Âu bằng chính sách đối ngoại thực dụng từ năm 1862 đến năm 1890, khi bị vua Wilhelm II ép thôi việc.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Otto von Bismarck · Xem thêm »

Paul von Hindenburg

Paul Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg, còn được biết đến ngắn gọn là Paul von Hindenburg (phiên âm: Pô vôn Hin-đen-bua) (2 tháng 10 năm 1847 - 2 tháng 8 năm 1934) là một Thống chế và chính khách người Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Paul von Hindenburg · Xem thêm »

Quốc huy Đức

150px Quốc huy Đức là một biểu tượng của Đức với hình tượng một con đại bàng.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Quốc huy Đức · Xem thêm »

Tổng thống Đức

Tổng thống Đức là vị nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Tổng thống Đức · Xem thêm »

Thủ tướng

Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp, nhân vật lãnh đạo chính trị cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể nghị viện, hay chức vị hành chính cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể cộng hòa.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Thủ tướng · Xem thêm »

Theobald von Bethmann-Hollweg

Theobald Theodor Friedrich Alfred von Bethmann-Hollweg (ngày 29 tháng 11 năm 1856 - 01 tháng 1 năm 1921) là một chính trị gia Đức và chính khách từng là tướng của Đế chế Đức 1909-1917.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Theobald von Bethmann-Hollweg · Xem thêm »

Tiếng Đức

Tiếng Đức (Deutsch) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Tiếng Đức · Xem thêm »

Walter Scheel

Walter Scheel (8 tháng 7 năm 1919 – 24 tháng 8 năm 2016) là chính trị gia người Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Walter Scheel · Xem thêm »

Wilhelm Cuno

Wilhelm Carl Josef Cuno (2 tháng 7 năm 1876 - 3 tháng 1 năm 1933) là một nhà kinh doanh và chính trị gia Đức, là thủ tướng Đức từ năm 1922 đến năm 1923, trong tổng số 264 ngày.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Wilhelm Cuno · Xem thêm »

Wilhelm Marx

Wilhelm Marx (15 tháng 1 năm 1863 - 5 tháng 8 năm 1946) là một luật sư Đức, chính trị gia Công giáo và là thành viên của Đảng Trung tâm Đức.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Wilhelm Marx · Xem thêm »

Willy Brandt

Willy Brandt năm 1988 Willy Brandt, tên khai sinh Herbert Ernst Karl Frahm (18 tháng 12 1913 - 8 tháng 10 1992) là một chính trị gia, thủ tướng Tây Đức từ 1969–1974, lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) giai đoạn 1964–1987.

Mới!!: Thủ tướng Đức và Willy Brandt · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Thủ Tướng Đức, Thủ tướng Đế quốc Đức.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »