Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thổ Nhĩ Kỳ

Mục lục Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

237 quan hệ: Adana, Afghanistan, Ai Cập, Alevi, Alexandros Đại đế, Algérie, Ankara, Antalya, Armenia, Assyria, Azerbaijan, Đông Nam Âu, Đảng Công lý và Phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ), Đảng Công nhân Kurd, Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 2016, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc La Mã, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đế quốc Ottoman, Đế quốc Seljuk, Đức, Địa Trung Hải, Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, İstiklâl Marşı, İzmir, Ấn Độ Dương, Ủy hội châu Âu, Balkan, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bạch yến trán đỏ, Bắc Phi, Bắc Síp, BBC, Biển Aegea, Biển Aral, Biển Đỏ, Biển Đen, Biển Caspi, Biển Marmara, Binali Yıldırım, Bosporus, Bulgaria, Bursa, Byzantium, Caria, Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016, ..., Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Cúp Liên đoàn các châu lục 2003, Cải cách Atatürk, Cắt hỏa mai, Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng hòa đại nghị, Cộng hòa La Mã, Châu Phi, Chính sách tôn giáo tách biệt ở Pháp, Chính thống giáo Đông phương, Chính thống giáo Cổ Đông phương, Chó chăn cừu Anatoli, Chó Kangal, Chủ nghĩa biểu hiện, Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ, Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Nagorno-Karabakh, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Vùng Vịnh, Clanga pomarina, Constantinopolis, Constantinopolis thất thủ, Constantinus Đại đế, Cung điện Dolmabahçe, Cung điện Topkapı, Dardanellia, Dãy núi Parhar, Dãy núi Taurus, Dòng chảy Xanh Lam, Dầu ô liu, Diệt chủng Armenia, Diyarbakır, Edirne, Encyclopædia Britannica, Ephesus, Erzurum, Eskişehir, Euphrates, Freedom House, G20 (nhóm các nền kinh tế lớn), Galatasaray S.K., Gaziantep, Gà gô Kavkaz, Göbekli Tepe, Giáng thủy, Giáo hội Công giáo Rôma, Giải Nobel Văn học, Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008, Giải vô địch bóng đá thế giới 2002, Gruzia, Hòa ước Sèvres, Hậu kỳ Trung Cổ, Hồ Van, Hồi giáo, Hồi giáo Shia, Hồi giáo Sunni, Hồi quốc Rûm, Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ, Hiệp ước Lausanne, Hijab, Hoa Kỳ, Hy Lạp, Imam, Internet, Iran, Iraq, Ismail I, Istanbul, Kayseri, Kế hoạch Marshall, Kháng Cách, Khí hậu Địa Trung Hải, Khí hậu đại dương, Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Kitô giáo, Kocaeli, Konya, Kurdistan thuộc Iraq, Lập thể, Lục địa Á-Âu, Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, Liên minh Tây Âu, Liên minh Trung tâm, Liên Xô, Lira Thổ Nhĩ Kỳ, Lydia, Malatya, Malta, Mersin, Miletus, Moody's, Mustafa Kemal Atatürk, Nakhchivan, Nam Tư, NATO, Núi Ararat, Nội chiến Hy Lạp, Nội chiến Syria, Nemrut (núi), Nga, Ngữ hệ Ấn-Âu, Người Albania, Người Armenia, Người Azerbaijan, Người Ả Rập, Người Ba Tư, Người Cimmeria, Người Di-gan, Người Do Thái, Người Gruzia, Người Hittite, Người Hy Lạp, Người Kurd, Nhà Achaemenes, Nhà Orontes, Nhà Safavid, Orhan Pamuk, Osman I, Panama, Quân đội Hoa Kỳ, Quần đảo Marshall, Recep Tayyip Erdoğan, Samsun, Sân bay Atatürk Istanbul, Sông Aras, Science (tập san), Selim I, Siêu cúp bóng đá châu Âu, Sinan, Skytrax, Somalia, Sufi giáo, Suleiman I, Syria, Tanzimat, Tây Nam Á, Tòa án Nhân quyền châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Tổng thống chế, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Thời đại đồ đá cũ, Thời đại đồ đá mới, Thời đại đồ đồng đá, Thời đại đồ sắt, Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva, The New York Times, The Washington Post, Theodosius I, Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ), Tiếng Kurd, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Zaza, Tiểu Á, Tichodroma muraria, Tigris, Times Higher Education, Trabzon, Trận Chaldiran, Trận Manzikert, Triết học Truman, Troia, Trung Á, Trung Quốc, Trường phái dã thú, Turgut Özal, Turkish Airlines, UEFA Europa League, Urartu, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Vương quốc Odrysia, Washington, D.C., Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education, .tr, 1923, 1949, 1963, 1995, 2005. Mở rộng chỉ mục (187 hơn) »

Adana

Adana (tiếng Hy Lạp: Ἄδανα Adhana; tiếng Armenia: Ադանա Adana) là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ, diện tích 14.030 km², nằm ở khu vực Địa Trung Hải ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Adana · Xem thêm »

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan · Xem thêm »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập · Xem thêm »

Alevi

Alevi (Alevîlik) là một nhóm tôn giáo kết hợp hồi giáo Shia dân gian Tiểu Á với các yếu tố Sufism ví dụ như luật Bektashi Tariqa.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Alevi · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Algérie

Algérie Algérie (phiên âm tiếng Việt: An-giê-ri; tiếng Ả Rập: الجزائر Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế, tiếng Berber (Tamazight): Lz̦ayer), tên chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algérie, là một nước tại Bắc Phi, và là nước lớn nhất trên lục địa Châu Phi (Sudan lớn hơn nhưng chia làm 2 nước Sudan và Nam Sudan).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Algérie · Xem thêm »

Ankara

Ankara trước đây gọi là Ancyra (Ἄγκυρα) hoặc Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố lớn (büyük şehir) thứ hai của quốc gia này sau Istanbul.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara · Xem thêm »

Antalya

Antalya là một thành phố tự trị (büyük şehir) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Antalya · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia · Xem thêm »

Assyria

Babylon, Mitanni, Hittites. Tấm tượng quái vật bảo vệ mình bò có cánh, đầu người tại cung điện của Sargon II. Assyria là một vương quốc của người Akkad, nó bắt đầu tồn tại như là một nhà nước từ cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỉ 24 trước Công nguyên đến năm 608 trước Công nguyên Georges Roux - Ancient Iraq với trung tâm ở thượng nguồn sông Tigris, phía bắc Lưỡng Hà (ngày nay là miền bắc Iraq), mà đã vươn lên trở thành một đế quốc thống trị khu vực một vài lần trong lịch s. Nó được đặt tên theo kinh đô ban đầu của nó, thành phố cổ Assur (tiếng Akkad: 𒀸 𒋗 𒁺 𐎹 Aššūrāyu; tiếng Aramaic: אתור Aṯur, tiếng Do Thái: אַשּׁוּר Aššûr; tiếng Ả Rập: آشور Āšūr).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Assyria · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan · Xem thêm »

Đông Nam Âu

Đặc điểm địa lý của vùng đông nam châu Âu Đông Nam Âu Đông Nam Âu là một khu vực địa lý của Châu Âu, chủ yếu là của bán đảo Balkan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đông Nam Âu · Xem thêm »

Đảng Công lý và Phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ)

Đảng Công lý và Phát triển (Adalet ve Kalkınma Partisi), viết tắt JDP bằng tiếng Anh và AK parti hoặc AKP † trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, là một đảng chính trị trung hữu ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đảng Công lý và Phát triển (Thổ Nhĩ Kỳ) · Xem thêm »

Đảng Công nhân Kurd

Đảng Công nhân Kurd (Partiya Karkerên Kurdistanê, PKK) là một tổ chức khuynh tả vũ trang có căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Kurdistan ở Iraq.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đảng Công nhân Kurd · Xem thêm »

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 2016

Vào ngày 15-16 tháng 7 năm 2016, một nhóm trong Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính nhằm lật đổ chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Erdogan đã không thành công.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 2016 · Xem thêm »

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đầu tư trực tiếp nước ngoài · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã Thần thánh

Karl IV Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Ottoman · Xem thêm »

Đế quốc Seljuk

Đế quốc Seljuk hay Đế quốc Đại Seljuk (còn được đọc là Seljuq) (آل سلجوق) là một đế quốc Turk-Ba Tư.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Seljuk · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đức · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ

Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là đội tuyển cấp quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ do Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ quản lý.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Ý

Ý hay Italia (Italia), tên chính thức: Cộng hoà Ý (Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ý · Xem thêm »

İstiklâl Marşı

İstiklal Marşı (tiếng Việt: Hành khúc độc lập) là bài quốc ca của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và İstiklâl Marşı · Xem thêm »

İzmir

İzmir, còn được gọi là Smyrna, là thành phố đông dân thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, là thành phố cảng lớn thứ nhì sau Istanbul.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và İzmir · Xem thêm »

Ấn Độ Dương

n Độ Dương trên bản đồ thế giới Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km² bao phủ 20% diện tích mặt nước trên Trái Đất.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ Dương · Xem thêm »

Ủy hội châu Âu

Ủy hội châu Âu (Council of Europe, Conseil de l'Europe) là một tổ chức quốc tế làm việc hướng tới việc hội nhập châu Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ủy hội châu Âu · Xem thêm »

Balkan

Bản đồ địa hình bán đảo Balkan (tạo năm 2006). Lưu ý rằng Serbia và Montenegro đã trở thành hai quốc gia riêng biệt Balkan (phiên âm tiếng Việt: Ban-căng) là một bán đảo thuộc phía đông-nam châu Âu rộng khoảng 550.000 km² với 55 triệu cư dân.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Balkan · Xem thêm »

Bóng đá

| nhãn đt.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bóng đá · Xem thêm »

Bóng chuyền

Bóng chuyền là 1 môn thể thao Olympic, trong đó 2 đội được tách ra bởi 1 tấm lưới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bóng chuyền · Xem thêm »

Bóng rổ

Giải bóng rổ các trường Đại Học Mỹ. Hình: Các cầu thủ của Học viện Hải quân Hoa Kỳ đang tấn công. Bóng rổ là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp giữa 2 đội, mỗi đội có năm người trên sân.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bóng rổ · Xem thêm »

Bạch yến trán đỏ

Bạch yến trán đỏ, hay bạch yến trán lửa, tên khoa học Serinus pusillus, là một loài chim trong họ Fringillidae.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bạch yến trán đỏ · Xem thêm »

Bắc Phi

Khu vực Bắc Phi Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi · Xem thêm »

Bắc Síp

Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ (Kuzey Kıbrıs Türk Cumhuriyeti, KKTC), tên gọi thông dụng Bắc Síp (Kuzey Kıbrıs) dù văn phòng du lịch của quốc gia này quảng cáo với tên Bắc Síp, là nước cộng hòa độc lập trên thực tếAntiwar.com.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Síp · Xem thêm »

BBC

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và BBC · Xem thêm »

Biển Aegea

Biển Aegea là một vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải nằm giữa nam Balkan và bán đảo Anatolia, giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Aegea · Xem thêm »

Biển Aral

Biển Aral (tiếng Kazakh: Арал Теңізі (Aral Tengizi), tiếng Uzbek: Orol dengizi, tiếng Nga: Аральскοе мοре (Aral'skoye more), -tgБаҳри Арал Bakhri Aral; -faدریای خوارزم Daryâ-ye Khârazm) là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á mà trước kia liên kết thành một biển kín (không thông thủy với các biển hay đại dương khác); phía bắc là Kazakhstan và phía nam là Cộng hòa tự trị Qaraqalpaqstan của Uzbekistan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Aral · Xem thêm »

Biển Đỏ

Vị trí của Hồng Hải Biển Đỏ còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải (tiếng Ả Rập البحر الأحم Baḥr al-Aḥmar, al-Baḥru l-’Aḥmar; tiếng Hêbrơ ים סוף Yam Suf; tiếng Tigrinya ቀይሕ ባሕሪ QeyH baHri) có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển này thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Đỏ · Xem thêm »

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Đen · Xem thêm »

Biển Caspi

Bản đồ biển Caspi, khu màu vàng chỉ vùng trũng Caspi. Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Caspi · Xem thêm »

Biển Marmara

Bản đồ chỉ ra biển Marmara Ảnh chụp từ vệ tinh của biển Marmara Biển Marmara (phiên âm tiếng Việt: Biển Mác-ma-ra; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Marmara Denizi, tiếng Hy Lạp: Θάλασσα του Μαρμαρά hay Προποντίδα) (còn được gọi là biển Marmora) là một biển ở sâu trong đất liền kết nối biển Đen với biển Aegea là biển có diện tích nhỏ nhất, nó chia cắt phần thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ với phần thuộc châu Âu của nước này.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Biển Marmara · Xem thêm »

Binali Yıldırım

Binali Yıldırım (sinh ngày 20/12/1955) là một nhà chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, là thủ tướng thứ 27 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Binali Yıldırım · Xem thêm »

Bosporus

Bosphore - Ảnh chụp từ vệ tinh Landsat Bosphorus hay Bosporus (tiếng Hy Lạp: Βόσπορος), phiên âm tiếng Việt thường là Bô-xpho hoặc Bốt-xpho từ tiếng Pháp Bosphore, là một eo biển chia cắt phần thuộc châu Âu (Rumelia) của Thổ Nhĩ Kỳ với phần thuộc châu Á (Anatolia) của nước này.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bosporus · Xem thêm »

Bulgaria

Bulgaria (tiếng Bulgaria: България, Balgariya, Tiếng Việt: Bun-ga-ri), tên chính thức là Cộng hòa Bulgaria (Република България, Republika Balgariya) là một quốc gia nằm tại khu vực đông nam châu Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria · Xem thêm »

Bursa

Bursa là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Bursa · Xem thêm »

Byzantium

Byzantium (tiếng Hy Lạp: Βυζάντιον, Byzántion; Latin: BYZANTIVM) là một thành phố Hy Lạp cổ đại, được thành lập bởi thực dân Hy Lạp từ Megara trong 667 trước Công nguyên và được đặt tên theo vua của họ là Byzas (tiếng Hy Lạp: Βύζας, Býzas, thuộc cách Βύζαντος, Býzantos).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Byzantium · Xem thêm »

Caria

Caria (từ tiếng Luwian: Karuwa, "steep country"; tiếng Hy Lạp cổ: Καρία, Karia - nghĩa là "thác nước") là một khu vực ở tây nam Tiểu Á, kéo dài dọc theo bờ biển bắt đầu từ giữa Ionia (Mycale) phía nam đến Lycia và đông đến Phrygia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Caria · Xem thêm »

Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016

Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016 là những cuộc thanh trừng chính trị đang được tiến hành trong hệ thống tư pháp, công an, giáo dục và các lĩnh vực khác trong dịch vụ dân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau nỗ lực Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 2016 trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Recep Tayyip Erdoğan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ 2016 · Xem thêm »

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Xem thêm »

Cúp Liên đoàn các châu lục 2003

Cúp Liên đoàn các châu lục 2003 là cúp Liên đoàn các châu lục lần thứ 4.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cúp Liên đoàn các châu lục 2003 · Xem thêm »

Cải cách Atatürk

Cải cách Atatürk (1922-1938) (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Atatürk Devrimleri or Atatürk İnkılapları) là một loạt các cải cách chính trị, pháp luật, xã hội và kinh tế gắn liền với chính khách Mustafa Kemal Atatürk (1881-1938).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cải cách Atatürk · Xem thêm »

Cắt hỏa mai

'' Accipiter nisus'' Cắt hỏa mai hay bồ cắt (danh pháp hai phần: Accipiter nisus) là một loài chim trong họ Ưng.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cắt hỏa mai · Xem thêm »

Cộng đồng Kinh tế châu Âu

Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiếng Anh: European Economic Community, viết tắt là EEC) cũng gọi đơn giản là Cộng đồng châu Âu, ngay cả trước khi nó được đổi tên chính thức thành Cộng đồng châu Âu vào năm 1993, hoặc Thị trường chung (Common Market) ở các nước nói tiếng Anh, là một tổ chức quốc tế được thành lập năm 1957 đem tới việc hội nhập kinh tế (gồm một thị trường chung) giữa các nước Bỉ, Pháp, Tây Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng đồng Kinh tế châu Âu · Xem thêm »

Cộng hòa đại nghị

Các quốc gia theo chế độ '''Cộng hòa đại nghị''' trên thế giới. '''Màu cam''': đánh dấu các quốc gia có tổng thống không có quyền hành pháp. '''Màu lục''': các quốc gia có tổng thống có quyền hành pháp liên kết với nghị viện. '''Màu đỏ''': các quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa đại nghị · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Châu Phi

Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số sau châu Á, thứ ba về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Phi · Xem thêm »

Chính sách tôn giáo tách biệt ở Pháp

Khẩu hiệu của Cộng hòa Pháp trên cổng một nhà thờ ở Aups thuộc tỉnh Var, Provence-Alpes-Côte d'Azur Chính sách tôn giáo tách biệt (laïcité, đọc là laisite) là mô hình nhà nước thế tục mà có sự tách biệt của giáo hội và nhà nước.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chính sách tôn giáo tách biệt ở Pháp · Xem thêm »

Chính thống giáo Đông phương

Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chính thống giáo Đông phương · Xem thêm »

Chính thống giáo Cổ Đông phương

Bức icon Copt, Chúa Giêsu hóa bánh ra nhiều cho đám đông ăn. Chính thống giáo Cổ Đông phương là các Giáo hội Kitô giáo Đông phương chỉ công nhận ba công đồng đại kết đầu tiên: Công đồng Nicaea thứ nhất, Công đồng Constantinopolis thứ nhất và Công đồng Ephesus thứ nhất.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chính thống giáo Cổ Đông phương · Xem thêm »

Chó chăn cừu Anatoli

Chó chăn cừu Anatoli (Anatolian Shepherd, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Anadolu çoban köpeği) là một giống chó chăn cừu có nguồn gốc từ vùng Anatoli thuộc vùng Thổ Nhĩ Kỳ, chúng được nuôi để bảo vệ các con gia súc trước các loài thú dữ, thậm chí là trước loài báo săn.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chó chăn cừu Anatoli · Xem thêm »

Chó Kangal

Chó Kangal là một giống chó có nguồn gốc là chó săn từ thời vua Ashurbanipal của Assyrian.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chó Kangal · Xem thêm »

Chủ nghĩa biểu hiện

''Rote Rehe II'' (1913—1914, Nai trong rừng II) của Franz Marc Chủ nghĩa biểu hiện hay Trường phái biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính - xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm của chính người họa sĩ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chủ nghĩa biểu hiện · Xem thêm »

Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ

Cuộc Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ (Kurtuluş Savaşı; 19 tháng 5 năm 1919 – 29 tháng 10 năm 1923) là cuộc kháng chiến bằng chính trị và ngoại giao của các nhà dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các đế quốc phe Entente, sau khi phe này đánh bại Đế quốc Ottoman trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chia cắt đế quốc này.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Chiến tranh Lạnh

Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987. Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Lạnh · Xem thêm »

Chiến tranh Nagorno-Karabakh

Nagorno-Karabakh hiện tại là một nước cộng hòa độc lập trên thực tế, nhưng trên lý thuyết vẫn là một phần của cộng hòa Azerbaijan. Cuộc chiến tranh Nagorno-Karabakh là cuộc xung đột vũ trang diễn ra từ tháng 2 năm 1988 đến tháng 5 năm 1994, tại vùng Nagorno-Karabakh nằm trong vùng lãnh thổ phía tây nam của Azerbaijan, giữa dân cư Nagorno-Karabakh tuyệt đại đa số là người Armenia, được hỗ trợ bởi Cộng hòa Armenia, chống lại Cộng hòa Azerbaijan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Nagorno-Karabakh · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và vì không có hiệp định hòa bình nên trên thực tế, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc cho đến tận nay. Xung đột quy mô nhỏ vẫn diễn ra, hai bên tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn cho quân đội và coi việc thống nhất đất nước Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của họ. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc một lần nữa. Hiện nay, lập trường của hai bên là đối nghịch nhau khi họ đều cho rằng chính phủ mình mới là hợp pháp và chính danh trong việc tấn công đối phương nhằm thống nhất đất nước Triều Tiên.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Triều Tiên · Xem thêm »

Chiến tranh Vùng Vịnh

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Chiến tranh Vùng Vịnh · Xem thêm »

Clanga pomarina

Clanga pomarina là một loài chim trong họ Accipitridae.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Clanga pomarina · Xem thêm »

Constantinopolis

Bản đồ Constantinopolis Constantinopolis vào thời Byzantine Constantinopolis (có nghĩa là thành phố của Constantinus, tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis, tiếng Latin: Constantinopolis, tiếng Thổ Ottoman: قسطنطينيه Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330-395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395-1204 và 1261-1453), của Đế quốc La Tinh (1204-1261) và của Đế quốc Ottoman (1453-1922).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Constantinopolis · Xem thêm »

Constantinopolis thất thủ

Sultan Mehmed II cùng đoàn binh chiến thắng tiến vào thành Constantinopolis Sự sụp đổ của thành Constantinopolis, kinh đô của Đế quốc Đông La Mã, xảy ra sau một cuộc vây hãm bởi Đế chế Ottoman, dưới sự chỉ huy Sultan Mehmed II của Ottoman lúc mới 21 tuổi, chống lại quân đội bảo vệ được chỉ huy bởi Hoàng đế Constantinos XI Palaiologos.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Constantinopolis thất thủ · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Constantinus Đại đế · Xem thêm »

Cung điện Dolmabahçe

Cung điện Dolmabahçe (Dolmabahçe Sarayı) nằm ở Beşiktaş thuộc thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cung điện Dolmabahçe · Xem thêm »

Cung điện Topkapı

Sultan Mehmed II ordered the initial construction around the 1460s The Topkapı Palace (Topkapı Sarayı hay tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: طوپقپو سرايى) là một cung điện lớn tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi ở chính của các Sultan Ottoman trong khoảng 400 năm (1465-1856) trong triều đại kéo dài 624 năm của họ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Cung điện Topkapı · Xem thêm »

Dardanellia

Dardanelles, một eo biển dài và hẹp chia cắt bán đảo Bancăng dọc theo bán đảo Kallipoli từ lục địa châu Á. Bản đồ chỉ vị trí của eo biển Dardanelles (vàng) với eo biển Bosphorus (đỏ) và biển Marmara. Dardanellia (tiếng Hy Lạp: Δαρδανέλλια) là tên tiếng Hy Lạp của eo biển Dardanelles (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Çanakkale Boğazı), từng được biết đến là Hellespontos (tiếng Hy Lạp: Ελλήσποντος, Ellispontos có nghĩa nôm na "Biển của Helle") là một eo biển hẹp ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ kết nối biển Aegea với biển Marmara.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Dardanellia · Xem thêm »

Dãy núi Parhar

Cảnh quan dãy núi Parhar năm 2007 Dãy núi Parhar hay dãy núi Pontic (Doğu Karadeniz Dağları, với Parhar là tên gọi địa phương, trong tiếng Hittites nghĩa là "cao, chóp", là một dãy núi ở miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với phần phía Đông kéo dài vào tới tận vùng lãnh thổ phía Đông Nam của Gruzia ngày nay. Dãy núi này chạy gần đúng theo hướng Đông-Tây, song song và gần với bờ biển phía Nam của biển Đen. Đỉnh cao nhất trong dãy núi này là Kaçkar Dağı, với độ cao đạt tới 3.942 m (12.930 ft). Phay Bắc Anatolia và phay Đông Bắc Anatolia, là các phay ngang chạy theo hướng Đông-Tây, chạy dọc theo chiều dài của dãy núi này. Dãy núi này nói chung được các cánh rừng rậm rạp che phủ, chủ yếu là các loài cây lá kim. Rừng lá kim và sớm rụng Bắc Anatolia là khu vực sinh thái che phủ phần lớn dãy núi này, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz chạy ngang qua phần phía Đông của dãy núi, còn gọi là dãy núi Kaçkar. Một dải đất hẹp giữa dãy núi và biển Đen, gọi là Pontus, là nơi có rừng sớm rụng Euxine-Colchic, là kiểu rừng mưa ôn đới duy nhất tại châu Âu. Cao nguyên Anatolia, nằm ở phía Nam dãy núi, có khí hậu khô hơn đáng kể và khí hậu lục địa rõ ràng hơn so với vùng duyên hải ẩm ướt và mát mẻ hơn.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Dãy núi Parhar · Xem thêm »

Dãy núi Taurus

Dãy núi Taurus (tiếng Ả Rập,جبال طوروس, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Toros Dağları) là một dãy núi nằm ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, với thượng nguồn các con sông như Euphrates (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat), Tigris (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Dicle) bắt nguồn từ đó để chảy vào Syria và Iraq.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Dãy núi Taurus · Xem thêm »

Dòng chảy Xanh Lam

Dòng chảy Xanh Lam (tiếng Nga: Голубой поток, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Mavi Akım, tiếng Anh: Blue Stream) là một tuyến đường ống dẫn khí tự nhiên băng qua biển Đen từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Dòng chảy Xanh Lam · Xem thêm »

Dầu ô liu

Dầu Ô liu Dầu ô-liu là một loại dầu thu được từ cây Ô liu (Olea europaea, thuộc họ Oleaceae), một loại cây truyền thống của vùng Địa Trung Hải.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Dầu ô liu · Xem thêm »

Diệt chủng Armenia

Elazig), tháng 4 năm 1915. Vụ diệt chủng Armenia (("Hayoc' c'ejaspanut'iwn")) — cũng gọi là Cuộc tàn sát Armenia, Đại họa (Մեծ Եղեռն "Mec Ejer'n") hay Thảm sát Armenia — là vụ trục xuất và thảm sát bằng vũ lực hàng trăm ngàn đến hơn 1,2 triệu người Armenia trong thời kỳ chính phủ của Liên hiệp Thanh niên Cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 ở Đế quốc Ottoman.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Diệt chủng Armenia · Xem thêm »

Diyarbakır

Diyarbakır, còn có tên là Amed trong tiếng Kurd, là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (''il'') của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Diyarbakır · Xem thêm »

Edirne

Edirne là một thành phố nằm trong tỉnh Edirne của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Edirne · Xem thêm »

Encyclopædia Britannica

Encyclopædia Britannica hay Bách khoa toàn thư Britannica (tiếng Latinh của "Bách khoa toàn thư đảo Anh") là một bách khoa toàn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopædia Britannica, Inc. biên soạn và xuất bản.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Encyclopædia Britannica · Xem thêm »

Ephesus

Ephesus (Ἔφεσος Ephesos; Efes), còn được phiên âm tiếng Việt là Êphêsô hoặc Ê-phê-sô, là một thành phố của Hy Lạp cổ đại trên vùng duyên hải Ionia, cách huyện Selçuk, tỉnh İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay 3 km về phía tây nam.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ephesus · Xem thêm »

Erzurum

Erzurum (Arzen thời cổ, Karin trong tiếng Armenia cổ, Theodosiupolis hay Theodosiopolis trong thời Byzantin, Erzorom) là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (''il'') của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Erzurum · Xem thêm »

Eskişehir

Eskişehir (có nghĩa là phố cổ) là một thành phố tự trị (büyük şehir) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Eskişehir · Xem thêm »

Euphrates

Euphrates (tiếng Ả Rập: نهر الفرات,; Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat; tiếng Syria: ܦܪܬ,; tiếng Việt: Ơ-phơ-rát được phiên âm từ tiếng Pháp: Euphrate) là con sông phía tây trong hai con sông làm nền tảng cho nền văn minh Lưỡng Hà (sông kia là Tigris), khởi nguồn từ Anatolia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Euphrates · Xem thêm »

Freedom House

Freedom House (Ngôi nhà Tự do) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Freedom House · Xem thêm »

G20 (nhóm các nền kinh tế lớn)

G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) · Xem thêm »

Galatasaray S.K.

Galatasaray Spor Kulübü,hay còn gọi là Galatasaray,là 1 câu lạc bộ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ ở 1 thành phố nằm về bên phía châu Âu là Istanbul.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Galatasaray S.K. · Xem thêm »

Gaziantep

Gaziantep là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Gaziantep · Xem thêm »

Gà gô Kavkaz

Gà gô Kavkaz, tên khoa học Tetrao mlokosiewiczi, là một loài chim trong họ Phasianidae.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Gà gô Kavkaz · Xem thêm »

Göbekli Tepe

Göbekli Tepe (Kurdish: Girê Navokê) là một ngôi đền trên đỉnh của một mỏm thuộc một dãy núi khoảng phía đông bắc thị trấn Şanlıurfa (trước kia là Urfa / Edessa) phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Göbekli Tepe · Xem thêm »

Giáng thủy

Lượng giáng thủy trung bình hàng năm theo mm và inch trên thế giới. Vùng màu xanh nhạt là sa mạc. Lượng mưa trung bình dài hạn theo tháng. Giáng thủy là tên gọi chung các hiện tượng nước thoát ra khỏi những đám mây dưới các dạng lỏng (mưa) và dạng rắn (mưa tuyết, mưa đá, tuyết), nhằm phân biệt với các hiện tượng nước tách ra từ không khí (sương, sương móc, sương băng).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Giáng thủy · Xem thêm »

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Giải Nobel Văn học

Huy chương giải Nobel văn chương Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning").

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Giải Nobel Văn học · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008

Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 (hay còn gọi là EURO 2008) là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 13 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 · Xem thêm »

Giải vô địch bóng đá thế giới 2002

Giải bóng đá vô địch thế giới 2002 (tiếng Anh: FIFA World Cup 2002) là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 17, được tổ chức từ 31 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 2002 đồng thời tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 · Xem thêm »

Gruzia

Gruzia (საქართველო, chuyển tự Sakartvelo,, tiếng Việt đọc là Gru-di-a từ gốc tiếng Nga) hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia · Xem thêm »

Hòa ước Sèvres

Bản đồ thể hiện những vùng lãnh thổ của Đế quốc Ottoman mất sau '''hiệp ước Sevres''' (những vùng bị gạch chéo Hoà ước Sèvres là hoà ước được ký vào ngày 10 tháng 8 năm 1920 tại Sèvres, Pháp giữa nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Thổ Nhĩ Kỳ với các nước thắng trận thuộc phe Hiệp ước.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hòa ước Sèvres · Xem thêm »

Hậu kỳ Trung Cổ

Sự sụp đổ của Constantinopolis, Trong hình là Mehmed II đang dẫn quân tiến vào thành. Tranh của Fausto Zonaro. Giai đoạn cuối Trung Cổ (tiếng Anh: Late Middle Ages) là một thời kỳ lịch sử của châu Âu kéo dài trong hai thế kỷ 14 và 15 (năm 1300-1500).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hậu kỳ Trung Cổ · Xem thêm »

Hồ Van

Hồ Van (Van Gölü, Behra Wanê, Վանա լիճ) là hồ lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, nằm xa về phía đông của quốc gia này.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hồ Van · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo · Xem thêm »

Hồi giáo Shia

Hồi giáo Shia (شيعة Shī‘ah, thường đọc là Shi'a), là giáo phái lớn thứ hai của đạo Hồi, sau Hồi giáo Sunni.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo Shia · Xem thêm »

Hồi giáo Sunni

Các nhánh và trường phái khác nhau của đạo Hồi Hồi giáo Sunni là nhánh lớn nhất của đạo Hồi, còn được gọi là Ahl as-Sunnah wa’l-Jamā‘ah (أهل السنة والجماعة) hay ngắn hơn là Ahl as-Sunnah (أهل السنة).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo Sunni · Xem thêm »

Hồi quốc Rûm

Hồi quốc Rum hay Hồi quốc Rum Seljuk, (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Anadolu Selçuklu Devleti hoặc Rum Sultanlığı, tiếng Ba Tư: سلجوقیان روم‎, Saljūqiyān-e Rūm), là một quốc gia Hồi giáo Sunni của người Turk Seljuk thời trung cổ ở Anatolia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi quốc Rûm · Xem thêm »

Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ

Hiệp hội địa lý Quốc gia hay Hội Địa dư Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, viết tắt NGS) là một hiệp hội tư nhân, được thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1888, bởi 33 thành viên với mong muốn "thành lập một hiệp hội nhằm nâng cao và phổ biến kiến thức địa lý".

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ · Xem thêm »

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ

Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Büyük Millet Meclisi - TBMM, thường viết tắt đơn giản là Meclis - "Quốc hội") là quốc hội một viện của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, là cơ quan duy nhất thực hiện vai trò lập pháp theo quy định của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hội nghị Đại quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Hiệp ước Lausanne

Hiệp ước Lausanne là một hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne, Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng 7 năm 1923.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hiệp ước Lausanne · Xem thêm »

Hijab

Phụ nữ Hồi giáo với hijab Hijab (حجاب, hay), là một tấm khăn trùm đầu và ngực, mà đôi khi được người phụ nữ Hồi giáo qua tuổi dậy thì mặc khi có mặt người đàn ông trưởng thành không phải là thành viên trong gia đình của họ dưới hình thức trang phục khiêm tốn.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hijab · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp · Xem thêm »

Imam

Imam (إمام, plural: أئمة; امام) là một vị trí lãnh đạo trong Hồi giáo.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Imam · Xem thêm »

Internet

Hình vẽ một phần rất nhỏ của World Wide Web, bao gồm một số siêu liên kết Internet (phiên âm Tiếng VIệt: in-tơ-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Internet · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq · Xem thêm »

Ismail I

Shāh Ismā'il Abu'l-Mozaffar bin Sheikh Haydar bin Sheikh Junayd Safawī (17 tháng 7, 1487 – 23 tháng 5, 1524) là Shah của Ba Tư (Iran ngày nay), người đã sáng lập ra triều đại Safavid, trị vì từ năm 1501 đến 1524.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ismail I · Xem thêm »

Istanbul

Istanbul (hoặc; İstanbul), là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Istanbul · Xem thêm »

Kayseri

Kayseri là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kayseri · Xem thêm »

Kế hoạch Marshall

Bản đồ của châu Âu và vùng Cận Đông thời Chiến tranh Lạnh thể hiện các nước đã nhận viện trợ theo Kế hoạch Marshall. Các cột màu xanh thể hiện mối tương quan tổng số tiền viện trợ cho mỗi quốc gia. Kế hoạch Marshall (Marshall Plan) là một kế hoạch trọng yếu của Hoa Kỳ nhằm tái thiết và thiết lập một nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu, đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kế hoạch Marshall · Xem thêm »

Kháng Cách

n bản Kinh Thánh Geneva năm 1560. Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kháng Cách · Xem thêm »

Khí hậu Địa Trung Hải

Những khu vực có khí hậu Địa Trung Hải theo phân loại của Köppen Khí hậu Địa Trung Hải là một loại hình khí hậu phổ biến ở lưu vực Địa Trung Hải, đây là một dạng của khí hậu cận nhiệt đới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Khí hậu Địa Trung Hải · Xem thêm »

Khí hậu đại dương

Những khu vực trên thế giới có kiểu khí hậu đại dương theo phân loại Köppen thuộc kiểu Cfb và Cfc. Khí hậu đại dương, còn gọi là khí hậu ôn đới hải dương là kiểu khí hậu phổ biến ở các khu vực bờ biển phía tây ở các vĩ độ tầm trung tại một vài châu lục.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Khí hậu đại dương · Xem thêm »

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943. Franklin Roosevelt (Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Liên hiệp Anh) - tại cuộc họp mặt ở Tehran năm 1943 Đồng Minh là tên gọi một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại quân của khối Trục trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kitô giáo · Xem thêm »

Kocaeli

Kocaeli là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kocaeli · Xem thêm »

Konya

Konya là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) nằm ở vùng Trung Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Konya · Xem thêm »

Kurdistan thuộc Iraq

Kurdistan thuộc Iraq, tên chính thức là Khu vực Kurdistan (Tiếng Trung Kurd: هه‌رێمی کوردستان, chuyển tự: Herêmî Kurdistan; إقليم كردستان, chuyển tự Iqlīm Kurdistān), nằm ở phía bắc Iraq và là khu tự trị duy nhất của quốc gia này.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Kurdistan thuộc Iraq · Xem thêm »

Lập thể

Georges Braque, 'Woman with a Guitar,' 1913 Chủ nghĩa lập thể, còn gọi là trường phái lập thể, (Cubism) là một trường phái hội họa tạo ra cuộc cách mạng về hội họa và điêu khắc châu Âu vào đầu thế kỷ 20.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Lập thể · Xem thêm »

Lục địa Á-Âu

Lục địa Á-Âu hay Lục địa Âu-Á (còn được viết là đại lục Á-Âu hay đại lục Âu-Á) là một khu vực đất đai rộng lớn, bao gồm châu Âu và châu Á. Phần lớn nằm ở Đông và Bắc bán cầu, lục địa Á Âu có thể được coi là một siêu lục địa, một phần của siêu lục địa lớn hơn là đại lục Phi-Á Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Lục địa Á-Âu · Xem thêm »

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu · Xem thêm »

Liên minh Tây Âu

Liên minh Tây Âu là một liên minh được thành lập trên cơ sở Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội và phòng vệ tập thể, do Bỉ, Anh, Luxembourg, Hà Lan và Pháp ký ngày 17 tháng 3 năm 1948 tại Bruxelles.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Tây Âu · Xem thêm »

Liên minh Trung tâm

Franz Joseph I của Đế quốc Áo-Hung: Ba vị toàn quyền của phe Liên minh Trung tâm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất Liên minh Trung tâm là một trong hai khối quân sự đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất từ năm 1914 đến năm 1918; đối thủ của họ là phe Hiệp ước.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Trung tâm · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô · Xem thêm »

Lira Thổ Nhĩ Kỳ

Lira Thổ Nhĩ Kỳ (ký hiệu tiền tệ: TL; ISO 4217: TRY) là tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và của quốc gia độc lập trên thực tế Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Lira Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Lydia

Lydia (Assyria: Luddu; Λυδία, Lidya) là vương quốc thời kì đồ sắt ở phía tây Tiểu Á. Địa bàn của vương quốc này hiện nay thuộc các tỉnh phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm các tỉnh Uşak, Manisa và İzmir.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Lydia · Xem thêm »

Malatya

Malatya (tiếng Hittite: Milid hay Maldi, nghĩa là "Thành phố mật ong") là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Malatya · Xem thêm »

Malta

Malta (phiên âm tiếng Việt: Man-ta), tên chính thức Cộng hòa Malta (Repubblika ta' Malta), là một đảo quốc Nam Âu, gồm một quần đảo ở Địa Trung Hải.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Malta · Xem thêm »

Mersin

Mersin (tiếng Armenia: Մերսին, tiếng Hy Lạp cổ: Ζεφύριον, Zephyrion) là một thành phố tự trị (büyük şehir) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Mersin · Xem thêm »

Miletus

Miletus (mī lē' təs) (tiếng Hy Lạp cổ: Μίλητος, Milētos; Latin: Miletus) là một thành phố của Hy Lạp cổ đại nằm trên bờ biển phía tây Tiểu Á (ngày nay là tỉnh Aydin của Thổ Nhĩ Kỳ), gần của sông Büyük Menderes ở Caria cổ đại.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Miletus · Xem thêm »

Moody's

Dịch vụ nhà đầu tư của Moody (tiếng Anh: Moody's Investors Service-viết tắt: MIS), hoặc thường hay gọi là thang Moody, là mức đánh giá trái phiếu tín dụng trong kinh doanh của tập đoàn Moody, qua đó phản ánh về đường lối kinh doanh và lịch sử tên gọi của tập đoàn.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Moody's · Xem thêm »

Mustafa Kemal Atatürk

Mustafa Kemal Atatürk ((1881 – 10 tháng 11 năm 1938) là một sĩ quan quân đội, nhà cách mạng, và là quốc phụ cũng như vị Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Atatürk được biết đến với tài nghệ thống soái siêu việt trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau khi Đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông đã lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. Cuộc kháng chiến này đã thành công và dẫn đến kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời. Sau chiến tranh Atatürk đã tiến hành một công cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa nhằm biến cựu Đế quốc Ottoman thành một nhà nước hiện đại và thế tục. Những nguyên tắc của cuộc Cải cách Atatürk, mà từ đó đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời, được biết đến với cái tên Chủ nghĩa Kemal.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Mustafa Kemal Atatürk · Xem thêm »

Nakhchivan

Cộng hòa tự trị Nakhchivan (Naxçıvan Muxtar Respublikası) là một khu vực tách rời không giáp biển của Cộng hòa Azerbaijan.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nakhchivan · Xem thêm »

Nam Tư

Địa điểm chung của các thực thể chính trị được gọi là Nam Tư. Các biên giới chính xác thay đổi tuỳ thuộc thời gian Nam Tư (Jugoslavija trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Latin) và tiếng Slovenia; Југославија trong tiếng Serbia-Croatia (ký tự Kirin) và tiếng Macedonia) miêu tả ba thực thể chính trị tồn tại nối tiếp nhau trên Bán đảo Balkan ở Châu Âu, trong hầu hết thế kỷ 20.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư · Xem thêm »

NATO

NATO là tên tắt của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l'Atlantique Nord và viết tắt là OTAN) là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở châu Âu (các nước 2 bên bờ Đại Tây Dương).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và NATO · Xem thêm »

Núi Ararat

Ararat nhìn từ Iğdır, Turkey. Mount Ararat là một núi lửa hình nón ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Núi Ararat · Xem thêm »

Nội chiến Hy Lạp

Cuộc Nội chiến Hy Lạp (ο Eμφύλιος) bắt đầu từ năm 1946 và chấm dứt vào năm 1949.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nội chiến Hy Lạp · Xem thêm »

Nội chiến Syria

Cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu với hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa có tiền lệ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nội chiến Syria · Xem thêm »

Nemrut (núi)

Nemrut hoặc Nemrud (Thổ Nhĩ Kỳ: Nemrut Dağı; Armenia: Նեմրութ լեռ) là một ngọn núi cao 2134 mét (7001 ft) nằm ở Đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nemrut (núi) · Xem thêm »

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nga · Xem thêm »

Ngữ hệ Ấn-Âu

Ngữ hệ Ấn-Âu là một ngữ hệ lớn, gồm khoảng 445 ngôn ngữ còn tồn tại (theo ước tính của Ethnologue), với hơn hai phần ba (313) thuộc về nhánh Ấn-Iran.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Ngữ hệ Ấn-Âu · Xem thêm »

Người Albania

Người Albania (tiếng Albania: Shqiptarët) là một nhóm sắc tộc, có nguồn gốc ở Albania, Kosovo và các nước láng giềng.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Albania · Xem thêm »

Người Armenia

Người Armenia (հայեր, hayer) là sắc tộc bản địa tại Cao nguyên Armenia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Armenia · Xem thêm »

Người Azerbaijan

Người Azerbaijan (آذربایجانلیلار) hoặc Azeri là một dân tộc nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ sống chủ yếu ở Azerbaijan và Azerbaijan thuộc Iran.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Azerbaijan · Xem thêm »

Người Ả Rập

Người Ả Rập (عَرَب, phát âm tiếng Ả Rập) là một cộng đồng cư dân sống trong thế giới Ả Rập.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Ả Rập · Xem thêm »

Người Ba Tư

Người Ba Tư là một dân tộc thuộc nhóm người Iran, những người nói tiếng Ba Tư hiện đại và có liên quan chặt chẽ về ngôn ngữ lẫn sắc tộc với người Iran địa phương.C.S. Coon, "Iran:Demography and Ethnography" in Encycloapedia of Islam, Volme IV, E.J. Brill, pp 10,8. Excerpt: "The Lurs speak an aberrant form of Archaic Persian" See maps also on page 10 for distribution of Persian languages and dialectKathryn M. Coughlin, "Muslim cultures today: a reference guide," Greenwood Publishing Group, 2006. pg 89: "...Iranians speak Persian or a Persian dialect such as Gilaki or Mazandarani" Nguồn gốc của họ bắt nguồn từ các dân tộc Iran cổ đại, bản thân họ là một phần của nhánh Ấn-Iran thuộc nhóm dân tộc Ấn-Âu lớn hơn. Thuật ngữ "người Ba Tư" (persian) trong hệ thống ngôn ngữ châu Âu bắt nguồn từ Persis, một vùng đất nằm ở phía bắc vịnh Ba Tư, là nơi mà Cyrus Đại đế đã thành lập nên Đế quốc Achaemenes, thống nhất tất cả các vương quốc Iran khác (chẳng hạn như Đế quốc Media) và mở rộng ảnh hưởng văn hóa và xã hội Ba Tư bằng cách sát nhập Đế quốc Babylon và Đế quốc Lydia. Mặc dù không phải là đế chế đầu tiện tại Iran, nhưng nhà Achaemenes là đế chế Ba Tư đầu tiên được các sử gia phương Tây lẫn Ba Tư công nhận vì ảnh hưởng văn hóa, quân sự và xã hội của nó vượt xa các nền văn mình cũng thời như Athena, Ai Cập, Libya.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Ba Tư · Xem thêm »

Người Cimmeria

Người Cimmeria (Kimmerians, Hy Lạp Κιμμέριοι Kimmerioi) là một dân tộc cổ đại, lần đầu tiên được đề cập vào cuối thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên trong tài liệu Assyria.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Cimmeria · Xem thêm »

Người Di-gan

Cô gái Di-gan ở Tây Ban Nha Người Di-gan (hoặc Rom, Rrom, hay Rroma) là một dân tộc với dân số khoảng 15 triệu người, sống thành nhiều cộng đồng trên khắp thế giới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Di-gan · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Do Thái · Xem thêm »

Người Gruzia

Người Gruzia (ქართველები, kartvelebi) là một nhóm dân tộc Kavkaz.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Gruzia · Xem thêm »

Người Hittite

Người Hittite (/ hɪtaɪts /) là một người Anatolian cổ đại đã thành lập một đế chế tập trung vào Hattusa ở Anatolia Bắc Trung Đông khoảng năm 1600 TCN.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Hittite · Xem thêm »

Người Hy Lạp

Không có mô tả.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Hy Lạp · Xem thêm »

Người Kurd

Người Kurd (Kurd, کورد, hay Gelê Kurd) là một dân tộc tại vùng Trung Đông, chủ yếu cư trú tại một vùng đất kéo dài từ đông và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ (Bắc Kurdistan), tây Iran (Đông Kurdistan), bắc Iraq (Nam Kurdistan), và bắc Syria (Tây Kurdistan hay Rojava).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Người Kurd · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nhà Orontes

Vương quốc Armenia dưới thời nhà Orontes Nhà Orontes (tiếng Armenia: Երվանդունիների հարստություն (Yervandownineri harstowt'yown), hoặc, được gọi bằng tên gốc của họ, Yervanduni) là triều đại đầu tiên của Armenia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nhà Orontes · Xem thêm »

Nhà Safavid

Cờ của Shah Tahmasp I Nhà Safavid (Tiếng Ba Tư: Safaviyan صفویان; Tiếng Azeri:صفوی, Səfəvilər) là một triều đại đã cai trị lãnh thổ Iran ngày nay, cùng nhiều vùng phụ cận từ khoảng năm 1501 đến năm 1736.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Nhà Safavid · Xem thêm »

Orhan Pamuk

Orhan Pamuk (7 tháng 6 năm 1952 -) là một tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Orhan Pamuk · Xem thêm »

Osman I

Osman I, Osman Ghazi hay Othman I El Gazi (1258, Söğüt, Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ – Tháng 2 năm 1326, Söğüt) Osman Gazi hay Osman Bey, I. Osman hoặc Osman Sayed II) là thủ lĩnh người Thổ Ottoman, và là vị vua sáng lập ra nhà Ottoman. Đế quốc Ottoman, được đặt theo tên ông, là một cường quốc trên thế giới trong suốt sáu thế kỷ. Osman tuyên bố lãnh địa ông độc lập trước người Thổ Seljuk năm 1299. The westward drive of the Mongol invasions had pushes scores of Muslims toward Osman's Anatolian principality, a power base that Osman was quick to consolidate. As the Byzantine Empire declined, the Ottoman Empire rose to take it place.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Osman I · Xem thêm »

Panama

Panama (Panamá), gọi chính thức là nước Cộng hoà Panama (República de Panamá), là một quốc gia tại Trung Mỹ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Panama · Xem thêm »

Quân đội Hoa Kỳ

Quân đội Hoa Kỳ hay Các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ (United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Hoa Kỳ · Xem thêm »

Quần đảo Marshall

Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (Aolepān Aorōkin M̧ajeļ),Phát âm:* Tiếng Anh: Republic of the Marshall Islands * Tiếng Marshall: Aolepān Aorōkin M̧ajeļ là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Quần đảo Marshall · Xem thêm »

Recep Tayyip Erdoğan

Rediep Taiip Ẻrđogan (sinh 26 tháng 2, năm 1954) là một chính khách Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Recep Tayyip Erdoğan · Xem thêm »

Samsun

Samsun là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Samsun · Xem thêm »

Sân bay Atatürk Istanbul

Sân bay Atatürk Istanbul (tên cũ Sân bay quốc tế Yeşilköy) (Atatürk Uluslararası Havalimanı) là một sân bay quốc tế tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Sân bay Atatürk Istanbul · Xem thêm »

Sông Aras

Aras (cũng viết là Araks, Arax, Araxi, Araxes, Araz, hay Yeraskh; Երասխ (Araqs hay Erasx), Araz, ارس. (Aras), Aras, Aras or Erez; Аракс; Latinh: Aboras), là sông chảy qua các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan, và Iran.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Sông Aras · Xem thêm »

Science (tập san)

Science (tiếng Anh của "khoa học") là tập san học thuật của Hiệp hội Mỹ vì sự Phát triển Khoa học (American Association for the Advancement of Science - AAAS) và được coi là một trong những tập san khoa học có uy tín nhất.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Science (tập san) · Xem thêm »

Selim I

Selim I (I.; 10 tháng 10, 1465 – 22 tháng 9, 1512) là vị vua thứ 9 của đế quốc Ottoman, trị vì từ năm 1512 đến 1520.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Selim I · Xem thêm »

Siêu cúp bóng đá châu Âu

Siêu cúp bóng đá châu Âu (tiếng Anh: European Super Cup hay UEFA Super Cup) là trận đấu giữa đội đoạt cúp UEFA Champions League (trước là Cúp C1 châu Âu) với đội đoạt Cúp UEFA Europa League (trước là đội đoạt Cúp C2 châu Âu).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Siêu cúp bóng đá châu Âu · Xem thêm »

Sinan

Có thể là Mimar Sinan (trái) ở lăng sultan Süleyman I năm 1566 Koca Mi‘mār Sinān Āġā, (Tiếng Thổ Ottoman: قوجو معمار سنان آغا) Arkitekt Sinani (tiếng Albania), Mimar Sinan (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ)(15 tháng 4 năm 1489 – 9 tháng 4 năm 1588) là kiến trúc sư trưởng của đế quốc Ottoman và là kỹ sư dân dụng qua 3 đời sultan: Suleiman I, Selim II, và Murad III.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Sinan · Xem thêm »

Skytrax

Skytrax là một hãng tư vấn đóng trụ sở ở Vương quốc Anh, khuôn mặt chúng của Inflight Research Services (Dịch vụ Nghiên cứu trên chuyến bay), trong đó có một trong những tạp chí và trang mạng xếp hạng các hãng hàng không và sân bay lớn nhất.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Skytrax · Xem thêm »

Somalia

Somalia (phiên âm tiếng Việt: Xô-ma-li-a, Soomaaliya; الصومال), tên chính thức Cộng hoà Liên bang Somalia (Jamhuuriyadda Federaalka Soomaaliya, جمهورية الصومال) là một quốc gia nằm ở Vùng sừng châu Phi.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Somalia · Xem thêm »

Sufi giáo

Sheikh Rukn-ud-Din Abul Fath tại Multan, Pakistan. Multan được gọi là Thành phố của các vị thánh vì nơi đây có nhiều lăng mộ của các vị thánh sufi Lâm Hạ, Trung Quốc Sufi giáo (الصوفية; تصوف), hay Hồi giáo Sufi hay Hồi giáo mật tông thường được hiểu là xu hướng hay chiều kích thần bí của Hồi giáo (Islam) xuất hiện gần như đồng thời với Hồi giáo trên cơ sở của chủ nghĩa khổ hạnh.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Sufi giáo · Xem thêm »

Suleiman I

Suleiman I (Tiếng Thổ Ottoman: سليمان Sulaymān, I.; được biết phổ biến nhất với cái tên Kanuni Sultan Süleyman) (6 tháng 11 năm 1494 – 5/6/7 tháng 9 năm 1566) là vị Sultan thứ 10 và trị vì lâu dài nhất của đế quốc Ottoman, từ năm 1520 đến khi qua đời năm 1566.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Suleiman I · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Syria · Xem thêm »

Tanzimat

Koca Mustafa Reşid Pasha, lãnh tụ chính của phong trào cải cách Tanzimat. Tanzimât (tiếng Thổ Ottoman:تنظيمات), nghĩa là "tái tổ chức" là một thời kỉ cải cách ở Đế quốc Ottoman bắt đầu vào năm 1839 trước khi bắt đầu Thời kỳ Hiến pháp thứ nhất năm 1876.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tanzimat · Xem thêm »

Tây Nam Á

Tây Á hay Tây Nam Á là tiểu vùng cực tây của châu Á. Khái niệm này được sử dụng hạn chế do nó trùng lặp đáng kể với Trung Đông (hay Cận Đông), khác biệt chủ yếu là Tây Á không bao gồm phần lớn Ai Cập song bao gồm Ngoại Kavkaz.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Nam Á · Xem thêm »

Tòa án Nhân quyền châu Âu

Tòa án Nhân quyền châu Âu (European Court of Human Rights, Cour européenne des droits de l’homme) trụ sở tại Strasbourg, (Pháp) là một tòa án siêu quốc gia, được lập ra bởi Công ước châu Âu về Nhân quyền, một cấp tòa cuối cùng mà một người có thể cầu cứu khi cảm thấy nhân quyền của mình bị một nước ký kết Công ước châu Âu về Nhân quyền vi phạm.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tòa án Nhân quyền châu Âu · Xem thêm »

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu

Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) là một tổ chức an ninh liên chính phủ lớn nhất thế giới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (viết tắt theo tiếng Anh: OIC) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1969, gồm 57 quốc gia thành viên.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo · Xem thêm »

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD, tiếng Pháp: Organisation de coopération et de développement économiques, OCDE) có mục đích là để tìm ra các chính sách phát triển kinh tế cùng phúc lợi của người dân.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế · Xem thêm »

Tổng thống chế

Các nước "cộng hòa tổng thống" với mức độ "tổng thống chế toàn phần" được biểu thị bằng màu '''Xanh biển'''. Các quốc gia có một mức độ "tổng thống chế bán phần" được biểu thị bằng màu '''Vàng'''. Các nước cộng hòa có tổng thống mà trong đó chức vụ tổng thống được quốc hội bầu lên được biểu thị bằng màu '''Xanh lá'''. '''Cam''' là các nước "Cộng hòa đại nghị". '''Màu đỏ''' là các nước "Quân chủ lập hiến". '''Màu tím''' là các nước "Quân chủ chuyên chế". '''Màu nâu''' là các nước đơn đảng. Tổng thống chế hay Hệ thống tổng thống (tiếng Anh: Presidential system) là một hệ thống chính phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại và ngự trị (như tên gọi) tách biệt khỏi ngành lập pháp.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống chế · Xem thêm »

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Thời đại đồ đá cũ

Homo neanderthalensis'', có niên đại từ khoảng 500.000 TCN tới 400.000 TCN Thời đại đồ đá cũ là giai đoạn đầu của thời đại đồ đá trong thời tiền sử, được phân biệt bằng sự phát triển của các công cụ đá.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thời đại đồ đá cũ · Xem thêm »

Thời đại đồ đá mới

Thời đại đồ đá mới là một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người, bắt đầu từ khoảng năm 10.200 TCN theo bảng niên đại ASPRO ở một vài nơi thuộc Trung Đông, và sau đó ở các nơi khác trên thế giới và kết thúc giữa 4500 và 2000 BC.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thời đại đồ đá mới · Xem thêm »

Thời đại đồ đồng đá

Thời đại đồ đồng đá hay thời đại đồng đá, thời kỳ đồ đồng đá, thời kỳ đồng đá, nguyên gốc từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp χαλκόςλίθος (khalkoslithos nghĩa là đồng đá), tại một số nước châu Âu được gọi là Copper Age (Anh)/Edad del Cobre (Tây Ban Nha)/Aevum cupri (La tinh)/Kupfersteinzeit (Đức)/Медный век (Nga) v.v đều có nghĩa là thời kỳ /đại đồ đồng.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thời đại đồ đồng đá · Xem thêm »

Thời đại đồ sắt

Trong khảo cổ học, thời đại đồ sắt là một giai đoạn trong phát triển của loài người, trong đó việc sử dụng các dụng cụ bằng sắt như là các công cụ và vũ khí là nổi bật.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thời đại đồ sắt · Xem thêm »

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva

Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva (Królestwo Polskie i Wielkie Księstwo Litewskie, Lenkijos Karalystė ir Lietuvos Didžioji Kunigaikštystė) hay Liên bang Ba Lan – Litva hay Thịnh vượng chung Ba Lan – Litva là một trong những quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Châu Âu thế kỷ 16 và 17.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva · Xem thêm »

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và The New York Times · Xem thêm »

The Washington Post

Trụ sở ''The Washington Post'' tại Washington, D.C Số báo ngày 21 tháng 7 năm 1969, loan tin về Apollo 11 đáp lên mặt trăng The Washington Post hay Bưu báo Washington là nhật báo lớn nhất và có thể là một trong những tờ báo lâu đời nhất ở Washington, D.C., thủ đô Hoa Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và The Washington Post · Xem thêm »

Theodosius I

Flavius Theodosius Augustus (11 tháng 1 năm 347 – 17 tháng 1 năm 395), cũng được gọi là Theodosius I hay Theodosius Đại đế, là hoàng đế đầu tiên của Vương triều Theodosius (La Mã), trị vì từ năm 379 đến khi chết năm 395.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Theodosius I · Xem thêm »

Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ)

Thư viện Quốc hội (tên tiếng Anh: Library of Congress), trên thực tế là thư viện quốc gia của Hoa Kỳ, là đơn vị nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Thư viện Quốc hội (Hoa Kỳ) · Xem thêm »

Tiếng Kurd

Tiếng Kurd (Kurdî, کوردی) là một dãy phương ngữ gồm các phương ngữ và ngôn ngữ liên quan đến nhau được nói bởi người Kurd ở Tây Á. Tiếng Kurd bao gồm ba nhóm phương ngữ gọi là Bắc Kurd (Kurmanji), Trung Kurd (Sorani), và Nam Kurd (Palewani).

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tiếng Kurd · Xem thêm »

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul, là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tiếng Trung Quốc · Xem thêm »

Tiếng Zaza

Tiếng Zaza - còn gọi là tiếng Kirmanj, tiếng Kird hoặc tiếng Diml - là ngôn ngữ được nói chủ yếu ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tiếng Zaza · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tiểu Á · Xem thêm »

Tichodroma muraria

Tichodroma muraria là một loài chim trong họ Tichodromidae.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tichodroma muraria · Xem thêm »

Tigris

Tigris (Tiếng Việt:Ti-gơ-rơ hoặc Tigrơ, được phiên âm từ tên tiếng Pháp: Tigre) là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Tigris · Xem thêm »

Times Higher Education

The Times Higher Education Supplement, cũng viết tắt là The Times Higher hay The THES là một tờ báo đặt trụ sở tại thủ đô London.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Times Higher Education · Xem thêm »

Trabzon

Trabzon là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trabzon · Xem thêm »

Trận Chaldiran

Trận Chaldiran (còn gọi là Chaldoran hay Çaldıran) nổ ra ngày 23 tháng 8 năm 1514, là chiến thắng quyết định của Đế quốc Ottoman trước Safavid.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trận Chaldiran · Xem thêm »

Trận Manzikert

Trận Manzikert là một trận đánh diễn ra vào ngày 26 tháng 8 năm 1071 ở gần Manzikert (Malazgirt, tỉnh Muş, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) giữa đế quốc Byzantium (Đông La Mã) và đế quốc Seljuk.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trận Manzikert · Xem thêm »

Triết học Truman

Học thuyết Truman được đề xuất bởi Tổng thống Truman của Hoa Kỳ dựa trên chính sách ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản được thông qua ngày 22 tháng 5 năm 1947.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Triết học Truman · Xem thêm »

Troia

Troia hay Troy (tiếng Hy Lạp: Τροία Troia hay Ίλιον Ilion; tiếng Latin: Troia, Ilium), còn được nhắc đến là Tơ-roa hay Tơroa trong một số tài liệu, là một thành phố cổ, nằm ở vị trí của Hisarlik, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Troia · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Á · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc · Xem thêm »

Trường phái dã thú

Henri Matisse Trường phái dã thú (Fauvism hay Les Fauves) là một trường phái nghệ thuật tồn tại trong thời gian ngắn của một nhóm họa sĩ hiện đại.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Trường phái dã thú · Xem thêm »

Turgut Özal

Halil Turgut Özal (13 tháng 10 năm 192717 tháng 4 năm 1993) là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thứ 8 từ năm 1989 đến năm 1993.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Turgut Özal · Xem thêm »

Turkish Airlines

Những đường bay mà THY đã mở. THY - Turkish Airlines, Inc. (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türk Hava Yolları Anonim Ortaklığı) là hãng hàng không quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ, có trụ sở ở thành phố Istanbul.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Turkish Airlines · Xem thêm »

UEFA Europa League

Biểu trưng của Cúp UEFA trước năm 2004 Biểu trưng của cúp UEFA từ năm 2004-2009 UEFA Europa League (tên cũ là Cúp UEFA; tên thường gọi ở Việt Nam là Cúp C3), sau này gọi là Cúp C2 (do ở mức thấp hơn Champions League vốn gọi là Cúp C1) là giải bóng đá hàng năm do Liên đoàn bóng đá châu Âu tổ chức cho các câu lạc bộ châu Âu đoạt thứ hạng cao trong các giải vô địch quốc gia nhưng không giành quyền tham dự cúp UEFA Champions League.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và UEFA Europa League · Xem thêm »

Urartu

Urartu (Ուրարտու), còn gọi là Vương quốc Van (tiếng Urartu: Biai, Biainili; Վանի թագավորություն, Vani t′agavorut′yun; tiếng Assyria: māt Urarṭu; tiếng Babylon: Urashtu), là một vương quốc thời kỳ đồ sắt, tập trung quanh hồ Van tại sơn nguyên Armenia.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Urartu · Xem thêm »

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), thường gọi tắt là Anh Quốc hoặc Anh (United Kingdom hoặc Great Britain), là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland · Xem thêm »

Vương quốc Odrysia

Vương quốc Odrysia là một liên minh của các bộ tộc Thrace tồn tại kéo dài từ thế kỉ thứ 5 TCN tới thế kỷ 3 TCN.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Odrysia · Xem thêm »

Washington, D.C.

Washington, D.C. là thủ đô của Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Địa danh này được vinh dự mang tên vị Tổng thống đầu tiên George Washington của Hợp chúng quốc, kết hợp với tên của người khám phá ra châu Mỹ Christopher Columbus thành tên chính thức Washington District of Columbia (viết tắt D.C.), có nghĩa Đặc khu Columbia, thành phố này còn thường được gọi là Washington the District, hoặc đơn giản hơn D.C. Trong tiếng Việt, District of Columbia cũng được dịch là Quận Columbia nhưng dễ nhầm lẫn vì có đến 8 quận tại Hoa Kỳ mang tên Columbia, đặc biệt nhất là quận Columbia, Washington, một quận nằm trong tiểu bang Washington; trong nhiệm kỳ tổng thống của George Washington, thành phố được kế hoạch bởi kỹ sư Pierre-Charles L'Enfant (1754–1825) và được xây dựng làm thủ đô.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Washington, D.C. · Xem thêm »

Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education

Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education (tiếng Anh: Times Higher Education World Universities Ranking hoặc THE World University Rankings) là cuộc bình chọn xếp hạng các trường cao đẳng và đại học trên toàn thế giới bởi tạp chí Times Higher Education (THE) của Liên hiệp Anh.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và Xếp hạng đại học thế giới Times Higher Education · Xem thêm »

.tr

.tr là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) của Thổ Nhĩ Kỳ. Được quản lý bởi Đại học Kỹ thuật Trung Đông..nc.tr được dùng làm tên miền cấp 2 cho Cộng hòa Bắc Síp thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, vì nó không được gán mã quốc gia. Các tên miền cấp 2 khác.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và .tr · Xem thêm »

1923

1923 (số La Mã: MCMXXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và 1923 · Xem thêm »

1949

1949 (số La Mã: MCMXLIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và 1949 · Xem thêm »

1963

Không có mô tả.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và 1963 · Xem thêm »

1995

Theo lịch Gregory, năm 1995 (số La Mã: MCMXCV) là một năm bắt đầu từ ngày Chủ nhật.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và 1995 · Xem thêm »

2005

2005 (số La Mã: MMV) là một năm thường bắt đầu vào thứ bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Thổ Nhĩ Kỳ và 2005 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kì, Thổ nhĩ kỳ, Thổ-nhĩ-kỳ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »