Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen

Mục lục Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen

Don Davis phác họa ảnh hưởng của thiên thạch bolide Badlands gần Drumheller, Alberta, tây Canada lộ ra ranh giới K-T do hoạt động xói mòn Đá Wyoming (US) với lớp sét kết nằm giữa chứa hàm lượng iridi cao gấp 1000 lần so với trong các lớp nằm trên và dưới. Hình được chụp tại bảo tàng lịch sử tự nhiên San Diego Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen (K–Pg) hay Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại Đệ Tam (K–T) xảy ra cách đây khoảng 65,5 triệu năm (Ma) vào cuối thời kỳ Maastricht, là hiện tượng các loài động thực vật tuyệt chủng với quy mô lớn trong một khoảng thời gian địa chất ngắn. Sự kiện này còn liên quan đến ranh giới địa chất giữa kỷ Creta và kỷ Paleogen, đó là một dải trầm tích mỏng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của đại Trung Sinh và bắt đầu đại Tân Sinh. Các hóa thạch khủng long không thuộc lớp chim chỉ được tìm thấy bên dưới ranh giới k-T, điều này cho thấy rằng các khủng long khác chim đã tuyệt chủng trong sự kiện này. Một số lượng rất ít hóa thạch khủng long đã được tìm thấy bên trên ranh giới K-T, nhưng được giải thích là do quá trình tái lắng đọng các vật liệu này, nghĩa là các hóa thạch bị bóc mòn từ các vị trí nguyên thủy của chúng và sau đó được bảo tồn trong các lớp trầm tích được hình thành sau đó. Thương long, thằn lằn cổ rắn, thằn lằn có cánh, và một số loài thực vật và động vật không xương sống cũng tuyệt chủng. Nhánh động vật có vú đã tồn tại qua sự kiện này với một số ít bị tuyệt chủng, và phân tỏa tiến hóa từ các nhánh có mặt trong tầng Maastricht đã xuất hiện nhiều sau ranh giới này. Các tốc độ tuyệt chủng và phân nhánh thay đổi ở các nhánh sinh vật khác nhau. Các nhà khoa học giả thuyết rằng sự kiện tuyệt chủng K–T là do một hoặc nhiều thảm họa, như sự tác động mạnh mẽ của các thiên thạch (giống như hố Chicxulub), hoặc do sự gia tăng mức độ hoạt động của núi lửa. Một vài hố va chạm và hoạt động núi lửa mạnh mẽ đã được định tuổi tương ứng với thời gian xảy ra sự kiện tuyệt chủng. Các sự kiện địa chất như thế này có thể làm giảm lượng ánh sáng và mức độ quang hợp, dẫn đến sự phá hủy hệ sinh thái của Trái Đất trên quy mô lớn. Các nhà nghiên cứu khác thì tin tằng sự tuyệt chủng phát triển từ từ, là kết quả của sự biến đổi chậm hơn của mực nước biển hoặc khí hậu.

138 quan hệ: Alberta, Amphisbaenia, Ankylosaurus, Axit sulfuric, Á điểu, Động vật chân đầu, Động vật thân mềm, Bán đảo Yucatán, Bão lửa, Bò sát có vảy, Bò sát gai lưng, Bạch tuộc, Bẫy Deccan, Bộ Đà điểu, Bộ Cá sấu, Bộ Cá voi, Bộ Dơi, Bộ Guốc chẵn, Bộ Không đuôi, Bộ Mực ống, Bộ Mực nang, Bộ Rùa, Bộ San hô cứng, Biển Bắc, Biển lùi, Canada, Canxi cacbonat, Canxi sulfat, Catalunya, Cá mập, Cá sấu, Côn trùng, Cổ sinh vật học, Cộng sinh, Cetartiodactyla, Chim, Chim hiện đại, Chuỗi thức ăn, Coleoidea, Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý, Dực long, Giải Nobel Vật lý, Giun, Hóa thạch, Họ Điệp, Họ Cá sấu mõm dài, Họ Cá sấu mõm ngắn, Hố Chicxulub, Hệ thực vật, Hiệu ứng nhà kính, ..., Huyền phù, Iridi, Kỷ Creta, Kỷ Jura, Kỷ Ordovic, Kỷ Paleogen, Khói, Khủng long, Khủng long bạo chúa, Khủng long mỏ vịt, Kiến tạo sơn, Lớp Cá sụn, Lớp Thú, Lớp vỏ (địa chất), Lõi ngoài (Trái Đất), Liên bộ Cá đuối, Liên lớp Cá xương, Luis Alvarez, Mây, México, Mêga, Mảng Ấn Độ, Mảng châu Phi, Milimét, Montana, Mưa axit, Núi lửa, Nấm, Năng lượng Mặt Trời, New Zealand, Ngành Dương xỉ, Nhánh, Nhũ tương, Pachycephalosaurus, Phân đại Đệ Tam, Phân lớp Cúc đá, Phân thứ lớp Cá xương thật, Pyrénées, Quang hợp, Rạn san hô, Rắn, San hô, Sao chổi, Sao chổi Shoemaker-Levy 9, Sao Mộc, Sóng thần, Săn mồi, Science (tập san), Sinh khối, Sinh quyển, Sinh vật phù du, Sol (hệ keo), Sphenodon, Suất phản chiếu, Suối, Sương khói, Tảo, Tảo silic, Tầng bình lưu, Tầng Maastricht, Thân mềm hai mảnh vỏ, Thú có túi, Thạch cao, Thằn lằn, Thằn lằn cổ rắn, Thằn lằn chúa, Thế Miocen, Thế Paleocen, Thềm lục địa, Thực vật, Thực vật có hoa, Thực vật phù du, Thương long, Tiểu hành tinh, Torosaurus, Trai (động vật), Trái Đất, Trùng lỗ, Trùng tia, Trầm tích, Triceratops, Tuyệt chủng, Ukraina, Vòng Nam Cực, Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Wide-field Infrared Survey Explorer, Yucatán, 298 Baptistina. Mở rộng chỉ mục (88 hơn) »

Alberta

Alberta là một tỉnh miền Tây Canada, với thủ phủ là Edmonton và thành phố lớn nhất là Calgary. Ngoài ra, tỉnh còn có các thành phố khác như Airdrie, Banff, Red Deer, Lethbridge và Medicine Hat. Theo cuộc điều tra dân số vào 2011, thì dân số của Alberta vào khoảng 3.645.257, là hành tỉnh có tổng dân số lớn nhất 3 tỉnh prairies của Canada. Tình là một trong hai tỉnh duy nhất của Canada không giáp biển. Trên hình thức, người đứng đầu tỉnh Alberta là tỉnh trưởng (Lieutenant-Governor) Don Ethell, do Toàn quyền Canada bổ nhiệm làm người đại diện của Nữ hoàng Canada tại tỉnh Alberta. Người nắm quyền hành pháp trên thực tế là Thủ hiến (premier) của Alberta, hiện tại là bà Alison Redford thuộc Đảng bảo thủ cấp tiến Alberta. Alberta được đặt theo tên của Công chúa Louise Caroline Alberta (1848-1939), là con gái thứ tư của Nữ hoàng Victoria. Công chúa còn là vợ của Sir John Campbell, vốn là Toàn quyền Canada từ 1878-1883. Hồ Louise cũng được vinh dự mang tên của công chúa này. Biểu tượng chính thức của tỉnh Alberta là hoa hồng dại (Rosa acicularis). Những người nói tiếng Anh dùng từ "Albertan" để chỉ cư dân sinh sống tại tỉnh này.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Alberta · Xem thêm »

Amphisbaenia

Amphisbaenia là một nhóm, đôi khi được phân loại ở cấp phân bộ hoặc đơn thuần chỉ là một nhánh, trong bộ bò sát có vảy (Squamata).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Amphisbaenia · Xem thêm »

Ankylosaurus

Ankylosaurus (hoặc, (có nghĩa là "thằn lằn hợp nhất") là một chi giáp long đuôi chùy, gồm một loài, A. magniventris. Hóa thạch Ankylosaurus được tìm thấy trong thành hệ địa chất có niên đại cuối kỷ Phấn Trắng (khoảng từ 66,5-65,5 triệu năm trước đây ở miền tây Bắc Mỹ. Ankylosaurus là một trong những chi khủng long nổi tiếng nhất và đã xuất hiện trong văn hóa đại chúng từ lâu.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Ankylosaurus · Xem thêm »

Axit sulfuric

Axit sulfuric (a-xít sun-phu-rích, bắt nguồn từ tiếng Pháp: acide sulfurique) có công thức hóa học là H2SO4, là một chất lỏng sánh như dầu, không màu, không mùi, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Axit sulfuric · Xem thêm »

Á điểu

Á điểu (Danh pháp khoa học: Enantiornithes) là một nhóm các loài chim tiền sử đã tồn và và tuyệt chủ ở kỷ Mesozoic, chúng được phân loại bao gồm 05 họ chim khác nhau ở thời kỳ tiền sử và được biết đến qua các hóa thạch khai quật được.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Á điểu · Xem thêm »

Động vật chân đầu

Động vật chân đầu là một lớp động vật thân mềm có danh pháp khoa học là Cephalopoda (tiếng Hy Lạp (kephalópoda); "chân-đầu").

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Động vật chân đầu · Xem thêm »

Động vật thân mềm

sên biển Một số loài ốc nón (Limpet) Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Động vật thân mềm · Xem thêm »

Bán đảo Yucatán

Bán đảo Yucatán (Península de Yucatán), nằm tại đông nam México, tách biệt biển Caribe với vịnh México, bờ biển phía bắc của bán đảo nằm bên eo biển Yucatán.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bán đảo Yucatán · Xem thêm »

Bão lửa

Hình vẽ bão lửa nhấn chìm Luân Đôn năm 1666 Bão lửa là cách gọi những đám cháy dữ dội đã tự tạo cho mình một hệ thống đối lưu và gió riêng khiến nó trở nên cực kỳ lớn và rất khó kiểm soát hay dập tắt.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bão lửa · Xem thêm »

Bò sát có vảy

Bộ Có vảy hay bò sát có vảy (danh pháp khoa học: Squamata) là một bộ bò sát lớn nhất hiện nay, bao gồm các loài thằn lằn và rắn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bò sát có vảy · Xem thêm »

Bò sát gai lưng

Rhynchocephalia là một bộ bò sát giống thằn lằn chỉ có 1 chi (Sphenodon) và 2 loài còn sinh tồn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bò sát gai lưng · Xem thêm »

Bạch tuộc

Bạch tuộc là một loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval), thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bạch tuộc · Xem thêm »

Bẫy Deccan

Bẫy Deccan nhìn từ Matheran, MH, Ấn Độ Bẫy Deccan có màu tìm đậm ở trên bản đồ địa chất Ấn Độ Bẫy Deccan gầnMatheran, phía đông Mumbai Bẫy Deccan gần Pune Bẫy Deccan là một miền đá mácma lớn nằm trên cao nguyên Deccan vùng trung tây Ấn Độ (giữa 17°–24°N, 73°–74°E) là một trong những kiểu núi lửa lớn nhất Trái Đất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bẫy Deccan · Xem thêm »

Bộ Đà điểu

Bộ Đà điểu (danh pháp khoa học: Struthioniformes) là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Đà điểu · Xem thêm »

Bộ Cá sấu

Bộ Cá sấu là một bộ thuộc lớp Mặt thằn lằn (Sauropsida) hay theo các phân loại truyền thống thì thuộc lớp Bò sát (Reptilia), xuất hiện từ khoảng 84 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng (Cretaceous, tầng Champagne).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Cá sấu · Xem thêm »

Bộ Cá voi

Bộ Cá voi (danh pháp khoa học: Cetacea), nguồn gốc từ tiếng La tinh cetus, cá voi) bao gồm các loài cá voi, cá heo và cá nhà táng. Tuy trong tên gọi của chúng có từ cá, nhưng chúng không phải là cá mà là các loài động vật có vú thật sự. Cetus là từ trong tiếng La tinh và được sử dụng trong các tên gọi sinh học để mang nghĩa "cá voi"; ý nghĩa nguyên thủy của nó là "động vật lớn ở biển" là tổng quát hơn. Nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ketos ("quái vật biển"). Cá voi học là một nhánh của khoa học hải dương gắn liền với nghiên cứu các loài cá voi. Các loài thú dạng cá voi là các loài thú chủ yếu đã thích nghi đầy đủ với cuộc sống dưới nước. Cơ thể của chúng có dạng tựa hình thoi (hình con suốt). Các chi trước bị biến đổi thành chân chèo. Các chi sau nhỏ là cơ quan vết tích; chúng không gắn vào xương sống và bị ẩn trong cơ thể. Đuôi có các thùy đuôi nằm ngang (ở cá thật sự thì các thùy đuôi nằm dọc). Các loài cá voi gần như không có lông, và chúng được cách nhiệt bởi một lớp mỡ cá voi dày. Khi xét tổng thể như một nhóm động vật thì các loài cá voi đáng chú ý ở chỗ chúng có trí thông minh cao. Bộ Cá voi chứa khoảng 90 loài, gần như tất cả là động vật đại dương, ngoại trừ 5 loài cá heo nước ngọt. Các loài còn sinh tồn trong bộ này được chia thành 2 phân bộ là Mysticeti (cá voi tấm sừng) và Odontoceti (cá voi có răng, bao gồm trong đó cả các loài cá heo).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Cá voi · Xem thêm »

Bộ Dơi

Bộ Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Dơi · Xem thêm »

Bộ Guốc chẵn

Bộ Guốc chẵn là tên gọi của một bộ động vật có danh pháp khoa học là Artiodactyla trong lớp Thú (Mammalia).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Guốc chẵn · Xem thêm »

Bộ Không đuôi

Bộ Không đuôi là một nhóm động vật lưỡng cư đa dạng và phong phú, chúng có cơ thể ngắn, không đuôi, có danh pháp khoa học là Anura (tiếng Hy Lạp cổ đại an-, thiếu + oura, đuôi).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Không đuôi · Xem thêm »

Bộ Mực ống

Bộ Mực ống (danh pháp khoa học: Teuthida) là một nhóm động vật biển thuộc siêu bộ Mười chân (Decapodiformes) của lớp Chân đầu (Cephalopoda).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Mực ống · Xem thêm »

Bộ Mực nang

Bộ Mực nang (danh pháp hai phần: Sepiida) là một bộ động vật nhuyễn thể thuộc lớp Cephalopoda (trong đó cũng bao gồm mực ống, bạch tuộc và ốc anh vũ).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Mực nang · Xem thêm »

Bộ Rùa

Bộ Rùa (danh pháp khoa học: Testudines) là những loài bò sát thuộc nhóm chỏm cây của siêu bộ Chelonia (hay Testudinata).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ Rùa · Xem thêm »

Bộ San hô cứng

Bộ San hô cứng hay San hô đá (danh pháp khoa học: Scleractinia) là các loài san hô có khung xương cứng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Bộ San hô cứng · Xem thêm »

Biển Bắc

Bắc Hải hay Biển Bắc (trước đây còn có tên gọi là Đại dương Đức - German Ocean) là một vùng biển phía bắc Đại Tây Dương.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Biển Bắc · Xem thêm »

Biển lùi

Biển lùi hay còn gọi là biển thoái, là một tiến trình địa chất xảy ra khi mực nước biển hạ thấp làm lộ các phần của đáy biển.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Biển lùi · Xem thêm »

Canada

Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca-na-đa; phát âm tiếng Anh) hay Gia Nã Đại, là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Canada · Xem thêm »

Canxi cacbonat

Cacbonat canxi hay Canxi cacbonat là một hợp chất hóa học với công thức hóa học là CaCO3.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Canxi cacbonat · Xem thêm »

Canxi sulfat

Sulphat canxi (hay sulfat canxi, canxi sulphat, canxi sulfat) là một hóa chất công nghiệp và thí nghiệp thông dụng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Canxi sulfat · Xem thêm »

Catalunya

Catalunya (Catalunya, Catalonha, Cataluña) là một cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha, tọa lạc ở miền đông bắc bán đảo Iberia.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Catalunya · Xem thêm »

Cá mập

Cá mập là một nhóm cá thuộc lớp Cá sụn, thân hình thủy động học dễ dàng rẽ nước, có từ 5 đến 7 khe mang dọc mỗi bên hoặc gần đầu (khe đầu tiên sau mắt gọi là lỗ thở), da có nhiều gai nhỏ bao bọc cơ thể chống lại ký sinh, các hàng răng trong mồm có thể mọc lại được.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Cá mập · Xem thêm »

Cá sấu

Cá sấu là các loài thuộc họ Crocodylidae (đôi khi được phân loại như là phân họ Crocodylinae).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Cá sấu · Xem thêm »

Côn trùng

Côn trùng, hay sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Côn trùng · Xem thêm »

Cổ sinh vật học

Cổ sinh vật học là một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, về các loài động vật và thực vật cổ xưa, dựa vào các hóa thạch tìm được, là các chứng cứ về sự tồn tại của chúng được bảo tồn trong đá.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Cổ sinh vật học · Xem thêm »

Cộng sinh

hải quỳ. Hươu và khỉ kiếm ăn cùng nhau để canh chừng cho nhau Cộng sinh là sự tương tác gần gũi và có thể diễn ra trong thời gian dài giữa hai hay nhiều loài sinh vật khác nhau.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Cộng sinh · Xem thêm »

Cetartiodactyla

Cá voi lưng gù nhảy lên mặt nước. Một bầy hà mã tại thung lũng Luangwa, Zambia. Cetartiodactyla là tên gọi khoa học của một nhánh, trong đó hiện nay người ta đặt cả các loài cá voi (bao gồm cả cá heo) và động vật guốc chẵn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Cetartiodactyla · Xem thêm »

Chim

Chim (danh pháp khoa học: Aves) là tập hợp các loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Chim · Xem thêm »

Chim hiện đại

Chim hiện đại (danh pháp khoa học: Neornithes) là một phân lớp thuộc lớp Chim.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Chim hiện đại · Xem thêm »

Chuỗi thức ăn

nổi. Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Chuỗi thức ăn · Xem thêm »

Coleoidea

Coleoidea là một nhóm động vật thân mềm chiếm đa số các loài bạch tuộc, mực và tất cả các thành viên của Coleoidea.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Coleoidea · Xem thêm »

Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý

Giải Nobel Vật lý (Tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i fysik) là giải thưởng thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Danh sách người đoạt giải Nobel Vật lý · Xem thêm »

Dực long

Thằn lằn có cánh hay Dực long là các bò sát biết bay trong nhánh hoặc bộ Pterosauria.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Dực long · Xem thêm »

Giải Nobel Vật lý

Mặt sau huy chương giải Nobel vật lý Giải Nobel về vật lý là một trong những giải Nobel được trao hàng năm cho các nhà vật lý và thiên văn có những khám phá và những đóng góp nổi trội trong lĩnh vực vật lý hàng năm.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Giải Nobel Vật lý · Xem thêm »

Giun

Giun (tên gọi khác: Trùng, trùn) là khái niệm dùng để chỉ các động vật không xương sống có cơ thẻ điển hình là thân hình trụ dài và không có chân.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Giun · Xem thêm »

Hóa thạch

Gỗ hóa thạch tại Vườn quốc gia rừng hóa đá. Cấu trúc bên trong của cây và vỏ cây được duy trì trong quy trình hoán vị. Cúc đá Hóa thạch là những di tích và di thể (xác) của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngành cổ sinh vật học...

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Hóa thạch · Xem thêm »

Họ Điệp

Họ Điệp (danh pháp khoa học: Pectinidae) là một họ thân mềm hai mảnh vỏ thuộc bộ Pectinoida.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Họ Điệp · Xem thêm »

Họ Cá sấu mõm dài

Họ Cá sấu Ấn Độ, họ Cá sấu sông Hằng hay họ Cá sấu mõm dài (danh pháp khoa học: Gavialidae) là các tên gọi trong tiếng Việt để chỉ một họ bò sát trong bộ Cá sấu (Crocodilia).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Họ Cá sấu mõm dài · Xem thêm »

Họ Cá sấu mõm ngắn

Họ Cá sấu mõm ngắn, tên khoa học Alligatoridae, là một họ (sinh học) bao gồm cá sấu mõm ngắn thực thụ và Cá sấu Caiman.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Họ Cá sấu mõm ngắn · Xem thêm »

Hố Chicxulub

accessdate.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Hố Chicxulub · Xem thêm »

Hệ thực vật

Hệ thực vật là tập hợp các loại thực vật sống trong một vùng hoặc một giai đoạn nhất định, thường là chúng xuất hiện tự nhiên hay các loài thực vật bản địa.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Hệ thực vật · Xem thêm »

Hiệu ứng nhà kính

Chu trình hiệu ứng nhà kính Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Hiệu ứng nhà kính · Xem thêm »

Huyền phù

Huyền phù bột mì trong nước. Huyền phù (Nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Huyền phù · Xem thêm »

Iridi

Iridi là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 77 và ký hiệu là Ir.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Iridi · Xem thêm »

Kỷ Creta

Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 Ma.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Kỷ Creta · Xem thêm »

Kỷ Jura

Kỷ Jura là một kỷ trong niên đại địa chất kéo dài từ khoảng 200 triệu năm trước, khi kết thúc kỷ Tam điệp tới khoảng 146 triệu năm trước, khi bắt đầu kỷ Phấn trắng (Creta).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Kỷ Jura · Xem thêm »

Kỷ Ordovic

Kỷ Ordovic là kỷ thứ hai trong số sáu (bảy tại Bắc Mỹ) kỷ của đại Cổ Sinh.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Kỷ Ordovic · Xem thêm »

Kỷ Paleogen

Kỷ Paleogen (hay kỷ Palaeogen) còn gọi là kỷ Cổ Cận, là một đơn vị cấp kỷ trong niên đại địa chất, bắt đầu khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) và kết thúc vào khoảng 23,03 ± 0,05 Ma.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Kỷ Paleogen · Xem thêm »

Khói

ngành nuôi ong Khói là tập hợp các khí và các hạt chất lỏng hoặc chất rắn lơ lửng trong không khí sinh ra khi một nguyên liệu bị đốt cháy hoặc chưng khô, kèm theo đó là một lượng không khí bị cuốn theo và trộn lẫn vào các phần tử đó.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Khói · Xem thêm »

Khủng long

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Khủng long · Xem thêm »

Khủng long bạo chúa

Tyrannosaurus (hay có nghĩa là thằn lằn bạo chúa, được lấy từ tiếng Hy Lạp "tyrannos" (τύραννος) nghĩa là "bạo chúa", và "sauros" (σαῦρος) nghĩa là "thằn lằn"), còn được gọi là Khủng long bạo chúa trong văn hóa đại chúng, là một chi khủng long theropoda sống vào cuối kỷ Phấn Trắng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Khủng long bạo chúa · Xem thêm »

Khủng long mỏ vịt

Hadrosauridae hay khủng long mỏ vịt, bao gồm các loài Khủng long chân chim như Edmontosaurus và Parasaurolophus.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Khủng long mỏ vịt · Xem thêm »

Kiến tạo sơn

Kiến tạo sơn hay tạo núi (tiếng Hy Lạp orogenesis, oros là "núi" còn genesis là "sinh", có nghĩa là "tạo núi") đề cập đến sự tạo thành núi tự nhiên, và có thể được nghiên cứu như là (a) đối tượng kiến tạo cấu trúc, (b) đối tượng địa lý, và (c) đối tượng niên đại học.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Kiến tạo sơn · Xem thêm »

Lớp Cá sụn

Lớp Cá sụn (danh pháp khoa học: Chondrichthyes là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp, các cặp lỗ mũi, vảy, tim hai ngăn và bộ xương hợp thành từ chất sụn chứ không phải xương. Nhóm cá này được chia thành 2 phân lớp: Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) và Holocephali (cá toàn đầu, đôi khi gọi là cá mập ma, và đôi khi cũng được tách riêng ra thành một lớp của chính chúng). Nằm trong cận ngành Gnathostomata, cá sụn là khác biệt với tất cả các động vật có xương sống có quai hàm còn lại, với tất cả các thành viên còn sinh tồn của nó thuộc về Teleostomi.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Lớp Cá sụn · Xem thêm »

Lớp Thú

Lớp Thú (danh pháp khoa học: Mammalia, còn được gọi là Động vật có vú hoặc Động vật hữu nhũ) là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới (neocortex, một khu vực của não).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Lớp Thú · Xem thêm »

Lớp vỏ (địa chất)

Lõi trong Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Lớp vỏ (địa chất) · Xem thêm »

Lõi ngoài (Trái Đất)

Lõi trong Lõi ngoài của Trái Đất là một lớp vật chất ở dạng lỏng, bao gồm sắt và niken cùng một lượng nhỏ lưu huỳnh và ôxy (khoảng 10%), nằm phía trên lõi trong ở dạng rắn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Lõi ngoài (Trái Đất) · Xem thêm »

Liên bộ Cá đuối

Siêu bộ Cá đuối (danh pháp khoa học: Batoidea) là một siêu bộ cá sụn chứa khoảng trên 500 loài đã miêu tả trong 13-19 họ.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Liên bộ Cá đuối · Xem thêm »

Liên lớp Cá xương

Siêu lớp Cá xương (danh pháp khoa học: Osteichthyes) là một siêu lớp trong phân loại học cho các loài cá, bao gồm cá vây tia (Actinopterygii) và cá vây thùy (Sarcopterygii) khi nhóm cá vây thùy không gộp cả Tetrapoda.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Liên lớp Cá xương · Xem thêm »

Luis Alvarez

Luis W. Alvarez (13/11/1911 - 1/9/1988) là một nhà vật lý thực nghiệm và nhà phát minh Hoa Kỳ.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Luis Alvarez · Xem thêm »

Mây

Các đám mây khi thời tiết đẹp Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Mây · Xem thêm »

México

México (tiếng Tây Ban Nha: México, tiếng Anh: Mexico, phiên âm: "Mê-xi-cô" hoặc "Mê-hi-cô",Hán-Việt: "nước Mễ Tây Cơ"), tên chính thức: Hợp chúng quốc México (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và México · Xem thêm »

Mêga

Mêga (viết tắt M) là một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ bội số lớn gấp 106 hay 1.000.000 lần.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Mêga · Xem thêm »

Mảng Ấn Độ

border.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Mảng Ấn Độ · Xem thêm »

Mảng châu Phi

border.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Mảng châu Phi · Xem thêm »

Milimét

Một milimét (viết tắt là mm) là một khoảng cách bằng 1/1000 mét.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Milimét · Xem thêm »

Montana

Montana là một tiểu bang nằm ở miền tây bắc Hoa Kỳ, là bang thứ 41 gia nhập liên bang vào ngày 8 tháng 11 năm 1889.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Montana · Xem thêm »

Mưa axit

Mưa axit Mưa axit là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải CO2, SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Mưa axit · Xem thêm »

Núi lửa

300px Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Núi lửa · Xem thêm »

Nấm

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Nấm · Xem thêm »

Năng lượng Mặt Trời

quang điện lớn nhất ở Bắc Mỹ. Năng lượng mặt trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời, đã được khai thác bởi con người từ thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờ hết.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Năng lượng Mặt Trời · Xem thêm »

New Zealand

New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân; phát âm tiếng Anh:; tiếng Māori: Aotearoa) hay Tân Tây Lanlà một đảo quốc tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và New Zealand · Xem thêm »

Ngành Dương xỉ

Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loàiChapman Arthur D. (2009).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Ngành Dương xỉ · Xem thêm »

Nhánh

Cây phân loài của một nhóm sinh học. Phần màu đỏ và xanh lam là các ''nhánh'' (i.e., nhánh hoàn chỉnh). Màu lục không phải nhánh, nhưng đại diện cho một cấp tiến hóa, nhóm không hoàn chỉnh, do nhánh màu xanh là hậu duệ của nó, nhưng nằm ngoài nó. Trong phân loại sinh học, nhánh(from Ancient Greek, klados, "branch") là từ dùng để chỉ tập hợp một số loài (tuyệt chủng hoặc còn tồn tại) và tất cả con cháu của chúng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Nhánh · Xem thêm »

Nhũ tương

Nhũ tương là một hệ phân tán cao của hai chất lỏng mà thông thường không hòa tan được vào nhau.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Nhũ tương · Xem thêm »

Pachycephalosaurus

Pachycephalosaurus (nghĩa là "thằn lớn đầu dày," từ tiếng Hy Lạp pachys-/παχυς- "dày", kephale/κεφαλη "đầu" và sauros/σαυρος "thằn lằn") là một chi khủng long thuộc họ Pachycephalosauridae.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Pachycephalosaurus · Xem thêm »

Phân đại Đệ Tam

Kỷ Đệ Tam (Tertiary) đã từng là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, kéo dài từ khi kết thúc kỷ Creta, vào khoảng 65 Ma (Ma: Mega annum, triệu năm) trước, tới khi bắt đầu kỷ Đệ Tứ, vào khoảng 1,8 Ma.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Phân đại Đệ Tam · Xem thêm »

Phân lớp Cúc đá

Cúc đá là tên gọi chỉ một nhóm các loài động vật không xương sống biển trong phân lớp Ammonoidea thuộc lớp chân đầu.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Phân lớp Cúc đá · Xem thêm »

Phân thứ lớp Cá xương thật

Phân thứ lớp Cá xương thật (Teleostei) là một trong ba nhóm cá thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Phân thứ lớp Cá xương thật · Xem thêm »

Pyrénées

Trung tâm dãy núi Pyrénées. Pyrénées (tiếng Việt: Pi-rê-nê; tiếng Anh: Pyrenees; tiếng Aragon: Perinés; tiếng Basque: Pirinioak; tiếng Catalan: Pirineus; tiếng Occitan: Pirenèus; tiếng Tây Ban Nha: Pirineos) là một dãy núi phía tây nam châu Âu tạo thành đường biên giới tự nhiên giữa Pháp và Tây Ban Nha.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Pyrénées · Xem thêm »

Quang hợp

Lá cây: nơi thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật. Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Quang hợp · Xem thêm »

Rạn san hô

Đa dạng sinh học tại rạn san hô Great Barrier, Úc. Rạn san hô hay ám tiêu san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Rạn san hô · Xem thêm »

Rắn

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Rắn · Xem thêm »

San hô

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và San hô · Xem thêm »

Sao chổi

Sao chổi West, với đuôi bụi màu trắng và đuôi khí màu xanh lam, bay trên bầu trời vào tháng 3 năm 1976. Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sao chổi · Xem thêm »

Sao chổi Shoemaker-Levy 9

Don Davis Sao chổi Shoemaker-Levy 9 (SL9, tên gọi thiên văn D/1993 F2) là một sao chổi va vào Sao Mộc năm 1994, và các nhà thiên văn đã được chứng kiến lần đầu hiện tượng hai thiên thể trong Hệ Mặt Trời đâm vào nhau.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sao chổi Shoemaker-Levy 9 · Xem thêm »

Sao Mộc

Sao Mộc hay Mộc tinh (chữ Hán: 木星) là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sao Mộc · Xem thêm »

Sóng thần

Sóng thần tràn vào Malé, thủ đô quần đảo Maldives ngày 26 tháng 12 năm 2004 Sóng thần (tiếng Nhật: 津波 tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sóng thần · Xem thêm »

Săn mồi

Săn mồi là hành động bản năng sinh tồn của các loài thú vật và côn trùng trong thế giới tự nhiên.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Săn mồi · Xem thêm »

Science (tập san)

Science (tiếng Anh của "khoa học") là tập san học thuật của Hiệp hội Mỹ vì sự Phát triển Khoa học (American Association for the Advancement of Science - AAAS) và được coi là một trong những tập san khoa học có uy tín nhất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Science (tập san) · Xem thêm »

Sinh khối

Gỗ là một nguồn sinh khối điển hình Sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống, hay gần đây là sinh vật sống, đa số là các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sinh khối · Xem thêm »

Sinh quyển

Hỗn hợp màu chỉ sự phân bổ sinh vật quang hợp của đại dương và đất liền, hình ảnh từ 09/2007 đến 08/2000 do Dự án SeaWiFS, NASA/Goddard Space Flight Center and ORBIMAGE. Sơ đồ 5 quyển của Trái Đất Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sinh quyển · Xem thêm »

Sinh vật phù du

Hình vẽ một số plankton Sinh vật phù du, hay phiêu sinh vật, là những sinh vật nhỏ sống trôi nổi hoặc có khả năng bơi một cách yếu ớt trong tầng nước ngọt, biển, đại dương.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sinh vật phù du · Xem thêm »

Sol (hệ keo)

Sol, còn gọi là dung dịch keo, là một hệ phân tán các hạt rắn kỵ dung môi có kích thước từ 1 đến 1000 nanômét trong một chất lỏng, có thể được tạo thành từ một huyền phù hay bằng cách ngưng kết.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sol (hệ keo) · Xem thêm »

Sphenodon

Sphenodon (tiếng Anh: tuatara) là một chi bò sát đặc hữu New Zealand.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sphenodon · Xem thêm »

Suất phản chiếu

Suất phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời với nhiều điều kiện bề mặt khác nhau. Suất phản chiếu hay suất phản xạ (tiếng Anh: albedo) là khái niệm liên quan đến hiện tượng "phản xạ khuếch tán" (diffuse reflection) hoặc công suất phản xạ của bề mặt.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Suất phản chiếu · Xem thêm »

Suối

Dòng suối xanh tại Jerome, Arizona (Hoa Kỳ) Suối là từ để chỉ những dòng nước chảy nhỏ và vừa, là dòng chảy tự nhiên của nước từ nơi cao xuống chỗ thấp hơn.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Suối · Xem thêm »

Sương khói

World Trade Center năm 1988 Biển báo giao thông tiếng Đức đến năm 2008, ''Verkehrsverbot bei Smog'' (Cấm lưu thông trong điều kiện sương khói) Sương khói là một loại chất gây ô nhiễm không khí.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Sương khói · Xem thêm »

Tảo

Tảo (tiếng La Tinh là cỏ biển) là một nhóm lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, lá.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tảo · Xem thêm »

Tảo silic

Tảo silic hay tảo cát là một nhóm tảo chính, và là một trong những loại phytoplankton phổ biến nhất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tảo silic · Xem thêm »

Tầng bình lưu

Trái Đất. Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái Đất và một số hành tinh.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tầng bình lưu · Xem thêm »

Tầng Maastricht

Tầng Maastricht là tầng cuối cùng của kỷ Creta, và vì thế là của đại Trung Sinh.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tầng Maastricht · Xem thêm »

Thân mềm hai mảnh vỏ

Thân mềm hai mảnh vỏ hay nhuyễn thể hai mảnh vỏ (danh pháp khoa học: Bivalvia, trước đây gọi là Lamellibranchia hay Pelecypoda) hay lớp Chân rìu là một lớp động vật thân mềm.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thân mềm hai mảnh vỏ · Xem thêm »

Thú có túi

Thú có túi (Danh pháp khoa học: Marsupialia) là một cận lớp của Lớp Thú, đặc trưng của các loài thuộc cận lớp này là có túi ở giống cái để mang con nhỏ.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thú có túi · Xem thêm »

Thạch cao

Thạch cao là khoáng vật trầm tích hay phong hóa rất mềm, với thành phần là muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4.2H2O).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thạch cao · Xem thêm »

Thằn lằn

Thằn lằn là một nhóm bò sát có vảy phân bố rộng rãi, với khoảng 3800 loài,.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thằn lằn · Xem thêm »

Thằn lằn cổ rắn

Plesiosauroidea (Hy Lạp: plēsios/πλησιος 'gần' và sauros/σαυρος 'thằn lằn') là một liên họ động vật bò sát biển ăn thịt đã tuyệt chủng trong bộ Plesiosauria.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thằn lằn cổ rắn · Xem thêm »

Thằn lằn chúa

Archosauria ('bò sát cổ') là một nhóm động vật quan trọng vào kỷ Tam điệp bên cạnh loài bò sát giống động vật có vú.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thằn lằn chúa · Xem thêm »

Thế Miocen

Thế Miocen hay thế Trung Tân là một thế địa chất kéo dài từ khoảng 23,03 tới 5,33 triệu năm trước (Ma).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thế Miocen · Xem thêm »

Thế Paleocen

Thế Paleocen hay thế Cổ Tân ("bình minh sớm của gần đây"), là một thế kéo dài từ khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước (Ma) tới khoảng 55,8 ± 0,2 Ma.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thế Paleocen · Xem thêm »

Thềm lục địa

Các vùng biển theo luật biển quốc tế Thềm lục địa là một phần của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà còn hiện nay là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thềm lục địa · Xem thêm »

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thực vật · Xem thêm »

Thực vật có hoa

Thực vật có hoa còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử, là một nhóm chính của thực vật.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thực vật có hoa · Xem thêm »

Thực vật phù du

Tảo cát là một trong những loại thực vật phiêu sinh phổ biến. Thực vật phù du là những sinh vật phù du sống tự dưỡng, dị dưỡng và hỗn hợp, chúng sống thành một tập hợp.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thực vật phù du · Xem thêm »

Thương long

Thương long, danh pháp khoa học Mosasauridae, là một họ thằn lằn biển lớn đã tuyệt chủng.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Thương long · Xem thêm »

Tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh, hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hệ mặt trời trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tiểu hành tinh · Xem thêm »

Torosaurus

Torosaurus (có nghĩa là "thằn lằn đục", thường bị hiểu sai như con "thằn lằn bò tót" chỉ vì tiền tố "toro" có nghĩa là con bò tót) là một chi khủng long ceratopsia (do Othniel Charles Marsh phát hiện) có một trong những hộp sọ lớn nhất của động vật cổ được biết đến thuộc thời ấy.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Torosaurus · Xem thêm »

Trai (động vật)

vỏ ngoài của Trai Trai là tên gọi thông dụng, chủ yếu dùng chỉ các loài động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (Bivalvia).

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Trai (động vật) · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Trái Đất · Xem thêm »

Trùng lỗ

Trùng lỗ (foraminifera hoặc đôi khi gọi tắt là foram) là một nhóm lớn các loài sinh vật nguyên sinh amip, là một trong những nhóm loài phiêu sinh phổ biến nhất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Trùng lỗ · Xem thêm »

Trùng tia

Trùng tia là các amip protozoa (có đường kính 0,1-0,2 mm) sản xuất ra các khung xương khoáng phức tạp, đặc biệt với vỏ bọc trung tâm chia tế bào thành các phần trong và ngoài.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Trùng tia · Xem thêm »

Trầm tích

Hồ Geneva. Trầm tích được tạo nên trên các công trình chặn nước nhân tạo vì các công trình này giảm tốc độ dòng chảy của nước và dòng chảy không thể mang nhiều trầm tích đi. Sự vận chuyển các tảng nước đá. Các tảng này có thể được tích tụ thành các tầng trầm tích đá. Trầm tích là các chất có thể được các dòng chảy chất lỏng vận chuyển đi và cuối cùng được tích tụ thành một lớp trên bề mặt hoặc đáy của một khu vực chứa nước như: biển, hồ, sông, suối,...

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Trầm tích · Xem thêm »

Triceratops

Triceratops (tiếng Hy Lạp: "mặt ba sừng") hay được gọi thông tục là khủng long ba sừng hay tam giác long (từ tiếng Trung Quốc, giản thể: 三角龍, phồn thể: 三觭龍) là một chi khủng long ăn cỏ thuộc họ Ceratopsidae, sống vào thười kỳ cuối kỷ Phấn Trắng (từ 70–65 mya) ở Bắc Mỹ ngày nay.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Triceratops · Xem thêm »

Tuyệt chủng

Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Tuyệt chủng · Xem thêm »

Ukraina

Ukraina (tiếng Ukraina: Україна, tiếng Anh: Ukraine, chuyển tự Latinh: Ukrayina) là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Ukraina · Xem thêm »

Vòng Nam Cực

''Bản đồ thế giới với Vòng Nam Cực màu đỏ'' Vòng Nam Cực trong Hệ Toạ Độ Địa Cầu ''Bản đồ của Nam Cực với Vòng Nam Cực màu xanh.'' Vòng Nam Cực là một trong 5 vĩ tuyến chính trên bản đồ Trái Đất.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Vòng Nam Cực · Xem thêm »

Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki · Xem thêm »

Wide-field Infrared Survey Explorer

Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) là một kính viễn vọng không gian thiên văn bước sóng hồng ngoại của NASA được phóng lên vào tháng 12 năm 2009, và được đặt trong chế độ ngủ đông vào tháng 2 năm 2011.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Wide-field Infrared Survey Explorer · Xem thêm »

Yucatán

Yucatán, chính thức là Tiểu bang Tự do và có Chủ quyền Yucatán (Estado Libre y Soberano de Yucatán), là một trong 31 tiểu bang, cùng với thành phố México, tạo nên 32 chủ thể liên bang của México.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và Yucatán · Xem thêm »

298 Baptistina

298 Baptistina là một tiểu hành tinh vành đai chính, một phần của họ Baptistina.

Mới!!: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen và 298 Baptistina · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Kết thúc thời kì khủng long, Sự kiện tuyệt chủng Cretaceous–Tertiary, Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam, Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng-phân đại đệ Tam, Sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-kỷ đệ Tam, Sự tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Đệ Tam, Tuyệt chủng K-T.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »