Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ngột Lương Hợp Thai

Mục lục Ngột Lương Hợp Thai

Uriyangqatai (chữ Mông Cổ: ᠥᠷᠢᠶᠠᠨᠺᠠᠲᠠᠢ, Урианхайдай, 1200-1271), còn được chép trong sử liệu chữ Hán với phiên âm Hán Việt gồm Ngột Lương Hợp Thai, Ngột Lương Hợp Đái, Ngột Lương Cáp Thai, Ngột Lương Cáp Đải, Ô Đặc Lý Cáp Đạt, Ngột Lương Hợp Đải, Cốt Đãi Ngột Lang,, là một chỉ huy quân sự kiệt xuất của quân đội Nguyên Mông và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258.

41 quan hệ: Aju, Ariq Qaya, Đại Lý, Đại Việt, Đức, Ba Lan, Bagdad, Bá Nhan, Bình Xuyên, Bạt Đô, Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt, Giả Lặc Miệt, Hãn quốc Y Nhi, Húc Liệt Ngột, Hốt Tất Liệt, Iran, Iraq, Kim Trướng hãn quốc, Lý Hằng, Liêu Đông, Mông Cổ, Mông Kha, Mộc Hoa Lê, Nữ Chân, Người Lô Lô, Nhà Abbas, Nhà Kim, Nhà Nguyên, Nhà Tống, Phú Thọ, Sông Hồng, Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Tốc Bất Đài, Thành Cát Tư Hãn, Trần Quốc Tuấn (định hướng), Trần Thái Tông, Triết Biệt, Tương Dương, Vân Nam, 1200, 1271.

Aju

Aju (chữ Mông Cổ: ᠠᠵᠦ, Ажу, Ачу; 1227-1287), gọi được chép trong các sử liệu chữ Hán là A Truật (阿朮) hoặc A Thuật (阿術), là một tướng lĩnh người Mông Cổ nổi bật, đóng góp vai trò quan trọng trong các chiến dịch quân sự lập nên nhà Nguyên, đặc biệt với các chiến dịch viễn chinh Đại Lý, Đại Việt và chiến dịch Tương Phàn dẫn đến sự diệt vong của nhà Nam Tống.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Aju · Xem thêm »

Ariq Qaya

A Lý Hải Nha (chữ Hán: 阿里海牙; 1227-1286), còn phiên thành Ariq Qaya, A Lạt Hải Nha, A Lực Hải Nha hoặc A Nhĩ Cáp Nhã, là viên tướng lĩnh cao cấp nhất của quân đội nhà Nguyên chỉ sau Trấn Nam vương Thoát Hoan trong lần xâm lược Đại Việt lần thứ hai vào năm 1285.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Ariq Qaya · Xem thêm »

Đại Lý

Đại Lý, Đại Lý hay đại lý có thể chỉ.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Đại Lý · Xem thêm »

Đại Việt

Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1805.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Đại Việt · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Đức · Xem thêm »

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Ba Lan · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Bagdad · Xem thêm »

Bá Nhan

Bá Nhan có thể là một trong những nhân vật sau.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Bá Nhan · Xem thêm »

Bình Xuyên

Bình Xuyên là một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc, được tỉnh xác định là huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh đang trong quá trình phát triển mạnh đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Bình Xuyên · Xem thêm »

Bạt Đô

Hãn Bạt Đô (Бат Хаан, Батый, 拔都) (khoảng 1205–1255) là một hãn Mông Cổ và đồng thời là người sáng lập ra Thanh Trướng hãn quốc.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Bạt Đô · Xem thêm »

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt

Chiến tranh Mông Nguyên- Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt · Xem thêm »

Giả Lặc Miệt

Giả Lặc Miệt hay còn gọi là Gia Luật Mễ (tiếng Hán: 者勒蔑) người bộ tộc Khất Nhan, con của một người tên Hán là Bách Linh Điểu, thuộc hạ của Dã Tốc Cai, thuộc bộ lạc Mông Cổ.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Giả Lặc Miệt · Xem thêm »

Hãn quốc Y Nhi

Hãn quốc Y Nhi, (tiếng Mông Cổ: Хүлэгийн улс Hülegü-yn Ulus Ilkhanan, سلسله ایلخانی, chữ Hán: 伊兒汗國), là một hãn quốc của người Mông Cổ thành lập tại Ba Tư vào thế kỷ 13, được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Hãn quốc Y Nhi · Xem thêm »

Húc Liệt Ngột

Húc Liệt Ngột (Khülegü; Chagatai/; هولاكو; khoảng 1217 - 8/2/1265) là một Hãn vương của Mông Cổ.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Húc Liệt Ngột · Xem thêm »

Hốt Tất Liệt

Hốt Tất Liệt (20px Хубилай хаан (Xubilaĭ Khaan),; 23 tháng 9, 1215 - 18 tháng 2, 1294), Hãn hiệu Tiết Thiện Hãn (Сэцэн хаан), là Đại khả hãn thứ 5 của Đế quốc Mông Cổ, đồng thời là người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Hốt Tất Liệt · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Iraq · Xem thêm »

Kim Trướng hãn quốc

Kim Trướng hãn quốc (tiếng Nga: Золотая Орда) là một phim lịch sử của đạo diễn Timur Alpatov, xuất bản năm 2018.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Kim Trướng hãn quốc · Xem thêm »

Lý Hằng

Lý Hằng (chữ Hán: 李恒), tự là Đức Khanh (德卿), (1236 – 1285), người Đảng Hạng, là một trong những tướng lĩnh xuất sắc của nhà Nguyên.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Lý Hằng · Xem thêm »

Liêu Đông

Liêu Đông quận (遼東郡) cùng bán đảo Triều Tiên Liêu Đông dùng để chỉ khu vực ở phía đông của Liêu Hà, nay thuộc vùng phía đông và phía nam của tỉnh Liêu Ninh cùng khu vực phía đông nam của tỉnh Cát Lâm.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Liêu Đông · Xem thêm »

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Mông Cổ · Xem thêm »

Mông Kha

Đại hãn Mông Kha (tiếng Mông Cổ: 20px Мөнх хаан (Mönkh khaan)), còn gọi là Mông Ca (theo tiếng Trung: 蒙哥); sinh khoảng năm 1208 và mất năm 1259). Ông là đại hãn thứ tư của đế quốc Mông Cổ từ năm 1251 tới năm 1259. Là con trai trưởng của Đà Lôi và Sorghaghtani Beki, anh trai của Hốt Tất Liệt và Húc Liệt Ngột, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và là con nuôi của Oa Khoát Đài. Sau được nhà Nguyên truy phong là Nguyên Hiến Tông(元憲宗). Mông Kha đáng chú ý vì sự tham dự chiến dịch vào châu Âu giai đoạn 1236-1242, trong những trận đánh tại Kypchak và Maghas, phá hủy Kiev và tấn công Hungary. Mùa hè năm 1241, trước khi kết thúc chiến dịch này thì Mông Kha trở về Mông Cổ. Sau khi đại hãn thứ ba là Quý Do chết, Mông Kha là người đứng đầu trong số các vây cánh của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn muốn thay thế nhánh đang cầm quyền là hậu duệ của Oa Khoát Đài. Hãn Bạt Đô, thuộc dòng trưởng của gia đình này, gần như đã gây chiến với Quý Do năm 1248, nhưng cái chết sớm của vị đại hãn đã ngăn không cho chuyện này xảy ra. Bạt Đô tham gia cùng lực lượng của người vợ góa của Đà Lôi nhằm loại bỏ vị nhiếp chính Oghul Ghaimish, vợ góa của Quý Do. Bạt Đô kêu gọi tổ chức kurultai (hội nghị các hãn) tại Siberi năm 1250 nhưng bị phản đối do nó không được coi là Mông Cổ đích thực. Tuy nhiên, Bạt Đô đã lờ đi sự phản đối và gửi người em là Berke tới hội nghị kurultai tại Mông Cổ, và bầu Mông Kha làm đại hãn năm 1251. Nhận ra rằng đã bị loại bỏ, phe cánh của Oa Khoát Đài có ý định lật đổ Mông Kha với cớ vào triều để bày tỏ lòng trung thành, thần phục ông, nhưng âm mưu của họ bị lật tẩy và dễ dàng bị loại bỏ. Oghul Ghaimish bị buộc phải tự tử. Mông Kha, trong vai trò của một đại hãn, dường như quan tâm nhiều hơn tới việc mở rộng vùng lãnh thổ mà ông đã được thừa hưởng bằng các cuộc chiến hơn là Quý Do đã làm. Năm 1253, ông cử em trai mình là Húc Liệt Ngột tới tây nam, một hành động nhằm mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ tới sát Ai Cập. Ông cũng quan tâm nhiều hơn tới cuộc chiến tại Trung Quốc, đánh vào sườn nhà Tống thông qua việc xâm lăng Đại Lý năm 1254 và xâm lược Đại Việt năm 1257, nhằm tìm kiếm đường tấn công nhà Tống từ cả ba phía bắc, tây và nam. Năm 1258, cùng Hốt Tất Liệt và đại tướng Ngột Lương Hợp Thai chia quân thành ba mũi tấn công Nam Tống. Trực tiếp chỉ huy trên mặt trận phía bắc trong những năm cuối thập niên đó, ông đã vây hãm và hạ nhiều thành quách dọc theo chiến tuyến này. Những hành động này cuối cùng làm cho chuyện xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc chỉ còn là vấn đề của thời gian. Cuộc xâm lăng tới châu Âu bị bỏ qua do các vùng phía tây này khi đó thực sự nằm dưới quyền chỉ huy của các hậu duệ của Truật Xích và Sát Hợp Đài, nhưng tình hữu nghị giữa Mông Kha với Bạt Đô đảm bảo cho sự thống nhất của đế quốc. Tuy nhiên, trong khi tiến hành cuộc chiến ở Trung Quốc tại thành Điếu Ngư (釣魚城, ngày nay thuộc quận Hợp Xuyên, Trùng Khánh) thì Mông Kha lại chết gần khu vực đang vây hãm đó vào ngày 11 tháng 8 năm 1259 (27 tháng 7 âm lịch). Có một vài giả thuyết về cái chết của ông. Một trong số đó cho rằng ông chết do trúng tên của người Trung Quốc trong khi đang vây hãm. Các giả thuyết khác cho rằng ông chết vì bệnh lỵ hoặc bệnh tả. Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của ông đều buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ. Trong kế hoạch đánh Nam Tống, mũi quân thứ tư của Mông Kha do Uriyangqatai chỉ huy đánh vào Đại Việt vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm1258 (hay năm Nguyên Phong thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, nhưng cuối cùng Đại Việt đã đại phá quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc vớichiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến đấu chống quân xâm lược. Trong một số tài liệu, người ta cho rằng Mông Kha bị chết do một tảng đá rơi trúng đầu trong khi đang vây hãm thành Điếu Ngư, trong khi những tài liệu khác lại cho rằng Mông Kha chết là do bệnh tật hay bị thương khi tấn công Điếu Ngư. Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Kim Dung đã tiểu thuyết hóa cái chết của Mông Kha trong loạt truyện Xạ điêu tam bộ khúc (cuốn Thần điêu hiệp lữ năm 1959), trong đó miêu tả nhân vật chính là chàng trai sầu muộn vì tình tên là Dương Quá (楊過). Mông Kha cũng là vị đại hãn duy nhất của đế quốc Mông Cổ bị chết trong chiến trận.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Mông Kha · Xem thêm »

Mộc Hoa Lê

Tượng đài Mộc Hoa Lê Mộc Hoa Lê (Muqali, tên theo chữ Hán: 木華黎) (1170-1223), là một trong tứ kiệt (hay tứ dũng) của Thành Cát Tư Hãn, gồm có bốn chiến binh có sức mạnh và đồng thời là bốn vị chiến tướng anh dũng, thiện chiến trên chiến trường là Xích Lão Ôn, Bác Nhĩ Truật, Bác Nhĩ Hốt và Mộc Hoa Lê.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Mộc Hoa Lê · Xem thêm »

Nữ Chân

Người Nữ Chân (chữ Hán phồn thể: 女眞; giản thể: 女真; bính âm: nǚzhēn) là người Tungus ở những vùng Mãn Châu và miền Bắc Triều Tiên.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Nữ Chân · Xem thêm »

Người Lô Lô

Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi ở Trung Quốc (tiếng Trung: 彝族, bính âm: Yìzú, âm Hán Việt: Di tộc), Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống là tiểu vùng nam Trung Quốc - bắc bán đảo Đông Dương.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Người Lô Lô · Xem thêm »

Nhà Abbas

Nhà Abbas (الخلافة العباسية / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Nhà Abbas · Xem thêm »

Nhà Kim

Nhà Kim hay triều Kim (chữ Nữ Chân: 70px 1115-1234) là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Nhà Kim · Xem thêm »

Nhà Nguyên

Nhà Nguyên (chữ Hán: 元朝, Hán Việt: Nguyên triều, tiếng Mông Cổ trung cổ: 70px Dai Ön Yeke Mongghul Ulus; tiếng Mông Cổ hiện đại: 70px Их Юань улс) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập, là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Nhà Nguyên · Xem thêm »

Nhà Tống

Nhà Tống (Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Nhà Tống · Xem thêm »

Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Phú Thọ · Xem thêm »

Sông Hồng

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1,149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Sông Hồng · Xem thêm »

Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam

Từ điển bách khoa quân sự năm 2004 Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam là từ điển tập hợp các khái niệm quân sự (biểu đạt bằng thuật ngữ) và tên riêng (tên sự kiện, tên người, tên đất...) để phục vụ người tra cứu hiểu rõ từng khái niệm, phạm trù, sự vật, hiện tượng, nhân vật.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam · Xem thêm »

Tốc Bất Đài

Tốc Bất Đài trong trang phục giáp trụ của Trung Quốc (hình thời Trung Cổ) Tốc Bất Đài (chữ Hán: 速不台, phiên âm:Subetei, Subetai, Subotai, Tsubotai, Tsubetei, Tsubatai Сүбээдэй, Sübeedei; tiếng Mông Cổ: Sübügätäi or Sübü'ätäi; 1176–1248) là một danh tướng Mông Cổ bách chiến bách thắng dưới trướng của Thành Cát Tư Hãn và Oa Khoát Đài.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Tốc Bất Đài · Xem thêm »

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (tên Чингис хаан, Çingis hán;; phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162Sử gia người Ba Tư là Rashid al-Din cho rằng Thành Cát Tư Hãn sống tới 72 tuổi, và như thế năm sinh của ông là 1155. (元史) quyển 1 - Bản kỷ 1: Thái Tổ ghi năm sinh của ông là 1162. Theo Ratchnevsky, việc chấp nhận năm sinh là 1155 nghĩa là Thành Cát Tư Hãn làm cha khi khoảng 30 tuổi và có thể hàm ý rằng ông tự mình chỉ huy cuộc chiến chống lại người Đảng Hạng ở độ tuổi 72. Ngoài ra, theo Altan Tobci, em gái của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Lôn (Temülin) ít hơn ông 9 tuổi; nhưng Bí sử Mông Cổ thuật lại rằng Thiết Mộc Lôn là một đứa trẻ còn ẵm ngửa khi người Miệt Nhi Khất (Merkit) tấn công, khi đó Thành Cát Tư Hãn sẽ khoảng 18 tuổi, nếu như ông sinh năm 1155. Zhao Hong thông báo trong nhật ký hành trình của mình rằng những người Mông Cổ ông hỏi đều không biết và không bao giờ biết tuổi của họ.-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Thành Cát Tư Hãn · Xem thêm »

Trần Quốc Tuấn (định hướng)

Trần Quốc Tuấn có thể là.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Trần Quốc Tuấn (định hướng) · Xem thêm »

Trần Thái Tông

Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 9 tháng 7 năm 1218 – 5 tháng 5 năm 1277), tên khai sinh: Trần Cảnh (陳煚), là vị hoàng đế đầu tiên của hoàng triều Trần nước Đại Việt.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Trần Thái Tông · Xem thêm »

Triết Biệt

Triết Biệt (Hán Tự: 哲別; Jebe hay Jebei, tiếng Mông Cổ: ᠵᠡᠪ ᠡ; phiên âm Cyrillic tiếng Mông Cổ: Зэв, Zev) hay Giả Biệt (者别) (sinh chưa rõ - mất 1225) là một trong những viên đại tướng của Thành Cát Tư Hãn.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Triết Biệt · Xem thêm »

Tương Dương

Tương Dương có thể chỉ: Tại Việt Nam.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Tương Dương · Xem thêm »

Vân Nam

Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và Vân Nam · Xem thêm »

1200

Năm 1200 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và 1200 · Xem thêm »

1271

Năm 1271 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Ngột Lương Hợp Thai và 1271 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cốt Đãi Ngột Lang, Cốt Đải Ngột Lang, Ngột Lương Hợp Đài, Uriyangqadai, Uriyangqatai, Uryangkhađai.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »