Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Nguồn gốc các loài và Sinh học

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Nguồn gốc các loài và Sinh học

Nguồn gốc các loài vs. Sinh học

Nguồn gốc các loài (tiếng Anh: On the Origin of Species) của Charles Darwin (xuất bản năm 1859) có thể được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng ưu thế thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng quần thể các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học. Quyển sách của Darwin đã là tột đỉnh của bằng chứng mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi của ''Beagle'' vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về. Những ý tưởng tiến hóa khác nhau đã được đề xuất để giải thích những phát hiện mới trong sinh học. Vẫn có sự ủng hộ cho các ý tưởng này bên cạnh sự phản đối từ các nhà giải phẫu học ​​và công chúng, nhưng trong nửa đầu của thế kỷ 19, cơ sở khoa học Anh đã gắn liền với Giáo hội Anh Quốc, khi đó, khoa học là một phần của thuyết phiếm thần (thần học tự nhiên). Những ý tưởng về việc các loài có thể biến đổi đã gây tranh cãi vì chúng mâu thuẫn với niềm tin rằng các loài là bất biến trong một hệ thống đã được thiết kế và con người là độc nhất, không hề liên quan đến các loài động vật khác. Những hàm ý chính trị và thần học đã được tranh luận mạnh mẽ, nhưng quan điểm các loài có thể biến đổi đã không được chấp nhận bởi giới khoa học chính cống. Cuốn sách được viết cho độc giả không chuyên và thu hút sự quan tâm rộng rãi khi xuất bản. Darwin là một nhà khoa học nổi tiếng, những phát hiện của ông đã được xem xét nghiêm túc và bằng chứng ông đưa ra đã đưa đến các cuộc thảo luận khoa học, triết học và tôn giáo. Cuộc tranh luận về cuốn sách đã góp phần vào chiến dịch của T. H. Huxley và các thành viên khác của Hội X để thế tục hóa khoa học (tức là tập trung vào khoa học hơn là bàn luận triết học và tôn giáo) bằng cách cổ động chủ nghĩa tự nhiên. Trong vòng hai thập kỷ, đã có một sự công nhận rộng rãi trong giới khoa học rằng sự tiến hoá, với các nhánh phát sinh từ tổ tiên, đã diễn ra, nhưng các nhà khoa học đã chậm công nhận chọn lọc tự nhiên mà Darwin cho là thích hợp. Trong thời "Nhật thực của thuyết Darwin" từ những năm 1880 đến những năm 1930, nhiều cơ chế tiến hóa khác được đề xuất và vươn lên. Với sự phát triển của Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trong những năm 1930 và 1940, ý tưởng Darwin về sự thích nghia tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên đã trở thành trung tâm của lý thuyết tiến hóa hiện đại, và bây giờ nó đã trở thành khái niệm thống nhất của khoa học đời sống. Quyển sách này phù hợp cho cả độc giả không phải là chuyên gia và đã thu hút sự quan tâm rộng rãi khi xuất bản. Cuốn sách đã gây tranh cãi và đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận về nền tảng tôn giáo, triết học và khoa học. Tranh cãi tạo hóa-tiến hóa đôi lúc gay gắt vẫn tiếp tục đến ngày nay. Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).

Những điểm tương đồng giữa Nguồn gốc các loài và Sinh học

Nguồn gốc các loài và Sinh học có 18 điểm chung (trong Unionpedia): Alexander von Humboldt, Alfred Russel Wallace, Aristoteles, Carl Linnaeus, Cổ sinh vật học, Charles Darwin, Charles Lyell, Chọn lọc tự nhiên, Di truyền, Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon, Jean-Baptiste Lamarck, Phân loại học, Sinh học tiến hóa, Thomas Malthus, Tiến hóa, Tiếng Anh, Trung Cổ, Tuyệt chủng.

Alexander von Humboldt

(14 tháng 9 năm 1769 - 6 tháng 5 năm 1859), thường được biết đến với tên Alexander von Humboldt là một nhà khoa học và nhà thám hiểm nổi tiếng của Vương quốc Phổ.

Alexander von Humboldt và Nguồn gốc các loài · Alexander von Humboldt và Sinh học · Xem thêm »

Alfred Russel Wallace

Alfred Russel Wallace, OM, FRS (8 tháng 1 năm 1823 – 7 tháng 11 năm 1913) là nhà tự nhiên học, thám hiểm, địa lý, nhân chủng học và sinh học người Anh.

Alfred Russel Wallace và Nguồn gốc các loài · Alfred Russel Wallace và Sinh học · Xem thêm »

Aristoteles

Aristoteles (Ἀριστοτέλης, Aristotélēs; phiên âm trong tiếng Việt là Aritxtốt; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế.

Aristoteles và Nguồn gốc các loài · Aristoteles và Sinh học · Xem thêm »

Carl Linnaeus

Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại.

Carl Linnaeus và Nguồn gốc các loài · Carl Linnaeus và Sinh học · Xem thêm »

Cổ sinh vật học

Cổ sinh vật học là một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, về các loài động vật và thực vật cổ xưa, dựa vào các hóa thạch tìm được, là các chứng cứ về sự tồn tại của chúng được bảo tồn trong đá.

Cổ sinh vật học và Nguồn gốc các loài · Cổ sinh vật học và Sinh học · Xem thêm »

Charles Darwin

Charles Robert Darwin (12 tháng 2 năm 1809 – 19 tháng 4 năm 1882) là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh.

Charles Darwin và Nguồn gốc các loài · Charles Darwin và Sinh học · Xem thêm »

Charles Lyell

Ngài Charles Lyell, Tước vị thứ nhất (14 tháng 11 năm 1797 - 22 tháng 2 năm 1875) là một luật sư và nhà địa chất học nổi tiếng người Anh nhưng thực chất ông là người Scotland.

Charles Lyell và Nguồn gốc các loài · Charles Lyell và Sinh học · Xem thêm »

Chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên là một quá trình chuyển đổi từ từ mà trong đó một đặc tính sinh học trở nên nhiều hoặc ít phổ biến trong quần thể dân số như là một chức năng của ảnh hưởng của các đặc điểm di truyền dựa trên sự thành công sinh sản khác nhau của các sinh vật khi tương tác với môi trường.

Chọn lọc tự nhiên và Nguồn gốc các loài · Chọn lọc tự nhiên và Sinh học · Xem thêm »

Di truyền

Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen của cha mẹ.

Di truyền và Nguồn gốc các loài · Di truyền và Sinh học · Xem thêm »

Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon

Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon (7 tháng 9 năm 1707 – 16 tháng 4 năm 1788) là một nhà tự nhiên học, nhà toán học, nhà vũ trụ học và tác giả sách giáo khoa người Pháp.

Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon và Nguồn gốc các loài · Georges Louis Leclerc, Bá tước của Buffon và Sinh học · Xem thêm »

Jean-Baptiste Lamarck

Jean-Baptiste Pierre Antoine de Monet, Chevalier de Lamarck (1 tháng 8 năm 1744 – 18 tháng 12 năm 1829), hay Lamarck, là nhà tự nhiên học người Pháp.

Jean-Baptiste Lamarck và Nguồn gốc các loài · Jean-Baptiste Lamarck và Sinh học · Xem thêm »

Phân loại học

Phân loại học nghiên cứu về phân loại mọi vật – vật sống, vật vô sinh, chỗ và sự kiện – tất cả được phân loại theo giản đồ phân loại (taxonomic scheme?).

Nguồn gốc các loài và Phân loại học · Phân loại học và Sinh học · Xem thêm »

Sinh học tiến hóa

Sinh học tiến hoá (tiếng Anh: evolutionary biology) là ngành học nghiên cứu tổ tiên, hậu duệ cũng như quá trình phát triển của các chủng loài theo thời gian.

Nguồn gốc các loài và Sinh học tiến hóa · Sinh học và Sinh học tiến hóa · Xem thêm »

Thomas Malthus

Thomas Robert Malthus, (13 tháng 2 năm 1766 – 23 tháng 12 năm 1834), hội viên FRS, là một nhà nhân khẩu học, nhà kinh tế học người Anh.

Nguồn gốc các loài và Thomas Malthus · Sinh học và Thomas Malthus · Xem thêm »

Tiến hóa

Cây phát sinh của Ernst Haeckel khoảng năm 1879. Ngày nay các thông tin trên cây này không còn đúng nữa, nhưng nó vẫn là một minh họa cho sự phát triển các sinh vật từ một tổ tiên chung. Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau.

Nguồn gốc các loài và Tiến hóa · Sinh học và Tiến hóa · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Nguồn gốc các loài và Tiếng Anh · Sinh học và Tiếng Anh · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Nguồn gốc các loài và Trung Cổ · Sinh học và Trung Cổ · Xem thêm »

Tuyệt chủng

Trong sinh học và hệ sinh thái, tuyệt chủng là sự kết thúc tồn tại của một nhóm sinh vật theo đơn vị phân loại, thông thường là một loài.

Nguồn gốc các loài và Tuyệt chủng · Sinh học và Tuyệt chủng · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Nguồn gốc các loài và Sinh học

Nguồn gốc các loài có 74 mối quan hệ, trong khi Sinh học có 193. Khi họ có chung 18, chỉ số Jaccard là 6.74% = 18 / (74 + 193).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Nguồn gốc các loài và Sinh học. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập:

Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »