Những điểm tương đồng giữa Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên
Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên có 60 điểm chung (trong Unionpedia): Amur, Đàn Quân, Đông Uế, Ốc Trở, Bách Tế, Bán đảo Triều Tiên, Bình Nhưỡng, Bột Hải Cao Vương, Busan, Cao Câu Ly, Cao Ly, Cổ Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chữ Hán, Chiến tranh Lạnh, Chiến tranh Nga-Nhật, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên, Gốm, Già Da, Hangul, Hàn Quốc, Hậu Tam Quốc, Hoa Kỳ, Jeju (tỉnh), Khiết Đan, Lý Thuấn Thần, Liên Hiệp Quốc, Liên Xô, Luận ngữ, ..., Lưỡng ban, Mãn Châu, Mông Cổ, Nụy khấu, Nga, Người Triều Tiên, Nhà Đường, Nhà Hán, Nhà Minh, Nhà Tùy, Nhà Triều Tiên, Nhật Bản, Nho giáo, Phật giáo, Sông Đại Đồng, Sông Hán (Triều Tiên), Sông Nakdong, Seoul, Tam Hàn, Tam Quốc (Triều Tiên), Tân La, Tân La Thống nhất, Tùng Hoa, Thìn Quốc, Thời đại đồ đá mới, Triều Tiên Thái Tổ, Triều Tiên Thế Tông, Trung Quốc, Vĩ tuyến 38 Bắc, Vương quốc Bột Hải. Mở rộng chỉ mục (30 hơn) »
Amur
Sông Amur (A-mua) hay Hắc Long Giang (tiếng Nga: Амур; tiếng Trung giản thể: 黑龙江, phồn thể: 黑龍江. bính âm: Hēilóng Jiāng), tức "Hắc Long Giang" hay là "sông Rồng đen"; tiếng Mông Cổ: Хара-Мурэн, Khara-Muren có nghĩa là "sông Đen"; tiếng Mãn: Sahaliyan Ula cũng có nghĩa là "sông Đen"), với tổng chiều dài lên đến 4.444 km, nó trở thành con sông lớn thứ 10 trên thế giới, tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.
Amur và Lịch sử Triều Tiên · Amur và Triều Tiên ·
Đàn Quân
Đàn Quân Đàn Quân (hangul: 단군, hanja: 檀君, chuyển tự Latinh: Dangun, phát âm như: Tàn gun) là vị vua sáng lập ra nước Vương Kiệm Triều Tiên (vì thế nước này còn được gọi là Đàn Quân Triều Tiên) một quốc gia cổ đại được kể đến trong các huyền thoại của dân tộc Triều Tiên.
Lịch sử Triều Tiên và Đàn Quân · Triều Tiên và Đàn Quân ·
Đông Uế
Đông Uế, là một quốc gia bộ lạc tồn tại ở phần đông bắc bán đảo Triều Tiên từ khoảng thế kỷ 3 TCN đến khoảng đầu thế kỷ 5 TCN.
Lịch sử Triều Tiên và Đông Uế · Triều Tiên và Đông Uế ·
Ốc Trở
Ốc Trở được chú là Dongokjeo trên bản đồ. Ốc Trở, Ốc Triều, Ốc Tộ, Ốc Triêu hay Ốc Triệu (Tiếng Hàn: Okcho hay Okjeo), cũng có khi gọi là Đông Ốc Trở (Dongokjeo), là tên của một tộc người Triều Tiên cổ từng trong thời kỳ từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 5 SCN ở dải bờ biển phía Đông sông Đồ Môn Giang.
Lịch sử Triều Tiên và Ốc Trở · Triều Tiên và Ốc Trở ·
Bách Tế
Bách Tế ((18 TCN – 660 SCN) là một vương quốc nằm tại tây nam bán đảo Triều Tiên. Đây là một trong Tam Quốc Triều Tiên, cùng với Cao Câu Ly (Goguryeo) và Tân La (Silla). Bách Tế do Ôn Tộ (Onjo) thành lập, ông là người con trai thứ ba của người sáng lập Cao Câu Ly là Chu Mông (Jumong) và Triệu Tây Nô (So Seo-no), tại thành Úy Lễ (Wiryeseong, nay ở phía nam Seoul). Bách Tế, cũng giống như Cao Câu Ly, tự tuyên bố mình là quốc gia kế thừa của Phù Dư Quốc, một vương quốc được lập nên trên phần lãnh thổ Mãn Châu ngày nay sau khi Cổ Triều Tiên sụp đổ. Bách Tế cùng với Cao Câu Ly và Tân La, có lúc chiến tranh và cũng có lúc liên minh với nhau. Vào thời kỳ đỉnh cao của mình, khoảng thế kỷ 4, Bách Tế kiểm soát hầu hết miền tây bán đảo Triều Tiên, phía bắc lên đến Bình Nhưỡng, và thậm chí có thể đã từng kiểm soát một số lãnh thổ tại Trung Quốc ngày nay, chẳng hạn như Liêu Tây, song điều này vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Bách Tế cũng trở thành một thế lực hàng hải đáng kể trong khu vực, cùng các quan hệ chính trị và thương mại với Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 660, Bách Tế bị đánh bại bởi một liên minh giữa nhà Đường và Tân La.
Bách Tế và Lịch sử Triều Tiên · Bách Tế và Triều Tiên ·
Bán đảo Triều Tiên
Bán đảo Triều Tiên là dải đất nằm nhô ra biển ở Đông Á, có đường biên giới đất liền với Trung Quốc.
Bán đảo Triều Tiên và Lịch sử Triều Tiên · Bán đảo Triều Tiên và Triều Tiên ·
Bình Nhưỡng
Bình Nhưỡng (Tiếng Triều Tiên: 평양, Romanja Quốc ngữ: Pyongyang, phát âm) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Bình Nhưỡng và Lịch sử Triều Tiên · Bình Nhưỡng và Triều Tiên ·
Bột Hải Cao Vương
Bột Hải Cao Vương (? - 719) là người sáng lập của Vương quốc Bột Hải vào năm 698.
Bột Hải Cao Vương và Lịch sử Triều Tiên · Bột Hải Cao Vương và Triều Tiên ·
Busan
Quảng vực thị Busan (âm Hán Việt: Phủ Sơn), hay còn được gọi là Pusan là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, nằm ở phía Đông Nam của bán đảo Triều Tiên.
Busan và Lịch sử Triều Tiên · Busan và Triều Tiên ·
Cao Câu Ly
Cao Câu Ly,, (năm thành lập theo truyền thống là năm 37 trước Công nguyên, có lẽ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên – 668) là một vương quốc ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.
Cao Câu Ly và Lịch sử Triều Tiên · Cao Câu Ly và Triều Tiên ·
Cao Ly
Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392.
Cao Ly và Lịch sử Triều Tiên · Cao Ly và Triều Tiên ·
Cổ Triều Tiên
Cổ Triều Tiên là tên gọi chung cho một số quốc gia cổ đại xuất hiện vào khoảng thế kỉ 5 TCN trên địa bàn lưu vực sông Liêu - Đông Bắc Trung Quốc và Tây Bắc bán đảo Triều Tiên.
Cổ Triều Tiên và Lịch sử Triều Tiên · Cổ Triều Tiên và Triều Tiên ·
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) – còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn – là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Lịch sử Triều Tiên · Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Triều Tiên ·
Chữ Hán
Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.
Chữ Hán và Lịch sử Triều Tiên · Chữ Hán và Triều Tiên ·
Chiến tranh Lạnh
Máy bay trinh sát P-3A của Mỹ bay trên chiến hạm Varyag của Liên Xô năm 1987. Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.
Chiến tranh Lạnh và Lịch sử Triều Tiên · Chiến tranh Lạnh và Triều Tiên ·
Chiến tranh Nga-Nhật
Chiến tranh Nga-Nhật (tiếng Nhật: 日露戦争 Nichi-Ro Sensō; tiếng Nga: Русско-японская война; tiếng Trung: 日俄戰爭 Rìézhànzhēng; 10 tháng 2 năm 1904 – 5 tháng 9 năm 1905) - được xem là "cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỷ 20." - là một cuộc xung đột xảy ra giữa các nước đế quốc đối địch đầy tham vọng: Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên.
Chiến tranh Nga-Nhật và Lịch sử Triều Tiên · Chiến tranh Nga-Nhật và Triều Tiên ·
Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.
Chiến tranh thế giới thứ hai và Lịch sử Triều Tiên · Chiến tranh thế giới thứ hai và Triều Tiên ·
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Từ một cuộc chiến quy mô nhỏ giữa hai lực lượng đối nghịch trên bán đảo Triều Tiên, quy mô cuộc chiến đã trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân quốc được lực lượng Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Sau ba năm, chiến cuộc tạm ngưng khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và vì không có hiệp định hòa bình nên trên thực tế, cuộc chiến này vẫn chưa kết thúc cho đến tận nay. Xung đột quy mô nhỏ vẫn diễn ra, hai bên tiếp tục ở trong tình trạng chiến tranh và có thể phát động tấn công bất ngờ mà không cần tuyên chiến. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) vẫn tiếp tục đầu tư rất lớn cho quân đội và coi việc thống nhất đất nước Triều Tiên là mục tiêu cao nhất của họ. Trong khi đó, Mỹ vẫn duy trì 28.000 quân tại Hàn Quốc để ngăn chặn việc Bắc Triều Tiên tấn công Hàn Quốc một lần nữa. Hiện nay, lập trường của hai bên là đối nghịch nhau khi họ đều cho rằng chính phủ mình mới là hợp pháp và chính danh trong việc tấn công đối phương nhằm thống nhất đất nước Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên và Lịch sử Triều Tiên · Chiến tranh Triều Tiên và Triều Tiên ·
Gốm
Gốm cổ Sài Gòn trong Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng công trình, dinh thự và ngay cả máng nước, vật gia dụng...
Gốm và Lịch sử Triều Tiên · Gốm và Triều Tiên ·
Già Da
Già Da là một liên minh gồm các thực thể lãnh thổ tại bồn địa sông Nakdong ở nam bộ Triều Tiên, phát triển từ liên minh Biện Hàn vào thời Tam Hàn.
Già Da và Lịch sử Triều Tiên · Già Da và Triều Tiên ·
Hangul
Chosŏn'gŭl – tiếng Triều Tiên: 조선글(âm Việt: Chô-Xon-KưL; tiếng Hán: 朝鮮言 - Triều Tiên ngôn); Latinh cải tiến: Joseon(-)geul; McCune-Reischauer: Chosŏn'gŭl, tức Hangul – tiếng Hàn: 한글 (âm Việt: Han-KưL; Latinh cải tiến: Han(-)geul; McCune-Reischauer: Han'gŭl; Hanja: 諺文– là bảng chữ cái tượng thanh của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên, khác với hệ thống chữ tượng hình Hancha mượn từ chữ Hán. Về các cách phát âm La tinh khác của "Hangul", xin xem mục Tên gọi dưới đây. Thoạt nhìn, Chosŏn'gŭl trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Chosŏn'gŭl bao gồm ít nhất hai trong số 24 tự mẫu (chamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa. (Xem Chamo không dùng nữa.) Để tìm hiểu về cách phát âm các chữ cái này, xin xem Âm vị học. Từ ''hangul'' (Latinh cải tiến) được viết bằng Chosŏn'gŭl.
Hangul và Lịch sử Triều Tiên · Hangul và Triều Tiên ·
Hàn Quốc
Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.
Hàn Quốc và Lịch sử Triều Tiên · Hàn Quốc và Triều Tiên ·
Hậu Tam Quốc
Hậu Tam Quốc Triều Tiên (892–936) bao gồm Tân La, Hậu Bách Tế, Hậu Cao Câu Ly (về sau bị Cao Ly thay thế) và Hậu Sa Bheor(ko).
Hậu Tam Quốc và Lịch sử Triều Tiên · Hậu Tam Quốc và Triều Tiên ·
Hoa Kỳ
Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.
Hoa Kỳ và Lịch sử Triều Tiên · Hoa Kỳ và Triều Tiên ·
Jeju (tỉnh)
Tỉnh Jeju hay Jeju-do (Hán Việt: Tế Châu đạo) viết tắt của 제주특별자치도, Hanja: 濟州特別自治道, Hán Việt là Tế Châu Đặc biệt Tự trị đạo là một đơn vị hành chính hàng tỉnh thuộc Hàn Quốc và cũng là đảo Tế Châu, hải đảo lớn nhất Hàn Quốc. Jeju nằm trong eo biển Triều Tiên phía tây-nam tỉnh Jeollanam-do. Thủ phủ là thành phố Jeju.
Jeju (tỉnh) và Lịch sử Triều Tiên · Jeju (tỉnh) và Triều Tiên ·
Khiết Đan
Khiết Đan hay Khất Đan (chữ Hán: 契丹) là âm Hán-Việt tên gọi của một dân tộc du mục Khitan (ختن) (còn được phiên âm là Khitai hay Kidan), từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Dân tộc này từng phát triển thành tổ chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc giai đoạn 907-1125.
Khiết Đan và Lịch sử Triều Tiên · Khiết Đan và Triều Tiên ·
Lý Thuấn Thần
Lý Thuấn Thần (Yi Sun-sin, 이순신, 李舜臣, 28/4/1545 - 16/12/1598) là một viên tướng thủy quân nổi tiếng của Triều Tiên, lập nhiều quân công trong chiến đấu chống lực lượng hải quân Nhật Bản trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598) thời Triều Tiên.
Lý Thuấn Thần và Lịch sử Triều Tiên · Lý Thuấn Thần và Triều Tiên ·
Liên Hiệp Quốc
Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Liên Hiệp Quốc và Lịch sử Triều Tiên · Liên Hiệp Quốc và Triều Tiên ·
Liên Xô
Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.
Liên Xô và Lịch sử Triều Tiên · Liên Xô và Triều Tiên ·
Luận ngữ
Luận Ngữ là một sách mà do Khổng Tử và những đệ tử của mình biên soạn.
Luận ngữ và Lịch sử Triều Tiên · Luận ngữ và Triều Tiên ·
Lưỡng ban
Lưỡng ban dưới thời Cao Ly và nhà Triều Tiên dùng để chỉ giai cấp thống trị bao gồm quan lại và học gi.
Lưỡng ban và Lịch sử Triều Tiên · Lưỡng ban và Triều Tiên ·
Mãn Châu
Đỏ nhạt Mãn Châu (chữ Mãn: 10px, latinh hóa: Manju; chữ Hán giản thể: 满洲; chữ Hán phồn thể: 滿洲; bính âm: Mǎnzhōu; tiếng Mông Cổ: Манж)) là một địa danh ở Đông Bắc Á bao gồm vùng Đông Bắc Trung Quốc và một phần ở Viễn Đông của Nga. Đây là địa bàn của các vương quốc cổ như Cổ Triều Tiên (2333 TCN - thế kỷ 2 TCN), Phu Dư Buyeo (thế kỷ 2 TCN - 494), Cao Câu Ly (37 TCN - 668), Bách Tế (698 - 926), Liêu, Kim, và là nơi xuất thân của nhà Thanh. Phạm vi của Mãn Châu có thể khác nhau tùy theo từng quan niệm.
Lịch sử Triều Tiên và Mãn Châu · Mãn Châu và Triều Tiên ·
Mông Cổ
Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.
Lịch sử Triều Tiên và Mông Cổ · Mông Cổ và Triều Tiên ·
Nụy khấu
Hải tặc Nhật Bản đánh phá vào thế kỷ 16 Nụy khấu, Uy khấu hay Oa khấu (Chữ Hán phồn thể:; tiếng Trung Quốc: wōkòu; tiếng Nhật: わこう wakō; tiếng Triều Tiên: 왜구 waegu), nghĩa đen là "giặc lùn", là từ dùng để chỉ cướp biển với nhiều nguồn gốc xuất xứ, đánh phá cướp bóc vùng bờ biển Trung Quốc và Triều Tiên từ thế kỷ thứ 13 trở đi.
Lịch sử Triều Tiên và Nụy khấu · Nụy khấu và Triều Tiên ·
Nga
Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.
Lịch sử Triều Tiên và Nga · Nga và Triều Tiên ·
Người Triều Tiên
Người Triều Tiên hay Người Hàn (Hangeul: 조선민족(Chosŏn-injok - "Triều Tiên dân tộc") hay 한민족(Han-injok - "Hàn dân tộc")) là một sắc tộc và dân tộc Đông Á, có nguồn gốc tại bán đảo Triều Tiên và vùng Mãn Châu.
Lịch sử Triều Tiên và Người Triều Tiên · Người Triều Tiên và Triều Tiên ·
Nhà Đường
Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.
Lịch sử Triều Tiên và Nhà Đường · Nhà Đường và Triều Tiên ·
Nhà Hán
Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).
Lịch sử Triều Tiên và Nhà Hán · Nhà Hán và Triều Tiên ·
Nhà Minh
Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.
Lịch sử Triều Tiên và Nhà Minh · Nhà Minh và Triều Tiên ·
Nhà Tùy
Nhà Tùy hay triều Tùy (581-619) là một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, kế thừa Nam-Bắc triều, theo sau nó là triều Đường.
Lịch sử Triều Tiên và Nhà Tùy · Nhà Tùy và Triều Tiên ·
Nhà Triều Tiên
Nhà Triều Tiên (chữ Hán: 朝鮮王朝; Hangul: 조선왕조; Romaji: Joseon dynasty; 1392 – 1910) hay còn gọi là Lý Thị Triều Tiên (李氏朝鲜), là một triều đại được thành lập bởi Triều Tiên Thái Tổ Lý Thành Quế và tồn tại hơn 5 thế kỷ.
Lịch sử Triều Tiên và Nhà Triều Tiên · Nhà Triều Tiên và Triều Tiên ·
Nhật Bản
Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.
Lịch sử Triều Tiên và Nhật Bản · Nhật Bản và Triều Tiên ·
Nho giáo
Tranh vẽ của Nhật Bản mô tả Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo. Dòng chữ trên cùng ghi "''Tiên sư Khổng Tử hành giáo tượng''" Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.
Lịch sử Triều Tiên và Nho giáo · Nho giáo và Triều Tiên ·
Phật giáo
Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).
Lịch sử Triều Tiên và Phật giáo · Phật giáo và Triều Tiên ·
Sông Đại Đồng
Sông Đại Đồng là một sông lớn tại Bắc Triều Tiên.
Lịch sử Triều Tiên và Sông Đại Đồng · Sông Đại Đồng và Triều Tiên ·
Sông Hán (Triều Tiên)
Sông Hán hay Hán giang (Hangul: 한강; Hanja: 漢江; phiên tự mới của Hàn Quốc: Han-gang; phiên âm McCune-Reischauer: Han'gang; âm Hán Việt: Hán Giang) là con sông lớn ở Hàn Quốc, là con sông dài thứ tư ở bán đảo Triều Tiên sau các sông Áp Lục, Đồ Môn, Lạc Đông.
Lịch sử Triều Tiên và Sông Hán (Triều Tiên) · Sông Hán (Triều Tiên) và Triều Tiên ·
Sông Nakdong
Sông Nakdong (tiếng Triều Tiên: 낙동강 Hanja: 洛|東|江) (Lạc Đông Giang) là sông dài nhất ở Hàn Quốc và chảy qua các thành phố lớn như Daegu và Busan.
Lịch sử Triều Tiên và Sông Nakdong · Sông Nakdong và Triều Tiên ·
Seoul
Seoul (Hangul: 서울; Bính âm từ Hoa ngữ: Hán Thành; Phiên âm Tiếng Việt: Xê-un hay Xơ-un, Hán-Việt từ năm 2005: Thủ Nhĩ) là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc.
Lịch sử Triều Tiên và Seoul · Seoul và Triều Tiên ·
Tam Hàn
Tam Hàn Thời kỳ Tam Hàn trong lịch sử Triều Tiên bao gồm ba liên minh bộ lạc là Mã Hàn, Thìn Hàn và Biện Hàn ở trung và nam bộ bán đảo Triều Tiên, vào thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên và các thế kỷ đầu sau Công nguyên.
Lịch sử Triều Tiên và Tam Hàn · Tam Hàn và Triều Tiên ·
Tam Quốc (Triều Tiên)
Thời đại Tam Quốc Triều Tiên đề cập đến các vương quốc Triều Tiên cổ đại là Cao Câu Ly (Goguryeo), Bách Tế (Baekje) và Tân La (Silla), đã thống trị bán đảo Triều Tiên và nhiều phần của Mãn Châu trong hầu hết Thiên niên kỷ 1.
Lịch sử Triều Tiên và Tam Quốc (Triều Tiên) · Tam Quốc (Triều Tiên) và Triều Tiên ·
Tân La
Tân La (57 TCN57 TCN là theo Tam quốc sử ký; tuy nhiên Seth 2010 có lưu ý rằng "những mốc thời gian này là có trách nhiệm và được ghi trong nhiều sách giáo khoa và các tài liệu xuất bản tại Hàn Quốc hiện nay, nhưng cơ sở của nó là dựa trên thần thoại; chỉ duy có Cao Câu Ly là có thể truy tìm được một khoảng thời gian nào đó gần sự sáng lập theo huyền thoại của nó." – 935 CN) là một trong Tam Quốc Triều Tiên, và là một trong số các Triều đại duy trì liên tục lâu nhất trong lịch sử châu Á. Vương quốc do Phác Hách Cư Thế (Park Hyeokgeose) sáng lập, ông cũng được biết đến với vị thế là người khởi thủy của dòng họ Park (박, 朴, Phác) tại Triều Tiên, tuy nhiên Triều đại này lại do gia tộc Kim Gyeongju (김, 金) nắm giữa ngai vàng trong hầu hết 992 năm lịch s. Ban đầu, Tân La chỉ là một bộ lạc trong liên minh Thìn Hàn (Jinhan), từng liên minh với nhà Đường tại Trung Quốc, Tân La cuối cùng đã chinh phục được Bách Tế (Baekje) vào năm 660 và Cao Câu Ly (Goguryeo) vào năm 668.
Lịch sử Triều Tiên và Tân La · Tân La và Triều Tiên ·
Tân La Thống nhất
Tân La thống nhất là một nhà nước tồn tại trong thời gian từ năm 668 đến năm 935 tại Tân La, bán đảo Triều Tiên.
Lịch sử Triều Tiên và Tân La Thống nhất · Tân La Thống nhất và Triều Tiên ·
Tùng Hoa
Sông Tùng Hoa đoạn ở phía tây Cáp Nhĩ Tân. Các hồ hà tích là cảnh tượng thường thấy ở hai bên bờ sông Tùng Hoa (tiếng Mãn: 35px, Sunggari Ula;, Tùng Hoa Giang; река Сунгари) là một sông ở Đông Bắc Trung Quốc, và là chi lưu lớn nhất của Hắc Long Giang (sông Amur), với chiều dài từ dãy núi Trường Bạch qua hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang.
Lịch sử Triều Tiên và Tùng Hoa · Tùng Hoa và Triều Tiên ·
Thìn Quốc
Thìn Quốc là một nhà nước ở đầu thời kỳ đồ sắt nằm ở một phần nào đó ở miền nam bán đảo Triều Tiên trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 hay thế kỷ 2 TCN, có biên giới với vương quốc Triều Tiên là Cổ Triều Tiên ở phía bắc.
Lịch sử Triều Tiên và Thìn Quốc · Thìn Quốc và Triều Tiên ·
Thời đại đồ đá mới
Thời đại đồ đá mới là một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người, bắt đầu từ khoảng năm 10.200 TCN theo bảng niên đại ASPRO ở một vài nơi thuộc Trung Đông, và sau đó ở các nơi khác trên thế giới và kết thúc giữa 4500 và 2000 BC.
Lịch sử Triều Tiên và Thời đại đồ đá mới · Thời đại đồ đá mới và Triều Tiên ·
Triều Tiên Thái Tổ
Triều Tiên Thái Tổ (chữ Hán: 朝鮮太祖; Hangul: 조선 태조; 11 tháng 10, 1335 – 24 tháng 5, 1408), là người sáng lập ra nhà Triều Tiên, hay còn được gọi là Vương triều Lý (李氏朝鲜).
Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên Thái Tổ · Triều Tiên và Triều Tiên Thái Tổ ·
Triều Tiên Thế Tông
Triều Tiên Thế Tông (chữ Hán: 朝鮮世宗, Hangul: 조선세종, 7 tháng 5, 1397 – 30 tháng 3, 1450) là vị quốc vương thứ tư của nhà Triều Tiên, trị vì từ năm 1418 đến năm 1450, tổng cộng 32 năm.
Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên Thế Tông · Triều Tiên và Triều Tiên Thế Tông ·
Trung Quốc
Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.
Lịch sử Triều Tiên và Trung Quốc · Triều Tiên và Trung Quốc ·
Vĩ tuyến 38 Bắc
Vĩ tuyến 38 Bắc là đường vĩ tuyến nằm ở độ số 38 trên bán cầu bắc.
Lịch sử Triều Tiên và Vĩ tuyến 38 Bắc · Triều Tiên và Vĩ tuyến 38 Bắc ·
Vương quốc Bột Hải
Bột Hải (tiếng Triều Tiên: 발해, Palhae/Balhae, tiếng Trung: 渤海, tiếng Nga: Пархэ, Бохай) là một vương quốc hình cánh dơi tồn tại từ năm 698 đến 926 được lập ra bởi Đại Tộ Vinh (Tae Choyŏng) từ sau khi Nhà nước Cao Câu Ly sụp đổ.
Lịch sử Triều Tiên và Vương quốc Bột Hải · Triều Tiên và Vương quốc Bột Hải ·
Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau
- Trong những gì dường như Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên
- Những gì họ có trong Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên chung
- Những điểm tương đồng giữa Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên
So sánh giữa Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên
Lịch sử Triều Tiên có 166 mối quan hệ, trong khi Triều Tiên có 204. Khi họ có chung 60, chỉ số Jaccard là 16.22% = 60 / (166 + 204).
Tài liệu tham khảo
Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Lịch sử Triều Tiên và Triều Tiên. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: