Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Khoa học máy tính

Mục lục Khoa học máy tính

Khoa học máy tính nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của thông tin và tính toán, cùng với các kỹ thuật thực tiễn để thực hiện và áp dụng các cơ sở này.

77 quan hệ: Ada Lovelace, Alan Turing, Đồ họa máy tính, Điện toán phân tán, Bàn tính, Bộ nhớ, Blaise Pascal, Bus (máy tính), C, Các phương pháp hình thức, Công nghệ phần mềm, Cấu trúc dữ liệu, Charles Babbage, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chương trình con, CPU, Cơ sở dữ liệu, Dự án bản đồ gen người, Folding@home, Giao diện người dùng, Giao thức truyền thông, Giáo dục trung học, Giải tích số, Gottfried Leibniz, Hình học, Hình học tính toán, Học máy, Hệ điều hành, IBM, Internet, Kỹ nghệ đảo ngược, Khai phá dữ liệu, Khoa học nhận thức, Khoa học thông tin, Khoa học Thống kê, Kiến trúc máy tính, Kurt Gödel, Lập trình máy tính, Lập trình viên, Lý thuyết đồ thị, Lý thuyết độ phức tạp tính toán, Lý thuyết ngôn ngữ lập trình, Lý thuyết số, Lý thuyết xác suất, Logic toán, Máy Enigma, Máy tính, Mạch điện, Mạng máy tính, Mật mã học, ..., Ngôn ngữ lập trình, Ngôn ngữ lập trình bậc cao, Ngôn ngữ lập trình bậc thấp, Nhận dạng tiếng nói, Pascal (định hướng), Phân hoạch (lý thuyết số), Phân tích hệ thống, Prolog, Robot học, Sự sống nhân tạo, Tính toán song song, Thanh khoản (tài chính), Thông tin, Thị giác máy tính, The Codebreakers, Thiết kế, Thuật toán, Tin học, Tin sinh học, Toán học rời rạc, Trình biên dịch, Trình thông dịch, Trí tuệ nhân tạo, Truy hồi thông tin, Tương tranh (khoa học máy tính), Xử lý ảnh, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Mở rộng chỉ mục (27 hơn) »

Ada Lovelace

Ada Lovelace (tên đầy đủ: Augusta Ada King, nữ Bá tước Lovelace; tên trước khi kết hôn: Augusta Ada Byron; 10 tháng 12 năm 1815 – 27 tháng 11 năm 1852) nổi tiếng với việc viết bản mô tả chiếc máy tính của Charles Babbage, nhan đề có tên The Analytical Engine.

Mới!!: Khoa học máy tính và Ada Lovelace · Xem thêm »

Alan Turing

Alan Turing Alan Mathison Turing (23 tháng 6 năm 1912 – 7 tháng 6 năm 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Alan Turing · Xem thêm »

Đồ họa máy tính

Mô hình 3D với DirectX 9.0: Ấm trà Utah Đồ họa máy tính là một lĩnh vực của khoa học máy tính nghiên cứu về cơ sở toán học, các thuật toán cũng như các kĩ thuật để cho phép tạo, hiển thị và điều khiển hình ảnh trên màn hình máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Đồ họa máy tính · Xem thêm »

Điện toán phân tán

Điện toán phân tán (tiếng Anh: Distributed computing) là một ngành khoa học máy tính nghiên cứu các hệ thống phân tán.

Mới!!: Khoa học máy tính và Điện toán phân tán · Xem thêm »

Bàn tính

Bàn tính Trung Quốc Bàn tính là một công cụ tính toán được sử dụng chủ yếu ở châu Á để thực hiện các phép toán số học.

Mới!!: Khoa học máy tính và Bàn tính · Xem thêm »

Bộ nhớ

Bộ nhớ máy tính (tiếng Anh: Computer data storage), thường được gọi là ổ nhớ (storage) hoặc bộ nhớ (memory), là một thiết bị công nghệ bao gồm các phần tử máy tính và lưu trữ dữ liệu, được dùng để duy trì dữ liệu số.

Mới!!: Khoa học máy tính và Bộ nhớ · Xem thêm »

Blaise Pascal

Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623 – 19 tháng 8 năm 1662) (tên khác: Lee Central Paint) là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, tác gia, và triết gia Cơ Đốc người Pháp.

Mới!!: Khoa học máy tính và Blaise Pascal · Xem thêm »

Bus (máy tính)

4 PCI Express Các khe cắm card bus (từ trên xuống dưới: x4, x16, x1 and x16), so sánh với khe card bus 32 bit loại PCI thông thường (dưới cùng) Trong kiến trúc máy tính, bus (Hán Việt: tổng tuyến) là một hệ thống phụ chuyển dữ liệu giữa các thành phần bên trong máy tính, hoặc giữa các máy tính với nhau.

Mới!!: Khoa học máy tính và Bus (máy tính) · Xem thêm »

C

C, c (/xê/, /cờ/ trong tiếng Việt; /xi/ trong tiếng Anh) là chữ thứ ba trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ năm trong chữ cái tiếng Việt.

Mới!!: Khoa học máy tính và C · Xem thêm »

Các phương pháp hình thức

Trong ngành khoa học máy tính, các phương pháp hình thức là các kỹ thuật toán học cho việc đặc tả, phát triển và kiểm định các hệ thống phần mềm và phần cứng.

Mới!!: Khoa học máy tính và Các phương pháp hình thức · Xem thêm »

Công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm hay kỹ nghệ phần mềm (tiếng Anh: software engineering) là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật, và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm.

Mới!!: Khoa học máy tính và Công nghệ phần mềm · Xem thêm »

Cấu trúc dữ liệu

Cây nhị phân, một kiểu đơn giản của cấu trúc dữ liệu liên kết rẽ nhánh. Bảng băm Trong khoa học máy tính, cấu trúc dữ liệu là một cách lưu dữ liệu trong máy tính sao cho nó có thể được sử dụng một cách hiệu qu.

Mới!!: Khoa học máy tính và Cấu trúc dữ liệu · Xem thêm »

Charles Babbage

Charles Babbage, FRS (sinh ngày 26 tháng 12 năm 1791 - mất ngày 18 tháng 10 năm 1871) là một nhà bác học người Anh.

Mới!!: Khoa học máy tính và Charles Babbage · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Khoa học máy tính và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chương trình con

Trong khoa học máy tính, một chương trình con (subprogram) hay subroutine là một đoạn chương trình được đóng gói thành một đơn vị trình, nó thực hiện một số tác vụ cụ thể mà chương trình cần thực hiện nhiều lần từ nhiều nơi trong thời gian chạy của nó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Chương trình con · Xem thêm »

CPU

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.

Mới!!: Khoa học máy tính và CPU · Xem thêm »

Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu (viết tắt CSDL; tiếng Anh là database) là một tập hợp thông tin có cấu trúc.

Mới!!: Khoa học máy tính và Cơ sở dữ liệu · Xem thêm »

Dự án bản đồ gen người

Quá trình tự nhân đôi DNA. Dự án Bản đồ gen Người (tiếng Anh: Human Genome Project - HGP) là một dự án nghiên cứu khoa học mang tầm quốc tế.

Mới!!: Khoa học máy tính và Dự án bản đồ gen người · Xem thêm »

Folding@home

Folding@home (tiếng Anh của "sự xoắn lại tại nhà") là một dự án tính toán phân bố để xây dựng các mô hình cấu trúc protein, một thuật toán tiêu tốn nhiều tài nguyên CPU.

Mới!!: Khoa học máy tính và Folding@home · Xem thêm »

Giao diện người dùng

Tương tác người-máy hay giao tiếp người-máy là một phân ngành của công nghệ thông tin nghiên cứu về tương tác giữa người sử dụng và máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Giao diện người dùng · Xem thêm »

Giao thức truyền thông

Giao thức giao tiếp hay còn gọi là giao thức truyền thông, giao thức liên mạng, giao thức tương tác, giao thức trao đổi thông tin (tiếng Anh là communication protocol) - trong công nghệ thông tin gọi tắt là giao thức (protocol), tuy nhiên, tránh nhầm với giao thức trong các ngành khác - là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu - những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau.

Mới!!: Khoa học máy tính và Giao thức truyền thông · Xem thêm »

Giáo dục trung học

Giáo dục trung học (secondary education) là giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học, theo sau giáo dục tiểu học.

Mới!!: Khoa học máy tính và Giáo dục trung học · Xem thêm »

Giải tích số

Bản ghi Babylon YBC 7289 (khoảng 1800–1600 TCN) với cách tính căn bậc hai của 2 bằng bốn phép cộng phân số, liên quan đến hệ lục thập phân (cơ số 60). 1 + 24/60 + 51/602 + 10/603.

Mới!!: Khoa học máy tính và Giải tích số · Xem thêm »

Gottfried Leibniz

Gottfried Wilhelm Leibniz (cũng là Leibnitz hay là von Leibniz. (1 tháng 7 (21 tháng 6 Lịch cũ) năm 1646 – 14 tháng 11 năm 1716) là một nhà bác học người Đức với các tác phẩm chủ yếu viết bằng tiếng Latin và tiếng Pháp. Ông được giáo dục về luật và triết học, và phục vụ như là factotum cho hai gia đình quý tộc lớn người Đức, Leibniz đã đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của ông. Ông chiếm vị trí quan trọng ngang nhau trong cả lịch sử triết học và lịch sử toán học. Ông khám phá ra vi tích phân độc lập với Isaac Newton, và ký hiệu của ông được sử dụng rộng rãi từ đó. Ông cũng khám phá ra hệ thống số nhị phân, nền tảng của hầu hết các cấu trúc máy tính hiện đại. Trong triết học, ông được nhớ đến nhiều nhất với chủ nghĩa lạc quan, i.e., kết luận của ông là vũ trụ của chúng ta là, trong một nghĩa giới hạn, là một vũ trụ tốt nhất mà God có thể tạo ra. Ông, cùng với René Descartes và Baruch Spinoza, là một trong ba nhà lý luận (rationalist) nổi tiếng của thế kỉ 17, nhưng triết học của ông cũng nhìn ngược về truyền thống Scholastic và dự đoán trước logic hiện đại và triết học phân tích. Leibniz cũng có nhiều đóng góp lớn vào vật lý và kỹ thuật, và dự đoán những khái niệm sau này nổi lên trong sinh học, y học, địa chất, lý thuyết xác suất, tâm lý học, ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Ông cũng viết về chính trị, luật, đạo đức học, thần học, lịch sử và ngữ văn, đôi khi làm cả vài câu thơ. Đóng góp của ông trong nhiều lĩnh vực khác nhau xuất hiện rải rác trong các tạp chí và trong trên mười ngàn lá thư và những bản thảo chưa xuất bản. Nhiều bản thảo của ông được viết bằng tốc ký sử dụng sáng chế của riêng ông sử dụng số nhị phân để mã hóa các chuỗi ký tự. Cho đến nay, không có sưu tập đầy đủ về những tác phẩm và bản thảo của Leibniz, và do đó thống kê hết những thành tựu ông đạt được là không thể biết được.

Mới!!: Khoa học máy tính và Gottfried Leibniz · Xem thêm »

Hình học

Hình minh họa định lý Desargues, một kết quả quan trọng trong hình học Euclid Hình học là một phân nhánh của toán học liên quan đến các câu hỏi về hình dạng, kích thước, vị trí tương đối của các hình khối, và các tính chất của không gian.

Mới!!: Khoa học máy tính và Hình học · Xem thêm »

Hình học tính toán

Hình học tính hay Hình học tính toán là một phần của toán học rời rạc xem xét các thuật toán giải các bài toán hình học.

Mới!!: Khoa học máy tính và Hình học tính toán · Xem thêm »

Học máy

Học máy, có tài liệu gọi là Máy học, (tiếng Anh: machine learning) là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc nghiên cứu và xây dựng các kĩ thuật cho phép các hệ thống "học" tự động từ dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể.

Mới!!: Khoa học máy tính và Học máy · Xem thêm »

Hệ điều hành

Màn hình Desktop và Start menu của Windows 7 Windows 8 Màn hình Desktop, Start menu và Action Center của Windows 10 Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính và các thiết bị di động, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính, và các thiết bị di động.

Mới!!: Khoa học máy tính và Hệ điều hành · Xem thêm »

IBM

IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ.

Mới!!: Khoa học máy tính và IBM · Xem thêm »

Internet

Hình vẽ một phần rất nhỏ của World Wide Web, bao gồm một số siêu liên kết Internet (phiên âm Tiếng VIệt: in-tơ-nét) là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau.

Mới!!: Khoa học máy tính và Internet · Xem thêm »

Kỹ nghệ đảo ngược

Kỹ nghệ đảo ngược (hay công nghệ đảo ngược, kỹ thuật đảo ngược) (tiếng Anh: reverse engineering) là quá trình tìm ra các nguyên lý kỹ thuật của một phần mềm ứng dụng hay thiết bị cơ khí qua việc phân tích cấu trúc, chức năng và hoạt động của nó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Kỹ nghệ đảo ngược · Xem thêm »

Khai phá dữ liệu

Khai phá dữ liệu (data mining) Là quá trình tính toán để tìm ra các mẫu trong các bộ dữ liệu lớn liên quan đến các phương pháp tại giao điểm của máy học, thống kê và các hệ thống cơ sở dữ liệu.

Mới!!: Khoa học máy tính và Khai phá dữ liệu · Xem thêm »

Khoa học nhận thức

Não người được vẽ theo dữ liệu MRI Khoa học nhận thức (tiếng Anh: cognitive science) thường được định nghĩa là ngành nghiên cứu về bản chất của trí tuệ.

Mới!!: Khoa học máy tính và Khoa học nhận thức · Xem thêm »

Khoa học thông tin

:Lưu ý không nhầm lẫn với Khoa học thư viện, Tin học hay Khoa học máy tính. Khoa học thông tin là một ngành khoa học liên ngành với mối quan tâm chính là việc thu thập, phân loại, xử lý, lưu trữ, tìm kiếm và phổ biến thông tin.

Mới!!: Khoa học máy tính và Khoa học thông tin · Xem thêm »

Khoa học Thống kê

Mật độ xác suất xuấ hiện nhiều hơn khi tiến gần giá trị (trung bình cộng) được kỳ vọng trong phân phối chuẩn. Trong hình là thống kê được sử dụng trong kiểm định chuẩn. Các loại thang đo bao gồm độ lệch chuẩn, phần trăm cộng dồn'', đương lượng phân vi, điểm Z, điểm T, chín chuẩn hoá'' và ''phần trăm trong chín chuẩn hoá.'' Đồ thị phân tán được sử dụng trong thống kê mô tả nhằm thể hiện mối quan hệ quan sát được giữa các biến số.'' Thống kê là nghiên cứu của tập hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệuDodge, Y. (2006) The Oxford Dictionary of Statistical Terms, OUP.

Mới!!: Khoa học máy tính và Khoa học Thống kê · Xem thêm »

Kiến trúc máy tính

Trong kỹ thuật máy tính, kiến trúc máy tính là thiết kế khái niệm và cấu trúc hoạt động căn bản của một hệ thống máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Kiến trúc máy tính · Xem thêm »

Kurt Gödel

Kurt Gödel (28 tháng 4 năm 1906 – 14 tháng 1 năm 1978) là một nhà toán học và logic học nổi tiếng người Áo, người đã được tờ tạp chí danh tiếng Times bình chọn là nhà toán học lớn nhất thế kỷ 20.

Mới!!: Khoa học máy tính và Kurt Gödel · Xem thêm »

Lập trình máy tính

Lập trình máy tính hay lập chương trình máy tính thường gọi tắt là lập trình (tiếng Anh: Computer programming, thường gọi tắt là programming) là việc lập ra chương trình làm việc cho máy có bộ xử lý, nói riêng là máy tính, để thực thi nhiệm vụ xử lý thông tin nào đó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lập trình máy tính · Xem thêm »

Lập trình viên

Lập trình viên (người lập trình hay thảo chương viên điện toán) là người viết ra các chương trình máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lập trình viên · Xem thêm »

Lý thuyết đồ thị

Hình vẽ một đồ thị có 6 đỉnh và 7 cạnh Trong toán học và tin học, lý thuyết đồ thị nghiên cứu các tính chất của đồ thị.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lý thuyết đồ thị · Xem thêm »

Lý thuyết độ phức tạp tính toán

Lý thuyết độ phức tạp tính toán là một nhánh của lý thuyết tính toán trong lý thuyết khoa học máy tính và toán học tập trung vào phân loại các vấn đề tính toán theo độ khó nội tại của chúng.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lý thuyết độ phức tạp tính toán · Xem thêm »

Lý thuyết ngôn ngữ lập trình

hàm, ứng dụng hàm và đệ quy được Alonzo Church đề xuất vào những năm 193x. Lý thuyết ngôn ngữ lập trình (thường được biết tới bởi chữ viết tắt tiếng Anh PLT (Programming language theory)) là một nhánh của khoa học máy tính nghiên cứu việc thiết kế, thực hiện, phân tích, mô tả đặc điểm, và phân loại các ngôn ngữ lập trình và các đặc trưng của chúng.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lý thuyết ngôn ngữ lập trình · Xem thêm »

Lý thuyết số

Lý thuyết số là một ngành của toán học lý thuyết nghiên cứu về tính chất của số nói chung và số nguyên nói riêng, cũng như những lớp rộng hơn các bài toán mà phát triển từ những nghiên cứu của nó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lý thuyết số · Xem thêm »

Lý thuyết xác suất

Lý thuyết xác suất là ngành toán học chuyên nghiên cứu xác suất.

Mới!!: Khoa học máy tính và Lý thuyết xác suất · Xem thêm »

Logic toán

Lôgic toán là một ngành con của toán học có liên hệ gần gũi với cơ sở toán học, khoa học máy tính lý thuyết, logic triết học.

Mới!!: Khoa học máy tính và Logic toán · Xem thêm »

Máy Enigma

Máy Enigma Máy Enigma năm 1943 Quân Đức dùng máy Enigma trong chiến tranh Xô-Đức Máy Enigma là một loại máy có hệ thống đĩa quay dùng để tạo mật mã và giải mã các thông tin cơ mật.

Mới!!: Khoa học máy tính và Máy Enigma · Xem thêm »

Máy tính

Máy tính hay máy điện toán là những thiết bị hay hệ thống thực hiện tự động các phép toán số học dưới dạng số hoặc phép toán lôgic.

Mới!!: Khoa học máy tính và Máy tính · Xem thêm »

Mạch điện

Mạch điện là một tập hợp các phần tử hay linh kiện điện được kết nối với nhau bởi dây dẫn, tạo thành một thiết bị hay mạng điện, thực hiện những chức năng công tác xác định nào đó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Mạch điện · Xem thêm »

Mạng máy tính

Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay network system) là sự kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị nối kết mạng và phương tiện truyền thông (giao thức mạng, môi trường truyền dẫn) theo một cấu trúc nào đó và các máy tính này trao đổi thông tin qua lại với nhau.

Mới!!: Khoa học máy tính và Mạng máy tính · Xem thêm »

Mật mã học

Đại chiến thế giới II, thực hiện mã hóa để bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Mật mã học là một lĩnh vực liên quan với các kỹ thuật ngôn ngữ và toán học để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc.

Mới!!: Khoa học máy tính và Mật mã học · Xem thêm »

Ngôn ngữ lập trình

Tủ sách giáo khoa dạy cả những ngôn ngữ lập trình phổ biến và không phổ biến. Hàng ngàn ngôn ngữ và phương ngữ lập trình đã được thiết kế trong lịch sử máy tính. Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được thiết kế và chuẩn hóa để truyền các chỉ thị cho các máy có bộ xử lý (CPU), nói riêng là máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Ngôn ngữ lập trình · Xem thêm »

Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Trong khoa học máy tính, một ngôn ngữ lập trình bậc cao (tiếng Anh: high-level programming language) là một ngôn ngữ lập trình có sự trừu tượng hóa mạnh mẽ khỏi các chi tiết của máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Ngôn ngữ lập trình bậc cao · Xem thêm »

Ngôn ngữ lập trình bậc thấp

Trong khoa học máy tính, ngôn ngữ lập trình bậc thấp là một ngôn ngữ lập trình liên quan chặt chẽ đến phần cứng máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Ngôn ngữ lập trình bậc thấp · Xem thêm »

Nhận dạng tiếng nói

Nhận dạng tiếng nói là một quá trình nhận dạng mẫu, với mục đích là phân lớp (classify) thông tin đầu vào là tín hiệu tiếng nói thành một dãy tuần tự các mẫu đã được học trước đó và lưu trữ trong bộ nh.

Mới!!: Khoa học máy tính và Nhận dạng tiếng nói · Xem thêm »

Pascal (định hướng)

Danh từ giống đực Pascal trong các thứ tiếng châu Âu có nguồn gốc từ paschalis trong tiếng Latinh, nghĩa là "sinh vào", hoặc có liên hệ với ngày lễ Phục sinh.

Mới!!: Khoa học máy tính và Pascal (định hướng) · Xem thêm »

Phân hoạch (lý thuyết số)

Các phần số ''n'' với hạng lớn nhất ''k'' Trong số học, sự phân tích một số nguyên dương n là cách viết số đó dưới dạng tổng của các số nguyên dương.

Mới!!: Khoa học máy tính và Phân hoạch (lý thuyết số) · Xem thêm »

Phân tích hệ thống

Từ điển Merriam-Webster định nghĩa phân tích hệ thống (system analysis) là "quá trình nghiên cứu một thủ tục hoặc kinh doanh để xác định mục tiêu và mục đích của nó và tạo ra các hệ thống và thủ tục để đạt được chúng một cách hiệu quả hơn".

Mới!!: Khoa học máy tính và Phân tích hệ thống · Xem thêm »

Prolog

Prolog là một ngôn ngữ lập trình.

Mới!!: Khoa học máy tính và Prolog · Xem thêm »

Robot học

cánh tay robot Shadow Robot học là một ngành kỹ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành, và ứng dụng robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản hồi tín hiệu cảm biến, và xử lý thông tin của chúng.

Mới!!: Khoa học máy tính và Robot học · Xem thêm »

Sự sống nhân tạo

Sự sống nhân tạo một khái niệm còn khá mới mẻ, so với trí tuệ nhân tạo dường như ít được sự quan tâm của giới khoa học chưa có một định nghĩa rõ ràng để miêu tả đầy đủ khái niệm này.

Mới!!: Khoa học máy tính và Sự sống nhân tạo · Xem thêm »

Tính toán song song

Siêu máy tính song song hàng loạt Blue Gene/P của IBM Tính toán song song là một hình thức tính toán trong đó nhiều phép tính được thực hiện đồng thời, hoạt động trên nguyên tắc là những vấn đề lớn đều có thể chia thành nhiều phần nhỏ hơn, sau đó được giải quyết tương tranh ("trong lĩnh vực tính toán").

Mới!!: Khoa học máy tính và Tính toán song song · Xem thêm »

Thanh khoản (tài chính)

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.

Mới!!: Khoa học máy tính và Thanh khoản (tài chính) · Xem thêm »

Thông tin

Thông tin (inform) có nghĩa là thông báo tin tức.

Mới!!: Khoa học máy tính và Thông tin · Xem thêm »

Thị giác máy tính

Thị giác máy tính (tiếng Anh: computer vision) là một lĩnh vực bao gồm các phương pháp thu nhận, xử lý ảnh kỹ thuật số, phân tích và nhận dạng các hình ảnh và, nói chung là dữ liệu đa chiều từ thế giới thực để cho ra các thông tin số hoặc biểu tượng, ví dụ trong các dạng quyết định.

Mới!!: Khoa học máy tính và Thị giác máy tính · Xem thêm »

The Codebreakers

David Kahn The Codebreaker (ISBN 0684831309) là tác phẩm nổi tiếng của David Kahn xuất bản năm 1967.

Mới!!: Khoa học máy tính và The Codebreakers · Xem thêm »

Thiết kế

Một bản vẽ thiết kế thời trang Thiết kế là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được (như ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, ni mẫu cắt may...). Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gán những ý nghĩa khác nhau (xem Các ngành thiết kế bên dưới).

Mới!!: Khoa học máy tính và Thiết kế · Xem thêm »

Thuật toán

Thuật toán, còn gọi là giải thuật, là một tập hợp hữu hạn của các chỉ thị hay phương cách được định nghĩa rõ ràng cho việc hoàn tất một số sự việc từ một trạng thái ban đầu cho trước; khi các chỉ thị này được áp dụng triệt để thì sẽ dẫn đến kết quả sau cùng như đã dự đoán trước.

Mới!!: Khoa học máy tính và Thuật toán · Xem thêm »

Tin học

Tin học, tiếng Anh: informatics, là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo).

Mới!!: Khoa học máy tính và Tin học · Xem thêm »

Tin sinh học

Tin sinh học (bioinformatics) là một lĩnh vực khoa học sử dụng các công nghệ của các ngành toán học ứng dụng, tin học, thống kê, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, hóa học và hóa sinh (biochemistry) để giải quyết các vấn đề sinh học.

Mới!!: Khoa học máy tính và Tin sinh học · Xem thêm »

Toán học rời rạc

Toán học rời rạc (tiếng Anh: discrete mathematics) là tên chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc, các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính làm thành cơ sở toán học của khoa học máy tính.

Mới!!: Khoa học máy tính và Toán học rời rạc · Xem thêm »

Trình biên dịch

Biểu đồ hoạt động của một trình biên dịch lý tưởng. Trình biên dịch, còn gọi là phần mềm biên dịch, compiler, là một chương trình máy tính làm công việc dịch một chuỗi các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình (gọi là ngôn ngữ nguồn hay mã nguồn), thành một chương trình tương đương nhưng ở dưới dạng một ngôn ngữ máy tính mới (gọi là ngôn ngữ đích) và thường là ngôn ngữ ở cấp thấp hơn, như ngôn ngữ máy.

Mới!!: Khoa học máy tính và Trình biên dịch · Xem thêm »

Trình thông dịch

Trình thông dịch biên dịch một chương trình nguồn theo từng phân đoạn.

Mới!!: Khoa học máy tính và Trình thông dịch · Xem thêm »

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: artificial intelligence hay machine intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào.

Mới!!: Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo · Xem thêm »

Truy hồi thông tin

Truy hồi thông tin (hay còn gọi là truy vấn thông tin) là hoạt động thu thập các nguồn thông tin liên quan đến một thông tin cần tìm kiếm, có thể dựa trên siêu dữ liệu (metadata) và trên việc đánh chỉ mục toàn văn (hoặc dựa trên nội dung khác).

Mới!!: Khoa học máy tính và Truy hồi thông tin · Xem thêm »

Tương tranh (khoa học máy tính)

"Bài toán bữa tối của các triết gia" (''Dining Philosophers''), một bài toán kinh điển về tương tranh và chia sẻ tài nguyên Trong ngành khoa học máy tính, tương tranh là một tính chất của các hệ thống bao gồm các tính toán được thực thi trùng nhau về mặt thời gian, trong đó các tính toán chạy đồng thời có thể chia sẻ các tài nguyên dùng chung.

Mới!!: Khoa học máy tính và Tương tranh (khoa học máy tính) · Xem thêm »

Xử lý ảnh

Xử lý ảnh là một phân ngành trong xử lý số tín hiệu với tín hiệu xử lý là ảnh.

Mới!!: Khoa học máy tính và Xử lý ảnh · Xem thêm »

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing - NLP) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người.

Mới!!: Khoa học máy tính và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Khoa học Máy tính, Khoa học điện toán, Khoa máy tính, Vi tính học.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »