Những điểm tương đồng giữa Hốt Tất Liệt và Nhà Tống
Hốt Tất Liệt và Nhà Tống có 24 điểm chung (trong Unionpedia): A Lý Bất Ca, Đạo giáo, Bắc Kinh, Cao Ly, Danh sách vua Trung Quốc, Khả hãn, Lịch sử Trung Quốc, Mông Cổ, Mông Kha, Miếu hiệu, Nhà Nguyên, Nhà Tống, Nhật Bản, Nho giáo, Phật giáo, Tứ Xuyên, Tống Cung Đế, Tống Hoài Tông, Thụy hiệu, Tiếng Trung Quốc, Tiền giấy, Triều Tiên, Trung Quốc, Vương quốc Đại Lý.
A Lý Bất Ca
A Lý Bất Ca (chuyển tự Latinh tiếng Mông Cổ: Ariq Böke, chữ Mông Cổ Kirin: Аригбөх,; 1219–1266), là người con trai út của Đà Lôi- một người con trai của Thành Cát Tư Hãn.
A Lý Bất Ca và Hốt Tất Liệt · A Lý Bất Ca và Nhà Tống ·
Đạo giáo
Biểu tượng của đạo giáo Đạo Giáo Tam Thánh Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là tiên đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này.
Hốt Tất Liệt và Đạo giáo · Nhà Tống và Đạo giáo ·
Bắc Kinh
Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.
Bắc Kinh và Hốt Tất Liệt · Bắc Kinh và Nhà Tống ·
Cao Ly
Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392.
Cao Ly và Hốt Tất Liệt · Cao Ly và Nhà Tống ·
Danh sách vua Trung Quốc
Ngũ Đế Các vị vua Trung Hoa đã cai trị trên mảnh đất Trung Nguyên từ hơn bốn nghìn năm.
Danh sách vua Trung Quốc và Hốt Tất Liệt · Danh sách vua Trung Quốc và Nhà Tống ·
Khả hãn
Khả hãn (chữ Mogol cổ: хаан), hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc.
Hốt Tất Liệt và Khả hãn · Khả hãn và Nhà Tống ·
Lịch sử Trung Quốc
Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo Hoàng Hà và Trường Giang trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại Hoàng Hà.
Hốt Tất Liệt và Lịch sử Trung Quốc · Lịch sử Trung Quốc và Nhà Tống ·
Mông Cổ
Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.
Hốt Tất Liệt và Mông Cổ · Mông Cổ và Nhà Tống ·
Mông Kha
Đại hãn Mông Kha (tiếng Mông Cổ: 20px Мөнх хаан (Mönkh khaan)), còn gọi là Mông Ca (theo tiếng Trung: 蒙哥); sinh khoảng năm 1208 và mất năm 1259). Ông là đại hãn thứ tư của đế quốc Mông Cổ từ năm 1251 tới năm 1259. Là con trai trưởng của Đà Lôi và Sorghaghtani Beki, anh trai của Hốt Tất Liệt và Húc Liệt Ngột, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và là con nuôi của Oa Khoát Đài. Sau được nhà Nguyên truy phong là Nguyên Hiến Tông(元憲宗). Mông Kha đáng chú ý vì sự tham dự chiến dịch vào châu Âu giai đoạn 1236-1242, trong những trận đánh tại Kypchak và Maghas, phá hủy Kiev và tấn công Hungary. Mùa hè năm 1241, trước khi kết thúc chiến dịch này thì Mông Kha trở về Mông Cổ. Sau khi đại hãn thứ ba là Quý Do chết, Mông Kha là người đứng đầu trong số các vây cánh của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn muốn thay thế nhánh đang cầm quyền là hậu duệ của Oa Khoát Đài. Hãn Bạt Đô, thuộc dòng trưởng của gia đình này, gần như đã gây chiến với Quý Do năm 1248, nhưng cái chết sớm của vị đại hãn đã ngăn không cho chuyện này xảy ra. Bạt Đô tham gia cùng lực lượng của người vợ góa của Đà Lôi nhằm loại bỏ vị nhiếp chính Oghul Ghaimish, vợ góa của Quý Do. Bạt Đô kêu gọi tổ chức kurultai (hội nghị các hãn) tại Siberi năm 1250 nhưng bị phản đối do nó không được coi là Mông Cổ đích thực. Tuy nhiên, Bạt Đô đã lờ đi sự phản đối và gửi người em là Berke tới hội nghị kurultai tại Mông Cổ, và bầu Mông Kha làm đại hãn năm 1251. Nhận ra rằng đã bị loại bỏ, phe cánh của Oa Khoát Đài có ý định lật đổ Mông Kha với cớ vào triều để bày tỏ lòng trung thành, thần phục ông, nhưng âm mưu của họ bị lật tẩy và dễ dàng bị loại bỏ. Oghul Ghaimish bị buộc phải tự tử. Mông Kha, trong vai trò của một đại hãn, dường như quan tâm nhiều hơn tới việc mở rộng vùng lãnh thổ mà ông đã được thừa hưởng bằng các cuộc chiến hơn là Quý Do đã làm. Năm 1253, ông cử em trai mình là Húc Liệt Ngột tới tây nam, một hành động nhằm mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ tới sát Ai Cập. Ông cũng quan tâm nhiều hơn tới cuộc chiến tại Trung Quốc, đánh vào sườn nhà Tống thông qua việc xâm lăng Đại Lý năm 1254 và xâm lược Đại Việt năm 1257, nhằm tìm kiếm đường tấn công nhà Tống từ cả ba phía bắc, tây và nam. Năm 1258, cùng Hốt Tất Liệt và đại tướng Ngột Lương Hợp Thai chia quân thành ba mũi tấn công Nam Tống. Trực tiếp chỉ huy trên mặt trận phía bắc trong những năm cuối thập niên đó, ông đã vây hãm và hạ nhiều thành quách dọc theo chiến tuyến này. Những hành động này cuối cùng làm cho chuyện xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc chỉ còn là vấn đề của thời gian. Cuộc xâm lăng tới châu Âu bị bỏ qua do các vùng phía tây này khi đó thực sự nằm dưới quyền chỉ huy của các hậu duệ của Truật Xích và Sát Hợp Đài, nhưng tình hữu nghị giữa Mông Kha với Bạt Đô đảm bảo cho sự thống nhất của đế quốc. Tuy nhiên, trong khi tiến hành cuộc chiến ở Trung Quốc tại thành Điếu Ngư (釣魚城, ngày nay thuộc quận Hợp Xuyên, Trùng Khánh) thì Mông Kha lại chết gần khu vực đang vây hãm đó vào ngày 11 tháng 8 năm 1259 (27 tháng 7 âm lịch). Có một vài giả thuyết về cái chết của ông. Một trong số đó cho rằng ông chết do trúng tên của người Trung Quốc trong khi đang vây hãm. Các giả thuyết khác cho rằng ông chết vì bệnh lỵ hoặc bệnh tả. Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của ông đều buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ. Trong kế hoạch đánh Nam Tống, mũi quân thứ tư của Mông Kha do Uriyangqatai chỉ huy đánh vào Đại Việt vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm1258 (hay năm Nguyên Phong thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, nhưng cuối cùng Đại Việt đã đại phá quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc vớichiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến đấu chống quân xâm lược. Trong một số tài liệu, người ta cho rằng Mông Kha bị chết do một tảng đá rơi trúng đầu trong khi đang vây hãm thành Điếu Ngư, trong khi những tài liệu khác lại cho rằng Mông Kha chết là do bệnh tật hay bị thương khi tấn công Điếu Ngư. Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Kim Dung đã tiểu thuyết hóa cái chết của Mông Kha trong loạt truyện Xạ điêu tam bộ khúc (cuốn Thần điêu hiệp lữ năm 1959), trong đó miêu tả nhân vật chính là chàng trai sầu muộn vì tình tên là Dương Quá (楊過). Mông Kha cũng là vị đại hãn duy nhất của đế quốc Mông Cổ bị chết trong chiến trận.
Hốt Tất Liệt và Mông Kha · Mông Kha và Nhà Tống ·
Miếu hiệu
Miếu hiệu (chữ Hán: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.
Hốt Tất Liệt và Miếu hiệu · Miếu hiệu và Nhà Tống ·
Nhà Nguyên
Nhà Nguyên (chữ Hán: 元朝, Hán Việt: Nguyên triều, tiếng Mông Cổ trung cổ: 70px Dai Ön Yeke Mongghul Ulus; tiếng Mông Cổ hiện đại: 70px Их Юань улс) là một triều đại do người Mông Cổ thành lập, là triều đại dân tộc thiểu số đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.
Hốt Tất Liệt và Nhà Nguyên · Nhà Nguyên và Nhà Tống ·
Nhà Tống
Nhà Tống (Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên.
Hốt Tất Liệt và Nhà Tống · Nhà Tống và Nhà Tống ·
Nhật Bản
Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.
Hốt Tất Liệt và Nhật Bản · Nhà Tống và Nhật Bản ·
Nho giáo
Tranh vẽ của Nhật Bản mô tả Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo. Dòng chữ trên cùng ghi "''Tiên sư Khổng Tử hành giáo tượng''" Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.
Hốt Tất Liệt và Nho giáo · Nhà Tống và Nho giáo ·
Phật giáo
Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).
Hốt Tất Liệt và Phật giáo · Nhà Tống và Phật giáo ·
Tứ Xuyên
Tứ Xuyên là một tỉnh nằm ở tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hốt Tất Liệt và Tứ Xuyên · Nhà Tống và Tứ Xuyên ·
Tống Cung Đế
Tống Cung Đế (chữ Hán: 宋恭帝, 2 tháng 11 năm 1271 - tháng 5 năm 1323), hay còn gọi là Doanh Quốc công, Tống Đế Hiển (宋帝顯), tên thật là Triệu Hiển (趙㬎), là vị hoàng đế thứ 16 của vương triều nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông nối ngôi sau cái chết của cha Tống Độ Tông vào năm 1274. Trong thời gian Cung Tông trị vì, triều đại nhà Tống luôn bị điên đảo trước cuộc xâm lược mạnh mẽ của binh đoàn Mông - Nguyên. Lúc này, đội quân Mông Cổ đã vượt qua dòng sông Dương Tử (Trường Giang), và trên đường tiến chiếm lấy vùng Hàng Châu. Bị giặc ép buộc phải đầu hàng, Thái hoàng Thái hậu nhà Nam Tống phải buộc sang chầu Mông - Nguyên. Sau đó, tuy chính quyền Nam Tống ra sức tìm cách kháng Nguyên, nhưng trước thế mạnh đối phương, Tống Cung Tông bị bắt. Sau khi bị bắt, đối phương không giết ông, mà giáng phong ông làm Doanh quốc công, và đến năm 1289, Khả hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt (Khubilai Khan, sau này là Nguyên Thế Tổ, chiếm trọn Trung Hoa) đưa Tống Cung Tông đến sống ở miền Tây Tạng, bắt ông phải cắt tóc đi tu"Tống sử" của Thoát Thoát.. Trong thời gian làm nhà sư, Cung Tông đã có nhiều đóng góp to lớn với Phật giáo Trung Quốc"Các đời đế vương Trung Hoa" của Nguyễn Khắc Thuần., đặc biệt trong nửa cuộc đời còn lại của mình, ông chuyên tâm vào con đường dịch sách kinh của Phật giáo Tây Tạng thành tiếng Hoa để truyền bá cho dân tộc Trung Hoa về những giáo lý mới trong Phật giáo Lạt Ma Tây Tạng. Nhưng, ông không bao giờ quên mình là Hoàng đế của Nam Tống, bản thân ông căm thù Mông Cổ, nhưng bất lực, nên ông tiêu khiển bằng cách làm thơ. Các bài thơ của ông thể hiện sự ước ao yên bình cho triều đại Nam Tống của mình, thể hiện ý chí căm thù Mông Nguyên, quyết không phục họ; cũng vì vậy, mà bài thơ này đã chọc tức đến Hoàng đế Mông Nguyên. Hậu quả là cái chết đã giáng xuống đầu ông vào năm 1323, lúc ông 53 tuổi.
Hốt Tất Liệt và Tống Cung Đế · Nhà Tống và Tống Cung Đế ·
Tống Hoài Tông
Tống Hoài Tông (chữ Hán: 宋懷宗; 12 tháng 2, 1271 - 19 tháng 3, 1279) hay Tống Đế Bính (宋帝昺), là vị hoàng đế thứ chín và là hoàng đế cuối cùng của vương triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Hốt Tất Liệt và Tống Hoài Tông · Nhà Tống và Tống Hoài Tông ·
Thụy hiệu
Thuỵ hiệu (chữ Hán: 諡號), còn gọi là hiệu bụt hoặc tên hèm theo ngôn ngữ Việt Nam, là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á đồng văn gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hốt Tất Liệt và Thụy hiệu · Nhà Tống và Thụy hiệu ·
Tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.
Hốt Tất Liệt và Tiếng Trung Quốc · Nhà Tống và Tiếng Trung Quốc ·
Tiền giấy
Tiền giấy Trung Quốc. Tiền giấy, (hoặc tiền mặt) thường được gọi là giấy bạc ngân hàng, là một công cụ có thể chuyển nhượng được, một kỳ phiếu do một ngân hàng phát hành phải trả cho người cầm nó, được sử dụng làm tiền tệ, và theo nhiều phạm vi pháp lý, được sử dụng làm tiền tệ chính thức.
Hốt Tất Liệt và Tiền giấy · Nhà Tống và Tiền giấy ·
Triều Tiên
Vị trí Triều Tiên Cảnh Phúc Cung Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 조선, Chosǒn) hay Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân quốc: 한국, Hanguk) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế và có gốc từ "Cao Ly") là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á. Khu vực này giáp liền với Trung Quốc về hướng tây bắc và Nga về hướng đông bắc, với Nhật Bản ở đông nam qua eo biển Triều Tiên.
Hốt Tất Liệt và Triều Tiên · Nhà Tống và Triều Tiên ·
Trung Quốc
Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.
Hốt Tất Liệt và Trung Quốc · Nhà Tống và Trung Quốc ·
Vương quốc Đại Lý
Tây Liêu Vương quốc Đại Lý (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
Hốt Tất Liệt và Vương quốc Đại Lý · Nhà Tống và Vương quốc Đại Lý ·
Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau
- Trong những gì dường như Hốt Tất Liệt và Nhà Tống
- Những gì họ có trong Hốt Tất Liệt và Nhà Tống chung
- Những điểm tương đồng giữa Hốt Tất Liệt và Nhà Tống
So sánh giữa Hốt Tất Liệt và Nhà Tống
Hốt Tất Liệt có 116 mối quan hệ, trong khi Nhà Tống có 340. Khi họ có chung 24, chỉ số Jaccard là 5.26% = 24 / (116 + 340).
Tài liệu tham khảo
Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Hốt Tất Liệt và Nhà Tống. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: