Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Hà Nội

Mục lục Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây.

Mở trong Google Maps

Mục lục

  1. 739 quan hệ: Aderus hanoiensis, Alexandre de Rhodes, An Dương Vương, An Nam, An Nam đô hộ phủ, Anh Bằng, Ankara, Île-de-France, Đan Phượng, Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đàng Ngoài, Đàng Trong, Ðào Văn Bình, Đô la Mỹ, Đô thị Việt Nam, Đông Anh, Đông Nam Á, Đại học New South Wales, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003, Đại hội Thể thao châu Á 2018, Đại La, Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại Ngu, Đại Việt, Đạo giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đế quốc Việt Nam, Đền Ngọc Sơn, Đống Đa, Đồng (đơn vị tiền tệ), Đồng bằng sông Hồng, Đồng Khánh, Định Công, Hoàng Mai, Đội bóng đá Công an Hà Nội, Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt, Đội bóng đá Thể Công, Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Điện ảnh Việt Nam, Đinh Tiên Hoàng (phố Hà Nội), Đoàn Chuẩn, Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Đường hoa Nguyễn Huệ, Ấn Độ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, ... Mở rộng chỉ mục (689 hơn) »

  2. Thành phố cảng Việt Nam
  3. Đồng bằng sông Hồng

Aderus hanoiensis

Aderus hanoiensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Aderidae.

Xem Hà Nội và Aderus hanoiensis

Alexandre de Rhodes

Alexandre de Rhodes (phiên âm Hán Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ, 15 tháng 3 năm 1591 – 5 tháng 11 năm 1660) là một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Avignon.

Xem Hà Nội và Alexandre de Rhodes

An Dương Vương

An Dương Vương, tên thật là Thục Phán (蜀泮), là một vị vua đã lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này.

Xem Hà Nội và An Dương Vương

An Nam

Quốc kỳ An Nam (1920-1945) An Nam (chữ Hán: 安南) là tên gọi cũ của Việt Nam, thông dụng trong giai đoạn 679 - 1945.

Xem Hà Nội và An Nam

An Nam đô hộ phủ

An Nam đô hộ phủ (chữ Hán: 安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3, từ năm 679 đến năm 866, với bộ máy cai trị của nhà Đường trên vùng tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra.

Xem Hà Nội và An Nam đô hộ phủ

Anh Bằng

Anh Bằng (5/5/1926 - 12/11/2015) tên thật Trần An Bường là một nhạc sĩ nổi tiếng dòng nhạc đại chúng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời.

Xem Hà Nội và Anh Bằng

Ankara

Ankara trước đây gọi là Ancyra (Ἄγκυρα) hoặc Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và là thành phố lớn (büyük şehir) thứ hai của quốc gia này sau Istanbul.

Xem Hà Nội và Ankara

Île-de-France

Île-de-France là một vùng của nước Pháp, bao gồm 8 tỉnh: Essonne, Hauts-de-Seine, Paris, Seine-Saint-Denis, Seine-et-Marne, Val-de-Marne, Val-d'Oise, Yvelines.

Xem Hà Nội và Île-de-France

Đan Phượng

Đan Phượng là một huyện của thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Đan Phượng

Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Xem Hà Nội và Đà Nẵng

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chi trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội

Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam (tên tiếng Anh là "Radio The Voice of Vietnam", viết tắt là VOV), còn gọi là Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ truyền tải thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.

Xem Hà Nội và Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnam Television) gọi tắt là VTV, là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ phát sóng các chương trình truyền hình nhằm truyền tải thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam ở trong nước và trên toàn thế giới.

Xem Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam

Đàng Ngoài

Đàng Ngoài và Đàng Trong (1757) Bản đồ lãnh thổ Đàng Ngoài (Ton Kin), cùng Đàng Trong (Cochin Chin) và Lào, năm 1771. Bản đồ vẽ Vân Nam, Ai Lao (phía dưới) và Miền Bắc Việt Nam (góc phải phía dưới) năm 1866 Đàng Ngoài (chữ Hán: 塘外), hay Bắc Hà (chữ Hán: 北河), An Nam (chữ Hán: 安南國 / An Nam quốc), Vương quốc Đông Kinh (Tunquin, Tonqueen, Tonquin, Tonkin, Ton Kin...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Trịnh, xác định từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc.

Xem Hà Nội và Đàng Ngoài

Đàng Trong

Đàng Trong và Đàng Ngoài (1757) Đàng Trong (Sử liệu chữ Hán: 南河 Nam Hà), (Sử liệu Trung Quốc: 塘中 hay 廣南國 Quảng Nam quốc), (Sử liệu phương Tây: Cochinchina, Cochinchine, Cochin Chin, Caupchy, Canglan...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam.

Xem Hà Nội và Đàng Trong

Ðào Văn Bình

Ðào Văn Bình là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII.

Xem Hà Nội và Ðào Văn Bình

Đô la Mỹ

Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim, USD (United States dollar), còn được gọi ngắn là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ.

Xem Hà Nội và Đô la Mỹ

Đô thị Việt Nam

Đô thị tại Việt Nam là những đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn; được các cơ quan nhà nước ở Việt Nam có thẩm quyền ra quyết định thành lập.

Xem Hà Nội và Đô thị Việt Nam

Đông Anh

Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15 Km về phía Bắc.

Xem Hà Nội và Đông Anh

Đông Nam Á

Đông Nam Á Tập tin:Southeast Asia (orthographic projection).svg| Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei.

Xem Hà Nội và Đông Nam Á

Đại học New South Wales

Viện Đại học New South Wales hay Đại học New South Wales (tiếng Anh: University of New South Wales, còn được biết đến qua các tên UNSW hay New South) là một viện đại học ở khu Kensington, một vùng phía đông thành phố Sydney, New South Wales, Úc Đại Lợi.

Xem Hà Nội và Đại học New South Wales

Đại học Quốc gia Hà Nội

Lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 1945, khóa đầu tiên dưới chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 280x280px Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi) là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, đặt tại Hà Nội.

Xem Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003 là SEA Games lần thứ 22 được tổ chức tại Việt Nam từ 5 đến 13 tháng 12 năm 2003.

Xem Hà Nội và Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003

Đại hội Thể thao châu Á 2018

Đại hội Thể thao châu Á 2018 (hoặc Á Vận hội XVIII, ASIAD XVIII) là kỳ Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 tổ chức tại Indonesia, với thủ đô Jakarta sẽ là nước chủ nhà chính, trong khi Palembang sẽ là chủ nhà hỗ trợ.

Xem Hà Nội và Đại hội Thể thao châu Á 2018

Đại La

Đại La (chữ Hán: 大羅), còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành (羅城) là một thành trì, thủ phủ của An Nam đô hộ phủ thời Nhà Đường trong hai thế kỷ 8 và thế kỷ 9.

Xem Hà Nội và Đại La

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Chiếu dời đô-bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam Một góc phố Hà Nội đêm ngày 10 tháng 10 năm 2010 Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 10 tháng 10 năm 2010 ở Việt Nam với tâm điểm là thủ đô Hà Nội, nhằm kỷ niệm tròn 1.000 năm kể từ khi kinh đô Thăng Long chính thức là thủ đô của Việt Nam (được đánh dấu bằng mốc son vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, nay là Hà Nội).

Xem Hà Nội và Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Đại Ngu

Đại Ngu (chữ Hán: 大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.

Xem Hà Nội và Đại Ngu

Đại Việt

Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1805.

Xem Hà Nội và Đại Việt

Đạo giáo

Biểu tượng của đạo giáo Đạo Giáo Tam Thánh Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là tiên đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này.

Xem Hà Nội và Đạo giáo

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam, và được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp năm 1980.

Xem Hà Nội và Đảng Cộng sản Việt Nam

Đế quốc Việt Nam

Đế quốc Việt Nam (chữ Hán: 越南帝國; tiếng Nhật: ベトナム帝国, Betonamu Teikoku) là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945).

Xem Hà Nội và Đế quốc Việt Nam

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Đền Ngọc Sơn

Đống Đa

Đống Đa là một quận trực thuộc thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Đống Đa

Đồng (đơn vị tiền tệ)

Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

Xem Hà Nội và Đồng (đơn vị tiền tệ)

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (màu xanh lá cây) ở miền Bắc Việt Nam Cánh đồng lúa của Đồng bằng sông Hồng nhìn từ trên cao. Đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng thuộc miền Bắc Việt Nam nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 10 tỉnh và thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

Xem Hà Nội và Đồng bằng sông Hồng

Đồng Khánh

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) và Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện (阮福昪), là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889.

Xem Hà Nội và Đồng Khánh

Định Công, Hoàng Mai

Định Công là một phường thuộc quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Định Công, Hoàng Mai

Đội bóng đá Công an Hà Nội

Đội bóng đá Công an Hà Nội là một câu lạc bộ bóng đá bán chuyên nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam từ năm 1956 đến khi bị giải thể vào năm 2002.

Xem Hà Nội và Đội bóng đá Công an Hà Nội

Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt

Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt, hay đội Đường sắt Việt Nam, là một đội bóng đá bán chuyên nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam từ năm 1956 đến khi bị giải thể vào năm 2000.

Xem Hà Nội và Đội bóng đá Tổng cục Đường sắt

Đội bóng đá Thể Công

Đội bóng đá Thể Công (trước đây có thời gian mang tên Câu lạc bộ Thể dục Thể thao Quân đội) là một câu lạc bộ bóng đá cũ của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Đội bóng đá Thể Công

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển cấp quốc gia đại diện cho Việt Nam thi đấu bóng đá quốc tế và do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lý.

Xem Hà Nội và Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam hay phim điện ảnh Việt Nam (tức phim lẻ Việt Nam) là tên gọi ngành công nghiệp sản xuất phim của Việt Nam từ 1923 đến nay.

Xem Hà Nội và Điện ảnh Việt Nam

Đinh Tiên Hoàng (phố Hà Nội)

Phố Đinh Tiên Hoàng bên hồ Hoàn Kiếm Phố Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) là một tuyến phố du lịch nằm ở phần bờ đông và bắc của hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm.

Xem Hà Nội và Đinh Tiên Hoàng (phố Hà Nội)

Đoàn Chuẩn

Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.

Xem Hà Nội và Đoàn Chuẩn

Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình (ký hiệu toàn tuyến là CT 08) dài 56 km có điểm đầu giao cắt với đường vành đai 3 tại Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn: Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Mễ Trì, Phú Đô, Đại Mỗ, Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); An Khánh, An Thượng, Song Phương, Vân Côn (huyện Hoài Đức); Yên Sơn, thị trấn Quốc Oai, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp (huyện Quốc Oai); Đồng Trúc, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Tiến Xuân, Yên Bình (huyện Thạch Thất) của thành phố Hà Nội; Yên Quang, Phúc Tiến, Mông Hóa, Dân Hạ, thị trấn Kỳ Sơn (huyện Kỳ Sơn), Trung Minh (thành phố Hòa Bình) của tỉnh Hòa Bình; và điểm cuối là quốc lộ 6 thuộc xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Xem Hà Nội và Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT 05) dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2 và đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai).

Xem Hà Nội và Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai

Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn (ký hiệu toàn tuyến là CT 07), tên chính thức trên các văn bản của cơ quan nhà nước là Quốc lộ 3 mới, là một trong 6 tuyến cao tốc đang xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Đường hoa Nguyễn Huệ

250px 250px Đường hoa Nguyễn Huệ là tên gọi của đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh khi được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ngoạn, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004.

Xem Hà Nội và Đường hoa Nguyễn Huệ

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Xem Hà Nội và Ấn Độ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội hiệp thương dân chủ cử ra.

Xem Hà Nội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ủy ban thường vụ Quốc hội

Ứng Hòa

Ứng Hòa là một huyện phía nam của Hà Nội, phía bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú Xuyên.

Xem Hà Nội và Ứng Hòa

Âu Lạc

Âu Lạc (chữ Hán: 甌雒/甌駱) là nhà nước được thành lập bởi Thục Phán năm 257 TCN, nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt- Lạc Việt lại với nhau và đã thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà.

Xem Hà Nội và Âu Lạc

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm không khí từ các nhà máy trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần 2 Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Xem Hà Nội và Ô nhiễm môi trường

Ba Đình

Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô.

Xem Hà Nội và Ba Đình

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X.

Xem Hà Nội và Ba Lan

Ba tầm

Bức ''Văn quan vinh quy đồ'' (文官榮歸圖) hồi thế kỷ XVIII cho thấy một người đàn bà cắp nón ba tầm. Họa phẩm của người Tây dương thế kỷ XIX mô tả người đàn bà Bắc Kỳ đội nón ba tầm.

Xem Hà Nội và Ba tầm

Ba Vì (huyện)

Ba Vì là một huyện bán sơn địa, nằm Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ba Vì (huyện)

Bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bà Huyện Thanh Quan

Bách Khoa (phường)

Bách Khoa là một trong số 20 phường của quận Hai Bà Trưng.

Xem Hà Nội và Bách Khoa (phường)

Bánh cuốn

Bánh cuốn là tên gọi loại thực phẩm làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt.

Xem Hà Nội và Bánh cuốn

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Bánh tôm Hồ Tây là một trong các món ăn nổi tiếng của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tráng

Bánh tráng đem phơi nắng Bánh tráng hay Bánh đa là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn (miền Bắc Việt Nam gọi là bánh đa nướng, miền Nam gọi là bánh tráng nướng) hoặc nhúng qua nước để làm nem cuốn.

Xem Hà Nội và Bánh tráng

Bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực.

Xem Hà Nội và Bê tông cốt thép

Bí thư Thành ủy Hà Nội

Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội là chức vụ đứng đầu Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bí thư Thành ủy Hà Nội

Bò (tiếng Trung: 牛 Niú, Hán- Việt: Ngưu) là tên gọi chung để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã (bò rừng) và bò thuần hóa.

Xem Hà Nội và Bò

Bóng đá

| nhãn đt.

Xem Hà Nội và Bóng đá

Bùi Công Kỳ

Bùi Công Kỳ (sinh ngày 29 tháng 11 năm 1919 tại Nam Định, mất năm 1985) nhạc sĩ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bùi Công Kỳ

Bùi Xuân Phái

Bùi Xuân Phái (1 tháng 9 năm 1920 - 24 tháng 6 năm 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái).

Xem Hà Nội và Bùi Xuân Phái

Bún

Trong ẩm thực Việt Nam, bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi.

Xem Hà Nội và Bún

Bún ốc

Bún ốc ở phố Hòe Nhai Nồi nước dùng của bún ốc Bún ốc là một đặc sản ẩm thực của người Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bún ốc

Bún bung

Bún bung là một món ăn dân dã của người Hà Nội, Thái Bình.

Xem Hà Nội và Bún bung

Bún chả

Bún chả ở một cửa hàng trên phố Thụy Khuê, Hà Nội. Cách bày bàn với chả miếng, chả viên, đu đủ bóp chua dầm trong bát nước mắm pha khéo; đĩa rau sống; bún và gia vị ăn kèm (tỏi băm, ớt băm) như hình là phổ biến tại đa số các cửa hàng bún chả ở Hà Nội Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt.

Xem Hà Nội và Bún chả

Bún mọc

Một tô bún mọc ở Hà Nội. Bún mọc, hay bún mộc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bún mọc

Bún nem

Bún nem (theo cách gọi miền Bắc) hay bún chả giò (miền Nam) là một món ăn đặc sản của người Hà Nội gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và nem rán (chả giò).

Xem Hà Nội và Bún nem

Bún thang

Một bát bún thang Bún thang là một đặc sản ẩm thực của người Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bún thang

Bảo Đại

Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam nói chung.

Xem Hà Nội và Bảo Đại

Bảo Ninh

Bảo Ninh (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1952) là nhà văn Việt Nam viết tiểu thuyết và truyện ngắn.

Xem Hà Nội và Bảo Ninh

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm qua của nhân dân Việt Nam chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống phong kiến, giành lại nền độc lập tự do cho Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng B52

Bảo tàng Chiến thắng B52 là một viện bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, khí tài, xác máy bay B52 bị bắn rơi, lưu giữ cả hình ảnh và hiện vật của quân và dân Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972 với không quân Hoa Kỳ.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Chiến thắng B52

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày,trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hà Nội, trước đây nằm ở số 5B phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi trưng bày giới thiệu về thủ đô Hà Nội từ khi dựng nước đến nay.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Tượng chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh là một bảo tàng vào loại lớn nhất của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trực thuộc Tổng cục Chính trị là một các bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cùng với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là hai bảo tàng đã được sát nhập dưới tên Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam nằm ở Hà Nội, trên phố Lý Thường Kiệt, gần trung tâm hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ.

Xem Hà Nội và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Bất động sản

Bất động sản là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất.

Xem Hà Nội và Bất động sản

Bắc Bộ Phủ

Bắc Bộ phủ Biểu tình cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945 tại Phủ khâm sai Bắc Kỳ Bắc Bộ phủ, nay là Nhà khách Chính phủ, là ngôi nhà hai tầng ở số 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bắc Bộ Phủ

Bắc Bộ Việt Nam

Các tiểu vùng miền Bắc Bắc Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bắc Bộ Việt Nam

Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bắc Giang

Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bắc Kạn

Bắc Kinh

Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Xem Hà Nội và Bắc Kinh

Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc b. Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang.

Xem Hà Nội và Bắc Ninh

Bắc Sơn, Sóc Sơn

Bắc Sơn là một xã thuộc huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bắc Sơn, Sóc Sơn

Bắc Từ Liêm

Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng.

Xem Hà Nội và Bắc Từ Liêm

Bắc thuộc

Từ Bắc thuộc (tên gọi khác: Nam chinh) chỉ thời kỳ Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Bắc thuộc

Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng là nhóm côn trùng với số lượng loài lớn nhất được biết đến.

Xem Hà Nội và Bọ cánh cứng

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bachmai Hospital) nằm ở 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Hữu nghị

Nhà Hành chính Bệnh viện Hữu Nghị Bệnh viện Hữu Nghị là một trong những bệnh viện lớn ở Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Bệnh viện Hữu nghị

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương là một bệnh viện công có trụ sở tại 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là bệnh viện tuyến cuối của quân đội ở khu vực phía bắc, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao Đảng - Nhà nước, và các đối tượng khác.

Xem Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Việt Đức

Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng.

Xem Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Ðại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.

Xem Hà Nội và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)

Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Xem Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam)

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của b.

Xem Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)

Bộ Lại

Bộ Lại hay Lại bộ (chữ Hán:吏部) là tên gọi của một cơ quan hành chính thời phong kiến tại các nước Đông Á, tương đương với cấp bộ ngày nay.

Xem Hà Nội và Bộ Lại

Bộ Ngoại giao (Việt Nam)

Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại gồm: công tác ngoại giao, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.

Xem Hà Nội và Bộ Ngoại giao (Việt Nam)

Bộ Quốc phòng Việt Nam

Bộ Quốc phòng Việt Nam là một cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Xem Hà Nội và Bộ Quốc phòng Việt Nam

Băng Cốc

Bangkok, hay Băng Cốc, (tiếng Thái: กรุงเทพมหานคร Krung Thep Maha Nakhon; phiên âm cũ: Vọng Các) là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan.

Xem Hà Nội và Băng Cốc

Băng Sơn

Băng Sơn (18 tháng 12 năm 1932-3 tháng 9 năm 2010), tên thật là Trần Quang Bốn, là nhà văn hiện đại Việt Nam chuyên viết về Hà Nội.

Xem Hà Nội và Băng Sơn

Biết chữ

Thống kê dân số biết đọc biết viết trên thế giới Sự biết viết, sự biết đọc hay khả năng biết đọc, biết viết theo UNESCO là "khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in ra va viết ra liên kết cùng với văn cảnh khác nhau." Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã định nghĩa và nhấn mạnh chữ in (và không bao gồm hình ảnh, truyền hình, v.v.); Mù chữ - tình trạng người không biết đọc, không biết viết - là một trong những vấn nạn của nhiều nước trên thế giới.

Xem Hà Nội và Biết chữ

Biển

Bờ biển miền trung Chile Một con sóng đánh vào bờ biển tại Vịnh Santa Catalina Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết.

Xem Hà Nội và Biển

Biển xe cơ giới Việt Nam

Ở Việt Nam, biển kiểm soát xe cơ giới (hay còn gọi tắt là biển số xe) là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe.

Xem Hà Nội và Biển xe cơ giới Việt Nam

Brasília

Brasília là thủ đô liên bang của Brasil và là nơi đặt trụ sở của chính quyền Quận Liên bang.

Xem Hà Nội và Brasília

Brasil

Brazil (phiên âm: Bra-din hay Bra-xin, Hán Việt: " nước Ba Tây"), tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brazil (tiếng Bồ Đào Nha: República Federativa do Brasil), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.

Xem Hà Nội và Brasil

Ca trù

Một buổi hội diễn ca trù: ca nương ở giữa gõ phách, kép bên tay phải chơi đàn đáy, quan viên bên trái đánh trống chầu Ca trù (Nôm: 歌籌), còn gọi nôm na là Hát cô đầu, Hát ả đào, Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ca trù

Campuchia

Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA:, tên chính thức: Vương quốc Campuchia, tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp Cambodge /kɑ̃bɔdʒ/), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

Xem Hà Nội và Campuchia

Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Cao Bằng

Cao Biền

Cao Biền (821 - 24 tháng 9, năm 887.Tư trị thông giám, quyển 257.), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Cao Biền

Cau

Cau (danh pháp hai phần: Areca catechu), còn gọi là Tân lang (檳榔) hay Nhân lang (仁榔), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae) được trồng nhiều tại khu vực nhiệt đới châu Á và Thái Bình Dương cũng như ở phía đông châu Phi.

Xem Hà Nội và Cau

Cà cuống

Cà cuống (có khi còn được gọi là đà cuống 佗誑 hay long sắt 龍蝨, tên khoa học: Lethocerus indicus Lep. et ServĐỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (1986), tr.

Xem Hà Nội và Cà cuống

Cá lăng chấm

Thịt cá lăng chiên Thịt cá lăng hấp Cá lăng chấm (danh pháp khoa học: Hemibagrus guttatus) là tên gọi một loài cá trong chi Cá lăng (Hemibagrus) của họ Cá lăng (Bagridae), bộ Cá da trơn.

Xem Hà Nội và Cá lăng chấm

Cách mạng Tháng Tám

Cách mạng tháng Tám là tên gọi được ngành sử học chính thống tại Việt Nam hiện nay dùng để chỉ việc phong trào Việt Minh tiến hành khởi nghĩa chống Đế quốc Nhật Bản, buộc Đế quốc Việt Nam (chính phủ bù nhìn do Đế quốc Nhật Bản thành lập và bảo hộ) bàn giao chính quyền trung ương và các địa phương và buộc Bảo Đại (vua cuối cùng của nhà Nguyễn) phải thoái vị trong tháng 8 năm 1945.

Xem Hà Nội và Cách mạng Tháng Tám

Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội

Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội là tên gọi của một đội bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trước đây, có trụ sở ở Thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội

Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội I

Câu lạc bộ Bóng đá nữ Hà Nội I là một câu lạc bộ bóng đá nữ Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội I

Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II

Câu lạc bộ Bóng đá nữ Hà Nội II là một câu lạc bộ bóng đá nữ Việt Nam, có trụ sở tại Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II

Côn Minh

Hồ Điền Côn Minh (tiếng Trung: 昆明; bính âm: Kūnmíng; Wade-Giles: K'un-ming) là thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dân số nội thị năm 2006 khoảng 1.055.000 người.

Xem Hà Nội và Côn Minh

Công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo.

Xem Hà Nội và Công nghiệp

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Xem Hà Nội và Công Nguyên

Công viên Hòa Bình

Công viên Hòa Bình (Peace Park) là một công viên mới xây dựng ở Hà Nội, nằm giáp với đường Phạm Văn Đồng và đường Đỗ Nhuận.

Xem Hà Nội và Công viên Hòa Bình

Công viên Hồ Tây

Công viên Hồ Tây thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2000, là khu giải trí nằm trong địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Công viên Hồ Tây

Công viên Thủ Lệ

Công viên Thủ Lệ nằm bên trong khuôn viên có một mặt hồ lớn, với một dải đất hình oval giống như  giọt nước mắt.

Xem Hà Nội và Công viên Thủ Lệ

Công viên Thống Nhất

nhỏ.

Xem Hà Nội và Công viên Thống Nhất

Công viên Tuổi Trẻ

Công viên Tuổi Trẻ là một trong những công viên lớn tại Hà Nội.

Xem Hà Nội và Công viên Tuổi Trẻ

Cần Thơ

Cầu Cần Thơ Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem Hà Nội và Cần Thơ

Cầu Gỗ

Phố Cầu Gỗ là một con phố cổ ở Hà Nội, nối từ đoạn đầu Hàng Gai, chỗ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tới Nguyễn Hữu Huân.

Xem Hà Nội và Cầu Gỗ

Cầu Giấy (quận)

Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được lập theo nghị định của Chính phủ Việt Nam năm 1997.

Xem Hà Nội và Cầu Giấy (quận)

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Xem Hà Nội và Cầu Long Biên

Cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên.

Xem Hà Nội và Cầu Vĩnh Tuy

Cửa ô Hà Nội

Cửa ô Quan Chưởng Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Nhưng sách này không liệt kê tên đầy đủ.

Xem Hà Nội và Cửa ô Hà Nội

Cửu Chân

Cửu Chân (chữ Hán: 玖甄) là địa danh cổ của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Cửu Chân

Cố đô Huế

Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802, sau khi vua Gia Long tức Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn - vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Cố đô Huế

Cốm

Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Xem Hà Nội và Cốm

Cốm làng Vòng

Cốm Làng Vòng là một đặc sản ẩm thực của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Cốm làng Vòng

Cổ Loa

Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ 10 sau Công nguyên.

Xem Hà Nội và Cổ Loa

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội xưa Cột cờ Hà Nội nay Cột cờ Hà Nội hay còn gọi Kỳ đài Hà Nội là một kết cấu dạng tháp được xây dựng cùng thời với thành Hà Nội dưới triều nhà Nguyễn (bắt đầu năm 1805, hoàn thành năm 1812).

Xem Hà Nội và Cột cờ Hà Nội

Châu Âu

Bản đồ thế giới chỉ vị trí của châu Âu Hình châu Âu tổng hợp từ vệ tinh Châu Âu về mặt địa chất và địa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu Phi Á, tùy cách nhìn.

Xem Hà Nội và Châu Âu

Chèo

Chèo ''Quan âm Thị Kính'' của soạn giả Vũ Khắc Khoan hiệu đính diễn tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, năm 1972 Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam.

Xem Hà Nội và Chèo

Chính phủ Việt Nam

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Xem Hà Nội và Chính phủ Việt Nam

Chính trị

Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Xem Hà Nội và Chính trị

Chùa Báo Ân

Tượng ''Quan Âm tọa sơn'' (khoảng thế kỉ 17) của chùa Báo Ân, nay thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Guimet, Paris. Chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn từng tồn tại ở Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Báo Ân

Chùa Báo Thiên

Báo Thiên Tự (chữ Hán: 報天寺), tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự (崇慶報天寺), từng là một ngôi chùa cổ kính, tráng lệ, đồ sộ vào bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Chùa Báo Thiên

Chùa Hương

Tam quan chùa Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Xem Hà Nội và Chùa Hương

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên (Chữ Hán: 金蓮寺, Kim Liên tự) là ngôi chùa nằm trên một doi đất bằng phẳng trong làng Nghi Tàm, xã Quảng An, quận Tây Hồ (trước là phường Quảng An, huyện Từ Liêm), thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Kim Liên

Chùa Láng

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự (Chữ Hán: 昭禪寺), là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Láng

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Một Cột

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ (舘使寺) là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Quán Sứ

Chùa Thầy

Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.

Xem Hà Nội và Chùa Thầy

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc (鎭國寺) nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây (quận Tây Hồ), chùa có lịch sử 1500 năm, được coi là lâu đời nhất ở Thăng Long - Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chùa Trấn Quốc

Chúa Trịnh

Chúa Trịnh (chữ Hán: 鄭王 / Trịnh vương, chữ Nôm: 主鄭; 1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Xem Hà Nội và Chúa Trịnh

Chả cá Lã Vọng

Chả cá Lã Vọng là tên của món chả cá đặc sản Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chả cá Lã Vọng

Chả cốm

Chả cốm là một món ăn đặc sản dân dã của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chả cốm

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là người đứng đầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính của thành phố.

Xem Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là người đứng đầu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan lập pháp của thành phố.

Xem Hà Nội và Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Chữ Hán

Chi Hành

Chi Hành (danh pháp khoa học: Allium) là chi thực vật có hoa một lá mầm gồm hành tây, tỏi, hành lá, hẹ tây, tỏi tây, hành tăm cùng hàng trăm loài cây dại khác.

Xem Hà Nội và Chi Hành

Chi Nghệ

Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng) chứa các loài như nghệ và nga truật hay uất kim hương Thái Lan.

Xem Hà Nội và Chi Nghệ

Chi Riềng

Chi Riềng (danh pháp khoa học: Alpinia) là một chi thực vật lớn, chứa trên 230 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Xem Hà Nội và Chi Riềng

Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và quân đội Liên hiệp Pháp (gồm lực lượng viễn chinh Pháp, lê dương Pháp, phụ lực quân bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam).

Xem Hà Nội và Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Linebacker II

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Xem Hà Nội và Chiến dịch Linebacker II

Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Đông Dương là cuộc chiến diễn ra tại ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, giữa một bên là quân viễn chinh và lê dương Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào (Pathet Lào) và Campuchia.

Xem Hà Nội và Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt

Chiến tranh Mông Nguyên- Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ.

Xem Hà Nội và Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Xem Hà Nội và Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Xem Hà Nội và Chiến tranh Việt Nam

Chiếu dời đô

Bia Lý Thái Tổ bên sông Sào Khê tại cố đô Hoa Lư, nơi vua ban chiếu dời đôChiếu dời đô-bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).

Xem Hà Nội và Chiếu dời đô

Chu Lai (nhà văn)

Đại tá, nhà văn Chu Lai có tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946, tại xã Hưng Đạo, huyện Phù Tiên nay là huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang ở Hà Nội.

Xem Hà Nội và Chu Lai (nhà văn)

Chu Văn An

Chu Văn An (1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈徹), là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.

Xem Hà Nội và Chu Văn An

Chuồng cọp nhà cao tầng

Một ban công có khung sắt bảo vệ, như chuồng cọp vừa hình thành tại một chung cư Chuồng cọp nhà cao tầng là tên (lóng) chỉ những chiếc lồng bằng khung sắt giống như chuồng cọp gắn ngoài trời xung quanh các căn hộ trên nhà cao tầng để làm tăng diện tích sinh hoạt của căn hộ, thường là ở các tỉnh miền Bắc.

Xem Hà Nội và Chuồng cọp nhà cao tầng

Chương Mỹ

Chương Mỹ là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía tây nam thủ đô Hà nội, thị trấn Chúc Sơn của huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km, nơi cuối cùng của huyện cách trung tâm thủ đô không quá 40 km, huyện Chương Mỹ có diện tích rộng đứng thứ 3 toàn thành phố (sau huyện Ba Vì và huyện Sóc Sơn).

Xem Hà Nội và Chương Mỹ

Citizendium

Citizendium là một dự án bách khoa toàn thư miễn phí bằng tiếng Anh dựa trên hình thức wiki do Larry Sanger sáng lập, người đã từng đồng sáng lập Wikipedia vào năm 2001.

Xem Hà Nội và Citizendium

CNN

Cable News Network (tiếng Anh, viết tắt CNN; dịch là "Mạng Tin tức Truyền hình cáp") là một mạng truyền hình cáp tại Hoa Kỳ, được Turner Broadcasting System, một nhánh của Time Warner sở hữu.

Xem Hà Nội và CNN

Con đường Gốm sứ

Con đường gốm sứ ven sông Hồng xuất phát từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long của nhân dân thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Con đường Gốm sứ

Cuộc thi sắc đẹp

Cuộc thi sắc đẹp là cuộc thi tập trung đánh giá về vẻ đẹp hình thể của thí sinh, song đồng thời cũng chú ý đến các yếu tố khác như thể chất, trí tuệ và nhân cách của người tham dự.

Xem Hà Nội và Cuộc thi sắc đẹp

Cung thể thao Quần Ngựa

Cung thể thao Quần Ngựa là 1 cung thể thao tại quận Ba Đình, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Cung thể thao Quần Ngựa

Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội

phải Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô nằm tại 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm...

Xem Hà Nội và Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội

Danh sách Trạng nguyên Việt Nam

Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên.

Xem Hà Nội và Danh sách Trạng nguyên Việt Nam

Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Toà nhà biểu tượng của Đại học Quốc gia Hà Nội Dưới đây là danh sách các trường đại học, học viện, cao đẳng và các trường quân đội, công an ở Hà Nội.

Xem Hà Nội và Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội

Dân số

Bản đồ dân số theo quốc gia Số dân của Mecca tăng khoảng 4 triệu trong dịp Hajj."Mecca and Medina". ''Encyclopedia Britannica. Fifteenth edition'' '''23''': 698-699. (2007). Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Xem Hà Nội và Dân số

Dân trí (báo)

Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam, có lượng truy cập khá lớn.

Xem Hà Nội và Dân trí (báo)

Dòng họ Nguyễn ở Đông Tác

Dòng họ Nguyễn Đông Tác là một trong những dòng họ định cư lâu đời nhất tại khu vực Thăng Long - Hà Nội liên tục từ thế kỉ 15 cho đến hiện nay.

Xem Hà Nội và Dòng họ Nguyễn ở Đông Tác

Di sản thế giới

Di sản thế giới là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia như rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố...

Xem Hà Nội và Di sản thế giới

Diêm

Một que diêm đang cháy Diêm là một dụng cụ tạo lửa phổ biến từ thời kỳ cận đại tới nay.

Xem Hà Nội và Diêm

Draconarius hanoiensis

Draconarius hanoiensis là một loài nhện trong họ Amaurobiidae.

Xem Hà Nội và Draconarius hanoiensis

Du lịch

Biểu trưng du hành Du lịch là đi để vui chơi, giải trí là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về.

Xem Hà Nội và Du lịch

Dư địa chí

Dư địa chí (chữ Hán: 輿地誌), còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí (抑齋遺集南越輿地誌), Đại Việt địa dư chí (大越地輿誌), An Nam vũ cống (安南禹貢), Nam Quốc vũ cống (南國禹貢) hoặc Lê triều cống pháp (黎朝貢法), là sách địa chí do Ức Trai Nguyễn Trãi, danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435.

Xem Hà Nội và Dư địa chí

Dương Thụ

Dương Thụ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943) là một nhạc sĩ của Việt Nam, từng giành được 2 đề cử tại giải Cống hiến, âm nhạc của ông đã đi vào đời sống của âm nhạc Việt Nam đương đại với những tình khúc êm ái, nhẹ nhàng, ca từ tinh tế và tình cảm.

Xem Hà Nội và Dương Thụ

El Niño

Các dòng khí đối lưu trên Nam Thái Bình Dương El Niño (phát âm là "eo ni-nhô" hoặc "en ni-nô") là hiện tượng trái ngược với La Niña, là một trong những hiện tượng thời tiết bất thường gây thảm họa cho con người từ hơn 5000 năm nay.

Xem Hà Nội và El Niño

Em bé Hà Nội (phim)

Em bé Hà Nội là một bộ phim nhựa do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1974 và do Hải Ninh làm đạo diễn.

Xem Hà Nội và Em bé Hà Nội (phim)

Em Thúy

Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943.

Xem Hà Nội và Em Thúy

Festival Hoa Đà Lạt

Biểu tượng của Festival Hoa Đà Lạt Festival Hoa Đà Lạt là một sự kiện lễ hội được tổ chức hai năm một lần vào tháng 12 - tháng Đà Lạt có thời tiết đẹp nhất trong năm tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam và một số địa phương khác trong tỉnh Lâm Đồng.

Xem Hà Nội và Festival Hoa Đà Lạt

Francis Garnier

Francis Garnier trên con tem năm 1943 của Liên bang Đông Dương Marie Joseph François (Francis) Garnier (phiên âm: Phran-ci Gác-ni-ê)(25 tháng 7 năm 1839 – 21 tháng 12 năm 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mekong 1866-1868 tại khu vực Đông Nam Á, cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873 và bị giết ở đó.

Xem Hà Nội và Francis Garnier

Fukuoka

là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía Bắc của vùng Kyushu trên đảo Kyushu.

Xem Hà Nội và Fukuoka

Ga Hà Nội

Ga Hà Nội (khác với Ga Hàng Cỏ) là nhà ga đường sắt chính của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Ga Hà Nội

Gò Đống Đa

Cổng và lối lên gò Đống Đa. Trên cổng có 3 chữ Hán "Trung Liệt miếu" Gò Đống Đa là một gò đất và là một di tích nằm bên đường phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Gò Đống Đa

Gạch nung

Gạch. Gạch chỉ. Gạch chỉ. Gạch nung, gạch đỏ hay thường gọi đơn giản là gạch là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất sét nung.

Xem Hà Nội và Gạch nung

Gốm

Gốm cổ Sài Gòn trong Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Gốm là một loại vật dụng, trong xây dựng công trình, dinh thự và ngay cả máng nước, vật gia dụng...

Xem Hà Nội và Gốm

Gốm Bát Tràng

Chân đèn gốm tráng men lam, một loại men nổi tiếng của Bát Tràng (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam) Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Gốm Bát Tràng

Gia Lâm

Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Đông.

Xem Hà Nội và Gia Lâm

Gia Long

Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Gia Long

Gia phả

Gia phả dòng họ Nguyễn Đông Tác (bản sao chép năm Nhâm Thân(1932). Dòng chính ghi "Nguyễn tộc gia phả, Hà Đông tỉnh, Hoàn Long huyện, Kim Liên tổng, Trung Tự thôn" Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ.

Xem Hà Nội và Gia phả

Giao Chỉ

Giao Chỉ (chữ Hán: 交趾) là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc.

Xem Hà Nội và Giao Chỉ

Giao thông Hà Nội

Một cảnh giao thông tại trung tâm Hà Nội về đêm Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao của cả nước nên giao thông Hà Nội có tầm quan trọng nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng.

Xem Hà Nội và Giao thông Hà Nội

Giáo dục

Học sinh ngồi dưới bóng râm ở Bamozai, gần Gardez, tỉnh Paktya, Afghanistan. Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.

Xem Hà Nội và Giáo dục

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam

Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam, hay còn được gọi là tắt là V.League (Tiếng Anh: V.League 1), là giải thi đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam.

Xem Hà Nội và Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam

Giải Phóng (đường Hà Nội)

Đường Giải Phóng là tuyến đường trọng điểm phía đông nam của thủ đô Hà Nội, chạy qua các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa và Thanh Xuân.

Xem Hà Nội và Giải Phóng (đường Hà Nội)

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008 là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ 7 do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức.

Xem Hà Nội và Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008

Giảng Võ

Giảng Võ là một phường thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Giảng Võ

Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.

Xem Hà Nội và Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng (quận)

Hai Bà Trưng, thường được gọi tắt là Hai Bà, là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hai Bà Trưng (quận)

Hà Đông

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm giữa sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam.

Xem Hà Nội và Hà Đông

Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam Bản đồ Hành chính Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hà Giang

Hà Nam

Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hà Nam

Hà Nội (tỉnh)

Tỉnh Hà Nội là một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19.

Xem Hà Nội và Hà Nội (tỉnh)

Hà Nội Mới

Hànộimới là cơ quan báo chí trực thuộc Thành uỷ Hà Nội, là tờ báo lớn nhất của Thủ đô Hà Nội với 4 ấn phẩm: Hànộimới hàng ngày, Hànộimới điện tử, Hànộimới cuối tuần, Hà Nội ngày nay, có trụ sở tại số 44 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hà Nội Mới

Hà Sơn Bình

Tỉnh Hà Sơn Bình trên bản đồ hành chính Việt Nam năm 1976 Hà Sơn Bình là một tỉnh từng tồn tại ở Bắc Bộ Việt Nam từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến 12 tháng 8 năm 1991 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.

Xem Hà Nội và Hà Sơn Bình

Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, đã từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008.

Xem Hà Nội và Hà Tây

Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Xem Hà Nội và Hàn Quốc

Hàn Thuyên

Hàn Thuyên (1229-?)(chữ Hán: 韓詮), tên thật là Nguyễn Thuyên (阮詮), làm tới chức Thượng thư Bộ Hình dưới thời Trần Nhân Tông.

Xem Hà Nội và Hàn Thuyên

Hàng Bông

Phố Hàng Bông hiện nay (tiếng Pháp: Rue du Coton) là một phố nối phường Hàng Gai qua phường Hàng Bông đến phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, chạy từ ngã tư Hàng Bông-Hàng Gai-Hàng Trống-Hàng Hòm đến cửa ô Cửa Nam, dài 932 mét.

Xem Hà Nội và Hàng Bông

Hàng Bạc

Phố Hàng Bạc vào năm 1883 Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hàng Bạc

Hàng Bồ

Phố Hàng Bồ hiện nay Một cửa hàng trên phố Hàng Bồ Phố Hàng Bồ nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hàng Bồ

Hàng Châu

Hàng Châu (chữ Hán: 杭州, bính âm: Hángzhōu, Wade-Giles: Hang-cho) là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang.

Xem Hà Nội và Hàng Châu

Hàng Gai

Hàng Gai là một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, trong khu phố cổ Hà Nội, đi từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục đến phố Hàng Bông.

Xem Hà Nội và Hàng Gai

Hàng không

Hàng không là thuật ngữ nói đến việc sử dụng máy bay, máy móc, khí cụ do con người chế tạo ra có thể bay được trong khí quyển.

Xem Hà Nội và Hàng không

Hành hoa

Hành hoa, hay hành hương, hành lá, đôi khi được gọi là hành ta, có danh pháp khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae).

Xem Hà Nội và Hành hoa

Hình chữ nhật

Hình chữ nhật ''ABCD'' với hai đường chéo Hình chữ nhật trong hình học Euclid là một hình tứ giác có ba góc vuôngTừ điển toán học thông dụng, trang 316.

Xem Hà Nội và Hình chữ nhật

Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km.

Xem Hà Nội và Hòa Bình

Hùng Vương

Bức tranh "Quốc tổ Hùng Vương" của hoạ sĩ Trọng Nội vẽ năm 1966, trưng bày tại phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập. Hùng Vương (chữ Hán: 雄王, chữ Nôm:𤤰雄), là cách gọi các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt.

Xem Hà Nội và Hùng Vương

Húng Láng

Húng Láng là tên gọi chỉ loại rau thơm và thông thường có hai cách hiểu.

Xem Hà Nội và Húng Láng

Hải Dương

Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hải Dương

Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc B.

Xem Hà Nội và Hải Phòng

Hậu Lý Nam Đế

Hậu Lý Nam Đế (chữ Hán: 後李南帝; trị vì: 571-602) là vua nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hậu Lý Nam Đế

Họ Cá quả

Họ Cá quả (tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá tràu,cá trõn, Cá đô, tùy theo từng vùng) là các loài cá thuộc họ Channidae.

Xem Hà Nội và Họ Cá quả

Họ Cánh cộc

Họ Cánh cộc (tên khoa học Staphylinidae) là một họ côn trùng thuộc bộ bọ cánh cứng.

Xem Hà Nội và Họ Cánh cộc

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Kỹ thuật Quân sự, tên gọi khác: Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, là một viện đại học kỹ thuật tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, là đại học nghiên cứu- ứng dụng và đào tạo kỹ sư quân sự, kỹ sư dân sự, cán bộ chỉ huy và quản lý trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ trong các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá quân đội và các ngành kinh tế quốc dân.

Xem Hà Nội và Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam National University of Agriculture, viết tắt VNUA, mã trường: HVN) là một trường đại học công lập trọng điểm quốc gia đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

Xem Hà Nội và Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Xem Hà Nội và Hồ Chí Minh

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Nghĩa Dũng

Hồ Nghĩa Dũng (sinh năm 1950) là một nhà chính trị Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hồ Nghĩa Dũng

Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (chữ Hán: 胡季犛; 1336 – 1407?), lấy tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hồ Quý Ly

Hồ Tây

Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hồ Tây

Hồ Thủ Lệ

Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của thủ đô Hà Nội, giáp 2 đường Kim Mã và Nguyễn Văn Ngọc, cạnh khách sạn Deawoo và trong khuôn viên công viên Thủ Lệ.:Bên trong khuôn viên có một hồ lớn, giữa hồ là dải đất lớn hình oval giống giọt nước mắt.

Xem Hà Nội và Hồ Thủ Lệ

Hồ Thiền Quang

Một góc hồ Thiền Quang Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc) là một hồ ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hồ Thiền Quang

Hồ tiêu

Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.

Xem Hà Nội và Hồ tiêu

Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch nhìn từ trên cao. Ảnh chụp đài kỷ niệm chiến thắng bắn rơi máy bay của John McCain trong Chiến tranh Việt Nam. Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam, nguyên là một phần hồ Tây.

Xem Hà Nội và Hồ Trúc Bạch

Hồng Đăng

Hồng Đăng, tên thật Phan Hồng Đăng, (sinh 1 tháng 1 năm 1936) là nhạc sĩ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hồng Đăng

Hồng Kông

Hồng Kông, là một Đặc khu hành chính, nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Hồng Kông

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan quyền lực Nhà nước tại Hà Nội, được tổ chức và có chức năng theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Xem Hà Nội và Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Hội đồng Olympic châu Á

Hội đồng Olympic châu Á (OCA) là một tổ chức điều hành các hoạt động thể thao tại châu Á, với 45 thành viên thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xem Hà Nội và Hội đồng Olympic châu Á

Hội Gióng

Ông Hiệu Cờ (với mũ Đinh Tự) múa cờ lệnh trong Hội Gióng làng Phù Đổng Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hội Gióng

Hội họa

Mona Lisa, hay ''La Gioconda'', có lẽ là tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của phương Tây Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.

Xem Hà Nội và Hội họa

Hội trường Ba Đình

Hội trường Ba Đình Hội trường Ba Đình là một tòa nhà lớn nằm trước lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, trên quảng trường Ba Đình, là nơi thường xuyên diễn ra những hội nghị lớn của Việt Nam và cũng là nơi tổ chức các hoạt động song phương, đa phương, hợp tác quốc tế.

Xem Hà Nội và Hội trường Ba Đình

Hecta

Hecta (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp hectare /ɛktaʁ/),Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français.

Xem Hà Nội và Hecta

Heterapoderus hanoiensis

Heterapoderus hanoiensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Attelabidae.

Xem Hà Nội và Heterapoderus hanoiensis

Hiến pháp

''Nguyên bản Hiến pháp Hoa Kỳ Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.

Xem Hà Nội và Hiến pháp

Hoa anh đào

Anh đào Yoshino Anh đào Nhật Bản Tại Iwakura, Nhật Bản Hoa anh đào hồng ở Aachen, Đức Hoa anh đào (Sakura - katakana: サクラ, hiragana: さくら, kanji: 桜 (cựu tự thể: 櫻 Hán Việt: Anh)) là hoa của các loài thực vật thuộc phân chi anh đào, chi Mận mơ, họ Hoa hồng; đặc biệt là của loài Prunus serrulata và một số loài khác chuyên để làm cảnh.

Xem Hà Nội và Hoa anh đào

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Xem Hà Nội và Hoa Kỳ

Hoa kiều

Hoa kiều (Hán Việt: Hải ngoại Hoa nhân) là những người sinh sống bên ngoài Trung Hoa lục địa, Hồng Kông, Ma Cao hay Đài Loan nhưng có nguồn gốc Hán.

Xem Hà Nội và Hoa kiều

Hoa Lư

Sơ đồ kinh đô Hoa Lư Những ngọn núi đá tự nhiên được các triều vua nối lại bằng tường thành nhân tạo Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh.

Xem Hà Nội và Hoa Lư

Hoài Đức

Hoài Đức là một huyện của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hoài Đức

Hoàn Kiếm

Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hoàn Kiếm

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Xem Hà Nội và Hoàng đế

Hoàng Diệu

Hoàng Diệu (chữ Hán: 黃耀; 1829 - 1882) là một quan nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, người đã quyết tử bảo vệ thành Hà Nội khi Pháp tấn công năm 1882.

Xem Hà Nội và Hoàng Diệu

Hoàng Dương

Hoàng Dương (1933-2017), tên đầy đủ Ngô Hoàng Dương, là một nhạc sĩ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hoàng Dương

Hoàng Hà

Tượng mẫu Hoàng Hà tại Lan Châu Hoàng Hà (tiếng Hán: 黃河; pinyin: Huáng Hé; Wade-Giles: Hwang-ho, nghĩa là "sông màu vàng"), là con sông dài thứ 3 châu Á xếp sau sông Trường Giang (Dương Tử) và sông Yenisei, với chiều dài 5.464 km sông Hoàng Hà xếp thứ 6 thế giới về chiều dài.

Xem Hà Nội và Hoàng Hà

Hoàng Hiệp

Hoàng Hiệp (1 tháng 10 năm 1931 - 9 tháng 1 năm 2013) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, với nhiều tác phẩm phản ánh những giai đoạn thay đổi của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 20.

Xem Hà Nội và Hoàng Hiệp

Hoàng Mai, Hà Nội

Hoàng Mai là một quận phía Nam nội thành thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Hoàng Mai, Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (chữ Hán: 昇龍皇城 / Thăng Long hoàng thành) là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.

Xem Hà Nội và Hoàng thành Thăng Long

Hoàng Trung Hải

Hoàng Trung Hải (27 tháng 9 năm 1959) quê quán tại xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội đại diện cho thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Xem Hà Nội và Hoàng Trung Hải

Hoàng Vân

Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, 24 tháng 7 năm 1930 – 4 tháng 2 năm 2018) là nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều sáng tác nhất về các ngành nghề kinh tế và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống.

Xem Hà Nội và Hoàng Vân

Huế

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem Hà Nội và Huế

Huy Du

Huy Du, tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du (1 tháng 12 năm 1926 - 17 tháng 12 năm 2007) là một nhạc sĩ chuyên về nhạc đỏ của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Huy Du

Huyện (Việt Nam)

Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Huyện (Việt Nam)

Hưng Yên

Ecopark Văn Giang- Hưng Yên Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hưng Yên

Hương Sơn

Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm về phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hương Sơn

Hương Sơn, Mỹ Đức

Hương Sơn là một xã thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Hương Sơn, Mỹ Đức

Indonesia

Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia) trước đó trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là nước Nam Dương, là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương.

Xem Hà Nội và Indonesia

Irina Bokova

Irina Georgieva Bokova (tiếng Bungary: Ирина Георгиева Бокова) (sinh 12 tháng 7 năm 1952) là một chính trị gia Bungary.

Xem Hà Nội và Irina Bokova

Islamabad

Islamabad (Urdu: اسلام آباد, nơi ở của Hồi Giáo), là thủ đô của Pakistan, tọa lạc tại cao nguyên Potohar ở Tây-Bắc Pakistan, trong Lãnh thổ thủ đô Islamabad, dù khu vực này trong lịch sử là một phần của giao lộ của vùng Punjab và Tỉnh Biên Giới Tây-Bắc đèo (đồi Margalla là một cửa ngõ lịch sử đến Tỉnh Biên Giới Tây Bắc và Cao nguyên Potwar là một phần của Punjab).

Xem Hà Nội và Islamabad

ISO 3166-2:VN

ISO 3166-2:VN là tiêu chuẩn ISO để xác định mã địa lý: nó là một tập hợp con của ISO 3166-2 được áp dụng cho Việt Nam.

Xem Hà Nội và ISO 3166-2:VN

Jakarta

Jakarta (phiên âm tiếng Việt: Gia-các-ta), tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta (tiếng Indonesia: Propinsi Daerah Khusus Ibukota Jakarta, viết tắt là Propinsi DKI Jakarta hoặc DKI Jakarta) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Indonesia.

Xem Hà Nội và Jakarta

Java

Java (Jawa, tiếng Java: ꦗꦮ; tiếng Sunda: ᮏᮝ) là một đảo tại Indonesia.

Xem Hà Nội và Java

Karaoke

Karaoke là một hình thức giải trí bằng cách đệm nhạc theo lời bài hát trên màn hình.

Xem Hà Nội và Karaoke

Kỷ Dậu

Kỷ Dậu (chữ Hán: 己酉) là kết hợp thứ 46 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông.

Xem Hà Nội và Kỷ Dậu

Kịch nói

Kịch nói hay thoại kịch là môn nghệ thuật trình diễn dùng ngôn ngữ để biểu đạt thay vì âm nhạc, động tác, hay vũ điệu.

Xem Hà Nội và Kịch nói

Keangnam Hanoi Landmark Tower

Keangnam Hanoi Landmark Tower là một khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Keangnam có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul của Hàn Quốc.

Xem Hà Nội và Keangnam Hanoi Landmark Tower

Khách sạn

Một khách sạn ở Bắc Âu Khách sạn Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác.

Xem Hà Nội và Khách sạn

Khách sạn Sofitel Metropole

Một trong hai chiếc xe cổ thuộc sở hữu của khách sạn Khách sạn Sofitel Metropole, tên giao dịch tiếng Anh: Hotel Sofitel Legend Metropole Hanoi, là một khách sạn 5 sao nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Khách sạn Sofitel Metropole

Khí hậu cận nhiệt đới ẩm

Cwa Khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Phân loại khí hậu Köppen Cfa hoặc Cwa) là một kiểu khí hậu đặc trưng bởi mùa hè nóng và ẩm, mùa đông lạnh và hanh khô hơn.

Xem Hà Nội và Khí hậu cận nhiệt đới ẩm

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa trên thế giới Khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen.

Xem Hà Nội và Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Khởi nghĩa Lam Sơn

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) (chữ Nôm: 起義藍山) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Bình Định vương Lê Lợi (tức hoàng đế Lê Thái Tổ) lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Xem Hà Nội và Khởi nghĩa Lam Sơn

Khổng Tử

Khổng phu tử hoặc Khổng tử là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu (chữ Hán: 孔丘; 27 tháng 8, 551 TCN - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼).

Xem Hà Nội và Khổng Tử

Khoa bảng Việt Nam

Ở thời thượng cổ, sử nước Việt không chép rõ về trí thức sinh hoạt.

Xem Hà Nội và Khoa bảng Việt Nam

Khu đô thị Nam Thăng Long

Khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra Hanoi International City) là dự án bất động sản đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam từ trước tới năm 2007, với số vốn đầu tư đăng ký lên tới 2,11 tỷ USD, do tập đoàn Ciputra (Indonesia) làm chủ đầu tư.

Xem Hà Nội và Khu đô thị Nam Thăng Long

Khu phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội đầu Thế kỷ XIX Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long.

Xem Hà Nội và Khu phố cổ Hà Nội

Kilômét

Một kilômét (từ tiếng Pháp: kilomètre, viết tắt là km) là một khoảng cách bằng 1000 mét.

Xem Hà Nội và Kilômét

Kilômét vuông

Ki-lô-mét vuông, ký hiệu km², là một đơn vị đo diện tích.

Xem Hà Nội và Kilômét vuông

Kinh tế

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.

Xem Hà Nội và Kinh tế

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Xem Hà Nội và Kitô giáo

La Niña

Nhiệt độ bề mặt nước biển Thái Bình Dương tháng 11 năm 2007 La Niña là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Niño.

Xem Hà Nội và La Niña

Lao Động (báo)

Báo Lao động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lao Động (báo)

Larry Sanger

Larry Sanger là giáo sư triết học người Mỹ, đồng sáng lập Wikipedia và là người khởi xướng Citizendium.

Xem Hà Nội và Larry Sanger

Làng lụa Hà Đông

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước.

Xem Hà Nội và Làng lụa Hà Đông

Láng Hạ

Láng Hạ là một phường thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Láng Hạ

Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

Xem Hà Nội và Lâm Đồng

Lũ lụt miền Bắc Việt Nam năm 2008

Từ đêm ngày 30 tháng 10 năm 2008, tại miền Bắc và các tỉnh phía Bắc miền Trung Việt Nam một trận mưa lớn kỷ lục trong hơn 100 năm gần đây (thời điểm năm 2008) đã diễn ra và kéo dài trong nhiều ngày.

Xem Hà Nội và Lũ lụt miền Bắc Việt Nam năm 2008

Lê Quang Đạo

Lê Quang Đạo (1921-1999) tên thật là Nguyễn Đức Nguyện, là một chính khách của Việt Nam, nguyên Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992).

Xem Hà Nội và Lê Quang Đạo

Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433), tên thật là Lê Lợi (黎利), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lê Thái Tổ

Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497), là hoàng đế thứ năm của hoàng triều Lê nước Đại Việt.

Xem Hà Nội và Lê Thánh Tông

Lê Văn Hưu

Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là một nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lê Văn Hưu

Lạc

An Phú, An Giang. Lạc (phương ngữ Miền Bắc) hay Đậu phộng, đậu phụng (phương ngữ Miền Nam) (danh pháp khoa học: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ.

Xem Hà Nội và Lạc

Lực lượng lao động

Labour force in 2006 Trong kinh tế học những người trong lực lượng lao động là những người cung cấp lao động.

Xem Hà Nội và Lực lượng lao động

Lệ Chi

Lệ Chi là một xã thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lệ Chi

Lễ cưới

Lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.

Xem Hà Nội và Lễ cưới

Lễ hội chùa Hương

Những du khách tại ngôi chùa Thiên Trù Lễ hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Lễ hội chùa Hương

Lễ hội phố hoa Hà Nội

Lễ hội phố hoa Hà Nội là một lễ hội được tổ chức tại phố Đinh Tiên Hoàng, cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm.

Xem Hà Nội và Lễ hội phố hoa Hà Nội

Lịch sử hành chính Hà Nội

Bản đồ Hành chính Hà Nội năm 2013 Lịch sử hành chính Hà Nội có thể xem mốc khởi đầu từ năm 1831 với cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, chính thức thành lập tỉnh Hà Nội.

Xem Hà Nội và Lịch sử hành chính Hà Nội

Lịch sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành thì mới khoảng từ năm 2879 TCN.

Xem Hà Nội và Lịch sử Việt Nam

Lý Nam Đế

Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503–548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn (李賁) (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.

Xem Hà Nội và Lý Nam Đế

Lý Nhân (phủ)

Phủ Lý Nhân (里仁府) ban đầu gọi là phủ Lị Nhân (蒞仁), được lập phủ vào đời Lê Thánh Tông và đổi thành phủ Lý Nhân vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822).

Xem Hà Nội và Lý Nhân (phủ)

Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖; 8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028.

Xem Hà Nội và Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm

Lý Thái Tổ là một phường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem Hà Nội và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Liên bang Đông Dương

Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và Anh ở Đông Nam Á Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1905. Bản đồ này bao gồm cả lãnh thổ của Xiêm (màu tím) thuộc "vùng ảnh hưởng" của Pháp.

Xem Hà Nội và Liên bang Đông Dương

Liên hoan phim Việt Nam

Liên hoan phim Việt Nam là một liên hoan phim do Bộ Văn hóa - Thông tin và Cục Điện ảnh tổ chức.

Xem Hà Nội và Liên hoan phim Việt Nam

Long Đỗ

Đền Bạch Mã, một trong Thăng Long tứ trấn, ngôi đền chính thờ thần Long Đỗ. Long Đỗ (龍肚) hay Long Độ, còn được gọi là thần Bạch Mã (白馬), là vị Thành hoàng đất Thăng Long, được thờ ở đền Bạch Mã, trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn, cũng như nhiều đình, đền khác.

Xem Hà Nội và Long Đỗ

Long Biên

Long Biên là một quận nằm ở phía Đông thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Long Biên

Long thành cầm giả ca

Long thành cầm giả ca (chữ Hán: 龍城琴者歌) hay Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long là bài thơ bằng chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác trong quãng thời gian đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) từ năm 1813 đến năm 1814.

Xem Hà Nội và Long thành cầm giả ca

Lotte Center Hà Nội

Trung tâm Lotte Hà Nội (Hanoi City Complex) là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 tại Việt Nam, cao thứ 2 Hà Nội.

Xem Hà Nội và Lotte Center Hà Nội

Luật pháp

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Xem Hà Nội và Luật pháp

Lưu Tống

Nhà Lưu Tống (chữ Hán: 宋朝; 420-479) là triều đại đầu tiên trong số bốn Nam triều ở Trung Quốc, tiếp theo sau nó là nhà Nam Tề.

Xem Hà Nội và Lưu Tống

Lương Sơn

Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phía đông bắc tỉnh Hòa Bình, vùng Τây Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Lương Sơn

Ma túy

Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo.

Xem Hà Nội và Ma túy

Manila

Manila (phát âm tiếng Anh Philippines:; Maynilà) là thủ đô và là thành phố lớn thứ nhì của Philippines.

Xem Hà Nội và Manila

Marie François Sadi Carnot

Marie François Sadi Carnot ((11 tháng 8 năm 1837 - 25 tháng 6 năm 1894) là một nhà chính trị Pháp. Ông là Tổng thống Đệ tam Cộng hòa Pháp giai đoạn 1887 đến khi bị ám sát vào năm 1894.

Xem Hà Nội và Marie François Sadi Carnot

Mã điện thoại Việt Nam

Bài này chứa các danh sách về các mã điện thoại theo các vùng hoặc gọi đi quốc tế từ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Mã điện thoại Việt Nam

Mã bưu chính Việt Nam

Bản đồ địa giới các tỉnh và thành phố Mã bưu chính ở Việt Nam gồm sáu chữ số, trong đó hai chữ số đầu tiên xác định tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; hai chữ số tiếp theo xác định mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; số tiếp theo xác định phường, xã, thị trấn và số cuối cùng xác định thôn, ấp, phố hoặc đối tượng cụ thể.

Xem Hà Nội và Mã bưu chính Việt Nam

Mét

Mét (tiếng Pháp: mètre) là đơn vị đo khoảng cách, một trong 7 đơn vị cơ bản trong hệ đo lường quốc tế (SI), viết tắt là m..

Xem Hà Nội và Mét

Mét vuông

Mét vuông có ý nghĩa là diện tích của một hình vuông với các cạnh có độ lớn một mét dài.

Xem Hà Nội và Mét vuông

Mê Linh

Mê Linh là một huyện nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, giáp sân bay quốc tế Nội Bài.

Xem Hà Nội và Mê Linh

Mô tô

Một mô tô ba bánh. Xe máy (còn gọi là mô-tô hay xe hai bánh, xe gắn máy, phiên âm từ tiếng Pháp: Motocyclette) là loại xe có hai bánh theo chiều trước-sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên nó.

Xem Hà Nội và Mô tô

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: 50px trong chữ viết Mông Cổ; trong chữ viết Kirin Mông Cổ) là một quốc gia có chủ quyền nội lục nằm tại Đông Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại.

Xem Hà Nội và Mông Cổ

Mùa hè chiều thẳng đứng

Mùa hè chiều thẳng đứng (tên quốc tế: The Vertical Ray of the Sun) là bộ phim chính kịch tiếng Việt phát hành năm 2000, do Trần Anh Hùng đạo diễn và biên kịch.

Xem Hà Nội và Mùa hè chiều thẳng đứng

Mùa xuân

Mùa xuân là một trong bốn mùa thường được công nhận ở những vùng ôn đới và cận cực, tiếp nối mùa đông và diễn ra trước mùa hạ.

Xem Hà Nội và Mùa xuân

Mại dâm

Một gái bán dâm đứng đường ở Zona Norte, Tijuana, Baja California, México Mại dâm, làm đĩ hay bán dâm (trái ngược với mại dâm là mãi dâm tức mua dâm), là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm (gái mại dâm/mại dâm nam) để trao đổi lấy tiền bạc, vật chất hay một số quyền lợi và ưu đãi nào đó.

Xem Hà Nội và Mại dâm

Mạnh Tử (sách)

Sách Mạnh Tử là tác phẩm triết học, đạo đức học và chính trị học làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông như Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương v.v...

Xem Hà Nội và Mạnh Tử (sách)

Mật độ dân số

Mật độ dân số theo quốc gia, 2006 Mật độ dân số là một phép đo dân số trên đơn vị diện tích hay đơn vị thể tích.

Xem Hà Nội và Mật độ dân số

Mắm tôm

Một bát mắm tôm đã vắt chanh và đánh tơi. Mắm tôm, là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng.

Xem Hà Nội và Mắm tôm

Mẻ

Cơm mẻ Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam có vị chua dịu và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Mẻ

Mực nước biển

Mực nước biển trên Trái Đất, mùa đông 1987-1988. Mực nước biển trung bình (tiếng Anh: Mean sea level, viết tắt MSL), thường gọi tắt là mực nước biển (sea level), là mức trung bình của bề mặt của một hoặc nhiều đại dương của Trái Đất, nhằm xác định ra độ cao bằng 0 và từ đó có thể đo được độ cao của điểm trên Trái Đất (Proudman Oceanographic Laboratory).

Xem Hà Nội và Mực nước biển

Mỹ Đình

Mỹ Đình là một xã cũ thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Mỹ Đình

Mỹ Đức

Mỹ Đức là một huyện nằm phía cực nam của thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Mỹ Đức

Men gốm

Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm.

Xem Hà Nội và Men gốm

Miền Bắc (Việt Nam)

Miền Bắc Việt Nam Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam.

Xem Hà Nội và Miền Bắc (Việt Nam)

Miền Nam (Việt Nam)

Miền Nam Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía nam nước Việt Nam.

Xem Hà Nội và Miền Nam (Việt Nam)

Minh Mạng

Minh Mạng (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5 năm 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị hoàng đế thứ hai của vương triều Nguyễn nước Đại Nam.

Xem Hà Nội và Minh Mạng

Moskva

Quang cảnh Moskva, với Nhà thờ Chúa Cứu thế ở bên trái, điện Kremli ở bên phải Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel Nhà hát Lớn (Bolshoi), ''trái'', và Nhà hát Nhỏ (Malyi), ''phải'' Moskva là trung tâm của ba lê (ballet) và các nghệ thuật múa Nga.

Xem Hà Nội và Moskva

Nam Định

Nam Định là một tỉnh lớn với 2 triệu dân nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc B. Theo quy định năm 2008 thì Nam Định thuộc vùng duyên hải Bắc B.

Xem Hà Nội và Nam Định

Nam Hán

Nam Hán là một vương quốc tồn tại từ năm 917 đến năm 971, chủ yếu là trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc (907-960), nằm dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Nam Hán

Nam Từ Liêm

Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Nam Từ Liêm

Nông nghiệp

Những người nông dân ở Tula, nước Nga Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.

Xem Hà Nội và Nông nghiệp

Nấm

Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn dị dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin).

Xem Hà Nội và Nấm

Nỗi buồn chiến tranh

Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh, xuất bản lần đầu năm 1987 và lập tức gây “bão” trên văn đàn Việt Nam ở đủ mọi khía cạnh khác nhau.

Xem Hà Nội và Nỗi buồn chiến tranh

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Xem Hà Nội và Nga

Ngũ Xã

chùa Ngũ Xã với pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng đầu tiên ở Việt Nam Nguyễn Minh Không ở Ngũ Xá làng Ngũ Xã là một làng nghề nằm cạnh hồ Trúc Bạch, phía tây Thăng Long, nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Ngũ Xã

Ngói

Mái ngói ở một ngôi nhà cổ ở Bắc Kinh, Trung Quốc Ngói lợp ở bình phong Khu Lăng Thiệu trị, Huế Ngói là loại vật liệu được thường sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng.

Xem Hà Nội và Ngói

Ngô Quyền

Ngô Quyền (897 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ngô Quyền

Ngọc Khánh (phường)

Ngọc Khánh là một phường thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ngọc Khánh (phường)

Ngọc Khuê (nhạc sĩ)

Ngọc Khuê (sinh năm 1947), tên khai sinh là Nguyễn Ngọc Khuê, là nhạc sĩ người Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ngọc Khuê (nhạc sĩ)

Ngọc Thụy

Ngọc Thụy là một phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Ngọc Thụy

Ngụy Huệ Thành vương

Ngụy Huệ Thành vương (chữ Hán: 魏惠成王; trị vì: 369 TCN - 319 TCN) hay 369 TCN - 335 TCNSử ký, Ngụy thế gia) còn gọi là Ngụy Huệ vương (魏惠王) hay Lương Huệ vương (梁惠王), tên thật là Ngụy Oanh hay Ngụy Anh (魏罃), là vị vua thứ ba của nước Ngụy - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Ngụy Huệ Thành vương

Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.

Xem Hà Nội và Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đức Chung

Nguyễn Đức Chung (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1967) là một Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Đức Chung

Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đức Toàn (1929-2016), là một Nghệ sĩ Ưu tú, nhạc sĩ và họa sĩ của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Đức Toàn

Nguyễn Đỗ Cung

Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 22 tháng 9 năm 1977) là một họa sĩ của Việt Nam, ông đã để lại nhiều tác phẩm rất nổi tiếng trong nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX.

Xem Hà Nội và Nguyễn Đỗ Cung

Nguyễn Cường

Nguyễn Cường (sinh năm 1943), là một nhạc sĩ của Việt Nam, với các ca khúc viết về Tây Nguyên.

Xem Hà Nội và Nguyễn Cường

Nguyễn Du

Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820) tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠), là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Du

Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng.

Xem Hà Nội và Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng (sinh 14 tháng 4 năm 1944) là đương kim Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Xem Hà Nội và Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Tấn Dũng (tên thường gọi: Ba Dũng, sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là một chính trị gia Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh 1961) là một nữ chính khách Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Thị Bích Ngọc

Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà thơ dưới thời nhà Hồ và nhà Lê sơ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Trãi

Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) là một đại danh thần Việt Nam thời nhà Nguyễn.

Xem Hà Nội và Nguyễn Tri Phương

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (10/ 7/ 1910 – 28 / 7/1987), sở trường về tùy bút và ký, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

Xem Hà Nội và Nguyễn Tuân

Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ (9 tháng 7 năm 1912 - 28 tháng 8 năm 1941) là Tổng Bí thư thứ tư của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1938 đến năm 1940.

Xem Hà Nội và Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Vinh Phúc

Nguyễn Vinh Phúc (1926 – 2012), là một nhà nghiên cứu lịch sử – văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Vinh Phúc

Nguyễn Xiển

Nguyễn Xiển (1907–1997) là một nhà khoa học, đồng thời cũng là một chính khách Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nguyễn Xiển

Người Dao

Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á.

Xem Hà Nội và Người Dao

Người Hà Nội (bài hát)

Người Hà Nội là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác.

Xem Hà Nội và Người Hà Nội (bài hát)

Người Mường

Người Mường (chữ Nôm: 𤞽 hoặc 𡙧), còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Người Mường

Người Pháp gốc Việt

Người Pháp gốc Việt là nhóm người có tổ tiên xuất xứ từ Việt Nam nhưng sau định cư ở Pháp.

Xem Hà Nội và Người Pháp gốc Việt

Người Tày

Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Xem Hà Nội và Người Tày

Người Việt

Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Người Việt

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Xem Hà Nội và Nhà Đường

Nhà cao tầng

Nhà 16 tầng ở Charlestown, Greater Manchester, Anh. Nhà cao tầng là thể loại công trình có tên gọi chính xác là "nhà ở cao tầng" hay "cao ốc nhà ở".

Xem Hà Nội và Nhà cao tầng

Nhà Hán

Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).

Xem Hà Nội và Nhà Hán

Nhà hát Cải lương Trung ương

Nhà hát Cải lương Trung ương, đúng như tên của nó, chuyên dành cho môn cải lương, ở số 164 Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Nhà hát Cải lương Trung ương

Nhà hát Chèo Việt Nam

Nhà hát Chèo Việt Nam được thành lập từ năm 1951 nhưng chính thức được khánh thành vào năm 1964, hiện nằm tại Khu Văn công Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Nhà hát Chèo Việt Nam

Nhà hát Chuông Vàng

Nhà hát Chuông Vàng là một địa điểm dành cho sân khấu cải lương ở Hà Nội.

Xem Hà Nội và Nhà hát Chuông Vàng

Nhà hát Hồng Hà

Nhà hát Hồng Hà nằm ở 51 Đường Thành, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, là nơi dành cho bộ môn nghệ thuật tuồng.

Xem Hà Nội và Nhà hát Hồng Hà

Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhà hát Lớn Hà Nội

Nhà hát Opéra Garnier

Palais Garnier, Paris Palais Garnier, cũng gọi là Opéra de Paris hay Opéra Garnier hay Grand Opera House, nhưng thông thường được gọi là Paris Opéra, là một nhà hát opera 2200 chỗ tại Paris, Pháp.

Xem Hà Nội và Nhà hát Opéra Garnier

Nhà hát Tuổi trẻ

Nhà hát Tuổi trẻ (tên giao dịch quốc tế: Youth Theatre of Vietnam) là nhà hát quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, nằm ở 11 phố Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhà hát Tuổi trẻ

Nhà Hậu Lê

Nhà Hậu Lê (nhà Hậu Lê • Hậu Lê triều; 1442-1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn.

Xem Hà Nội và Nhà Hậu Lê

Nhà Hồ

Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝, Hồ Triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm.

Xem Hà Nội và Nhà Hồ

Nhà Lý

Nhà Lý (chữ Nôm: 家李) hoặc Lý triều (chữ Hán: 李朝) là triều đại trong nền quân chủ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhà Lý

Nhà Lương

Nhà Lương (tiếng Trung: 梁朝; bính âm: Liáng cháo) (502-557), còn gọi là nhà Nam Lương (南梁), là triều đại thứ ba của Nam triều trong thời kỳ Nam-Bắc triều ở Trung Quốc, sau thời kỳ của triều đại Nam Tề và trước thời kỳ của triều đại Trần.

Xem Hà Nội và Nhà Lương

Nhà Mạc

Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 / Mạc triều) là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592– tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

Xem Hà Nội và Nhà Mạc

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Nhà Minh

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Xem Hà Nội và Nhà Nguyễn

Nhà nước

Nhà nước, hiểu theo nghĩa pháp luật, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giai cấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình.

Xem Hà Nội và Nhà nước

Nhà Tây Sơn

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê trung hưng (1533–1789).

Xem Hà Nội và Nhà Tây Sơn

Nhà Tần

Nhà Tần 秦朝 (221 TCN - 206 TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Nhà Tần

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Xem Hà Nội và Nhà Thanh

Nhà thờ

Nhà thờ Công giáo - nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình Bên trong nhà thờ Bùi Thượng, Đồng Nai Nhà thờ Tin Lành - Tổng hội Báp tít Việt Nam (Ân Điển – Nam Phương), Sài Gòn Nhà thờ của Hội thánh Báp tít Việt Nam tại Houston Thánh thất Đa Phước, Đà Lạt Nhà thờ là nơi thờ phụng, cầu nguyện của những người theo các tôn giáo như: Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành...), Hồi giáo, đạo Cao Đài...

Xem Hà Nội và Nhà thờ

Nhà thờ Cửa Bắc

Tháp chuông nhà thờ Cửa Bắc Nhà thờ Cửa Bắc là một nhà thờ Công giáo ở Hà Nội, công trình kiến trúc này có nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm chấm phá trong không gian đô thị Hà Nội.

Xem Hà Nội và Nhà thờ Cửa Bắc

Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo Rôma, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục.

Xem Hà Nội và Nhà thờ Lớn Hà Nội

Nhà Thương

Nhà Thương (tiếng Trung Quốc: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Nhà Thương

Nhà Tiền Lý

Nhà Tiền Lý (chữ Hán:前李朝 (Tiền Lý Triều), 544-602) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với quốc hiệu Vạn Xuân.

Xem Hà Nội và Nhà Tiền Lý

Nhà Trần

Nhà Trần hoặc Trần triều (nhà Trần Trần triều) là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi.

Xem Hà Nội và Nhà Trần

Nhà vệ sinh

Một nhà vệ sinh đầu thế kỉ 20, được bảo tồn tại một thành phố ma trong sa mạc Arizona. Nhà vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân và nước tiểu.

Xem Hà Nội và Nhà vệ sinh

Nhân Dân (báo)

Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhân Dân (báo)

Nhạc thính phòng

Nhạc thính phòng là loại hình âm nhạc cổ điển biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ, như phòng hòa nhạc, với số lượng nhạc cụ không nhiều.

Xem Hà Nội và Nhạc thính phòng

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Xem Hà Nội và Nhật Bản

Nhật Nam

Nhật Nam (chữ Hán: 日南) là một địa danh cũ của Việt Nam thời Bắc thuộc mà nhà Hán lập nên để cai quản Việt Nam.

Xem Hà Nội và Nhật Nam

Nho giáo

Tranh vẽ của Nhật Bản mô tả Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo. Dòng chữ trên cùng ghi "''Tiên sư Khổng Tử hành giáo tượng''" Nho giáo (儒教), còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.

Xem Hà Nội và Nho giáo

Nhượng địa

Theo luật quốc tế, Nhượng địa thường thường ám chỉ đến một vùng đất bị chuyển giao theo một hiệp ước nào đó.

Xem Hà Nội và Nhượng địa

Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng.

Xem Hà Nội và Ninh Bình

Nước mắm

Nước mắm do Thái Lan sản xuất, pha thêm ớt xanh Nước mắm của Nhật Bản Một bát nước mắm đã pha chế để dùng Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật nước khác được ướp muối lâu ngày.

Xem Hà Nội và Nước mắm

Oberea hanoiensis

Oberea hanoiensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae.

Xem Hà Nội và Oberea hanoiensis

Opera

Nhà hát opera Palais Garnier ở Paris Opera là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, cũng là một dạng của kịch mà những hành động diễn xuất của nhân vật hầu hết được truyền đạt toàn bộ qua âm nhạc và giọng hát.

Xem Hà Nội và Opera

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Xem Hà Nội và Pakistan

Paris

Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France.

Xem Hà Nội và Paris

Phan Huỳnh Điểu

Phan Huỳnh Điểu (sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924 - mất ngày 29 tháng 6 năm 2015) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX.

Xem Hà Nội và Phan Huỳnh Điểu

Phan Nhân

Phan Nhân (15 tháng 5 năm 1930 – 29 tháng 6 năm 2015) tên thật là Liêu Nguyễn Phan Nhân, sinh tại thành phố Long Xuyên, An Giang.

Xem Hà Nội và Phan Nhân

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Xem Hà Nội và Pháp

Pháp thuộc

Pháp thuộc là một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam kéo dài 61 năm, bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương.

Xem Hà Nội và Pháp thuộc

Phân loại khí hậu Köppen

Vùng cực, băng giá không vĩnh cửu Phân loại khí hậu Köppen là một trong những hệ thống phân loại khí hậu được sử dụng rộng rãi nhất.

Xem Hà Nội và Phân loại khí hậu Köppen

Phòng khám

Một phòng khám Phòng khám hay phòng mạch hoặc phòng khám ngoại trú, phòng khám chăm sóc cấp cứu là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu là dành cho việc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú hay nói cách khác, một phòng khám nói chung là một kiểu bệnh viện cung cấp chẩn đoán hoặc điều trị một cộng đồng chung mà bệnh nhân thường không ở lại qua đêm.

Xem Hà Nội và Phòng khám

Phó Đức Phương

Phó Đức Phương là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng dòng nhạc trữ tình Việt Nam, từng nhận được 1 đề cử tại giải Cống hiến.

Xem Hà Nội và Phó Đức Phương

Phù sa

Phù sa là các vật thể nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở do thủy lưu di chuyển theo các dòng nước.

Xem Hà Nội và Phù sa

Phú Quang

Phú Quang (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1949, tại Phú Thọ), tên đầy đủ là Nguyễn Phú Quang là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phú Quang

Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phú Thọ

Phú Xuyên

Phú Xuyên là một huyện phía Nam của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Phú Xuyên

Phúc Thọ

Phúc Thọ là một huyện của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Phúc Thọ

Phạm Tuyên

Phạm Tuyên (sinh năm 1930) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng", một bài hát cộng đồng được nhiều người hát tại Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phạm Tuyên

Phạm Văn Đồng

Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Xem Hà Nội và Phạm Văn Đồng

Phả Lại, Chí Linh

Phả Lại là một phường của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Xem Hà Nội và Phả Lại, Chí Linh

Phật

Tượng Phật tại Borobudur, Indonesia Phật (chữ Hán: 佛) trong Phật giáo thường dùng để chỉ đến một con người, chính xác hơn là một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí của chúng sinh ấy đã vắng mặt hoàn toàn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử, do đó chúng sinh ấy cũng có những khả năng siêu vượt và hoàn hảo như Lục thông ở mức độ cao nhất, một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng.

Xem Hà Nội và Phật

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Xem Hà Nội và Phật giáo

Phở

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phở

Phủ (đơn vị hành chính)

Phủ (chữ Hán: 府) là một đơn vị hành chính thời phong kiến tại Đông Á bắt nguồn từ Trung Quốc thời Nhà Đường.

Xem Hà Nội và Phủ (đơn vị hành chính)

Phủ Chủ tịch

Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Việt Nam là nơi làm việc của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phủ Chủ tịch

Phố (tiểu thuyết)

Phố là một tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai nói về cuộc sống của những người Hà Nội giai đoạn đầu Đổi mới (đầu những năm 1990).

Xem Hà Nội và Phố (tiểu thuyết)

Phố Tràng Tiền

Phố Tràng Tiền thời Pháp thuộc, đầu thế kỷ 20 Tràng Tiền là phố nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Phố Tràng Tiền

Phnôm Pênh

Một nhà sư bước đi qua trước Cung điện Hoàng gia Campuchia ở Phnôm Pênh Phnôm Pênh (tiếng Khmer: ភ្ន៓ពេញ; chuyển tự: Phnum Pénh; IPA), hay Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia.

Xem Hà Nội và Phnôm Pênh

Quang Trung

Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝) (1753 – 1792) hay Bắc Bình Vương, miếu hiệu Tây Sơn Thái Tổ (西山太祖), tên thật là Nguyễn Huệ, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.

Xem Hà Nội và Quang Trung

Quán bar

Một quán bar tại Thụy Sĩ Quầy bar là một loại bàn lớn và dài dùng trong việc phục vụ tại chỗ các thức uống chứa cồn (như bia, rượu...). Ngoài đồ uống, các quầy bar cũng phục vụ những bữa ăn nhẹ.

Xem Hà Nội và Quán bar

Quân đội Pháp

Quân đội Pháp có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng rộng lớn đến lịch sử Thế giới.

Xem Hà Nội và Quân đội Pháp

Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Quảng Ninh

Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình và lăng Hồ Chí Minh nhìn từ phía đường Bắc Sơn Quảng trường Ba Đình về đêm Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương, quận Ba Đình và là nơi Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng.

Xem Hà Nội và Quảng trường Ba Đình

Quần vợt

Vợt và bóng Quần vợt là môn thể thao chơi giữa hai người (đánh đơn) hay hai đội trong đó mỗi đội hai người (đánh đôi).

Xem Hà Nội và Quần vợt

Quốc gia Việt Nam

Quốc gia Việt Nam (tiếng Pháp: État du Viêt Nam) là một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, tuyên bố chủ quyền toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955.

Xem Hà Nội và Quốc gia Việt Nam

Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam là một cơ quan lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Xem Hà Nội và Quốc hội Việt Nam

Quốc hội Việt Nam khóa II

Quốc hội Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 1960–1964) là Quốc hội nhiệm kỳ thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là Quốc hội đầu tiên hoạt động trong thời kỳ đất nước bị chia cắt.

Xem Hà Nội và Quốc hội Việt Nam khóa II

Quốc hội Việt Nam khóa VIII

Quốc hội Việt Nam khóa VIII (1987-1992) là Quốc hội nhiệm kỳ thứ tám của nước Việt Nam, và là nhiệm kỳ Quốc hội thứ 3 sau thống nhất.

Xem Hà Nội và Quốc hội Việt Nam khóa VIII

Quốc lộ 17

Quốc lộ 17, là tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia dài 147,5 km, kết nối từ Hà Nội tới Thái Nguyên.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 17

Quốc lộ 1A

Quốc lộ 1A hay Quốc lộ 1, Đường 1(viết tắt QL1A, QL1) là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 1A

Quốc lộ 2

Quốc lộ 2 dài 300 km, chạy qua địa bàn năm tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 2

Quốc lộ 3

Quốc lộ 3, dài 96 km, chạy theo hướng Nam - Bắc, bắt đầu từ đầu Bắc cầu Đuống (Hà Nội) đi qua các tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên và kết thúc tại Cổ Lũng, Thái Nguyên.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 3

Quốc lộ 32

Quốc lộ 32 (tên cũ là Liên tỉnh lộ 11A) là tuyến đường đi qua 4 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 32

Quốc lộ 5

Quốc lộ 5 là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 5

Quốc lộ 6

Quốc lộ 6 là con đường nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Quốc lộ 6

Quốc Oai

Quốc Oai là một huyện phía Tây của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km.

Xem Hà Nội và Quốc Oai

Quy hoạch đô thị

Quy hoạch vùng ven đô có mật độ dân cư thấp ở Cincinnati, Hoa Kỳ.

Xem Hà Nội và Quy hoạch đô thị

Rau mùi

Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, hồ tuy, mùi tui, mùi ta,, ngổĐỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006, trang 417, ngổ thơm, nguyên tuy, hương tuy, là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Xem Hà Nội và Rau mùi

Rồng

Rồng hay còn gọi là Long là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây.

Xem Hà Nội và Rồng

Sài Sơn

Sài Sơn là một xã thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Sài Sơn

Sân bay Bạch Mai

Sân bay Bạch Mai là một sân bay đã qua sử dụng, tọa lạc tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Sân bay Bạch Mai

Sân bay Gia Lâm

Sân bay Gia Lâm là sân bay cấp II, thuộc Quận Long Biên, cách trung tâm thành phố Hà Nội 8 km.

Xem Hà Nội và Sân bay Gia Lâm

Sân bay Hòa Lạc

Sân bay Hòa Lạc là một sân bay quân sự nằm ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ.

Xem Hà Nội và Sân bay Hòa Lạc

Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân bay quốc tế Nội Bài (tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Noi Bai International Airport) là cảng hàng không quốc tế phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ.

Xem Hà Nội và Sân bay quốc tế Nội Bài

Sân vận động Hàng Đẫy

Sân vận động Hàng Đẫy là một sân vận động nằm ở đường Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam với sức chứa khoảng 22.500 chỗ ngồi.

Xem Hà Nội và Sân vận động Hàng Đẫy

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Mỹ Đình National Stadium) là sân vận động quốc gia ở Hà Nội, Việt Nam có sức chứa lớn thứ nhì Việt Nam (sau sân vận động Cần Thơ – tối đa 45.000 chỗ).

Xem Hà Nội và Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình

Sóc Sơn

Sóc Sơn là một huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Sóc Sơn

Sông Đà

Sông Đà. Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng.

Xem Hà Nội và Sông Đà

Sông Đáy

Sông Đáy đoạn qua Thanh Hải, Thanh Liêm, Hà Nam. Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng.

Xem Hà Nội và Sông Đáy

Sông Đuống

Sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình.

Xem Hà Nội và Sông Đuống

Sông Cà Lồ

Sông Cà Lồ (còn gọi là sông Phủ Lỗ) là một chi lưu của sông Cầu và từng là một phân lưu của sông Hồng.

Xem Hà Nội và Sông Cà Lồ

Sông Cầu

Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ), là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Sông Cầu

Sông Hồng

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1,149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông.

Xem Hà Nội và Sông Hồng

Sông Kim Ngưu

Sông Kim Ngưu là một dòng sông tại Hà Nội.

Xem Hà Nội và Sông Kim Ngưu

Sông Lừ

Sông Lừ là tên một dòng sông tại Hà Nội, chảy trong địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hoàng Mai.

Xem Hà Nội và Sông Lừ

Sông Nhuệ

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy.

Xem Hà Nội và Sông Nhuệ

Sông Sét

Sông Sét cổ là một phân lưu của sông Kim Ngưu.

Xem Hà Nội và Sông Sét

Sông Tô Lịch

Sông Tô Lịch (chữ Hán: 蘇瀝江) là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Sông Tô Lịch

Sen hồng

Sen (tên khoa học: Nelumbo nucifera), còn gọi là là sen hồng, là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen.

Xem Hà Nội và Sen hồng

Seoul

Seoul (Hangul: 서울; Bính âm từ Hoa ngữ: Hán Thành; Phiên âm Tiếng Việt: Xê-un hay Xơ-un, Hán-Việt từ năm 2005: Thủ Nhĩ) là thủ đô của Hàn Quốc, nằm bên Sông Hán ở phía tây bắc Hàn Quốc.

Xem Hà Nội và Seoul

Seychelles

Seychelles (phiên âm tiếng Việt: Xây-sen, phát âm tiếng Pháp), tên chính thức Cộng hòa Seychelles (République des Seychelles; Creole: Repiblik Sesel), là một đảo quốc nằm trong Ấn Độ Dương.

Xem Hà Nội và Seychelles

Seymour Papert

Seymour Papert Seymour Papert (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1928 tại Pretoria, Nam Phi) từng là giáo sư toán học, khoa học máy tính tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Xem Hà Nội và Seymour Papert

Silesis hanoiensis

Silesis hanoiensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae.

Xem Hà Nội và Silesis hanoiensis

Song Ngọc

Song Ngọc, sinh 1943 (tên thật Nguyễn Ngọc Thương) là một nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ gốc Việt.

Xem Hà Nội và Song Ngọc

Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao.

Xem Hà Nội và Suy dinh dưỡng

Sơn Tây (thị xã)

Sơn Tây là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Sơn Tây (thị xã)

Sơn Tây (Trung Quốc)

Sơn Tây (bính âm bưu chính: Shansi) là một tỉnh ở phía bắc của Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Sơn Tây (Trung Quốc)

Tai nạn giao thông

Một vụ tai nạn xe máy ở Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2015 Tại nạn tại ga Montparnasse, Paris, năm 1895 Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.

Xem Hà Nội và Tai nạn giao thông

Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi

Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi là một tác phẩm tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung sáng tác năm 1976.

Xem Hà Nội và Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi

Tào phớ

Một bát tào phớ ở Hồng Kông. Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ/đậu hũ nước đường, đậu hoa, đậu pha) được làm từ đậu tương.

Xem Hà Nội và Tào phớ

Tân nhạc Việt Nam

ba ca khúc về mùa thu, nhưng sự thành công của chúng đã khiến anh luôn được coi như một trong những nhạc sĩ xuất sắc nhất trong giai đoạn sơ khai của nền tân nhạc Việt Nam. Văn Cao, một trong những nhạc sĩ nổi bật nhất thời kỳ tiền chiến.

Xem Hà Nội và Tân nhạc Việt Nam

Tân Triều

Tân Triều là một xã thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Tân Triều

Tây Hồ (quận)

Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tây Hồ (quận)

Tên gọi Trung Quốc

Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc có rất nhiều tên gọi khác nhau, kể cả xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ của nó, và mỗi tên gọi đều có nguồn gốc riêng, có thể rõ ràng hoặc không, và có thể có những cách dùng khác nhau, trong những văn cảnh, thời điểm khác nhau.

Xem Hà Nội và Tên gọi Trung Quốc

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống.

Xem Hà Nội và Tín ngưỡng

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Cỗ kiệu rước bàn thờ thánh ở Bắc Kỳ vào cuối thế kỷ 19, một tập tục tín ngưỡng của người Việt Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, còn gọi là tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, là tín ngưỡng bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tô Hoài

Tô Ngọc Vân

Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Xem Hà Nội và Tô Ngọc Vân

Tết Dương lịch

Tết Dương lịch, hay Tết Tây (tiếng Anh: New Year's Day, New Year's hoặc New Year) là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên trong năm theo lịch Gregorius cũng như lịch Julius, là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.

Xem Hà Nội và Tết Dương lịch

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á.

Xem Hà Nội và Tết Nguyên Đán

Tứ bất tử

Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa.

Xem Hà Nội và Tứ bất tử

Từ Đạo Hạnh

Tượng Từ Đạo Hạnh tại chùa Thầy. Từ Đạo Hạnh (chữ Hán: 徐道行, 1072 - 1116), tục gọi là Đức thánh Láng, là một thiền sư người Việt Nam thời nhà Lý.

Xem Hà Nội và Từ Đạo Hạnh

Từ Liêm

Từ Liêm là một huyện cũ của Hà Nội, trước khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, huyện Từ Liêm nằm về phía Tây của thủ đô, nhưng hiện hay thì dường như nằm ở trung tâm của Hà Nội mở rộng.

Xem Hà Nội và Từ Liêm

Tống Bình

Tống Bình(宋平) là địa danh cũ ở đồng bằng Bắc Bộ có từ thời Nam Bắc Triều tới khoảng giữa thời nhà Đường của Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Tống Bình

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Xem Hà Nội và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Tổ chức Khí tượng Thế giới

Trụ sở Tổ chức Khí tượng Thế giới ở Geneva Tổ chức Khí tượng Thế giới (tên tiếng Anh: World Meteorological Organization, viết tắt tên tiếng Anh WMO) là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc.

Xem Hà Nội và Tổ chức Khí tượng Thế giới

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Multimedia Corporation hay Vietnam Television Corporation - VTC) là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam

Tổng cục Du lịch (Việt Nam)

Tổng cục Du lịch (tiếng Anh: Vietnam National Administration of Tourism) là một cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (trước năm 2007 trực thuộc Chính phủ Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý ngành du lịch ở Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tổng cục Du lịch (Việt Nam)

Tổng cục Thống kê (Việt Nam)

Tổng cục Thống kê (Việt Nam) (tên giao dịch trong tiếng Anh: General Statistics Office of Vietnam) là một cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, hoạt động độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê theo Luật Thống kê và các văn bản pháp lý về thống kê; thực hiện các chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế và xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Xem Hà Nội và Tổng cục Thống kê (Việt Nam)

Tổng sản phẩm nội địa

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Xem Hà Nội và Tổng sản phẩm nội địa

Tổng thống Pháp

thumb Tổng thống Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: Président de la République française), thường được gọi là Tổng thống Pháp, là vị nguyên thủ quốc gia được dân bầu của đất nước này.

Xem Hà Nội và Tổng thống Pháp

Than củi

Than gỗ Binchōtan Ogatan Than gỗ hay than củi là một chất màu đen, rất nhẹ, được chế từ gỗ qua quá trình chưng khô gỗ (tách nguyên tố cacbon ra khỏi các thành phần khác (mà chủ yếu là ôxy)).

Xem Hà Nội và Than củi

Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam và là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.

Xem Hà Nội và Thanh Hóa

Thanh Niên (báo)

Báo Thanh Niên là một tờ báo Việt Nam phát hành hàng ngày có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem Hà Nội và Thanh Niên (báo)

Thanh Oai

Thanh Oai là một huyện thuộc Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thanh Oai

Thanh Trì

Thanh Trì là một huyện ngoại thành phía Nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thanh Trì

Thanh Xuân

Thanh Xuân là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội, thủ đô của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thanh Xuân

Thanh Xuân Bắc

Thanh Xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội Phường này có dân số là 11.321 người và diện tích là 23.114 ha dựa trên cơ sở phường Thanh Xuân Bắc cũ thuộc quận Đống Đa.

Xem Hà Nội và Thanh Xuân Bắc

Thành ủy Hà Nội

Thành ủy Hà Nội hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội, hay Đảng ủy Thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thành ủy Hà Nội

Thành Công, Ba Đình

Thành Công là một phường thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thành Công, Ba Đình

Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Xem Hà Nội và Thành nhà Hồ

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố trực thuộc Trung ương (Việt Nam)

Vị trí 5 thành phố thuộc trung ương của Việt Nam (Bắc - Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ) Thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thành phố trực thuộc Trung ương (Việt Nam)

Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thái Bình

Thái Lan

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

Xem Hà Nội và Thái Lan

Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thái Nguyên

Tháng ba

Tháng ba là tháng thứ ba theo Lịch Gregorius, với 31 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng ba

Tháng chín

Tháng chín là tháng thứ chín theo lịch Gregorius, với 30 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng chín

Tháng giêng

Trong âm lịch, hiện nay thuật ngữ tháng giêng dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm.

Xem Hà Nội và Tháng giêng

Tháng hai

Tháng hai là tháng thứ hai và tháng có ít ngày nhất theo lịch Gregorius: 28 ngày hoặc 29 ngày (năm nhuận).

Xem Hà Nội và Tháng hai

Tháng một

Tháng Một (tháng 1) là tháng đầu tiên trong lịch Gregorius, có 31 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng một

Tháng mười

Tháng mười là tháng thứ mười theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng mười

Tháng mười một

Tháng mười một là tháng thứ mười một theo lịch Gregorius, với 30 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng mười một

Tháng năm

Tháng năm là tháng thứ năm theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng năm

Tháng tám

Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng tám

Tháng tư

Tháng tư là tháng thứ tư theo lịch Gregorius, có 30 ngày.

Xem Hà Nội và Tháng tư

Thánh Gióng

Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán: 扶董天王), cũng gọi Sóc Thiên vương (朔天王) nhưng hay được gọi là Thánh Gióng (chữ Nôm: 聖𢶢), là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thánh Gióng

Thì là

Thì là hay thìa là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải.

Xem Hà Nội và Thì là

Thạch Lam

Thạch Lam (1910-1942) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn.

Xem Hà Nội và Thạch Lam

Thạch Thất

Thạch Thất là một huyện phía tây của Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thạch Thất

Thập niên 2000

Thập niên 2000 hay thập kỷ 2000 chỉ đến những năm từ 2000 đến 2009, kể cả hai năm đó.

Xem Hà Nội và Thập niên 2000

Thế kỷ 10

Thế kỷ 10 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 901 đến hết năm 1000, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 10

Thế kỷ 11

Thế kỷ 11 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1001 đến hết năm 1100, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 11

Thế kỷ 14

Thế kỷ 14 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1301 đến hết năm 1400, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 14

Thế kỷ 15

Thế kỷ 15 (XV) là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1401 đến hết năm 1500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 15

Thế kỷ 16

Thế kỷ 16 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1501 đến hết năm 1600, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 16

Thế kỷ 19

Thế kỷ 19 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1801 đến hết năm 1900, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory (tức là lịch cổ).

Xem Hà Nội và Thế kỷ 19

Thế kỷ 20

Thế kỷ 20 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1901 đến hết năm 2000, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 20

Thế kỷ 5

Thế kỷ 5 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 401 đến hết năm 500, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 5

Thế kỷ 6

Thế kỷ 6 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 501 đến hết năm 600, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và Thế kỷ 6

Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc).

Xem Hà Nội và Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ sắt

Trong khảo cổ học, thời đại đồ sắt là một giai đoạn trong phát triển của loài người, trong đó việc sử dụng các dụng cụ bằng sắt như là các công cụ và vũ khí là nổi bật.

Xem Hà Nội và Thời đại đồ sắt

Thời bao cấp

259x259px Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản.

Xem Hà Nội và Thời bao cấp

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư

Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư (ngắn gọn: Bắc thuộc lần 4) hay còn gọi thời Minh thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Xem Hà Nội và Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư

Thời trang

Người mẫu trên sàn diễn thời trang trong một chương trình thời trang năm 2004. Thời trang là một thói quen hoặc phong cách phổ biến, đặc biệt về quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang, trang điểm, cơ thể hay nội thất trong nhà.

Xem Hà Nội và Thời trang

Thủ đô

Thủ đô là trung tâm hành chính của 1 quốc gia.

Xem Hà Nội và Thủ đô

Thủ đô Việt Nam

Thủ đô Việt Nam hiện nay là thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thủ đô Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng theo Hiến pháp 2013 hiện tại là người đứng đầu Chính phủ - nhánh hành pháp của nước Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thủ tướng Việt Nam

Thủy sản

Một đầm nuôi trồng thủy sản Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.

Xem Hà Nội và Thủy sản

Thức uống có cồn

Thức uống có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn êtanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được.

Xem Hà Nội và Thức uống có cồn

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Xem Hà Nội và Thổ Nhĩ Kỳ

Thăng Long

Cảnh Thăng Long-Kẻ Chợ những năm 1690 do Samuel Baron miêu tả sau chuyến đi đến Đàng ngoài của ông. Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788).

Xem Hà Nội và Thăng Long

Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long đó là.

Xem Hà Nội và Thăng Long tứ trấn

Thăng Long thành hoài cổ

Thăng Long thành hoài cổ là bài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ ở thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thăng Long thành hoài cổ

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O.

Xem Hà Nội và The New York Times

Thiếu nữ bên hoa huệ

Thiếu nữ bên hoa huệ là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943.

Xem Hà Nội và Thiếu nữ bên hoa huệ

Thu nhập bình quân đầu người

Thu nhập bình quân đầu người của một nhóm người có thể nghĩa là tổng thu nhập cá nhân chia tổng dân số.

Xem Hà Nội và Thu nhập bình quân đầu người

Thuần Mỹ

Thuần Mỹ là một xã thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thuần Mỹ

Thuế

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.

Xem Hà Nội và Thuế

Thơ

Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.

Xem Hà Nội và Thơ

Thơ mới

Thơ mới là cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây.

Xem Hà Nội và Thơ mới

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam - NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thường Tín

Thường Tín là một huyện nằm phía Nam của thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Thường Tín

Thượng Cát

Thượng Cát là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Thượng Cát

Thương mại

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter).

Xem Hà Nội và Thương mại

Tiền

:Bài này viết về tiền như là một phương tiện thanh toán trong kinh tế và thương mại.

Xem Hà Nội và Tiền

Tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh, hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hệ mặt trời trên quỹ đạo quanh Mặt trời.

Xem Hà Nội và Tiểu hành tinh

Toàn quyền Đông Dương

Dinh Toàn quyền (Dinh Norodom) vừa xây dựng xong tại Sài Gòn, hình chụp khoảng năm 1875 Toàn quyền Đông Dương (tiếng Pháp: Gouverneur-général de l'Indochine française), còn gọi là Toàn quyền Đông Pháp, là chức vụ cao cấp của quan chức cai trị thuộc địa Pháp, đứng đầu trong Liên bang Đông Dương.

Xem Hà Nội và Toàn quyền Đông Dương

Toulouse

Toulouse (phát âm Tập tin:ltspkr.png /tuluz/ theo tiếng Pháp chuẩn, và Tập tin:ltspkr.png /tuˈluzə/ theo giọng địa phương) (tiếng Occitan: Tolosa, phiên âm) là một thành phố ở tây nam nước Pháp, bên bờ sông Garonne, giữa đường từ Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải.

Xem Hà Nội và Toulouse

Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1962) là một đạo diễn điện ảnh người Pháp gốc Việt.

Xem Hà Nội và Trần Anh Hùng

Trần Đức Lương

Trần Đức Lương (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1937 tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) là một chính khách Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trần Đức Lương

Trần Quang Lộc

Nhạc sĩ Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Quảng Trị, theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế năm ông 20 tuổi.

Xem Hà Nội và Trần Quang Lộc

Trần Tiến

Nhạc sĩ Trần Tiến (tên đầy đủ Trần Việt Tiến, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1947) là một nhạc sĩ dòng nhạc trữ tình Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trần Tiến

Trần Văn Cẩn

Trần Văn Cẩn (1910 - 1994) là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, được mệnh danh là một trong bộ tứ danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn.

Xem Hà Nội và Trần Văn Cẩn

Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan đội quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê.

Xem Hà Nội và Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.

Xem Hà Nội và Trịnh Công Sơn

Trung đoàn Thủ Đô

Trung đoàn Thủ Đô, hay Trung đoàn 102, là một trung đoàn có bề dày truyền thống, thuộc Sư đoàn 308 Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trung đoàn Thủ Đô

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người.

Xem Hà Nội và Trung Quốc

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam

Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam Sảnh chính TTHNQG Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam nằm số 57 đường Phạm Hùng, Hà Nội và được coi là tổ hợp công trình đa năng lớn nhất tại thủ đô.

Xem Hà Nội và Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam

Trung Tự

Trung Tự là một phường thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trung Tự

Truyền hình

Một trạm phát sóng truyền hình tại Hồng Kông Antenna bắt sóng Một chiếc tivi LCD Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình, là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo.

Xem Hà Nội và Truyền hình

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Hanoi University of Science and Technology) là trường Đại học kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đây cũng là một trong những trường đầu ngành về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University) là một trong những trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý tại miền Bắc Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và đa ngành chất lượng cao, là một trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học chuyên về y khoa hàng đầu và lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động.

Xem Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An, Trường Bưởi, Trường Chu hay trước kia là Trường PTTH Chuyên ban Chu Văn An) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội.

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Trung học Phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiền thân là Khối Trung học Phổ Thông Chuyên Toán-Tin của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên thường gọi: Phổ thông Chuyên Sư phạm hay Chuyên Sư phạm, là một trường chuyên công lập chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội, Việt Nam, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam hay còn được gọi đơn giản là trường Ams là một trường trung học phổ thông công lập của thành phố Hà Nội được thành lập vào năm 1985.

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên Hà Nội (HUS High School for Gifted Students) là hệ đào tạo trung học phổ thông của trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (một trường đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ (tiếng Anh: Foreign Language Specialized School; viết tắt: CNN hoặc FLSS) là một trường trung học phổ thông chuyên hệ công lập tại Hà Nội, Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm

Trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm, tiền thân là Trường Petit Lycée, rồi Trường Albert Sarraut.

Xem Hà Nội và Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm

Trương Quý Hải

Trương Quý Hải (sinh 1963) là một nhạc sĩ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Trương Quý Hải

Tuồng

Một lớp Tuồng xưa Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại kịch hát cổ truyền ở Việt Nam.

Xem Hà Nội và Tuồng

Tuổi Trẻ (báo)

Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online và báo điện tử tiếng Anh Tuoi Tre News.

Xem Hà Nội và Tuổi Trẻ (báo)

Ulaanbaatar

Ulaanbaatar Ulan Bator hay Ulaanbaatar (U-lan Ba-to, còn có tên Việt hóa là Khố Luân; Улан-Батор, Ulan Bator; Улаанбаатар,,, Ulaγanbaγatur; nghĩa là "Anh hùng Đỏ") là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ.

Xem Hà Nội và Ulaanbaatar

UTC+07:00

Giờ UTC+7, còn gọi là "Múi giờ Đông Dương" (Indochina Time - ICT), là múi giờ cho các quốc gia.

Xem Hà Nội và UTC+07:00

Vũ Bằng (nhà văn)

Vũ Bằng (3 tháng 6 năm 1913 – 7 tháng 4 năm 1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Vũ Bằng (nhà văn)

Vũ Hồng Khanh

Vũ Hồng Khanh (chữ Hán: 武鴻卿; 1898 – 1993) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam.

Xem Hà Nội và Vũ Hồng Khanh

Vũ Phạm Hàm

Vũ Phạm Hàm (1864-1906) Vũ Phạm Hàm (武范諴, 1864 - 1906) là Nhất giáp Tam nguyên trong ba kỳ thi triều nhà Nguyễn (lúc ông 29 tuổi).

Xem Hà Nội và Vũ Phạm Hàm

Vũ Thanh

Vũ Thanh là một khu (quận) thuộc thành phố Thiên Tân, Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Vũ Thanh

Vũ trường

Bên ngoài một vũ trường Bên trong một vũ trường Một vũ công trên sàn nhảy Vũ trường hay sàn nhảy (tiếng Pháp: Discothèque; phát âm) là một địa điểm vui chơi giải trí hoặc câu lạc bộ tụ tập sinh hoạt vui chơi (thường là vào ban đêm) của một hoặc một nhóm đối tượng với những đặc trưng nổi bật như âm nhạc ồn ào, có nhạc sống được biểu diễn bởi các ban nhạc sống chứ không phải là một ban nhạc trên sân khấu, ánh sáng mờ ảo, chớp nhoáng, nhiều màu và ở trong vũ trường có nhiều đối tượng nhảy múa, hoặc nhảy múa tập thể.

Xem Hà Nội và Vũ trường

Vũ trường New Century

Vũ trường New Century, năm 2009 Vũ trường New Century là một vũ trường nằm trên số 10 Tràng Thi, Hà Nội, thành lập từ năm 1999, được coi là một trong những tụ điểm ăn chơi bậc nhất Hà Nội năm 2007.

Xem Hà Nội và Vũ trường New Century

Vĩnh Phú

Tỉnh Vĩnh Phú trên bản đồ hành chính Việt Nam năm 1976 Vĩnh Phú là một tỉnh của Việt Nam từ năm 1968 đến năm 1996.

Xem Hà Nội và Vĩnh Phú

Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam vốn bao gồm tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên trước đây.

Xem Hà Nội và Vĩnh Phúc

Vùng Tây Bắc (Việt Nam)

Các tiểu vùng địa lý tự nhiên của miền Bắc Việt Nam Các tiểu vùng quy hoạch kinh tế của miền Bắc Việt Nam Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.

Xem Hà Nội và Vùng Tây Bắc (Việt Nam)

Vùng thủ đô Hà Nội

Vùng thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh.

Xem Hà Nội và Vùng thủ đô Hà Nội

Vạn Phúc, Thanh Trì

Vạn Phúc là một xã thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Xem Hà Nội và Vạn Phúc, Thanh Trì

Vạn Xuân

Bản đồ lãnh thổ nước Vạn Xuân thời Tiền Lý Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương.

Xem Hà Nội và Vạn Xuân

Văn An (nhạc sĩ)

Văn An (1929–2011) là một nhạc sĩ Việt Nam.

Xem Hà Nội và Văn An (nhạc sĩ)

Văn Cao

Văn Cao (15 tháng 11 năm 1923 – 10 tháng 7 năm 1995) là một nhạc sĩ, họa sĩ,Văn Bảy,.

Xem Hà Nội và Văn Cao

Văn hóa

Nghệ thuật Ai Cập cổ đại Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Xem Hà Nội và Văn hóa

Văn hóa Đông Sơn

Trống đồng Ngọc Lũ-một sản phẩm của công nghệ luyện kim của cư dân Việt cổ cách ngày nay từ 2000-3000 năm Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm.

Xem Hà Nội và Văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đồng Đậu

Văn hoá Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun.

Xem Hà Nội và Văn hóa Đồng Đậu

Văn hóa Gò Mun

Văn hóa Gò Mun ước chừng trong khoảng thời gian từ năm 1.000 - năm 700 TCN, thuộc cuối thời kỳ đồ đồng.

Xem Hà Nội và Văn hóa Gò Mun

Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.

Xem Hà Nội và Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Sơn Vi

Phục dựng cảnh người thượng cổ Việt Nam tại Khu du lịch Suối Tiên Văn hóa Sơn Vi là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cách ngày nay khoảng 30 ngàn đến 11 ngàn năm.

Xem Hà Nội và Văn hóa Sơn Vi

Văn hóa Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới.

Xem Hà Nội và Văn hóa Trung Quốc

Văn hóa Việt Nam

Một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam: Phụ nữ Việt Nam với áo tứ thân, áo dài, nón quai thao đang chơi các nhạc cụ như đàn bầu, tam thập lục, đàn tứ, k'lông pút. Trên tường treo đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn nhị cùng tranh Tố Nữ Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau.

Xem Hà Nội và Văn hóa Việt Nam

Văn học Việt Nam

Văn học Việt Nam là khoa học nghiên cứu các loại hình ngữ văn của người Việt Nam, không kể quốc tịch và thời đại.

Xem Hà Nội và Văn học Việt Nam

Văn Ký

Văn Ký tên thật là Vũ Văn Ký (1 tháng 8 năm 1928) là một nhạc sĩ nhạc đỏ và nhạc trữ tình.

Xem Hà Nội và Văn Ký

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sơ đồ kiến trúc quần thể ''Văn Miếu - Quốc Tử Giám'' ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long.

Xem Hà Nội và Văn Miếu - Quốc Tử Giám

VDC

VDC, tên đầy đủ là Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Vietnam Datacommunication Company) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam.

Xem Hà Nội và VDC

Viện Đại học Đông Dương

Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) là một viện đại học công lập ở Liên bang Đông Dương do chính quyền đô hộ Pháp thành lập vào năm 1907.

Xem Hà Nội và Viện Đại học Đông Dương

Viện bảo tàng

Viện bảo tàng (còn gọi là bảo tàng viện, bảo tàng, hay nhà bảo tàng) là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch sử nào đó.

Xem Hà Nội và Viện bảo tàng

Viện Công nghệ Massachusetts

Viện Công nghệ Massachusetts (tiếng Anh: Massachusetts Institute of Technology hay MIT - đọc là em ai ti) là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ.

Xem Hà Nội và Viện Công nghệ Massachusetts

Việt Minh

Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Xem Hà Nội và Việt Minh

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Xem Hà Nội và Việt Nam

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước ở Đông Nam Á, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Hà Nội.

Xem Hà Nội và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Việt Trì

Việt Trì là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là đô thị trung tâm các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và là một trong 19 đô thị trung tâm của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Việt Trì

Victoria, Seychelles

Port Victoria Victoria (đôi khi gọi là Port Victoria) là thủ đô Cộng hoà Seychelles và toạ lạc ở phía đông bắc của đảo Mahé, đảo chính của quần đảo.

Xem Hà Nội và Victoria, Seychelles

VietNamNet

VietNamNet (viết tắt là VNN) là một báo điện tử tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Xem Hà Nội và VietNamNet

Vinhomes Times City

Khu đô thị Vinhomes Times City Hà Nội (Vinhomes Times City, gọi tắt là Times City) là một tổ hợp đô thị phức hợp tại Hà Nội được đầu tư bởi tập đoàn Vingroup, có diện tích mặt bằng tổng cộng 360.367 - 360.500m2, tổng diện tích sàn xây dựng 2.181.298 m2 - 2.205.595 m² Nam Hà Nội, 30/3/2016 khởi công xây dựng từ năm 2011, với tổng mức vốn đầu tư dự toán 23.883 tỷ-30.308 tỷ.

Xem Hà Nội và Vinhomes Times City

VnExpress

VnExpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt Nam.

Xem Hà Nội và VnExpress

Vua Việt Nam

Vua Việt Nam là nhà cai trị nước Việt Nam độc lập tự chủ từ thời dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Xem Hà Nội và Vua Việt Nam

Warszawa

Warszawa (phiên âm tiếng Việt: Vác-xa-va hoặc Vác-sa-va, một số sách báo tiếng Việt ghi là Vacsava; tên đầy đủ: Thủ đô Warszawa, tiếng Ba Lan: Miasto Stołeczne Warszawa) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Ba Lan.

Xem Hà Nội và Warszawa

Washington, D.C.

Washington, D.C. là thủ đô của Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Địa danh này được vinh dự mang tên vị Tổng thống đầu tiên George Washington của Hợp chúng quốc, kết hợp với tên của người khám phá ra châu Mỹ Christopher Columbus thành tên chính thức Washington District of Columbia (viết tắt D.C.), có nghĩa Đặc khu Columbia, thành phố này còn thường được gọi là Washington the District, hoặc đơn giản hơn D.C.

Xem Hà Nội và Washington, D.C.

William Dampier

William Dampier, nhà hàng hải, thám hiểm người Anh William Dampier (1651-1715) là 1 nhà thám hiểm người Anh đã từng 3 lần đi vòng quanh Thế giới.

Xem Hà Nội và William Dampier

Xây dựng

Một công trường xây dựng đang trong quá trình hoạt động Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.

Xem Hà Nội và Xây dựng

Xây dựng các vùng kinh tế mới

Xây dựng các vùng kinh tế mới là một chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm tổ chức, phân bố lại lao động và dân cư trong cả nước, chuyển một khối lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng và thành phố tới các vùng trung du, miền núi, biên giới, hải đảo.

Xem Hà Nội và Xây dựng các vùng kinh tế mới

Xã (Việt Nam)

Xã hiện nay là tên gọi chung các đơn vị hành chính thuộc cấp thấp nhất ở khu vực nông thôn, ngoại thành, ngoại thị của Việt Nam.

Xem Hà Nội và Xã (Việt Nam)

Xe buýt

Xe buýt đầu tiên trong lịch sử: một chiếc xe tải hiệu Benz được chuyển đổi bởi công ty Netphener (1895) Xe buýt là một loại xe có bánh lớn, chạy bằng động cơ và được chế tạo để chở nhiều người ngoài lái xe.

Xem Hà Nội và Xe buýt

Xuân Đỉnh

Xuân Đỉnh là một phường thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Xem Hà Nội và Xuân Đỉnh

1 tháng 4

Ngày 1 tháng 4 là ngày thứ 91 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 92 trong mỗi năm nhuận).

Xem Hà Nội và 1 tháng 4

1 tháng 8

Ngày 1 tháng 8 là ngày thứ 213 (214 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1 tháng 8

1010

Năm 1010 là năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật (theo lịch Julius).

Xem Hà Nội và 1010

12 tháng 8

Ngày 12 tháng 8 là ngày thứ 224 (225 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 12 tháng 8

17 tháng 4

Ngày 17 tháng 4 là ngày thứ 107 trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 17 tháng 4

17 tháng 6

Ngày 17 tháng 6 là ngày thứ 168 (169 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 17 tháng 6

1789

Theo lịch Gregory, năm 1789 là năm thường bắt đầu từ ngày Thứ năm.

Xem Hà Nội và 1789

1831

1831 (số La Mã: MDCCCXXXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1831

1874

1874 (số La Mã: MDCCCLXXIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1874

1875

Năm 1875 (MDCCCLXXV) là một năm thường bắt đầu vào Thứ 6 (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ 4 trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Xem Hà Nội và 1875

1877

Năm 1877 (MDCCCLXXVII) là một năm thường bắt đầu vào Thứ 2 (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ 7 trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Xem Hà Nội và 1877

1883

Năm 1883 (MDCCCLXXXIII) là một năm thường bắt đầu vào Thứ 2 (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ 7 trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Xem Hà Nội và 1883

1888

Năm 1888 (số La Mã: MDCCCLXXXVIII) là một năm nhuận bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory hay một năm nhuận bắt đầu vào ngày Thứ Sáu theo lịch Julius, chậm hơn 12 ngày.

Xem Hà Nội và 1888

1893

Năm 1893 (MDCCCXCIII) là một năm thường bắt đầu vào Chủ nhật (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ sáu trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Xem Hà Nội và 1893

19 tháng 7

Ngày 19 tháng 7 là ngày thứ 200 (201 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 19 tháng 7

1902

1902 (số La Mã: MCMII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1902

1911

1911 (số La Mã: MCMXI) là một năm thường bắt đầu vào Chủ nhật trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1911

1919

1919 (số La Mã: MCMXIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1919

1926

1926 (số La Mã: MCMXXVI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1926

1945

1945 là một năm bắt đầu vào ngày Thứ hai trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1945

1954

1954 (số La Mã: MCMLIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ sáu trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1954

1955

1955 (số La Mã: MCMLV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1955

1961

1961 (số La Mã: MCMLXI) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 1961

1978

Theo lịch Gregory, năm 1978 (số La Mã: MCMLXXVIII) là một năm bắt đầu từ ngày Chủ nhật.

Xem Hà Nội và 1978

1990

Theo lịch Gregory, năm 1990 (số La Mã: MCMXC) là một năm bắt đầu từ ngày thứ hai.

Xem Hà Nội và 1990

1991

Theo lịch Gregory, năm 1991 (số La Mã: MCMXCI) là một năm bắt đầu từ ngày thứ ba.

Xem Hà Nội và 1991

1995

Theo lịch Gregory, năm 1995 (số La Mã: MCMXCV) là một năm bắt đầu từ ngày Chủ nhật.

Xem Hà Nội và 1995

1996

Theo lịch Gregory, năm 1996 (số La Mã: MCMXCVI) là một năm bắt đầu từ ngày thứ hai.

Xem Hà Nội và 1996

1999

Theo lịch Gregory, năm 1999 (số La Mã: MCMXCIX) là một năm bắt đầu từ ngày thứ sáu.

Xem Hà Nội và 1999

2 tháng 9

Ngày 2 tháng 9 là ngày thứ 245 trong mỗi năm thường (ngày thứ 246 trong mỗi năm nhuận).

Xem Hà Nội và 2 tháng 9

2001

2001 (số La Mã: MMI) là một năm thường bắt đầu vào thứ hai trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2001

2003

2003 (số La Mã: MMIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ tư trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2003

2007

2007 (số La Mã: MMVII) là một năm thường bắt đầu vào ngày thứ hai trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2007

2008

2008 (số La Mã: MMVIII) là một năm nhuận, bắt đầu vào ngày thứ ba trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2008

2009

2009 (số La Mã: MMIX) là một năm bắt đầu vào ngày thứ năm trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2009

2010

2010 (số La Mã: MMX) là một năm bắt đầu vào ngày thứ Sáu theo lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2010

2011

2011 (số La Mã: MMXI) là một năm thường bắt đầu vào ngày thứ Bảy theo lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2011

2013

Năm 2013 là một năm thường bắt đầu vào ngày Thứ Ba trong Lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2013

2014

Năm 2014 là một năm thường, bắt đầu vào ngày Thứ Tư trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2014

2015

Năm 2015 (số La Mã: MMXV) là một năm thường bắt đầu vào ngày thứ năm trong lịch Gregory hay một năm thường bắt đầu vào thứ Hai của lịch Julius chậm hơn 11 ngày.

Xem Hà Nội và 2015

2016

Năm 2016 là một năm nhuận bắt đầu bằng ngày thứ sáu trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 2016

2021

Năm 2021 (số La Mã: MMXXI).

Xem Hà Nội và 2021

21 tháng 12

Ngày 21 tháng 12 là ngày thứ 355 (356 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 21 tháng 12

26 tháng 11

Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ 330 (331 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 26 tháng 11

27 tháng 12

Ngày 27 tháng 12 là ngày thứ 361 (362 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 27 tháng 12

28 tháng 10

Ngày 28 tháng 10 là ngày thứ 301 (302 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 28 tháng 10

29 tháng 5

Ngày 29 tháng 5 là ngày thứ 149 (150 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 29 tháng 5

30 tháng 10

Ngày 30 tháng 10 là ngày thứ 303 (304 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 30 tháng 10

31 tháng 12

Ngày 31 tháng 12 là ngày thứ 365 (366 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 31 tháng 12

31 tháng 5

Ngày 31 tháng 5 là ngày thứ 151 (152 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 31 tháng 5

6 tháng 11

Ngày 6 tháng 11 là ngày thứ 310 (311 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 6 tháng 11

7816 Hanoi

7816 Hanoi (1987 YA) là một tiểu hành tinh có quỹ đạo gần quỹ đạo Sao Hỏa, có cấp sao tuyệt đối 14,6 được phát hiện ngày 18/12/1987 bởi nhà thiên văn học người Nhật Bản sinh năm 1952 Masahiro Koishikawa (小石川正弘) tại trạm Ayashi của Đài quan sát thiên văn Sendai.

Xem Hà Nội và 7816 Hanoi

8 tháng 5

Ngày 8 tháng 5 là ngày thứ 128 (129 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 8 tháng 5

9 tháng 3

Ngày 9 tháng 3 là ngày thứ 68 (69 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Hà Nội và 9 tháng 3

Xem thêm

Thành phố cảng Việt Nam

Đồng bằng sông Hồng

Còn được gọi là Ha Noi, Hanoi, Hà Nội mở rộng, Hà Thành, Kiến trúc Hà Nội, Thành phố Hà Nội, Thủ đô Hà Nội, Tp.Hà Nội, Đông Quan, Đông Quan, Lộc Bình.

, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ứng Hòa, Âu Lạc, Ô nhiễm môi trường, Ba Đình, Ba Lan, Ba tầm, Ba Vì (huyện), Bà Huyện Thanh Quan, Bách Khoa (phường), Bánh cuốn, Bánh tôm Hồ Tây, Bánh tráng, Bê tông cốt thép, Bí thư Thành ủy Hà Nội, , Bóng đá, Bùi Công Kỳ, Bùi Xuân Phái, Bún, Bún ốc, Bún bung, Bún chả, Bún mọc, Bún nem, Bún thang, Bảo Đại, Bảo Ninh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bất động sản, Bắc Bộ Phủ, Bắc Bộ Việt Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Kinh, Bắc Ninh, Bắc Sơn, Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Bắc thuộc, Bọ cánh cứng, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam), Bộ Lại, Bộ Ngoại giao (Việt Nam), Bộ Quốc phòng Việt Nam, Băng Cốc, Băng Sơn, Biết chữ, Biển, Biển xe cơ giới Việt Nam, Brasília, Brasil, Ca trù, Campuchia, Cao Bằng, Cao Biền, Cau, Cà cuống, Cá lăng chấm, Cách mạng Tháng Tám, Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội I, Câu lạc bộ bóng đá nữ Hà Nội II, Côn Minh, Công nghiệp, Công Nguyên, Công viên Hòa Bình, Công viên Hồ Tây, Công viên Thủ Lệ, Công viên Thống Nhất, Công viên Tuổi Trẻ, Cần Thơ, Cầu Gỗ, Cầu Giấy (quận), Cầu Long Biên, Cầu Vĩnh Tuy, Cửa ô Hà Nội, Cửu Chân, Cố đô Huế, Cốm, Cốm làng Vòng, Cổ Loa, Cột cờ Hà Nội, Châu Âu, Chèo, Chính phủ Việt Nam, Chính trị, Chùa Báo Ân, Chùa Báo Thiên, Chùa Hương, Chùa Kim Liên, Chùa Láng, Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Chùa Thầy, Chùa Trấn Quốc, Chúa Trịnh, Chả cá Lã Vọng, Chả cốm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Chữ Hán, Chi Hành, Chi Nghệ, Chi Riềng, Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch Linebacker II, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Việt Nam, Chiếu dời đô, Chu Lai (nhà văn), Chu Văn An, Chuồng cọp nhà cao tầng, Chương Mỹ, Citizendium, CNN, Con đường Gốm sứ, Cuộc thi sắc đẹp, Cung thể thao Quần Ngựa, Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Danh sách Trạng nguyên Việt Nam, Danh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Hà Nội, Dân số, Dân trí (báo), Dòng họ Nguyễn ở Đông Tác, Di sản thế giới, Diêm, Draconarius hanoiensis, Du lịch, Dư địa chí, Dương Thụ, El Niño, Em bé Hà Nội (phim), Em Thúy, Festival Hoa Đà Lạt, Francis Garnier, Fukuoka, Ga Hà Nội, Gò Đống Đa, Gạch nung, Gốm, Gốm Bát Tràng, Gia Lâm, Gia Long, Gia phả, Giao Chỉ, Giao thông Hà Nội, Giáo dục, Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam, Giải Phóng (đường Hà Nội), Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008, Giảng Võ, Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng (quận), Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội (tỉnh), Hà Nội Mới, Hà Sơn Bình, Hà Tây, Hàn Quốc, Hàn Thuyên, Hàng Bông, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Châu, Hàng Gai, Hàng không, Hành hoa, Hình chữ nhật, Hòa Bình, Hùng Vương, Húng Láng, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Lý Nam Đế, Họ Cá quả, Họ Cánh cộc, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hồ Chí Minh, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Nghĩa Dũng, Hồ Quý Ly, Hồ Tây, Hồ Thủ Lệ, Hồ Thiền Quang, Hồ tiêu, Hồ Trúc Bạch, Hồng Đăng, Hồng Kông, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng Olympic châu Á, Hội Gióng, Hội họa, Hội trường Ba Đình, Hecta, Heterapoderus hanoiensis, Hiến pháp, Hoa anh đào, Hoa Kỳ, Hoa kiều, Hoa Lư, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Hoàng đế, Hoàng Diệu, Hoàng Dương, Hoàng Hà, Hoàng Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long, Hoàng Trung Hải, Hoàng Vân, Huế, Huy Du, Huyện (Việt Nam), Hưng Yên, Hương Sơn, Hương Sơn, Mỹ Đức, Indonesia, Irina Bokova, Islamabad, ISO 3166-2:VN, Jakarta, Java, Karaoke, Kỷ Dậu, Kịch nói, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Khách sạn, Khách sạn Sofitel Metropole, Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, Khí hậu nhiệt đới gió mùa, Khởi nghĩa Lam Sơn, Khổng Tử, Khoa bảng Việt Nam, Khu đô thị Nam Thăng Long, Khu phố cổ Hà Nội, Kilômét, Kilômét vuông, Kinh tế, Kitô giáo, La Niña, Lao Động (báo), Larry Sanger, Làng lụa Hà Đông, Láng Hạ, Lâm Đồng, Lũ lụt miền Bắc Việt Nam năm 2008, Lê Quang Đạo, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Lê Văn Hưu, Lạc, Lực lượng lao động, Lệ Chi, Lễ cưới, Lễ hội chùa Hương, Lễ hội phố hoa Hà Nội, Lịch sử hành chính Hà Nội, Lịch sử Việt Nam, Lý Nam Đế, Lý Nhân (phủ), Lý Thái Tổ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Liên bang Đông Dương, Liên hoan phim Việt Nam, Long Đỗ, Long Biên, Long thành cầm giả ca, Lotte Center Hà Nội, Luật pháp, Lưu Tống, Lương Sơn, Ma túy, Manila, Marie François Sadi Carnot, Mã điện thoại Việt Nam, Mã bưu chính Việt Nam, Mét, Mét vuông, Mê Linh, Mô tô, Mông Cổ, Mùa hè chiều thẳng đứng, Mùa xuân, Mại dâm, Mạnh Tử (sách), Mật độ dân số, Mắm tôm, Mẻ, Mực nước biển, Mỹ Đình, Mỹ Đức, Men gốm, Miền Bắc (Việt Nam), Miền Nam (Việt Nam), Minh Mạng, Moskva, Nam Định, Nam Hán, Nam Từ Liêm, Nông nghiệp, Nấm, Nỗi buồn chiến tranh, Nga, Ngũ Xã, Ngói, Ngô Quyền, Ngọc Khánh (phường), Ngọc Khuê (nhạc sĩ), Ngọc Thụy, Ngụy Huệ Thành vương, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Cường, Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Xiển, Người Dao, Người Hà Nội (bài hát), Người Mường, Người Pháp gốc Việt, Người Tày, Người Việt, Nhà Đường, Nhà cao tầng, Nhà Hán, Nhà hát Cải lương Trung ương, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chuông Vàng, Nhà hát Hồng Hà, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Opéra Garnier, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà Hậu Lê, Nhà Hồ, Nhà Lý, Nhà Lương, Nhà Mạc, Nhà Minh, Nhà Nguyễn, Nhà nước, Nhà Tây Sơn, Nhà Tần, Nhà Thanh, Nhà thờ, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà Thương, Nhà Tiền Lý, Nhà Trần, Nhà vệ sinh, Nhân Dân (báo), Nhạc thính phòng, Nhật Bản, Nhật Nam, Nho giáo, Nhượng địa, Ninh Bình, Nước mắm, Oberea hanoiensis, Opera, Pakistan, Paris, Phan Huỳnh Điểu, Phan Nhân, Pháp, Pháp thuộc, Phân loại khí hậu Köppen, Phòng khám, Phó Đức Phương, Phù sa, Phú Quang, Phú Thọ, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Phạm Tuyên, Phạm Văn Đồng, Phả Lại, Chí Linh, Phật, Phật giáo, Phở, Phủ (đơn vị hành chính), Phủ Chủ tịch, Phố (tiểu thuyết), Phố Tràng Tiền, Phnôm Pênh, Quang Trung, Quán bar, Quân đội Pháp, Quảng Ninh, Quảng trường Ba Đình, Quần vợt, Quốc gia Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Quốc hội Việt Nam khóa II, Quốc hội Việt Nam khóa VIII, Quốc lộ 17, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 32, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6, Quốc Oai, Quy hoạch đô thị, Rau mùi, Rồng, Sài Sơn, Sân bay Bạch Mai, Sân bay Gia Lâm, Sân bay Hòa Lạc, Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân vận động Hàng Đẫy, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Sóc Sơn, Sông Đà, Sông Đáy, Sông Đuống, Sông Cà Lồ, Sông Cầu, Sông Hồng, Sông Kim Ngưu, Sông Lừ, Sông Nhuệ, Sông Sét, Sông Tô Lịch, Sen hồng, Seoul, Seychelles, Seymour Papert, Silesis hanoiensis, Song Ngọc, Suy dinh dưỡng, Sơn Tây (thị xã), Sơn Tây (Trung Quốc), Tai nạn giao thông, Tan ca mời chị em ra họp thi thợ giỏi, Tào phớ, Tân nhạc Việt Nam, Tân Triều, Tây Hồ (quận), Tên gọi Trung Quốc, Tín ngưỡng, Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Tô Hoài, Tô Ngọc Vân, Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán, Tứ bất tử, Từ Đạo Hạnh, Từ Liêm, Tống Bình, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Khí tượng Thế giới, Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam, Tổng cục Du lịch (Việt Nam), Tổng cục Thống kê (Việt Nam), Tổng sản phẩm nội địa, Tổng thống Pháp, Than củi, Thanh Hóa, Thanh Niên (báo), Thanh Oai, Thanh Trì, Thanh Xuân, Thanh Xuân Bắc, Thành ủy Hà Nội, Thành Công, Ba Đình, Thành nhà Hồ, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Việt Nam), Thái Bình, Thái Lan, Thái Nguyên, Tháng ba, Tháng chín, Tháng giêng, Tháng hai, Tháng một, Tháng mười, Tháng mười một, Tháng năm, Tháng tám, Tháng tư, Thánh Gióng, Thì là, Thạch Lam, Thạch Thất, Thập niên 2000, Thế kỷ 10, Thế kỷ 11, Thế kỷ 14, Thế kỷ 15, Thế kỷ 16, Thế kỷ 19, Thế kỷ 20, Thế kỷ 5, Thế kỷ 6, Thời đại đồ đồng, Thời đại đồ sắt, Thời bao cấp, Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, Thời trang, Thủ đô, Thủ đô Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam, Thủy sản, Thức uống có cồn, Thổ Nhĩ Kỳ, Thăng Long, Thăng Long tứ trấn, Thăng Long thành hoài cổ, The New York Times, Thiếu nữ bên hoa huệ, Thu nhập bình quân đầu người, Thuần Mỹ, Thuế, Thơ, Thơ mới, Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thường Tín, Thượng Cát, Thương mại, Tiền, Tiểu hành tinh, Toàn quyền Đông Dương, Toulouse, Trần Anh Hùng, Trần Đức Lương, Trần Quang Lộc, Trần Tiến, Trần Văn Cẩn, Trận Ngọc Hồi – Đống Đa, Trịnh Công Sơn, Trung đoàn Thủ Đô, Trung Quốc, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Trung Tự, Truyền hình, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm, Trương Quý Hải, Tuồng, Tuổi Trẻ (báo), Ulaanbaatar, UTC+07:00, Vũ Bằng (nhà văn), Vũ Hồng Khanh, Vũ Phạm Hàm, Vũ Thanh, Vũ trường, Vũ trường New Century, Vĩnh Phú, Vĩnh Phúc, Vùng Tây Bắc (Việt Nam), Vùng thủ đô Hà Nội, Vạn Phúc, Thanh Trì, Vạn Xuân, Văn An (nhạc sĩ), Văn Cao, Văn hóa, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Trung Quốc, Văn hóa Việt Nam, Văn học Việt Nam, Văn Ký, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, VDC, Viện Đại học Đông Dương, Viện bảo tàng, Viện Công nghệ Massachusetts, Việt Minh, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Trì, Victoria, Seychelles, VietNamNet, Vinhomes Times City, VnExpress, Vua Việt Nam, Warszawa, Washington, D.C., William Dampier, Xây dựng, Xây dựng các vùng kinh tế mới, Xã (Việt Nam), Xe buýt, Xuân Đỉnh, 1 tháng 4, 1 tháng 8, 1010, 12 tháng 8, 17 tháng 4, 17 tháng 6, 1789, 1831, 1874, 1875, 1877, 1883, 1888, 1893, 19 tháng 7, 1902, 1911, 1919, 1926, 1945, 1954, 1955, 1961, 1978, 1990, 1991, 1995, 1996, 1999, 2 tháng 9, 2001, 2003, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2021, 21 tháng 12, 26 tháng 11, 27 tháng 12, 28 tháng 10, 29 tháng 5, 30 tháng 10, 31 tháng 12, 31 tháng 5, 6 tháng 11, 7816 Hanoi, 8 tháng 5, 9 tháng 3.